Wednesday, March 30, 2011

Báo cáo về kỳ họp thứ 9 QH khóa 12

Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 12 kết thúc chiều 29/3/2011 thành công tốt đẹp. Ngoài những tin đã đưa như bàn thảo xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; thông qua 3 dự án luật; không thông qua Luật Thủ đô, các phóng viên báo chí đã có những tin bài đặc sắc xứng đáng với danh hiệu Báo chí Cách mạng.

Khoảnh khắc làm việc của lãnh đạo đã được các phóng viên chọn góc nhìn minh họa đặc tả.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
chăm chú ghi chép ý kiến đóng góp của các đại biểu chiều 25/3.
Ảnh: Tiến Dũng.

Hai vị lãnh đạo tối cao đang chăm chú chép bài trên cái nền là các đại biểu khác mỗi người mỗi vẻ, người quay trái, người quay phải, người ngước lên, kẻ nói chuyện riêng. Thông thường ở xứ ta làm chức vụ từ giám đốc trở lên là không cần phải tự ghi chép rồi, việc ghi chép hay ghi âm hoặc quay phim chụp ảnh thường do các thuộc cấp thực hiện. Làm lãnh đạo chỉ cần xem thái độ của cử tọa ra sao để có cách ứng xử tương ứng.

Điểm nhấn thứ hai là nhà sử học đại biểu Dương Trung Quốc, ông Quốc có phát biểu 2 ý quan trọng, đó là:
- Các đại biểu chưa tự giác hát quốc ca
- Sao Luật Biển mãi chưa hoàn thiện để thông qua.

Làm đại biểu quốc hội không nhất thiết phải phát biểu, càng không nên phát biểu những vấn đề không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Chẳng hạn như là làm nhà văn thì không nên góp ý về chuyên môn đường sắt; làm sử gia thì không nên góp ý về lãnh vực khai khoáng, nhất là thứ phức tạp như bauxyt. Ở đây, ông Quốc nên trình bày một dự án luật về lịch sử như là sự thực về Phan Thanh Giản, công lao của Lê Văn Duyệt và nhất là công đức của nhà Nguyễn.

Phát biểu của ông Quốc, dân gian gọi là trớt quớt bởi vì: điều chúng ta quan tâm để hoàn thiện trước mắt là Luật Rừng, chứ không phải là Luật Biển. Riêng Luật Biển, phía nước bạn TQ cùng chế độ chính trị, đã hoàn thiện nên ta có thể dựa vào đó để mà áp dụng, không nhất thiết phải soạn thảo rồi biểu quyết đưa vào áp dụng phải mất một thời gian chờ các Nghị định và Thông tư hướng dẫn.

Trước đây chuyên gia ta trợ giúp nước bạn Lào công tác xây dựng chính quyền. Ngoài tư tưởng chỉ đạo từ phía ta, nước bạn Lào đề nghị bộ Hải sản trong cơ cấu chính phủ. Phía ta ngạc nhiên hỏi lại - Lào làm gì có biển, giống như VN cũng có bộ Văn Hóa - bạn Lào đáp.

6 comments:

Meo Luoi said...

Các bác đang nhận xét xem ai phát biểu được, ai có 'tinh thần xây dựng' để nâng đỡ tiếp ấy mà.

Cô Cấn said...

ĐOẠN KẾT HAY QUÁ!

Meo Luoi said...

Bác ơi, phải phản đối bác điều này; 'Làm đại biểu quốc hội không nhất thiết phải phát biểu, càng không nên phát biểu những vấn đề không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Chẳng hạn như là làm nhà văn thì không nên góp ý về chuyên môn đường sắt; làm sử gia thì không nên góp ý về lãnh vực khai khoáng, nhất là thứ phức tạp như bauxyt'.
Nếu ông Quốc hoặc các ông khác có đủ chứng cứ, dữ liệu thì ông ấy hoàn toàn có thể nói chứ. Thế nếu như theo luật mà dự án lớn phải trưng cầu dân ý thì người dân phải tự trang bị hiểu biết mà bỏ phiếu chứ, huống hồ là các ông bà nghị của quốc hội.

Lý Toét said...

Cuộc sống không quá phức tạp để quyết định đâu Mèo Ú. Người ta chỉ trưng cầu dân ý những cái đơn giản nhất: đồng ý hay không đồng ý một vấn đề xã hội, thí dụ như là ta chọn Luật Rừng hay chọn Luật Biển. Nếu số phiếu thực sự ngang bằng thì tốt nhất là chia đôi như Âu Cơ và Lạc Long Quân.

Nếu dân quyết định một vấn đề nhỏ hơn như là DSCT, thì đơn giản là người dân sẽ bỏ phiếu đồng ý 100% vì có thêm một phương tiện để đi lại vừa ích nước vừa lợi nhà. Còn (nếu có) quyết định khác đi hoàn toàn do báo chí định hướng chứ chẳng ai hơi đâu mà nhận thức những chuyện như là trả nợ làm sao, như là tính hữu dụng - chở hàng hay chở người, mà thẳng thừng bác bỏ lại là những người chưa bao giờ đi cao tốc. Tai nạn DSCT trên TG mà chỉ thấy tai nạn lò nguyên tử mà thiếu điện vẫn cứ phải làm.

Unknown said...

Ảnh ghép hả A ơi.
nhìn cái ảnh thấy A3 như đc ghép hình. Chả thật tí nào.

Lý Toét said...

@KCT,
Ảnh tớ lấy từ báo đảng do tác giả Tiến Dũng chụp, nhẽ nào(?)
tham khảo http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/03/niem-tin-cua-dan-bat-dau-tu-su-quyet-liet-cua-chinh-phu/