Sunday, March 13, 2011

Kết hối ngoại tệ tại TQ

Xem phần 1 Kết hối ngoại tệ

TQ là nước thi hành chính sách kết hối ngoại tệ trong suốt thời gian 1994 đến 2007. Đặc điểm chính sách kết hối của TQ là:
1. Duy trì một tỷ giá cố định so với đô la Mỹ
2. Thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu đô la khi nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước

Mục tiêu của chính sách này là giúp các nhà đầu tư có kế hoạch kinh doanh dài hạn, sản lượng công nghiệp tăng trưởng trong một thời gian dài, ngoại tệ tích lũy được mỗi năm mỗi nhiều. Nền kinh tế hướng tới xuất khẩu tạo công ăn việc làm cho dân số tỷ dân TQ trong lúc đó lấy đi số công ăn việc làm tương ứng của các quốc gia nhập khẩu hàng hóa TQ. Các nước nhập khẩu hàng hóa từ TQ thường thâm hụt thương mại với TQ. TQ dùng khoản thặng dư này để đầu tư trở lại nước mà nhà đầu tư mang quốc tịch với hình thức mua trái phiếu như T-bond hay đầu tư vào những doanh nghiệp quốc doanh như Fannie Mei và Freddie Mc.

Thực chất của chính sách kết hối ngoại tệ TQ là neo đồng nội tệ yuan vào đô la Mỹ. Giá trị bạc yuan được bảo đảm bằng lực lượng lao động hùng hậu khát việc làm từ các miền quê hẻo lánh của TQ qua đó tạo ra một sản lượng hàng hóa đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng toàn thế giới.

Theo quy luật năng suất lao động tăng và mức lương của người công nhân không tăng tương ứng dẫn đến giá trị thực tế bạc yuan dần dần tăng lên và cao hơn giá trị mà tỷ giá được ngân hàng Trung ương cố định. Điều này lại càng có lợi cho nhà đầu tư đổ vốn ngoại tệ vào TQ và không nhà đầu tư nào phản đối việc kết hối ngoại tệ. Mặc dù thu nhập có tăng nhưng người công nhân TQ bị thiệt thòi nhưng lại không có quyền lên tiếng.

Với nguồn ngoại tệ dồi dào, ngân hàng trung ương TQ chủ động bơm hút lượng cung tiền ra thị trường bảo đảm giá trị bạc yuan ổn định, không lạm phát trong thời gian tương ứng.

(còn tiếp)

9 comments:

Meo Luoi said...

Ở VN, chỉ có các ngành đầu tư trọng điểm, mới được nhà nước đảm bảo chuyển đổi ngoại tệ khi chuyển về nước. Mà hiện nay tỷ lệ bảo đảm đã giảm (dưới 50%).
Mà các nhà đầu tư (đặc biệt các ngành trọng điểm) thì coi đây là một trong các điều kiện để mặc cả.

Lý Toét said...

Ý hay lắm, viết một bài hoàn chỉnh đi Mèo Ú

Chooper_Doctor said...

Công lục về tài chính của bác lytoet thật là thâm hậu. Không biết để đạt được công lực đó bác Lytoet phải học và quan sát đến cỡ nào. Nắm vững khái niệm, mô tả giải thích hiện tượng rõ ràng, và cái nhìn cũng rất là khách quan. Bác có thể giới thiệu một số sách về tài chính để tụi cháu luyện công được không ah. Thank bác

Meo Luoi said...

Híc,cháu chỉ có biết còm thôi. Còn viết một bài e không đủ sức.
Cháu có tham gia một ít với các sếp đàm phán với NHNN thì trước đây các ngành trọng điểm như năng lượng, dầu khí thì được đảm bảo 100% nhưng hiện nay thì đã không còn như vậy. Lý do: để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong đầu tư. Lý do thứ hai là các DN có thể mua đô ngoài ngân hàng thương mại (nhưng các sếp cháu không tin như vậy, hi hi). Lý do thứ 3 là (đoán) NHNN không đảm bảo vì dự trữ ngoại tệ không dồi dào. Sự việc vẫn chưa ngã ngũ. Đang đợi CP kết luận.

Lý Toét said...

Đ/c Đốc tơ,
Quy luật kinh tế chỉ loanh quanh mấy luận điểm sau:
1. Quy luật Trò chơi: Mỗi người trong cộng đồng chọn phương án mà mình cho là tốt nhất có nghĩa là cộng đồng đó chọn phương án xấu.
2. Luật bảo toàn: Tổng thể tăng trưởng (suy thoái) mà có một bộ phận nghèo đi (giàu lên) có nghĩa là bộ phận còn lại giàu lên (nghèo đi).
Thí dụ: Nhật bản suy thoái từ cách nay 20 năm nhưng lợi tức của dân Nhật vẫn tăng nghĩa là chính phủ Nhật đang là một con nợ lớn (2 lần GDP).

Lý Toét said...

Quên mất quy luật quan trọng nhất là: quy luật "Bàn tay vô hình"

Thích ăn nhậu said...

Bò Kho:
Có một lần xếp em có nói, sở dĩ hàng hóa Trung Quốc rẻ là liên quan đến chuyện tính khấu hao của Trung Quốc. Nhưng em không có cơ hội để hỏi xếp cho rõ vấn đề này, vậy anh Lý có thể giải thích em biết được không anh? xin mời anh một xị rượu đế để trả ơn, a cho số tk để em chiển khoản cho nhanh. ^ ^

Lý Toét said...

Dear bạn Hiền,
Nhà kinh doanh nào cũng vậy, lãi lỗ hay không là do khấu hao, máy hết KH mà còn khai thác nghĩa là lãi ròng. Khấu hao có luật của khấu hao chứ đâu có tùy tiện được. Tuy nhiên trong kế toán có nhiều thủ thuật để điều chỉnh những chi phí liên quan đến khấu hao, mà quan trọng nhất là Trích trước và Chờ phân bổ.

Bản chất kinh tế TQ là dùng nhân công giá rẻ để chiếm công ăn việc làm của thế giới. Hàng của họ rẻ bới hàm lượng giá trị gia tăng trong hàng hóa do họ tạo ra chiếm tỷ trọng lớn. Nghĩa là số nhân công kết tinh trong hàng hóa của họ bình quân đến 80%.

Để so sánh, nhân công VN còn rẻ hơn nhân công TQ do năng suất thấp hơn, nhưng hàm lượng GTGT thấp (chưa tới 10%) nên giá hàng hóa vẫn cao do "giá" từ bên ngoài "gửi vào".

Thủ thuật cạnh tranh của TQ là ngân hàng ưu tiên cho các DN xuất khẩu vay với điều kiện rất ưu đãi, không thế chấp.

Meo Luoi said...

hôm nay cháu vừa được dự ở cuộc họp cấp bộ, thấy buồn quá. Các ban ngành nhà mình cứ làm việc theo kiểu: sống chết mặc bay, tao cứ đưa ý kiến ra, còn lại bộ nào chịu trách nhiệm nghe thì nghe, không nghe thì lên thủ tướng quyết.
Còn họp hành thì đúng 4.30 là phải kết thúc, bất luận là đã ra vấn đề hay chưa.