Bức xúc trước phát biểu nhăng cuội của một tay phóng viên, cựu ngoại giao Mỹ, xin phép được tạm ngưng một kỳ Những hiểu lầm về kinh tế để phân tích thời sự.
GS gạo cội người Úc Carl Thayer trước nay là người hay bình luận về xu hướng chính trị VN. Phương pháp luận của ông là chia hệ thống cai trị VN thành nhiều phe. Luận điểm của ông cho rằng những diễn biến kinh tế xã hội VN là do xung đột giữa các phe. Phe Cấp tiến vs phe Bảo thủ. Phe thân Tàu vs phe thân Tây phương. Lý giải những hiện tượng chính trị VN, ông đều dựa vào căn bản mâu thuẫn phe phái.
Xin thưa, ở đâu cũng có phe phái ngay cả trên bàn nhậu vui vẻ. Các nước dân chủ nhất cũng phải chia phe, tụ tập lại với nhau gọi là đảng phái. Lý thuyết chia phe của ông không lý giải được tại sao đời sống người Việt ngày càng đi xuống, sống trong nước ngày càng thiếu an toàn. Ông cũng không thể lý giải tại sao thuế lại tăng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết phe phái của ông đã sai ngay từ căn bản.
Gần đây, có vẻ như GS Thayer dè dặt hơn với những nhận định trật chìa của mình, bằng chứng là những bình luận ngày càng thưa hơn. Nay lại nổi lên ông GS khác từ một nước tư bản giãy chết khác - GS David Brown viết cho ĐH Yale. Không biết ông này có học hàm GS hay không nhưng ông được ĐH Yale tin cậy thì cũng đáng để phong tước Giáo sư (not gia sư). Khoa học chính trị Mỹ vốn danh bất hư truyền về việc tung hỏa mù, bốc thơm đối thủ trước khi đối thủ không gượng dậy được.
GS David Brown nhận định về Chuyến công du hội kiến gấp gáp của Chủ tịch nước CH XHCN VN với Tổng thống Liên bang Cờ Hoa. Ông GS cho rằng do thất bại của chuyến công du Trung quốc trước đó nên chính quyền VN quay ra nhượng bộ về nhân quyền với Mỹ để đổi lấy sự ủng hộ của thế giới Tây phương.
Tào lao đến thế mà cũng có người tin,
Thứ nhất, chiêu bài nhân quyền là để bảo vệ những người mang quốc tịch Mỹ. Ngay đến viên Tham tán Sứ quán Mỹ bụng bự bị đánh đòn ở Huế mà Bộ Ngoại giao Mỹ cũng im lặng thì làm sao bảo vệ được người Việt.
Thứ hai, ý thức hệ của các thế hệ lãnh đạo VN được giáo dục, rèn luyện, phát triển và củng cố từ 1930 đến bây giờ, không thể thay đổi chỉ sau 1 chuyến đi. Ý thức hệ đó là xem Tây phương mà đứng đầu là Mỹ là kẻ thù chiến lược trong cuộc đấu tranh "Ai thắng ai". Mỹ đồng thời là kẻ cầm đầu "Diễn biến hòa bình" chống phá đường lối cách mạng do Đảng CSVN lãnh đạo.
Không phải những vị này kém tài, mà là các vị ấy phân tích tình hình VN với giả định thực tiễn diễn ra tại các nước dân chủ. Phương Tây lúc nào cũng có những tên hề lừa bịp dân Việt Nam thiếu thông tin.
Tham khảo:
- Quần đảo Hoàng Sa
Bài của GS David Brown ở đây,
- Nguồn Lá cải Việt ngữ: http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-truoc-nga-ba-duong/1705285.html
- Nguồn Anh ngữ: http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=5577&Itemid=188
Wednesday, July 24, 2013
Wednesday, July 17, 2013
Những khái niệm bị hiểu lầm: 1 tăng trưởng GDP
Xem trước:
- Người Việt nhập cư vào nước Anh như thế nào
- Đường đến thiên đàng
- Buôn lậu bằng nhạc cụ
Khái niệm tăng trưởng GDP được xuất hiện với tần suất khá cao trên mặt báo. Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2% đã lấy làm mừng, kinh tế Pháp tăng trưởng âm mà dân Tây vẫn đi nghỉ hè nhiều đến mức kẹt xe kéo dài 800km trên xa lộ. Kinh tế Nhật thì suy thoái đã 20 năm nay nhưng lại là nguồn ODA lớn nhất cho VN.
Trong khi đó, tăng trưởng 5% làm nhiều người lo ngại và đặc biệt kinh tế Trung quốc tăng trưởng ở mức 7% đã bị xem là hạ cánh nặng nề.
Hoặc, VN được xem là xứ hạnh phúc thuộc hàng top ten hoàn cầu nhưng tăng trưởng thuyền nhân vượt biên mới thật ngoạn mục. Thành tích mà cơ quan di trú Úc ghi nhận từ đầu năm 2013 đến nay số người vượt biên trái phép đến Úc đã đạt con số 760 người (so với con số 50 người vào năm ngoái, 31 người vào năm 2011).
Vậy khái niệm tăng trưởng là gì mà có nhiều tiêu chuẩn đánh giá dẫn đến mê hồn trận như vậy.
Tổng sản lượng quốc nội GDP được giới kinh tế gia tính toán bằng tổng số:
1. Chi tiêu của quần chúng, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân
2. Chi tiêu của bộ máy thống trị, để điều hành và đôi chỗ có trục lợi
3. Đầu tư hay tiết kiệm, để thỏa mãn nhu cầu cao hơn trong tương lai
4. Lượng Xuất khẩu trừ đi lượng Nhập khẩu, chỉ là số sách kế toán phù phiếm mà không có ý nghĩa với đời sống. Nhập siêu phục vụ cho mục 1, Xuất siêu đáp ứng mục 3.
Trong 4 khoản cấu thành nên GDP, chỉ có khoản 1 - chi tiêu của quần chúng là thực chất có ý nghĩa. 3 khoản mục còn lại chỉ cần thiết nếu đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng của khoản 1.
Kinh tế Liên bang Mỹ, chi tiêu của dân chúng chiếm hết 80% tổng sản lượng, ngân sách tiêu hết 15-17%, đầu tư khoảng 10%. Phần thiếu hụt đi vay bằng cách bán công khố phiếu hoặc FDI của nước ngoài. Do chi tiêu quá nhiều nên nước Mỹ phải nhập siêu, tiêu thụ nhiều đến mức lố bịch, phúc lợi xã hội không tương xứng với sản lượng và tỷ lệ tiết kiệm/đầu tư thấp giảm cơ hội tăng trưởng.
Nhật Bản và các nước Tân Hưng aka NICs chi tiêu 50-60%, ngân sách tiêu 15% và còn lại là tiết kiệm.
Trung Quốc thời cải cách Đặng Tiểu Bình chi tiêu hết 50% và giảm dần theo đà tăng trưởng kinh tế, đến nay chỉ còn quãng 35%.
Việt Nam thời kỳ Đổi mới chi tiêu hết 50-60% rồi giảm dần theo đà định hướng XHCN, đến nay còn cỡ 25-30%, đầu tư/tiết kiệm cỡ 40-45% và ngân sách chiếm xấp xỉ 30% lại còn bội chi 6-7%.
Bây giờ ta so sánh với Campuchea, nước mới thoát khỏi thảm họa diệt chủng, và đã từng là chư hầu của Việt Nam.
GDP trên đầu người, VN luôn gấp 1.5 lần Kam
Tỷ trọng Chi tiêu - Đầu tư - Thuế
Nên chi tiêu trên đầu người của VN và Campuchea lần lượt là $1,233 và $1,450.
Hoặc so sánh tốc độ tăng trưởng GDP của VN với tốc độ tăng thu ngân sách của nó
Đó mới là bản chất thật của tăng trưởng GDP.
Kỳ tới: Khái niệm bị hiểu lầm 2: Xuất siêu thì tốt, Nhập siêu thì không tốt
- Người Việt nhập cư vào nước Anh như thế nào
- Đường đến thiên đàng
- Buôn lậu bằng nhạc cụ
Khái niệm tăng trưởng GDP được xuất hiện với tần suất khá cao trên mặt báo. Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2% đã lấy làm mừng, kinh tế Pháp tăng trưởng âm mà dân Tây vẫn đi nghỉ hè nhiều đến mức kẹt xe kéo dài 800km trên xa lộ. Kinh tế Nhật thì suy thoái đã 20 năm nay nhưng lại là nguồn ODA lớn nhất cho VN.
Trong khi đó, tăng trưởng 5% làm nhiều người lo ngại và đặc biệt kinh tế Trung quốc tăng trưởng ở mức 7% đã bị xem là hạ cánh nặng nề.
Hoặc, VN được xem là xứ hạnh phúc thuộc hàng top ten hoàn cầu nhưng tăng trưởng thuyền nhân vượt biên mới thật ngoạn mục. Thành tích mà cơ quan di trú Úc ghi nhận từ đầu năm 2013 đến nay số người vượt biên trái phép đến Úc đã đạt con số 760 người (so với con số 50 người vào năm ngoái, 31 người vào năm 2011).
Vậy khái niệm tăng trưởng là gì mà có nhiều tiêu chuẩn đánh giá dẫn đến mê hồn trận như vậy.
Tổng sản lượng quốc nội GDP được giới kinh tế gia tính toán bằng tổng số:
1. Chi tiêu của quần chúng, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân
2. Chi tiêu của bộ máy thống trị, để điều hành và đôi chỗ có trục lợi
3. Đầu tư hay tiết kiệm, để thỏa mãn nhu cầu cao hơn trong tương lai
4. Lượng Xuất khẩu trừ đi lượng Nhập khẩu, chỉ là số sách kế toán phù phiếm mà không có ý nghĩa với đời sống. Nhập siêu phục vụ cho mục 1, Xuất siêu đáp ứng mục 3.
Trong 4 khoản cấu thành nên GDP, chỉ có khoản 1 - chi tiêu của quần chúng là thực chất có ý nghĩa. 3 khoản mục còn lại chỉ cần thiết nếu đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng của khoản 1.
Kinh tế Liên bang Mỹ, chi tiêu của dân chúng chiếm hết 80% tổng sản lượng, ngân sách tiêu hết 15-17%, đầu tư khoảng 10%. Phần thiếu hụt đi vay bằng cách bán công khố phiếu hoặc FDI của nước ngoài. Do chi tiêu quá nhiều nên nước Mỹ phải nhập siêu, tiêu thụ nhiều đến mức lố bịch, phúc lợi xã hội không tương xứng với sản lượng và tỷ lệ tiết kiệm/đầu tư thấp giảm cơ hội tăng trưởng.
Nhật Bản và các nước Tân Hưng aka NICs chi tiêu 50-60%, ngân sách tiêu 15% và còn lại là tiết kiệm.
Trung Quốc thời cải cách Đặng Tiểu Bình chi tiêu hết 50% và giảm dần theo đà tăng trưởng kinh tế, đến nay chỉ còn quãng 35%.
Việt Nam thời kỳ Đổi mới chi tiêu hết 50-60% rồi giảm dần theo đà định hướng XHCN, đến nay còn cỡ 25-30%, đầu tư/tiết kiệm cỡ 40-45% và ngân sách chiếm xấp xỉ 30% lại còn bội chi 6-7%.
Bây giờ ta so sánh với Campuchea, nước mới thoát khỏi thảm họa diệt chủng, và đã từng là chư hầu của Việt Nam.
GDP trên đầu người, VN luôn gấp 1.5 lần Kam
GDP đầu người VN so với Kampuchea |
Tổng chi tiêu của công chúng so với GDP |
Hoặc so sánh tốc độ tăng trưởng GDP của VN với tốc độ tăng thu ngân sách của nó
Tăng trưởng thu ngân sách, đầu tư so với GDP |
Đó mới là bản chất thật của tăng trưởng GDP.
Kỳ tới: Khái niệm bị hiểu lầm 2: Xuất siêu thì tốt, Nhập siêu thì không tốt
Saturday, July 6, 2013
Giáo lý Thiên chúa giáo nguy hiểm thật
Phau lồ Nguyễn Hoàng Đức trong một cuộc biểu tình ở HN |
30 tháng 4 năm 1975 Giám mục Nguyễn Văn Thuận mới quản nhiệm Tổng giáo phận Sài Gòn được 6 ngày. Lường trước được mức độ nguy hiểm, Chính quyền quân quản Sài Gòn đã đưa ngài đi "Học tập cải tạo" trong suốt 13 năm. Đồn rằng, hết "Trại cải tạo" này đến "Trại cải tạo" khác đi đến đâu ngài cũng làm "thoái hóa, biến chất" một vài giám thị, quản giáo.(2)
Ông Nguyễn Hoàng Đức biết đến GM Nguyễn Văn Thuận vào thời điểm sau 1988 nên ông Đức đã tránh né không nói đến giai đoạn Giám mục bị đi cải tạo trong 13 năm, "Giấy ra trại" của ngài đề ngày 21-11-1988 . Sau thời gian "cải tạo"tuy không còn trong Trại cải tạo nhưng còn bị hạn chế đi lại trong một tu viện ở Hà Nội và phải trình diện hàng ngày theo chế độ "quản chế".
Ông Đức gặp GM Thuận trong trường hợp học Tiếng Pháp, ông cần một người giỏi tiếng Pháp để luyện nghe - nói. Đây là bước ngoặt trong sự nghiệp của ông. Từ chỗ là một cán bộ an ninh trung thành với chế độ, ông trở thành một con chiên Chúa với tên thánh Phau lồ.
Đảng mất đi một đảng viên trung kiên, ngành an ninh mất đi một cán bộ mẫn cán chỉ vì một ông Giám mục thạo tiếng Pháp.
Chú thích:
(1) Tòa thánh bao năm nay đang làm thủ tục để phong Chân phước cho ngài. Tu sĩ Việt Nam đã có 117 người được phong thánh. Thêm một người như ngài thì cũng chẳng thể làm nguy hiểm cho chế độ.
(2) Trại cải tạo: ý nói là nơi giáo dục lại những người do chế độ cũ (VNCH) giáo dục sai. Thực tế, trong những cái gọi là "Trại cải tạo", trại viên không chỉ bị mất tự do, bị mất quyền công dân mà còn bị ngược đãi và bị xúc phạm nhân phẩm.
Một người tù có thể bị mất tự do, bị mất quyền bầu cử nhưng không thể bị cán bộ xúc phạm nhân phẩm.
(3) Danh sách 117 Thánh tử đạo Việt Nam
Subscribe to:
Posts (Atom)