Wednesday, August 22, 2012

Monday, August 13, 2012

Cách rút ruột một doanh nghiệp

Sự kiện đồng chí đại úy công an tỉnh Cần Thơ từ chối nhận 100 triệu đồng bị nghi là tiền hối lộ từ một quan chức cao cấp của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (*) đã được làm rõ. Ngân hàng Phát triển Việt Nam là người bị hại trong một vụ án lừa đảo giá trị vật thế chấp vay tiền. Cơ quan chức năng đã xác định hành vi "biếu" 100 triệu đồng là sai nhưng không vi phạm pháp luật, số tiền 100 triệu đồng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam dự kiến sẽ bị tịch thu sung công quỹ. Đây không phải là tiền hối lộ mà chỉ là tiền "lót tay" cho đơn vị điều tra và cá nhân đồng chí cán bộ trực tiếp thụ lý vụ án như là một hình thức "hỗ trợ".

Sự kiện trên được hiểu là, "hỗ trợ" thì được phép mà hối lộ thì không hay nói cách khác "hỗ trợ" là hình thức được khuyến khích vì không vi phạm pháp luật. Tang vật (100 triệu đồng) sẽ bị tịch thu và hạch toán vào chi phí của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Tuesday, August 7, 2012

Nghịch lý


Về kinh tế, Bắc Hàn tới Việt Nam học tập mô hình kinh tế trong khi hễ thương lái Trung quốc không mua là ngành sản suất của VN điêu đứng vì ế.

Về chính trị, một mặt báo chí Tàu xài xể chính phủ Mỹ, mặt khác khổ nhục kế bằng cách cử tàu cá ra miền viễn duyên và bị bắt.

Bắc Hàn nhìn từ góc độ Việt Nam được hiểu như là một xứ hung hăng nhưng dân chúng đói dài. Trong khi Việt Nam là nền kinh tế cất cánh, mơ đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp hoá. Logic hẳn Việt Nam phải là một tấm gương sáng cho Bắc Hàn học tập.

Monday, August 6, 2012

Công nhân trá hình khách du lịch là một nguồn thu


Theo pháp luật Việt Nam, chỉ chấp nhận cho lao động nước ngoài với tư cách là chuyên gia, không chấp nhận lao động phổ thông là người nước ngoài.

Lâu nay báo chí mập mờ nêu vấn đề công nhân phổ thông Trung quốc đang sống, làm việc và học tập trên lãnh thổ Việt Nam. Có hàng ngàn công nhân lao động phổ thông tại ở mỗi công trình xây dựng.Và báo chí cũng nêu lợi dụng "kẽ hở của pháp luật" số công nhân này nhập cảnh theo diện visa du lịch. Có báo còn đi xa hơn, tố cáo những công nhân này nhập cảnh đem theo toàn bộ vật dụng sinh hoạt, dụng cụ nhà bếp, và các thiết bị vệ sinh.

Friday, August 3, 2012

Cái bẫy của Tấm bản đồ "cổ"

Tấm bản đồ xuất bản từ thời nhà Thanh đang được thổi phồng xem như là một "bằng chứng đanh thép" chứng tỏ Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Nội dung tấm bản đồ có tên gọi "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" là một tấm bản đồ hành chính thể hiện ranh giới các tỉnh của Trung Quốc. Đặc biệt trên bản đồ thể hiện Tây Tạng như là lãnh thổ của Hoàng triều.

Trên tấm bản đồ kể trên không thể hiện quần đảo Nam Sa hay Tây Sa. Căn cứ vào đây, nhiều người đã hoan hỉ cho rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không có trên bản đồ nhà Thanh ngay từ năm 1904. Vấn đề là báo chí đã định hướng cho quần chúng hiểu sai rằng nếu không thuộc về Trung Hoa thì nó chắc chắn phải thuộc về VN.

Lập luận như trên rất chủ quan và không có cơ sở, chỉ mang tính chất tự lừa phỉnh. Hoàn toàn có thể xảy ra việc in thiếu một phần lãnh thổ.