Đọc thấy bài hay trên mạng, phải copy đề phòng họ xóa mất
(VEF.VN) - Để đưa vàng đang cất trữ trong dân cư vào nền kinh tế, ông Nguyễn Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam, đưa ra hai khuyến nghị.
Theo tính toán của các doanh nghiệp, lượng vàng lưu giữ trong dân là 500 tấn (khoảng 25 tỷ USD).
Trả lời báo Đầu tư, ông Trúc đưa ra hai phương án để huy động vàng trong dân nhằm đưa vào nền kinh tế với tỷ lệ an toàn tuyệt đối:
Thứ nhất, và cũng là dễ nhất, các ngân hàng thương mại huy động vàng trong dân, sau đó gửi vào ngân hàng nước ngoài và dùng chính số vàng đó làm tài sản thế chấp để vay lại ngoại tệ của các ngân hàng nước ngoài.
"Tôi đã hỏi mấy ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và họ cho biết là sẵn sàng nhận vàng tiết kiệm của chúng ta làm tài sản thế chấp để cho vay USD. Nếu huy động tiết kiệm được 100 tấn vàng (khoảng 5 tỷ USD), thì chúng ta có thể vay 4 tỷ USD", ông Trúc cho hay.
Thứ hai, là cách mà công ty Vàng Agribank từng làm trong những năm 2007-2008, khi Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng và kinh doanh vàng tài khoản.
Người dân đang tích trữ khoảng 500 tấn vàng (ảnh SGTT)
Cụ thể, ở những thời điểm giá vàng trong nước rẻ hơn giá vàng thế giới mà vàng trong tài khoản tiết kiệm còn dư, thì sẽ cho xuất khẩu để thu ngoại tệ. Sau đó, mua ngay một lượng vàng tài khoản đúng bằng số vừa bán để chốt giá mà chỉ phải trả 7% tiền đặt cọc. Khi cần vàng để trả cho người dân, công ty mới chuyển hết tiền và đưa vàng về.
Ngoài ra, theo ông Trúc, cần phải giảm thuế xuất khẩu vàng. Việc đưa thuế xuất khẩu vàng lên 10% như hiện nay là vô lý, bởi thuế càng cao thì xuất lậu vàng càng lớn.
Ông Trúc nhận xét, quản lý thị trường vàng không phải là quá khó, bởi thực tế, nhiều nước làm rất tốt việc này. Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đã ngỏ lời với Hội đồng Vàng thế giới và họ cho biết là sẵn sàng tham gia bàn thảo với Việt Nam để tìm phương pháp quản lý thị trường vàng Việt Nam.
Nhiệm vụ đặt ra với quản lý thị trường vàng nước ta là phải quản lý các doanh nghiệp (DN) mua bán vàng, chứ không thể bắt người dân chỉ được bán mà không được mua. Nhiều nước hạn chế kinh doanh vàng vật chất (vàng cao tuổi) bằng cách quy định chỉ một tỷ lệ nhỏ cửa hàng vàng bạc được bán loại vàng này.
Theo bạn, hai đề xuất trên của vị lãnh đạo của Agribank kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam có khả thi? Ngoài ra, để huy động vàng trong dân, cần thêm những biện pháp gì? Làm sao có thể thuyết phục người dân từ bỏ thói quen tích trữ vàng lâu nay?
Mời các bạn cùng tham gia tranh luận, đóng góp ý kiến về vef@vietnamnet.vn.
Nguồn: http://vef.vn/2011-03-23-hai-de-xuat-huy-dong-vang-trong-dan
5 comments:
Phụ họa thêm Tổng kết của bác Lý.
Thợ thuyền một số cứ 2-3 tháng để dành 1 chỉ vàng.Sau vài năm+Sự tương trợ của họ hàng Họ xây nhà.Ở Xuân Trường-Nam Định Những người buôn bán nhỏ Chơi hụi bằng vàng.
Trung lưu ngoài việc tích cóp từng chỉ vàng họ cố gắng mua thêm mảnh đất nếu may thì lời,không may thì cũng không cắt nhỏ ra ăn được.
NHÂN DÂN THẬT LÀ ANH DŨNG!Triều đình không bắt nạt đâu.
Đúng vậy. Nửa chỉ vàng cũng góp. Đậu tương cũng thế nhé. Vàng không bao giờ lạc hậu đâu.
Nhận xét về bài viết này của ông Tổng Nhà Nước:
1. Phương án 1: ngân hàng hoàn toàn có quyền kinh doanh tài sản họ huy động được. Tuy nhiên, có vẻ như các ngân hàng nhà nước đang khan vốn rồi đây và muốn dùng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân để chống lưng cho mình? Vì tiền đồng thì sao bảo đảm được nợ quốc tế, ngoại tệ thì càng ngày càng hụt, chỉ còn cách huy động vàng của ngân hàng. Dân mình tốt nhất là nên giữ vàng ở nhà, chứ gửi ngân hàng có 3%/năm, chẳng bõ rủi ro.
2.Cách 2 của ông đề xuất ra cũng chỉ là hình thức mua -bán vàng của các ngân hàng (bán thật và mua option/future). Vấn đề là ngân hàng VN có đủ tinh ranh để đoán định tình hình thế giới mà mua giá tốt hay không. Nếu không lỗ lớn thì cũng dễ phá sản lắm.
Nói tóm lại là, Nhà nước mình cứ loay hoay mãi không ra. Nếu coi vàng là một loại hàng hóa và để ngân hàng, người dân được tự do kinh doanh thì nó sẽ đơn giản cho cả hai không. Có phải như vậy sẽ đỡ phải nảy sinh những 'sáng kiến' phi thị trường không. Vàng - đô là mối quan hệ hậu quả của nền kinh tế Việt Nam và đến lượt nó, lại tác động một phần trở lại vào kinh tế vĩ mô. Nếu cứ cho đó là nguyên nhân, thì không bao giờ giải quyết được hậu quả.
Tôi rất muốn chút vốn vàng của mình sinh lời dù lợi nhuận ít ỏi cũng được nếu tôi có niềm tin vào pháp luật và sự chân chính của thị trường đường lối điều tiết định hướng của đảng nhưng đằng này tôi lại nghĩ thà để nó nằm im còn hơn tham một chút lại phải đi cãi nhau vì " này nọ " không biết trước được và mối quan hệ xã hội với pháp luật tôi lại thua đứt các nhà kinh doan "thiên lý vạn lý " trong một rừng luật nọ kia của nhà nước thôi "kiếu" cho ngủ yên
Thông tin dự án đất nền Long An, giá 300 triệu/nên. Cơ hội đầu tư sinh lời cao. Bạn có thể thông tin thêm tại website: Đất nền dự án Làng Sen Việt Nam | Đất nền dự án Làng Sen Việt Nam
Post a Comment