Saturday, March 12, 2011

Kết hối ngoại tệ

Kết hối ngoại tệ là một chính sách quản lý vĩ mô của chính phủ những nước mà ở đó đồng tiền không có khả năng chuyển đổi hay nói cách khác chính phủ in tiền ra nhưng không bảo đảm rằng đó là một khoản nợ. Nói như vậy để giải thích tại sao những nền kinh tế nhỏ như Thái Lan hay Phi Luật Tân không bao giờ có kết hối. Tiền yuan của TQ không có khả năng chuyển đổi nhưng lại có sức mạnh bởi vì nó được bảo đảm bằng sản lượng hàng hóa đứng đầu thế giới của kinh tế TQ.

Đối tượng bị kết hối là các pháp nhân hay cá nhân trong nền kinh tế đó. Các pháp nhân thường là những doanh nghiệp liên quan tới buôn bán với nước ngoài hoặc gia công sản phẩm cho nước ngoài. Cá nhân là những thể nhân muốn bảo toàn vốn bằng việc tích lũy một phần ngoại tệ.

Kết hối có thể là:
1. Chuyển toàn bộ tài khoản ngoại tệ của trương chủ ra đồng nội tệ.
2. Giữ nguyên tài khoản ngoại tệ của trương chủ nhưng trương chủ không thể rút tiền mặt ra hoặc không được chuyển ngoại tệ cho một trương chủ khác. Chỉ có thể rút tiền ra bằng nội tệ với tỷ giá do chính quyền quy định.
3. Xem việc nắm giữ ngoại tệ dạng giấy bạc (bank note) là hàng cấm, là phạm pháp, có thể bị tịch thu.

Chính quyền sẽ ra văn bản hay ngầm ra lệnh Kết hối khi:
1. Không kiểm soát nổi giá ngoại tệ trên thị trường
2. Dự trữ ngoại tệ sụt giảm, mất tín nhiệm tín dụng với thế giới
3. Muốn có thêm ngoại tệ vào dự trữ quốc gia, tức là nhu cầu tăng cường tích lũy.

Thực hiện việc kết hối có thể bằng những cách sau:
1. Ngân hàng Nhà nước công bố một văn bản quy định rằng đến thời hạn hiệu lực ngày N, buộc các tài khoản ngoại tệ trong các ngân hàng thương mại phải bán toàn bộ hay một phần số ngoại tệ theo giá NHNN quy định. Giá quy định này thường thấp hơn so với giá thị trường vì nếu không thì đã không cần phải kết hối.
2. Cấm giao dịch ngoại tệ, xem ngoại tệ là bất hợp pháp sẽ bị phạt nặng hoặc thậm chí bị tịch thu.

Xem tiếp Phần 2 Kết hối ngoại tệ tại TQ

10 comments:

Meo Luoi said...

trong 2 cách kết hối thì cháu sợ cách 1 nhất.
Cách 2 thì có cách để ứng phó.

BS Hồ Hải said...

Từ đầu tháng tới giờ tớ chạy xiền cho 3 đại gia qua các tổ chức tín dụng tài chính, nhưng đến hôm nay chỉ có một tia sáng le lói rất nhỏ cho 1 đại gia khá đình đám.

Kết thúc quý I năm nay sẽ có nhiều em đại gia ra bã. Hết quý II sẽ có nhiều em nữa hết thở.

Lý Toét said...

Ngay cả thằng Mẽo cũng gặp khó khăn nên đóng cửa dời Sở Di trú từ SG qua Bangkok bắt đầu từ tháng 4 tới.

Memory'S Blog said...

Bác Lý Toét cho em hỏi thêm: Nếu vậy "kết hối" chẳng qua cũng là 1 hình thức quốc hữu hóa rồi còn gì ?

Thêm 1 điều nữa: theo bài viết bên dưới (http://memory2010.multiply.com/journal/item/349/349) thì kết hối cũng có mặt trái của nó. Như vậy khả năng thực hiện chính sách "kết hối" có bao nhiêu % có thể trở thành hiện thực ?

Lý Toét said...

Dear Xuan Thong,
Quốc hữu hóa (nationalization) là gì nhỉ, là nhà nước dùng tiền trong ngân sách để mua lại một phần hay toàn bộ một doanh nghiệp tư nhân. Hãng hàng không Air France là một thí dụ như thế. Phần lớn các doanh nghiệp vận tải công cộng đã được quốc hữu hóa. Còn việc tịch thu tài sản của người khác thì được gọi là "tước đoạt kẻ tước đoạt".

Kết hối là việc làm trái với quy luật kinh tế chắc chắn sẽ bị "bàn tay vô hình" đáp trả thích đáng. Tuy nhiên nhà cầm quyền có quyền ra luật lệ có lợi cho một thiểu số người thì phần đông còn lại sẽ chịu thiệt thòi nhiều hơn.

Cụ thể ở ta việc kết hối nghĩa là trực tiếp móc túi những người sở hữu ngoại tệ với giá trị bằng phần chênh lệch giữa tỷ giá chính thức với giá thị trường.

Memory'S Blog said...

Em Cảm ơn Bác Lý Toét !!

bao le said...

bác Lý viết sáng sủa dễ hiểu quá, cảm ơn bác.

My Phuong said...

Bác Lý ơi, như thế này có phải gọi là kết hối không ? Link http://vef.vn/2011-03-31-tap-doan-tong-cong-ty-gui-nha-bang-hon-1-6-ty-usd
trong đó có nói "trong tuần tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty bán lại số ngoại tệ gửi có kỳ hạn nói trên cho tổ chức tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ.". Bác Lý đoán xem chừng nào thì cụm từ trên sẽ thay bằng "Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản yêu cầu các CÁ NHÂN bán lại số ngoại tệ gửi có kỳ hạn cho tổ chức tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ." ?

Lý Toét said...

Đúng rồi, đó gọi là kết hối một phần. Tuy nhiên việc kết hối chỉ có ý nghĩa bị thiệt hại đối với tài sản của tư nhân, còn tài sản nhà nước giống như bốc túi này bỏ qua túi kia thôi.

Tớ đã nói việc ngoại tệ 2 giá có nghĩa là kết hối ngoại tệ rồi, chỉ là không được được xem ngoại tệ là hàng quốc cấm vì còn quan hệ ngoại thương với thế giới.

GiaiMaBiAn said...

thủ tục mua ngoại tệ tại ngân hàng VietcombankVietcombank là định chế tài chính hàng đầu và có uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Chúng tôi luôn được đánh giá là Ngân hàng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng tốt nhất, kịp thời, an toàn và hiệu quả tới Quý Khách hàng. có tiền nên mua vàng hay gửi ngân hàngTình hình là em có khoảng 20tr để giành trong @2 năm (lương hẻo ). Em chả ham hố chơi chứng với cả chiếc gì cả vì mắc bệnh sợ chết tham sống. Nên mua căn hộ chung cư ở đâu tại TPHCMGIÁ BÁN : 1,15 tỷ (còn thương lượng) Chính sách bán hàng của căn hộ the Luxury Vinhomes golden riverĐợt 2: thanh toán 5% tiếp theo sau khi kí hợp đồng vay vốn bao gồm cả tiền đặt cọc những điều cần biết khi mua chung cưTrong thời buổi bất động sản "nhiễu nhương", các chủ đầu tư "loạn đả", các sàn môi giới "làm xiếc", chọn mua một chung cư là điều khá khó khăn.