Monday, December 14, 2009

Danh hiệu dành cho ai

Mấy ngày nay báo chí phấn khởi loan tin GS Ngô Bảo Châu là tác giả của công trình lọt vào top ten 10 khám phá khoa học lớn nhất do TIME bình chọn là:
1. Tổ tiên cổ nhất của loài người là Ardi
2. Bản đồ hoàn chỉnh đầu tiên về gen người
3. Liệu pháp gene chữa chứng mù màu
4. Robot tự nghiên cứu khoa học
5. Nuôi cá ngừ trên đất liền
6. Phát hiện nước trên Mặt Trăng
7. Giáo sư Ngô Bảo Châu (Việt Nam) chứng minh bổ đề toán học Langlands
8. Truyền thông lượng tử
9. “Hồi sinh” máy gia tốc hạt khổng lồ
10. Phát hiện hành tinh mới giống hệ mặt trời

10 khám phá trên nói chung thuộc về các chuyên ngành chuyên môn khác nhau. Giới ngoại đạo tuy không hiểu cụ thể, khó thẩm định được nhưng ít nhiều cũng biết những khám phá đó là gì và đem lại lợi ích gì. Tuy nhiên có 2 khám phá thú vị là cái được đánh số 5 và cái kia được đánh số 7. Khám phá về toán học được xem là ít người hiểu về nó. Còn khám phá về nuôi cá ngừ bình dân như một sáng kiến, khiêm tốn như chính cái tên của nó nhưng sẽ là một cách mạng trong chăn nuôi và được người Úc tìm ra.

2 khám phá trên có thể nói ở 2 thái cực khác nhau, một cái thì hẹp ở mọi mặt - số người hiểu, phạm vi áp dụng và nơi áp dụng; cái kia thì ngược lại - ai cũng hiểu, dễ thực hành, áp dụng được ở khắp nơi và ngay tại quê hương của tác giả.

Vấn đề đặt ra là tại sao người Việt lại làm những việc "hoành tráng" mà không phải là những việc đơn giản. Người Việt giỏi nhưng không có đất dụng võ hay người Việt chỉ có thể làm nhân công cho xứ khác. Thập niên '60 GS Nguyễn Xuân Vinh vẽ đường bay cho phi thuyền Appollo, người ta chỉ biết đến ông Vinh như là một người nhập cư vào nước Mỹ. Khác với người Nhật chỉ có sáng kiến mà chẳng có phát minh gì, nhưng họ nghiêm chỉnh mua lại các phát minh của thiên hạ và cung cấp hàng hóa và dịch vụ đến mọi ngóc ngách trên thế giới. Ngày nay nhãn hiệu hàng hóa Nhật là nhãn hiệu tin cậy trong khi nhãn hàng Việt bị coi rẻ bởi chính người Việt Nam.

Wednesday, December 9, 2009

Người Việt khắp nơi

Hoa hậu Réunion 2009 sẽ Hoa hậu Pháp năm 2010? Kim Hoa Barutaut 18 tuổi là Hoa hậu Réunion năm 2009 sẽ tham gia cuộc thi Hoa hậu Pháp cùng với 37 thí sinh từ các vùng khác của nước Pháp. Cô thạo môn bóng chuyền và cưỡi ngựa. Cô có bà ngoại người Việt và cô rất tự hào về điều này.

Tuesday, December 8, 2009

Monday, December 7, 2009

Về hội nghị Các nhà tài trợ cho VN

Các nhà tài trợ cam kết 8 tỷ đô la ODA cho năm 2010 so với 5 tỷ đô năm nay.
8 tỷ đô ấy dùng vào việc chi vậy? Đó là chi dùng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Nổi bật nhất là 2 công trình: đường cao tốc
Laokay - Nội Bài - Hạ Long nằm trong tổng thể hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và nhà ga sân bay Nội Bài.

Tin vắn

Cảnh sát Melbourne phát lệnh truy nã Thanh Tam Nguyen, 22 tuổi nghi can tấn công 20 người tại một hộp đêm ở Melbourne.

Liệu Dubai có bị vỡ nợ? Mai Loan

Friday, December 4, 2009

Tin thất nghiệp

Corus Steel giảm 1700 việc làm
Corus Steel là một doanh nghiệp sản xuất thép lớn thứ 2 ở Âu châu trước đây thuộc liên doanh Anh-Hà Lan, được Tata Steel mua lại vào năm 2006. CS có giá trị 12 tỷ Bảng với sản lượng 20 triệu tấn thép hàng năm. CS xác nhận sẽ đóng cửa nhà máy tại Teesside đưa 1700 nhân công vào đội quân thất nghiệp. Con số này được xem là tin tốt khi mà trước đó CS dự kiến cắt giảm 2300 chỗ làm. Trước đó CS đã cắt giảm 1000 nhân công từ hồi tháng Giêng.

Bộ Lao động Hoa Kỳ báo cáo tỷ lệ thất nghiệp tháng 11 còn 10.0% giảm một ít so với 10.2% hồi tháng 10.

Song kiếm hợp bích

Ngân hàng nhà nước VN ngày 25/11 đã ra 2 quyết định cùng một lúc đó là phá giá tiền Đồng 5% so với đô la, giảm biên độ từ 5% còn 3% và tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%

Trung tâm hóng hớt

Vào trung tuần tháng 9 năm 2009 Đài Radio Prague loan tin đại ý nói rằng một cô gái Việt trúng giải Văn học Tiệp nhưng đang học ở Mã lai nên không thể về Tiệp để lãnh giải được, bản tin không có đính kèm tấm hình cô gái đó. Một tháng sau Đài tiếng nói Việt nam đưa tin Một sinh viên người Việt đoạt giải thưởng văn học Tiệp có đính kèm hình một cô gái Á Đông khả ái. Theo VOV mô tả nhà văn trẻ tên Phạm Thị Lan con một người Tiệp gốc Việt. GATO với sự kiện trên, báo chí tàu im re xem như không nghe không thấy và không biết.

Sau khi tìm mọi cách để trực tiếp phỏng vấn cô Lan mà không được, người Tiệp mới nhận ra rằng cô Pham Thi Lan là một người không tồn tại trên thực tế. Thượng tuần tháng 12 cũng chính Đài Radio Prague đính chính rằng tác phẩm viết về VN ấy do một gã trung niên người Tiệp viết chứ nỏ phải cô gái khả ái kia. Ngay lập tức báo Tàu GATO đính chính dùm báo chí VN.

Báo chí là vậy đó, từ sa lông ngồi hóng hớt trên internet rồi đăng tin cứ như thật.

Qua cầu gió bay

Đường đến đâu, tiền xâu đến đó. Đây là một phát biểu của một lãnh đạo ngành GTVT. Những năm qua TP HCM đã xây mới những cây cầu đi ra khu Nam thành phố ngoài cầu Khánh Hội, cầu chữ Y và cầu Chà Và hiện hữu. Lẫn lượt những cây cầu mới được khánh thành: cầu Ông Lãnh, cầu Nguyễn Tri Phương - Chánh Hưng, cầu Kinh Tẻ và cầu Nguyễn Văn Cừ ngày 30/4/2009.

Cầu Ông Lãnh qua kinh Bến Nghé nối quận 1 với quận 4; cầu Nguyễn Tri Phương - Chánh Hưng qua kinh Tàu Hũ và kinh Đôi nối quận 5 với quận 8 rồi đi khu Nam; cầu Kinh Tẻ qua kinh Tẻ nối quận 4 với khu Nam; cầu Nguyễn Văn Cừ
nối liền quận 1 với quận 4, quận 8 đi xuống Nam Sài Gòn. Các cây cầu này đã đem lại cho thành phố những giá trị to lớn hơn đặc biệt là mở ra vùng đồng lầy phía nam thành phố trở thành nơi tụ hội của những khu dân cư.

Sự kiện gần đây nhất liên quan đến cầu Nguyễn Văn Cừ là Tai nạn lọt xuống sông lần thứ 6 khi lưu thông trên nhánh từ Nancy sang quận 4 . Còn đây là thống kê các tai nạn diễn ra từ khi thông xe đến nay, chắc chắn danh sách còn hứa hẹn sẽ dài thêm. Cầu Nguyễn Văn Cừ là một cầu 3 nhánh giống cầu chữ Y nhưng được thiết kế đặc biệt hơn trở thành một nút giao thông. Và là một nút giao thông có nghĩa nó phải được thiết kế bởi một kỹ sư đường bộ thay vì một kỹ sư cầu.

Cầu chính nối đường Nguyễn Văn Cừ quận 1 với đường Dương Bá Trạc quận 8. Các nhánh rẽ một chiều: quận 8 đi quận 4, quận 4 đi quận 1; và 1 nhánh 2 chiều: quận 1 đi quận 4 và quận 4 đi quận 8. Nhánh 2 chiều này là nhánh tử thần ôm trọn cả 6/6 vụ tai nạn lọt sông trong khi lưu thông trên cầu. Theo mô tả cả 6 vụ đều là "... va vào lan can cầu và lọt xuống sông." nghe giông giống các vụ xe máy văng vào lề trên đường Pháp Vân - Cầu Giẽ.

(còn nữa)
Sòng Bạc Trên Cát
2009-12-02

Tuần qua, tin Việt Nam vừa điều chỉnh tỷ giá đồng bạc vừa nâng lãi suất đã bị chìm vào một biến cố lớn hơn. Đó là chính quyền Dubai cũng cùng lúc thông báo hai quyết định bất ngờ, trong đó có việc tập đoàn Dubai World tạm hoãn trả nợ.

Triết lý cơ bản của Đạo

Phóng sinh, xuống Địa ngục
Sát sinh, lên Thiên Đàng

Thursday, December 3, 2009

Dự án lai Khỉ với Người
Dự án của Stalin
Nội dung: lai đàn ông với khỉ cái hoặc khỉ đực với phụ nữ nhằm tạo ra thế hệ con lai "Đầu óc ngu si, Tứ chi phát triển".
Mong đợi: chiến đấu dũng cảm, bị bắt không khai
Nhận định: ý tưởng quá hoàn hảo

Thông tin hai chiều

Về việc ông Sam Rainsy nhổ cọc mốc biên giới Việt - Miên
Đài phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đưa tin
RFI giật cái tít thế này Lãnh tụ đối lập Cam Bốt Sam Rainsy kích động tinh thần bài Việt Nam. Rõ ràng cái tít đã thể hiện sự thiếu thiện cảm với ông Sam Rainsy rồi, ở đây mặc nhiên xem ông ta là kẻ thù của Việt Nam.
RFI nên rút kinh nghiệm về việc đưa tin, khi chưa có kết luận về một cá nhân phạm tội thì không được lợi dụng quyền thông tin để lên án hay mạt sát người khác.

Đây là thông cáo báo chí của bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam
Luận điểm của bộ Ngoại giao:
- Ông Rainsy phát biểu “chiếm đất của Căm-pu-chia thông qua việc phân giới cắm mốc”.
Thực sự ông ta phát biểu thế này: VN bành trướng thông qua việc cắm mốc
-Ông Rainsy vi phạm pháp luật của cả Căm-pu-chia và Việt Nam. Yêu cầu Chính phủ Miên bla blab...
Ông ta vi phạm luật pháp VN thì CP VN có thể yêu cầu dẫn độ về Hà Nội để xử
Ông ta phạm luật Miên thì để Miên xử, đây là công việc nội bộ của bạn, CP VN không thể và không được phép tham gia vào việc xử phạt ông Rainsy

Và đây là lời giãi bày của ông Sam Rainsy
Luận điểm chính của ông ta: 6 cọc mộc này được cắm trên đất của Tư nhân chứ không phải đất của Nhà nước, ông chỉ bảo vệ quyền của tư nhân có mảnh đất mà cọc mộc biên giới đã phân ra làm 2 mảnh.
Ranh giới quốc gia có thể là đường phân thủy thông qua các đỉnh núi, có thể là đường tụ thủy thông qua các con sông con suối, có thể là trắc đạc theo thỏa thuận. Nguyên tắc phân ranh không bao giờ cho phép một thửa đất tư nhân mà thuộc về hai địa phương khác nhau. Ngay cả ranh giới giữa các xã trong một huyện cũng không bao giờ để cho một gia đình có hộ khẩu cả ở 2 xã.
Phát biểu của ông Rainsy thể hiện một chân lý: đất đai thuộc quyền sử hữu Tư nhân và phải được pháp luật bảo vệ.

Việc phân định ranh giới quốc gia nên lưu ý đến đất của tư nhân, một bất động sản của tư nhân chỉ có thể một là thuộc về Việt, hai là nó thuộc về Miên, không thể có 2 quốc tịch được.

Sunday, November 29, 2009

Điểm tin Bloomberg

Ngày 25/11 phá giá tiền đồng với tỷ lệ 5.2% tương đương với 17,961 đồng ăn 1 đô, tiền đồng giảm 5.4% kể từ đầu năm.
Thâm hụt thương mại 1.75 tỷ đô trong tháng 11 so với 1.6 tỷ đô của tháng 10.

Saturday, November 28, 2009

Một hạm trưởng và một thương binh người Việt phục vụ cho quân đội nước ngoài
Khủng hoảng Dubai

UAE mà Dubai là đại diện là một xứ Ả rập không có dầu hỏa. Tuy nhiên điều đó không ngăn trở Dubai trở thành một trung tâm tài chính châu Á và là nơi đầu tư an toàn và hiệu quả. Trong 20 năm qua Dubai tăng trưởng không ngừng bằng các dịch vụ tài chính, địa ốc và du lịch. Dubai được thế giới biết đến ở những công trình có một không hai trên thế giới. Đó là Đảo Cây Cọ, sàn Trượt tuyết trong nhà giữa sa mạc, Dubai Tower và nhiều công trình khác.

Khủng hoảng tài chính thế giói đang được thể hiện ra ở Dubai. Tập đoàn kinh doanh nhà nước Dubai World's vừa rồi mới xin các nhà đầu tư nước ngoài cho hoãn lại những gói nợ trong số nợ tổng cộng lên tới 60 tỷ đô. Món nợ Dubai không phải là bị tác động của khủng hoảng mà là một mắt xích trong chuỗi khủng hoảng toàn cầu, nhu cầu về đầu tư địa ốc và du lịch trên thế giới giảm mạnh. Điều gì đến sẽ đến, đầu tư mà không bán được hàng thì không thể trả được cho chủ nợ, phá sản là giải pháp.

Thursday, November 26, 2009

Dầu, vàng hay đô la

Kho Dầu Dự trữ Chiến lược (Strategic Petroleum Reserve) của Mỹ nhằm duy trì sự cung cấp dầu thô đều đặn cho nước Mỹ trong trường hợp khẩn cấp. Bản chất của kho này là vấn đề an ninh chứ không phải kinh tế. Tại kho này duy trì một trữ lượng khoảng 700 triệu thùng có khả năng cung cấp dầu cho toàn nước Mỹ trong vòng 1 tháng hay 30 ngày. Chi phí điều hành kho này do người dân Mỹ trả.
Một hiện tượng dễ nhận thấy là khi chính phủ Cộng hòa lên thì giá dầu tăng và khi Dân chủ điều hành chính phủ thì giá dầu hạ. Điều này không liên quan gì đến lượng dầu hỏa được chứa trong kho.
Vì Sao Mỹ Kim Mất Giá?
2009-11-25

Trong khi giá Mỹ kim tăng vọt trên thị trường chợ đen ở Việt Nam, các quốc gia khác trên thế giới lại e là tiền Mỹ sụt giá nên gây bất lợi cho họ. Mà vì sao đô la Mỹ lại mất giá như vậy, câu hỏi đã được nêu lên nhiều lần, do đó Diễn đàn Kinh tế yêu cầu nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa trình bày lý do qua cuộc trao đổi sau đây với Việt Long.

Monday, November 23, 2009

Chuyện thường ngày ở huyện
Một người Việt bị giữ tại phi trường Sydney vì mang từ VN sang tổng cộng 5.5 kg heroin.
Theo báo National News, một người từ VN sang mang theo 5.5 kg ma túy được ngụy trang trong các quân bài domino và mạt chược
http://www.news.com.au/story/0,27574,26380031-421,00.html
Y tặc bên Mỹ
Theo Báo Chicago Tribune, Tòa Westminter vừa xử 5 năm tù giam một bác sỹ vì tội làm dụng kê toa thuốc gây nghiện. Bác sỹ Lê Vũ 46 tuổi thu mỗi "bệnh nhân" $150 mỗi lần mà không cần kiểm tra tiền sử bệnh án và sự cần thiết phải dùng đến loại thuốc này để kê một loại thuốc giảm đau gây nghiện Oxycodone. Và việc này đã đem lại thu nhập cho ông ta $50 000 mỗi tháng, chiếm đến 70% doanh thu của phòng mạch.

Tin khác
Một gia đình người Việt đóng góp 5 triệu Mỹ kim cho Đại học Goerge Mason
Thương gia Nguyễn Văn Long và vợ ông ta Kimmy đã hiến cho đại học công lập Goerge Mason số tiền $5,000,000.

Ông Nguyễn Văn Long tốt nghiệp ngành Vật lý Đại học North Carolina, Thạc sĩ tại ĐH Virginia và Tiến sĩ Khoa học Máy tính ĐH Iowa. Tiến sĩ Long phát biểu:
Gia đình tôi và tôi rất biết ơn đối với những cơ hội và tự do mà chúng tôi có được kể từ khi di cư tới Hoa Kỳ. Chúng tôi tin tưởng rất mạnh mẽ vào giáo dục và đã chọn Đại học George Mason.
Cắt giảm hàng không và lọc dầu

Theo BBC News, Air France-KLM cắt giảm 3000 việc làm trong năm nay và có kế hoạch cắt giảm tiếp 1700 chỗ làm nữa trong năm 2010. Và Valero Energy đóng cửa nhà máy lọc dầu ở Delaware làm đội quân thất nghiệp Mỹ tăng thêm 550 người. Nhà máy lọc dầu Valero Energy Delaware có công suất 182 ngàn thùng dầu mỗi ngày so sánh với nhà máy Dung Quất có số liệu tương đương là 150 ngàn thùng.

Saturday, November 21, 2009

NGUY CƠ LỚN TỪ TÍN DỤNG TĂNG CAO
Bài viết từ vietnam net http://vietnamnet.vn/kinhte/200911/Nguy-co-lon-tu-tin-dung-tang-cao-879924/
Việt Nam gần như chắc chắn kết thúc 2009 với thành tích vượt khó xuất sắc. Tuy nhiên, đằng sau những con số đẹp cho năm 2009 cũng đã xuất hiện nhiều lo ngại những hệ quả sẽ xảy ra vào năm 2010.

Lạm phát: những yếu tố thực

Cuối tháng 10/2009, Ngân hàng Nhà nước công bố con số tăng trưởng tín dụng cả năm lên đến 33,29%, trong khi đó huy động vốn chỉ tăng 25,72%. Dù đã lường trước tín dụng cả năm 2009 sẽ qua mức 30% nhưng con số mới công bố cũng đã khiến nhiều chuyên gia giật mình.

Tiến sỹ Vũ Đình Ánh – Viện phó Viên Khoa học Thị trường giá cả, Bộ Tài chính nói rằng, tăng trưởng tín dụng ở tình trạng đang quá mức kiểm soát. Đầu năm, dự kiến tăng khoảng 25% nhưng sau đó điều chỉnh lên 30%. Tuy nhiên, thực tế cuối tháng 9 đã là gần 29% và đến tháng 10 là trên 33%. "Với tốc độ này, tôi lo rằng khả năng dừng ở mức 35% là không thực hiện được và có khả năng tăng 40%"- ông Ánh nói.

"Tuy nhiên, mức tăng 40 hay 50% không quan trong mà cái quan trọng là chúng ta có dấu hiệu không kiểm soát nổi tăng tín dụng. Trường hợp này rất giống cuối 2007 khi tín dụng bùng nổ đến mức không ngờ. Mục tiêu của năm là 25% nhưng cuối năm tăng đến đến 53%. Có thể năm nay, mức độ chưa trầm trọng như vậy nhưng rõ ràng kiểm soát tín dụng đang có vấn đề. Đây là điều tôi e ngại nhất"- vẫn lời ông Vũ Đình Ánh.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng cho rằng, năm tới, một trong nhưng vấn đề sẽ nổi lên là khả năng lạm phát quay trở lại vì một loạt nhân tố. Đó là tình hình bội chi ngân sách lên mức trên 7%. Không loại trừ mức bội chi có thể cao hơn nếu tốc độ GDP không đạt như mong muốn, thu ngân sách giảm trong khi phải tiếp tục tung ra gói hỗ trợ mới. Bên cạnh đó là hàng loạt yếu tố khác cũng tác động đến lạm phát như: giá cả tăng lên, tiền lương tăng, dòng vốn nước ngoài vào nhiều hơn…sẽ là động lực mới khiến lạm phát quay lại.

Trong khi đó, Tiến sỹ Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế cũng đặt vấn đề, chúng ta đề xuất và thông qua mức lạm phát 2010 là 7% nhưng cần tính xem cơ sở của nó thế nào. Có thể khi xây dựng chỉ tiêu, các cơ quan quản lý dựa trên thực tế hiện nay là sức cầu còn yếu, chi phí đẩy không mạnh, giá cả còn chưa tăng… nhưng kinh nghiệm nhiều năm cho thấy rằng những biến số như thế là quá đơn giản dễ dẫn đến sai số lớn.

Ông Thiên phân tích, tín dụng năm nay không dưới 35%, nhưng chi tiêu ngân sách qua kích thích kinh tế tăng mạnh và phải có độ trễ mới “tung hoành”.

Theo ông Thiên, căn cứ vào lịch sử của chính thời hiện tại khi độ trễ chính sách tiền tệ chưa phát huy tác dụng mà tính cho năm tới khi độ trễ tiền tệ đã lộ rõ tác động. Đó là chưa kể đến mức giá thế giới sẽ tăng khi thế giới phục hồi. Hiện giá dầu đã tăng tới 80 USD và những giá khác sẽ còn tăng lên khi nhu cầu hồi phục là không tránh khỏi.

"Tất cả các chỉ số khác đều cho thấy lạm phát là không phải như năm nay. Còn cứ đề xuất 7% thì có thể cần phải xem lại" - ông Thiên nhấn mạnh.

Đánh đổi cho tăng trưởng?

Quốc hội đã thông với mục tiêu tăng trưởng 6,5% và lạm phát 7%. Trước các chỉ tiêu này, ông Thiên cho rằng, dường như chúng ta vẫn nhằm vào tăng trưởng ngắn hạn. Trong khi đó, rất nhiều ý kiến vẫn cho rằng, cần phải ưu tiên ổn định vĩ mô, hạn chế những nguy cơ cho phát triển trong dài hạn.

Tại hội thảo mới đây về chính sách cho thời kỳ hậu suy giảm, nhiều chuyên gia đã đề xuất, với tình thế hiện nay, cần coi trọng những bất ổn có thể xảy ra hơn là lo lắng suy giảm. Bởi vì, yếu tố bất ổn thể hiện những điểm yếu cơ cấu bên trong mà hai năm vừa rồi bộc lộ rõ. Trong khi đó, chúng ta có cần dốc sức cho mục tiêu tăng trưởng, cố gắng phục hồi khi mà tốc độ tăng trưởng không có gì quá tồi tệ vì Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng cao khi các nước thậm chí còn bị âm.

Vì thế, ông Thiên bày tỏ quan điểm, trong năm tới tới nên tập trung cho mục tiêu ổn định tức là kiểm soát vấn đề lạm phát vì những rủi ro rất lớn.

Ông Thiên cũng cho biết, đối với mục tiêu tăng trưởng, chúng ta dự báo và đưa ra chỉ tiêu căn chỉnh từng 0,1 thậm chí 0,01% nhưng đối với mục tiêu lạm phát thì chưa bao giờ được quan tâm đúng. Thực tế GDP đều dự báo và thực hiện khá chuẩn nhưng lạm phát thì nhiều năm liên tục đều không đúng. Năm 2007 đề xuất dưới 1 chữ số ở mức khoảng 7 – 8% nhưng cuối cùng đến 13,6%, 2008 dự kiến bằng 2007 nhưng cuối cùng lên trên 20%. Năm 2009 dự báo 13% nhưng cuối cùng chỉ 7%.

Ông Thiên nói: "Đây mà mức chênh lệnh khủng khiếp. Nó không đơn thuần là năng lực dự báo mà là thái độ đối với các mục tiêu ưu tiêu kinh tế này là cực kỳ khác nhau. Mặc dù chúng ta có thể sẽ điều chỉnh chỉ tiêu vĩ mô so với dự báo và điều này đã có tiền lệ. Tuy nhiên, khi mục tiêu ưu tiên khác nhau thì cách tổ chức chính sách và điều hành khách nhau và dẫn đến hệ quả khác nhau".

Phó Thủ tướng Vũ khoan cũng cho rằng, Việt Nam được đánh giá cao khi vượt qua khủng hoảng nhưng cần tỉnh táo để xem rõ những tồn tại, rõ ràng nền kinh tế chúng ta đang đòi hỏi những điều chỉnh rất là lớn và cơ bản. Những chính sách vĩ mô thời hậu khủng hoảng cần được đặt trong mối tương quan giữa mục tiêu trước mắt và tính chiến lược.

Theo ông Khoan, chúng ta không thể từ chối yêu cầu tốc độ tăng trưởng. Ai cũng biết, Việt Nam phát triển quá chậm và nếu không có tốc độ cao thì mãi mãi vẫn tụt hậu và ngày càng tụt xa.

"Tôi thấy cần phải cân bằng cả hai mục tiêu ổn định và tăng trưởng. không tăng trưởng thì làm sao có thể ổn định được. Tăng trưởng là một động lực quan trọng để giữ ổn định kinh tế. Tuy nhiên, không phải là tăng trưởng với bất kỳ giá nào, tạo nên những mất cân đối vĩ mô, làm mất ổn định kinh tế"- ông Vũ Khoan chia sẻ.

  • Phước Hà



Friday, November 20, 2009

Tỷ Giá Đồng Nguyên - Vấn đề của Đông Á

2009-11-19

Trong chuyến công du Trung Quốc và sau cuộc họp báo bên Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hôm Thứ Ba 17, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố là ông rất vui khi thấy Trung Quốc hẹn sẽ áp dụng một chính sách ngoại hối thích hợp hơn với quy tắc thị trường.

Việt Nam Trong Vòng Luẩn Quẩn

2009-11-11

Thứ Tư mùng bốn vừa qua, hệ thống truyền thông chuyên đề về tài chính Bloomberg đã loan một bản tin đáng chú ý về hoàn cảnh lưỡng nan của Việt Nam. Đó là theo sự thẩm định của tập đoàn đầu tư Morgan Stanley, chính sách ngoại hối của Việt Nam rơi vào vòng luẩn quẩn.

Monday, November 16, 2009

Yuan vs Dollar và hành động của chúng ta

Bài viết "Đồng VN trong vòng xoáy luẩn quẩn" của Bloomberg nêu ra sự mâu thuẫn trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước VN (SBV).
Tóm tắt bản tin của Bloomberg từ bản báo cáo của Morgan Stanley như sau: Chính sách của SVB phá giá tiền đồng đang gặp phải trở ngại thực tế là thị trường mất tin tưởng và tiền đồng và càng làm tiền đồng mất giá nhanh hơn.
Theo dự báo của các đại gia tài chính quốc tế:
ANZ: SVB phá giá 4% dẫn đến tỷ giá chính thức sẽ là 18.500 từ giờ đến cuối năm
tương ứng với Citigroup và HSBC là 18.100 và 18.200

Điều đó đúng hay sai chưa biết, mà phần sai có khi nhiều hơn vì trước nay họ vẫn nói giá trị đồng bạc VN vẫn cao hơn giá trị nội tại của nó. Nhưng tác động của nó lên thị trường thì thật là đáng kể, tuần qua có những lúc giá đô giao dịch lên tới gần 20.000 và vàng lên tới ngót 30 triệu 1 lượng. Ngay trong dân chúng không có niềm tin vào VND, khi mà tỷ giá niêm yết luôn luôn thấp hơn giá thực giao dịch trên thị trường, giá trị chênh lệch lớn đến mức có thể xem như tiền lãi trong 5 năm.

Và chính sách quản lý ngoại hối đã đem lại kết quả là dự trữ đang từ 24 tỷ đô vào cuối năm ngoái giảm xuống còn 16 tỷ tại thời điểm hiện tại.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Mười tăng 2.99% so với cùng kỳ năm ngoái và 2.42% so với tháng trước cho thấy có sự đột biến về CPI.

Do chính sách ràng giá của chính phủ TQ cột chặt đồng Yuan vào đồng đô la nên để bảo toàn vốn trước cơn lốc lạm phát dân chúng có thể đầu cơ đồng Yuan có giá trị ổn định hơn so với đồng đo la mà vẫn có hiệu quả tương đương.

Saturday, November 14, 2009

Bài viết từ Blog của BS Hồ Hải http://bshohai.blogspot.com/

Thứ ba, ngày 10 tháng mười một năm 2009

ĐÔNG Y , TÂY Y VÀ NHỮNG BẤT CẬP CỦA QUẢN LÝ

Nguyên lý cơ bản của Đông y và Tây y

Thứ sáu, ngày 13 tháng mười một năm 2009

THUYẾT NGỜ VỰC II HAY CUỘC CHIẾN USD VÀ YUAN?

Yuan vs Dollar

Cũng như Nhật Bản, TQ lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng, và họ đã thành công ở con số tăng trưởng. Khác với TQ, Nhật Bản đồng thời với xuất khẩu là tiêu thụ thị trường nội địa. Một cái bánh bột gạo bằng ngón tay cái thôi mà người Nhật phải sử dụng đến 3 lớp bao bì. Nhật suy thoái từ thập niên '90 đến nay nhưng đời sống dân Nhật không có gì thay đổi cả, dân Nhật được xem là chi tiêu rộng rãi khi đi du lịch trên thế giới. Ngược lại đời sống dân TQ không cải thiện bao nhiêu mặc dù tăng trưởng kinh tế ngót 10 phân mỗi năm.

So sánh trên để cho thấy nền kinh tế Trung Quốc thực ra rất bấp bênh họ theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá bất chấp quyền lợi của dân chúng. Kinh tế TQ mà không tăng trưởng, lập tức sẽ có loạn từ bên trong do mâu thuẫn quyền lợi Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam và mâu thuẫn giữa vùng lục địa nghèo khó với vùng duyên hải trù phú.

Thực ra đồng NDT cao giá sẽ có lợi cho dân chúng TQ hơn, nhưng thị trường hơn 1 tỷ dân lại không tiêu thụ nổi số hàng hóa do "công xưởng của thế giới" chế tạo ra. Biết Mỹ ăn chặn nhưng người Tàu vốn thực dụng, ăn theo Mỹ còn hơn là không bán được hàng.

Nghe nói rằng thị trường Mỹ tiêu thụ hàng của toàn thế giới. Không phải, Mỹ là một con buôn lớn nhất thế giới, họ mua của TQ và thế giới còn lại để họ lại bán cho thế giới nhằm kiếm lời. Cho nên dù đô la có hạ giá đến đâu đi nữa thì Yuan vẫn tiếp tục ràng giá trị của họ vào đô la để thông qua Mỹ tiêu thụ hàng hóa của Tàu.

Friday, November 13, 2009

Cực Hữu hay Đa Văn Hóa

Hiện tượng anh chàng Bác sĩ Thiếu tá Nadil Malik Hasan ra tay hạ sát một lúc 13 mạng người trong đó có 4 hạ sĩ quan, 8 lính trơn và một dân thường, chưa kể làm bị thương 29 người khác.
Xã hội Mỹ là xã hội đa văn hóa, nó chứa chấp tất cả mọi thành phần chủnng tộc hay giai cấp khác nhau, cùng đến Mỹ để xây dựng giấc mơ Mỹ và đến nay có thể nói rằng nước Mỹ đã thành công.

Chàng Nadil Malik Hasan là một di dân gốc Á Rập và là một tín đồ Hồi giáo toàn tòng, dễ để dư luận liên hệ hành động của anh ta với khủng bố Hồi giáo. TT Obama phải lên tiếng khuyến cáo dân Mỹ là không nên liên quan hành vi tàn sát dân lành này với Hồi giáo.

Các nhà điều tra đã tìm ra bằng chứng cho thấy Nadil Malik Hasan có trao đổi e-mail với một giáo sĩ chống Mỹ tại Yemen, và anh ta có liên hệ với một số bác sĩ đồng hương tại Trung tâm Y tế Walter Reed, những người có cảm tình rõ ràng với các phong trào jihad.

Cũng như người dân Pháp bị mất an toàn bởi các phần tử gây rối gốc Bắc Phi, nay tới nước Mỹ, xứ mà Tự do được xem là niềm tự hào, bắt đầu cảm thấy bất an khi mà những kẻ mang quốc tịch Mỹ gây thiệt hại không nhỏ cho chính nước Mỹ.
Hội nghị tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc do Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức ngày 10/11 tại Hà Nội.

Monday, November 9, 2009

Á Châu bật dậy

2009-11-05

Sau báo cáo được Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF công bố hôm Thứ Năm 29 tuần trước, sáng Thứ Tư mùng bốn, giờ Hà Nội, Ngân hàng Thế giới cũng phổ biến bản cập nhật về kinh tế Á châu Thái bình dương. Cả hai định chế tài chính quốc tế đều nói đến sự bật dậy đáng mừng của các nền kinh tế Á châu.

Friday, November 6, 2009

Bong Bóng châu Á


Ngân Hàng Thế Giới: Bong Bóng Tài Chính đã xuất hiện

Trích
Lo ngại của một Bong Bóng mới xuất hiện trong Bất động sản, Chứng khoán và Thị trường tiền tệ, Đặc biệt là ở châu Á - Thái Bình Dương
Alex FRANGOS và Bob DAVIS


Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo vào hôm Thứ Ba 3/11/2009 rằng đã xuất hiện khoản đầu tư mới hàng tỷ đô la trong vốn đầu tư ở Đông Á tại thị trường chứng khoán châu Á và vào bất động sản ở Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore và Việt Nam. Cùng ngày, Quỹ IMF báo động "một nguy cơ" giá BĐS tại Hồng Kông đang được kích bởi một lượng vốn lớn từ bên ngoài làm mất cân bằng cung cầu. Một căn hộ penthouse ở quận Midlevels dự kiến sẽ bán 55.6 triệu đô Mỹ, hoặc 100 ngàn đô mỗi mét vuông.

Chặn đứng đà suy giảm kinh tế và kích thích tăng trưởng bằng các biện pháp như cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào hệ thống tài chính, do đó làm khắp nơi trên thế giới ngập tiền mặt và phát sinh nguy cơ bong bóng, hoặc nâng giá tài sản vượt quá giá hợp lý.

Giá cả đang tăng trên một số thị trường chủ yếu. Vàng, tăng khoảng 44% trong năm nay. Biện pháp giảm sản lượng của Chí Lợi giúp giá Đồng lên khoảng 50% trong năm qua. Tại Mỹ, tài sản rủi ro cũng đang tăng nhanh chóng.

Thị trường bất động sản Úc cũng đã bị nóng lên. Một công ty BĐS ở Melbourne trong một nghiên cứu gần đây đã dự đoán rằng giá nhà trung bình sẽ tăng gấp đôi trong 12 năm tới. Đồng đô la Úc đã tăng khoảng 35% trong 12 tháng qua do nhà đầu tư vay bằng đô la Mỹ để mua lại đô Úc.

Giá chứng khoán châu Á đang thăng hoa, một phần là do lãi suất đô Mỹ thấp nên được các nhà đầu tư vay đô Mỹ và đầu tư vào TTCK châu Á.

Hết trích

Theo RFA ngày 11-05-2009

Đó là cảnh báo của các chuyên gia Ngân hàng thế giới đưa ra vào ngày hôm nay. Các cảnh báo này cho rằng tình trạng bong bóng chứng khoán và bất động sản đã xuất hiện trên một số nước trong đó có Việt nam

Đại diện Ngân Hàng Thế Giới tin tưởng kinh tế Việt nam sẽ tự tìm hướng thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tuy nhiên mức thâm hụt tài chánh có thể tăng lên tới 9,4% GDP.

Các chuyên gia cũng đưa ra đề nghị là Việt nam cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào giáo dục và đào tạo nhân lực để tạo thêm sức mạnh nội tại trong kế hoạch phát triển.

Wednesday, November 4, 2009

Đọc báo

Thượng đỉnh ASEAN và Tương lai Đông Á

2009-10-29

Hội nghị thượng đỉnh thứ 15 của Hiệp hội mười Quốc gia Đông Nam Á là tổ chức ASEAN vừa kết thúc cuối tuần qua tại Thái Lan với những tuyên bố đầy hứng khởi như sau mọi thượng đỉnh quốc tế.


Văn hóa và Phát triển

2009-10-21

Cách đây một năm, khi khủng hoảnh tài chính bùng nổ tại Hoa Kỳ và lan khắp nơi khiến kinh tế toàn cầu bị suy trầm nặng thì nhiều người nói đến khủng hoảng của kinh tế trị trường hay tư bản chủ nghĩa.

Dự Báo Kinh Tế

2009-10-14

Chúng ta còn ba tháng nữa là hết năm 2009 đầy sóng gió cho kinh tế thế giới. Tình hình rồi sẽ ra sao, triển vọng hồi phục đã hiện thực hay chưa? Diễn đàn Kinh tế sẽ sơ kết về những dự báo cho các nền kinh tế, với phần cuối tập trung vào trường hợp Việt Nam. Cuộc trao đổi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ do Việt Long thực hiện sau đây hầu quý thính giả.

Trung Quốc là Cộng sản hay Bá quyền?

2009-10-07

Kết thúc loạt bài đặc biệt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc và vì là vấn đề trực tiếp liên quan đến Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế kỳ này nêu câu hỏi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về thực trạng của Trung Quốc ngày nay:

Nhược Điểm Trung Quốc

2009-09-30

Đánh dấu 60 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu tiếp về các vấn đề sinh tử trong hệ thống kinh tế chính trị của quốc gia này.

Huyền Thoại Trung Quốc 1

Trung Quốc Vĩ Đại và những Vấn Đề Vĩ Đại...

Huyền Thoại Trung Quốc 2

Cái Nghiệp Hợp Tan

Huyền Thoại Trung Quốc 3

Thống Kê Như Gà Gáy

Huyền Thoại Trung Quốc 4

Xã Hội Hài Hòa

Huyền Thoại Trung Quốc 5

Tự Kỷ Ám Thị


Một vòng Hoa giáp Trung Hoa

2009-09-24

Sau một loạt hội nghị và thượng đỉnh tuần này tại Hoa Kỳ, lãnh đạo Bắc Kinh sẽ trở về dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, vào ngày mùng một tháng 10.

Quan hệ Kinh tế Việt-Mỹ

2009-09-09

Cách đây 15 năm, Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam để mở ra kỷ nguyên tái lập bang giao giữa hai quốc gia qua từng bước cải thiện. Ngày nay, trong ngần ấy lãnh vực thì quan hệ kinh tế giữa hai nước đã tiến xa hơn cả.

Địa chấn Kéo dài tại Nhật Bản

2009-09-03

Cuộc bầu cử Hạ viện Nhật hôm 30 vừa qua được coi là một chấn động chính trị khi đảng Tự do Dân chủ thất cử nặng sau hơn nửa thế kỷ cầm quyền hầu như liên tục.

Kích cầu và Đạp thắng

2009-08-26

Sau một năm hốt hoảng rồi âu lo về khủng hoảng kinh tế, nạn suy thoái toàn cầu đang lui dần trên thế giới nhưng nhiều quốc gia lại phải đối đầu với một bài toán lưỡng nan khác, là tiết giảm dần các biện pháp kích thích kinh tế để phòng ngừa lạm phát và nạn bong bóng đầu cơ, nhưng với những cân nhắc thận trọng để không làm thui chột cái mầm hồi phục vừa chớm nở.

Bong Bóng Tầu

2009-08-19

Thứ Hai 17 vừa qua, thị trường cổ phiếu Trung Quốc bỗng tuột giá nặng. Chỉ số Chứng khoán Thượng Hải mất gần 6% nội trong ngày và tính từ đỉnh cao của năm nay vào ngày mùng bốn thì sụt giá 17% sau khi tăng vọt 80% kể từ cuối năm ngoái.

Làm ăn với Trung Quốc: Vụ Rio Tinto

2009-08-12

Cách đây một tháng, Bộ Công an Trung Quốc bỗng bắt giam bốn nhân viên cao cấp của tập đoàn khoáng sản Rio Tinto, trong đó có viên Tổng giám đốc là công dân Úc, vì hai tội danh là làm gián điệp và hối lộ.

Tái lập Quân bình Kinh tế

2009-08-08

Tuần trước, tại hội nghị "Đối thoại về Chiến lược và Kinh tế" giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đại diện hai nước khuyến cáo nhau rằng Trung Quốc nên lệ thuộc ít hơn vào xuất khẩu và Hoa Kỳ nên chấn chỉnh chi thu để tiết kiệm nhiều hơn.

Khủng hoảng và Cơ hội

2009-07-30

Nạn suy thoái kinh tế toàn cầu đã có chỉ dấu chạm đáy. Riêng tại Đông Á ngoài Nhật Bản, các nền kinh tế kia sẽ có hy vọng hồi phục trước tiên, trong đó có Việt Nam.

Indonesia giữa Khủng hoảng và Khủng bố

2009-07-22

Mười năm sau vụ khủng hoảng kinh tế Đông Á, Indonesia đã phục hồi về nhiều mặt, nhưng vừa tổ chức thành công các cuộc bầu cử tự do và dân chủ thì xứ này lại bị khủng bố tấn công hôm 17 vừa qua.

Ngòi nổ Kinh tế tại Tân Cương

2009-07-15

Vụ khủng hoảng vì xung đột sắc tộc tại Tân Cương tuần qua cho thấy nhiều vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc.