Saturday, November 24, 2012

Chợ chưa họp kẻ cắp đã đến

Xem trước:
- Biện pháp thu phí lưu hành xe máy

Theo tiến độ, phí sử dụng đường bộ sẽ được áp dụng từ 1/1/2013 tới đây. Thực chất đây là một loại Thuế đánh trên đầu các phương tiện, tương tự như Thuế thân thời chế độ Thực dân Pháp, đánh trên mỗi suất Đinh.

Theo tính toán của Bộ GTVT, thu từ thuế này sẽ đem lại cho NSNN 7.8 ngàn tỷ đồng mỗi năm (4.6 ngàn tỷ đồng từ ô tô và 3.2 ngàn tỷ đồng từ xe máy). Để bạn đọc tiện so sánh, 4.6 ngàn tỷ đồng là dự kiến lãi trước thuế năm 2012 của ngân hàng Eximbank. So với ngân hàng thì sự đóng góp của các đầu phương tiện không phải là gì ghê gớm lắm.

Tuesday, November 20, 2012

Bài toán thủy điện Sông Tranh 2

Xem trước:
Thủy điện Sông Tranh 2: EVN phí phạm nguồn nước quá
Thảm họa vỡ đập Bản Kiều

Đã hơn nửa năm nay, từ khi phát hiện ra rò rỉ đập Sông Tranh 2, đã xảy ra tranh cãi không dứt về  độ an toàn của đập Sông Tranh 2. Tạm chia thành 2 phe

Phe Trung ương đại diện cho bộ Công Thương, EVN và các nhà khoa học đầu ngành khẳng định đập Sông Tranh vô sự, rung chấn mới chỉ đạt 1/2 định mức (*)

Phe Địa phương do không có chuyên môn nên không quả quyết đập có thể vỡ hay không nên chỉ ý kiến nước đôi: cần có phương án di dời dân cư nếu xảy ra vỡ đập.

Do những tranh cãi bất tận đó mà đập Sông Tranh chỉ tích nước lưng chừng đập ở mực nước chết, không đủ cột áp để phát điện, nước trên thượng nguồn cho phép chảy tràn qua đập xuống hạ lưu mà không phát điện.

Sunday, November 18, 2012

Nước mắm khóc cá cơm


Chuyện vàng hay nợ xấu là chuyện Quốc gia Đại sự, chuyện của Chính phủ và NHNN điều hành kinh tế quốc dân. Trong đời sống cơ bản thì gạo mắm lại quan trọng hơn. Trong số thức ăn dự trữ cái gì cũng có thể thiếu, trừ gạo với mắm. Trong nhà, đến lúc khánh tận, món cuối cùng là gạo và mắm (muối). Mắm là món ăn truyền thống ở xứ nhiệt đới, nơi chỉ có cách bảo quản thực phẩm duy nhất là muối.

Người bán cơm trắng chứ không phải người buôn cơm.
Mấy ngày nay, báo chí đề cập nhiều đến việc thiếu nguyên liệu làm nước mắm, cụ thể là không mua được cá cơm để muối. Và báo chí có ý trách "thương lái Trung Quốc mua vét" cá cơm khiến cá lên giá.

Sunday, November 11, 2012

Giải pháp giữ giùm vàng cho dân?

Xem trước:
- Dân giữ vàng có sinh lợi không
- Giấy Chứng chỉ vàng là gì?

Các lãnh đạo có trách nhiệm nhất của đất nước đã phải thừa nhận: Kinh tế Việt Nam đang bế tắc. Không phải vì không tăng trưởng, mà tăng trưởng quá nhanh chỉ trong một lĩnh vực kinh tế chủ đạo: Bất Động Sản. Hậu quả là nạn lạm phát lên đến hai con số, đe dọa sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế. Sau nhiều lần thay đổi chính sách từ thắt chặt đến nới lỏng tiền tệ, ngân hàng lại ngày càng mất thanh khoản, ngày càng thiếu vốn cung cấp cho nền kinh tế.

Để đối phó với lạm phát, dân chúng đã tích trữ ngoại tệ và vàng để bảo toàn vốn. Với chính sách quản lý ngoại hối của NHNN, ta đã kiểm soát chặt chẽ các giao dịch ngoại tệ nên về cơ bản Nhà nước đã chủ động được nguồn vốn bằng ngoại tệ. Chỉ còn vàng trong dân chúng dưới dạng trữ kim là ngoài tầm kiểm soát. Có thể nói vàng trong dân chúng là nguồn vốn lãng phí nếu không được khai thác.

Từ đó NHNN tham mưu Chủ trương huy động vàng trong dân với phương châm "Phát huy tối đa số vàng có trong dân". Chủ trương này được hiểu là dân có vàng giao cho ngân hàng nhà nước giữ giùm. Nhà nước sẽ dùng số vốn vàng này khai thông nút thắt của nền kinh tế. Chủ trương thì đã có nhưng các cơ quan ban ngành trong hơn một năm qua vẫn chưa tìm ra biện pháp thực hiện. Các cơ quan này đã phải cân nhắc kỹ vì chỉ cần một khinh suất là triệt tiêu cơ hội ủy thác của người có vàng.

Monday, November 5, 2012

Phát hành Chứng chỉ thay thế vàng vật chất hay Giải cứu BĐS (3)

Xem trước:
- Giải cứu BĐS (1): giá của cục máu đông 1 triệu tỷ đồng
- Giải cứu BĐS (2): Chỉ có vàng trong công chúng mới cứu được BĐS

Nguyên nhân gây ra Cục máu đông của nền kinh tế không phải vì thiếu nguồn lực mà do thị trường BĐS không thể lên được nữa, nên nguồn lực thay vì tiếp sức cho BĐS đã lũ lượt bỏ sang vàng. Chừng nào thị trường BĐS chưa lên thì vốn ẩn trong vàng chưa chuyển hóa sang BĐS.

Muốn thị trường BĐS khởi sắc trở lại cần một bước ngoặt. Bước ngoặt đó có thể là một thanh khoản nhỏ kích thích sự bùng nổ Cầu BĐS. Thanh khoản này càng lớn thì sự bùng nổ trở lại của giá BĐS càng nhanh chóng và sâu rộng.

Tạo ra thanh khoản bằng cách, Nhà nước thông qua NHNN phát hành chứng chỉ vàng (khống). Dùng chứng chỉ này mua một phần hay toàn bộ BĐS ứ đọng trên thị trường. Điều kiện duy nhất là các sản phẩm BĐS này phải được hoàn thiện.

Friday, November 2, 2012

Chỉ có vàng trong công chúng mới cứu được BĐS hay Giải cứu BĐS (2)

Kỳ trước: Giải cứu BĐS (1): giá của cục máu đông 1 triệu tỷ đồng

Mọi người đều biết rằng, nền kinh tế mũi nhọn được định hướng của VN trong những năm qua là đóng tàu và BĐS. Mũi nhọn Đóng tàu đã bị lụt hẳn, chỉ còn mũi nhọn BĐS đang chênh vênh nên cần phải được cứu bằng mọi giá. Vướng mắc trong ngành BĐS là nợ ngân hàng.

Dư nợ liên quan đến BĐS, chỉ có 200 ngàn tỷ đồng nợ cho đầu tư BĐS, còn 1 triệu tỷ đồng dư nợ khác là những khoản nợ thế chấp bằng BĐS. Cái mà người ta sợ ở đây không phải là 60 ngàn căn hộ ế mà là khoản nợ thế chấp bằng BĐS có giá trị gấp 5 lần số căn hộ ế. Nếu giảm giá những căn hộ ế sẽ kéo thị trường BĐS đi xuống. Khi giá trị tài sản thế chấp nhỏ hơn giá trị món tiền vay, ngân hàng sẽ kiệt quệ thanh khoản, không có tiền để trả cho người gửi và hệ thống ngân hàng sụp đổ. Do đó mà, những chủ đầu tư nào rắp tâm hạ giá bán căn hộ để thu hồi vốn có nhiều nguy cơ bị "điều tra" và nhiều nguy cơ bị truy tố là vì lý do như vậy.