Thursday, September 29, 2011
Thể trạng thanh niên Việt Nam
Người Việt được xem là thấp bé nhẹ cân, đây được xem là lợi thế về luồn lách giỏi, do đó mà chúng ta đã đánh thắng được hai đế quốc to. Cho dù miền Bắc theo chế độ XHCN hay miền Nam theo kinh tế thị trường, tầm vóc người Việt không được cao lắm và có vẻ hơi gầy.
Từ thập niên '90 của thế kỷ trước, nước ta đã hội nhập với thế giới, trung bình tầm vóc người Việt đã được nâng lên đáng kể. Thế hệ 9x đã được cải thiện đáng kể về chiều cao, điển hình là Đặng Thị Ngọc Hân cao 1m73, Trần Thị Thùy Dung cao 1m78 và nhất là Mai Phương Thúy với chiều cao 1m84 mà đàn ông Pháp điển hình như Sarkozy phải ngước nhìn.
Bất chấp thực tế đó, các nhà nghiên cứu xã hội học lại cho rằng Chiều cao và thể lực người Việt Nam thấp nhất khu vực và đưa ra nguy cơ Thanh niên Việt Nam sắp ế vợ . Họ trăn trở Làm thế nào để thanh niên Việt Nam cao hơn , khoẻ hơn ? và yêu cầu phải Cải tạo thể trạng người Việt Nam trong 25 năm?
Do yêu cầu Nâng chiều cao của người Việt mà có những danh hiệu mới lạ ra đời như Vị giáo sư nâng chiều cao người Việt.
Có thật là trên thực tế người Việt vẫn còn thấp bé nhẹ cân hay là các nhà khoa học thiếu thực tiễn, sử dụng những số liệu cách nay 20 năm? Bức ảnh chụp vào ngày Chủ Nhật gần nhất cho thấy thanh niên Việt Nam ngày nay có tầm vóc và thể lực của lực sĩ.
Monday, September 26, 2011
Động thái gì sau việc ồn ào "giá xăng"
Ai cũng nhận thấy xu hướng giá xăng ở VN có 2 đặc điểm
- Số lần tăng giá nhiều hơn số lần hạ giá
- Tăng giá từ 2 đến 6 ngàn đồng, hạ giá từ 500 đến 1 ngàn đồng
Do đó mà xu hướng chắc chắn là: giá xăng luôn luôn tăng.
Theo quy luật, nếu mua vào những hàng hóa có xu hướng tăng giá chắc chắn cầm chắc lợi nhuận trong tương lai. Nhưng đối tượng có khả năng đầu cơ lại rất hẹp - chỉ những người làm việc trong ngành xăng dầu. Và Petrolimex chiếm 60% thị phần trong nước gây nên sự thèm muốn từ nhiều người, từ nhiều nhóm lợi ích.
Mấy ngày qua, báo chí cả trong lẫn ngoài lề sôi động bàn luận và bình phẩm về giá xăng. Khởi đầu bằng cuộc hội thảo Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, bộ Tài chính khẳng định: Petrolimex có lãi, nếu Petrolimex rút khỏi kinh doanh sẽ có nhiều đơn vị khác nhảy vào. Điều này cho thấy kinh doanh xăng dầu là ngành kinh doanh béo bở, ai cũng than lỗ nhưng không thấy ai đóng cửa bao giờ.
Dàn đồng ca báo chí lề phải bắt đầu hòa chung một nhịp, tố cáo Petrolimex ăn chặn tiền của Nhà nước. Báo Đất Việt khẳng định buôn xăng dầu chỉ có lãi to: Lỗ là lỗ thế nào. Báo Tuổi trẻ bóc mẽ Kinh doanh xăng dầu: Có dấu hiệu gian lận. Ông Pháp luật thành phố còn đi xa hơn: Petrolimex gian lận trong quản trị.
Một số khác đề nghị "tư vấn" với Nhà nước. Không chấp nhận Petrolimex thao túng giá bán xăng dầu, cần phải Phá thế độc quyền xăng dầu. Hoặc mạnh mẽ hơn, đòi hỏi phải Đại phẫu việc bán xăng dầu hiện tại.
Nhiều bạn đọc "trăm hoa đua nở" vạch trần những mập mờ và cách thức gian lận của giới buôn xăng. Phân tích Lỗ, lãi xăng dầu phụ thuộc… cách tính, Nhiều bất ổn từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Petrolimex lẩn tránh sự thật. Và hài lòng bằng Cú đánh vào ‘nhóm lợi ích’ xăng dầu.
Và trên mạng có phong trào thành lập Hội những người ủng hộ BT Tài chính Vương Đình Huệ. Hay cuồng hơn nữa là “Hội những người phát cuồng vì Bộ trưởng Vương Đình Huệ”. Dân chúng hoan hỉ bằng lòng rằng từ giờ đến cuối năm giá xăng đã quá cao rồi nên không thể tăng thêm nữa nữa, bất chấp việc sang năm tới có thể tiếp tục tăng giá.
Không chỉ nói suông, Bộ Tài chính kiểm tra việc kinh doanh xăng dầu tại Petrolimex, PV Oil. Bộ Công thương triệu hồi vụ phó Vụ Giá cả làm kiểm điểm. Có vẻ như Petrolimex "lâm nguy", chết tới nơi.
Phía Petrolimex biện minh giá xăng cao là cần thiết để duy trì hệ thống bản lẻ xăng dầu trên toàn quốc. Hoặc vùng vẫy để tồn tại là đề nghị chia nhỏ Petrolimex để cho mỗi đơn vị sau chia chiếm thị phần nhỏ hơn 30% thị phần.
Một nhà kinh doanh nhập khẩu xăng dầu khác mà không ai nói tới đó là Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội tên tiếng Anh là Military Petroleum Company, viết tắt là MIPECO. Hiện MIPECO chiếm một thị phần khiêm tốn là 10% thị phần nội địa. Đây là một đối trọng đáng kể so với Petrolimex, tương đương về cơ sở hạ tầng kinh doanh lại chiếm ưu thế về nhân lực.
Tín hiệu đầu tiên đã bắt đầu Phải có "Viettel xăng dầu" từ báo CAND.
MIPECO sẵn có một sức mạnh đáng gờm. Trong những ngày tới, một vài cán bộ Petrolimex hạ cánh sẽ không là chuyện lạ. Và viễn cảnh là biển hiệu ở các trạm bán xăng sẽ đổi từ màu xanh dương sang màu cam.
Xưa nay ở nước ta, sự lãnh đạo được thống nhất từ Trung ương. Sự độc quyền và qua đó là siêu lợi nhuận không tự mất đi mà nó sẽ được chuyển từ doanh nghiệp này qua doanh nghiệp khác. Xin chớ vội mừng về triển vọng giá xăng hợp lý trước những phát biểu của ngài Bộ trưởng Tài chính.
- Số lần tăng giá nhiều hơn số lần hạ giá
- Tăng giá từ 2 đến 6 ngàn đồng, hạ giá từ 500 đến 1 ngàn đồng
Do đó mà xu hướng chắc chắn là: giá xăng luôn luôn tăng.
Theo quy luật, nếu mua vào những hàng hóa có xu hướng tăng giá chắc chắn cầm chắc lợi nhuận trong tương lai. Nhưng đối tượng có khả năng đầu cơ lại rất hẹp - chỉ những người làm việc trong ngành xăng dầu. Và Petrolimex chiếm 60% thị phần trong nước gây nên sự thèm muốn từ nhiều người, từ nhiều nhóm lợi ích.
Mấy ngày qua, báo chí cả trong lẫn ngoài lề sôi động bàn luận và bình phẩm về giá xăng. Khởi đầu bằng cuộc hội thảo Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, bộ Tài chính khẳng định: Petrolimex có lãi, nếu Petrolimex rút khỏi kinh doanh sẽ có nhiều đơn vị khác nhảy vào. Điều này cho thấy kinh doanh xăng dầu là ngành kinh doanh béo bở, ai cũng than lỗ nhưng không thấy ai đóng cửa bao giờ.
Dàn đồng ca báo chí lề phải bắt đầu hòa chung một nhịp, tố cáo Petrolimex ăn chặn tiền của Nhà nước. Báo Đất Việt khẳng định buôn xăng dầu chỉ có lãi to: Lỗ là lỗ thế nào. Báo Tuổi trẻ bóc mẽ Kinh doanh xăng dầu: Có dấu hiệu gian lận. Ông Pháp luật thành phố còn đi xa hơn: Petrolimex gian lận trong quản trị.
Một số khác đề nghị "tư vấn" với Nhà nước. Không chấp nhận Petrolimex thao túng giá bán xăng dầu, cần phải Phá thế độc quyền xăng dầu. Hoặc mạnh mẽ hơn, đòi hỏi phải Đại phẫu việc bán xăng dầu hiện tại.
Nhiều bạn đọc "trăm hoa đua nở" vạch trần những mập mờ và cách thức gian lận của giới buôn xăng. Phân tích Lỗ, lãi xăng dầu phụ thuộc… cách tính, Nhiều bất ổn từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Petrolimex lẩn tránh sự thật. Và hài lòng bằng Cú đánh vào ‘nhóm lợi ích’ xăng dầu.
Và trên mạng có phong trào thành lập Hội những người ủng hộ BT Tài chính Vương Đình Huệ. Hay cuồng hơn nữa là “Hội những người phát cuồng vì Bộ trưởng Vương Đình Huệ”. Dân chúng hoan hỉ bằng lòng rằng từ giờ đến cuối năm giá xăng đã quá cao rồi nên không thể tăng thêm nữa nữa, bất chấp việc sang năm tới có thể tiếp tục tăng giá.
Không chỉ nói suông, Bộ Tài chính kiểm tra việc kinh doanh xăng dầu tại Petrolimex, PV Oil. Bộ Công thương triệu hồi vụ phó Vụ Giá cả làm kiểm điểm. Có vẻ như Petrolimex "lâm nguy", chết tới nơi.
Phía Petrolimex biện minh giá xăng cao là cần thiết để duy trì hệ thống bản lẻ xăng dầu trên toàn quốc. Hoặc vùng vẫy để tồn tại là đề nghị chia nhỏ Petrolimex để cho mỗi đơn vị sau chia chiếm thị phần nhỏ hơn 30% thị phần.
Một nhà kinh doanh nhập khẩu xăng dầu khác mà không ai nói tới đó là Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội tên tiếng Anh là Military Petroleum Company, viết tắt là MIPECO. Hiện MIPECO chiếm một thị phần khiêm tốn là 10% thị phần nội địa. Đây là một đối trọng đáng kể so với Petrolimex, tương đương về cơ sở hạ tầng kinh doanh lại chiếm ưu thế về nhân lực.
Tín hiệu đầu tiên đã bắt đầu Phải có "Viettel xăng dầu" từ báo CAND.
MIPECO sẵn có một sức mạnh đáng gờm. Trong những ngày tới, một vài cán bộ Petrolimex hạ cánh sẽ không là chuyện lạ. Và viễn cảnh là biển hiệu ở các trạm bán xăng sẽ đổi từ màu xanh dương sang màu cam.
Xưa nay ở nước ta, sự lãnh đạo được thống nhất từ Trung ương. Sự độc quyền và qua đó là siêu lợi nhuận không tự mất đi mà nó sẽ được chuyển từ doanh nghiệp này qua doanh nghiệp khác. Xin chớ vội mừng về triển vọng giá xăng hợp lý trước những phát biểu của ngài Bộ trưởng Tài chính.
Friday, September 23, 2011
Thông điệp tượng đài của báo chí
Xây dựng tượng đài là công việc bình thường để khẳng định tính ưu việt của chế độ, nhất là biểu tượng của cái gọi là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ý tưởng xây dựng tượng đài hoành tráng quy mô lớn nhất Đông Nam Á đưa đến một bản dự toán tổng mức đầu tư 410 tỷ đồng (20 triệu đô la hay 10 ngàn lượng vàng). Số tiền đó là lớn nếu so sánh với kinh phí xây một căn nhà tình nghĩa hay chi giúp đỡ hộ nghèo, nhưng không lớn nếu chỉ so sánh với chi phí bảo trì của một số công trình văn hóa không liên quan gì đến cách mạng.
Công trình này khởi đi với dự trù 55 tỷ đồng sau được tu chỉnh thành 80 tỷ, cho đến cuối năm 2010 hiệu chỉnh trượt giá thành 120 tỷ.
Như thường lệ, những công trình không có sự đồng thuận ở cấp cao nhất thì sẽ nảy sinh những "phản biện". Phản biện đầu tiên là một clip video mô tả sự khó nhọc và nguy hiểm để học trò bơi qua sông đi học mỗi ngày. Với cảnh cuồn cuộn sóng nước, khán giả có cảm giác là đây là một đoạn phim truyện chứ không phải phóng sự. Và báo chí đăng lên trang nhất sự kiện Học trò bơi tới trường, nghe có vẻ thê thảm nhất thế giới.
Sự thực là, sông suối ở trên nguồn không phải lúc nào cũng có nước. Bình thường vào mùa khô học trò lội qua suối để đến trường. Khi lũ về với lưu lượng lớn, ngay cả người lớn cũng không thể bơi mà vượt qua được, phải chờ hết lũ hoặc qua cầu. Mà mùa mưa lại lọt vào kỳ nghỉ hè của học sinh, nên mùa lũ chiếm khoảng 2 tháng trong lịch học. Tất nhiên không phải ngày nào cũng có lũ, nên vào mùa lũ nếu không có cầu học trò chỉ phải gián đoạn việc học tổng cộng khoảng 10-15 ngày.
Trẻ em bao đời nay vẫn sống và sinh hoạt hòa đồng với thiên nhiên bao đời nay chứ không phải bây giờ mới phát sinh.
Các báo lề phải đồng loạt tấn công vào tượng đài tội nghiệp. Nào là Xây tượng đài 410 tỉ đồng: Chưa thấy lãng phí, hay Tượng đài 410 tỉ: Thiếu tiền vẫn xây, rồi Mẹ Việt Nam anh hùng có cần tượng đài 410 tỉ? Các báo đồng loạt đề cao tính lãng phí của công trình, so sánh nó với những công trình dân sinh như cầu vượt lũ.
Để tác động thêm vào tính "lãng phí" của công trình, có bài viết về sự thổ lộ của bà con mẹ Thứ, nguyên mẫu của bức tượng rằng "Mẹ tôi chắc không vui nếu tượng đài tốn kém". Nhà báo đã đi quá đà trong trường hợp này, mẹ Thứ là nguyên mẫu tức người mẫu của công trình chứ không phải tỉnh Quảng Nam xây dựng tượng đài mẹ Thứ. Xin nhà báo đừng đánh tráo khái niệm, hãy để cho mẹ yên nghỉ.
Các diễn đàn trong và ngoài nước bắt đầu hòa vào bản đồng ca "phản đối lãng phí, khóc thương học trò". Đó là MỘT CẢNH TƯỢNG QUÁ ĐAU LÒNG TRÊN ĐẤT NƯỚC TA! hoặc Rơi nước mắt trước cảnh học sinh bơi qua sông đến trường và những phiên bản tương tự.
Và kết quả ngoài sự mong đợi, không chỉ những tờ báo nhỏ hay blog cá nhân mà những tòa báo hoạt động bằng kinh phí của chính phủ Anh Mỹ cũng bắt đầu nhỏ những giọt nước mắt. Diễn đàn BBC giật tít Tranh cãi quanh Tượng đài Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng với chục trang bình luận chung qui cũng chỉ phê phán sự lãng phí và thói hình thức. VOA Mỹ quốc còn giật gân hơn nữa Công chúng bất bình trước dự án Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng cũng chỉ những đăng phát biểu tiêu cực.
Quý vị hoạt động bằng kinh phí của chính phủ có ngân sách minh bạch nên phải làm tin sao cho xứng với sự ủy quyền đó. Quý vị nên có những nguồn tin tại chỗ hay trực tiếp tới nơi xem chứ đừng nên ngồi ở văn phòng rồi viết bài dựa theo tin tức của báo lề phải. Xin nhắc lại với quý vị là những tin tức được đăng đồng loạt ở các báo trong nước là tin đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và nhào nặn chu đáo.
Sự việc sẽ diễn là: vẫn xây tượng đài quy mô như thế nhưng vật liệu rẻ tiền hơn nhưng vẫn bảo đảm tính dân tộc và hiện đại, kinh phí còn lại sẽ dụng cho mục đích khác thiết yếu hơn.
Bình luận của người viết: Tượng đài xấu quá, sao bà mẹ Việt Nam cứ phải già và khắc khổ hay là nó vận vào dân tộc này.
Bonus: Tượng đài Mẹ Tổ quốc ở Volgagrad
Công trình này khởi đi với dự trù 55 tỷ đồng sau được tu chỉnh thành 80 tỷ, cho đến cuối năm 2010 hiệu chỉnh trượt giá thành 120 tỷ.
Như thường lệ, những công trình không có sự đồng thuận ở cấp cao nhất thì sẽ nảy sinh những "phản biện". Phản biện đầu tiên là một clip video mô tả sự khó nhọc và nguy hiểm để học trò bơi qua sông đi học mỗi ngày. Với cảnh cuồn cuộn sóng nước, khán giả có cảm giác là đây là một đoạn phim truyện chứ không phải phóng sự. Và báo chí đăng lên trang nhất sự kiện Học trò bơi tới trường, nghe có vẻ thê thảm nhất thế giới.
Sự thực là, sông suối ở trên nguồn không phải lúc nào cũng có nước. Bình thường vào mùa khô học trò lội qua suối để đến trường. Khi lũ về với lưu lượng lớn, ngay cả người lớn cũng không thể bơi mà vượt qua được, phải chờ hết lũ hoặc qua cầu. Mà mùa mưa lại lọt vào kỳ nghỉ hè của học sinh, nên mùa lũ chiếm khoảng 2 tháng trong lịch học. Tất nhiên không phải ngày nào cũng có lũ, nên vào mùa lũ nếu không có cầu học trò chỉ phải gián đoạn việc học tổng cộng khoảng 10-15 ngày.
Trẻ em bao đời nay vẫn sống và sinh hoạt hòa đồng với thiên nhiên bao đời nay chứ không phải bây giờ mới phát sinh.
Các báo lề phải đồng loạt tấn công vào tượng đài tội nghiệp. Nào là Xây tượng đài 410 tỉ đồng: Chưa thấy lãng phí, hay Tượng đài 410 tỉ: Thiếu tiền vẫn xây, rồi Mẹ Việt Nam anh hùng có cần tượng đài 410 tỉ? Các báo đồng loạt đề cao tính lãng phí của công trình, so sánh nó với những công trình dân sinh như cầu vượt lũ.
Để tác động thêm vào tính "lãng phí" của công trình, có bài viết về sự thổ lộ của bà con mẹ Thứ, nguyên mẫu của bức tượng rằng "Mẹ tôi chắc không vui nếu tượng đài tốn kém". Nhà báo đã đi quá đà trong trường hợp này, mẹ Thứ là nguyên mẫu tức người mẫu của công trình chứ không phải tỉnh Quảng Nam xây dựng tượng đài mẹ Thứ. Xin nhà báo đừng đánh tráo khái niệm, hãy để cho mẹ yên nghỉ.
Các diễn đàn trong và ngoài nước bắt đầu hòa vào bản đồng ca "phản đối lãng phí, khóc thương học trò". Đó là MỘT CẢNH TƯỢNG QUÁ ĐAU LÒNG TRÊN ĐẤT NƯỚC TA! hoặc Rơi nước mắt trước cảnh học sinh bơi qua sông đến trường và những phiên bản tương tự.
Và kết quả ngoài sự mong đợi, không chỉ những tờ báo nhỏ hay blog cá nhân mà những tòa báo hoạt động bằng kinh phí của chính phủ Anh Mỹ cũng bắt đầu nhỏ những giọt nước mắt. Diễn đàn BBC giật tít Tranh cãi quanh Tượng đài Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng với chục trang bình luận chung qui cũng chỉ phê phán sự lãng phí và thói hình thức. VOA Mỹ quốc còn giật gân hơn nữa Công chúng bất bình trước dự án Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng cũng chỉ những đăng phát biểu tiêu cực.
Quý vị hoạt động bằng kinh phí của chính phủ có ngân sách minh bạch nên phải làm tin sao cho xứng với sự ủy quyền đó. Quý vị nên có những nguồn tin tại chỗ hay trực tiếp tới nơi xem chứ đừng nên ngồi ở văn phòng rồi viết bài dựa theo tin tức của báo lề phải. Xin nhắc lại với quý vị là những tin tức được đăng đồng loạt ở các báo trong nước là tin đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và nhào nặn chu đáo.
Sự việc sẽ diễn là: vẫn xây tượng đài quy mô như thế nhưng vật liệu rẻ tiền hơn nhưng vẫn bảo đảm tính dân tộc và hiện đại, kinh phí còn lại sẽ dụng cho mục đích khác thiết yếu hơn.
Bình luận của người viết: Tượng đài xấu quá, sao bà mẹ Việt Nam cứ phải già và khắc khổ hay là nó vận vào dân tộc này.
Bonus: Tượng đài Mẹ Tổ quốc ở Volgagrad
Wednesday, September 21, 2011
Cách sơ chế trái nhiệt đới
Gọt vỏ bỏ mắt Thơm (dứa)
Bên Tàu
Ở ta
Dụng cụ đắt tiền kiểu Âu Mỹ
Qua Thái
Xứ Phi
Gọt vỏ xoài
Kiểu Việt Nam
Kiểu Ấn mọi
Kiểu Thái
Kiểu Phi
Bên Tàu
Ở ta
Dụng cụ đắt tiền kiểu Âu Mỹ
Qua Thái
Xứ Phi
Gọt vỏ xoài
Kiểu Việt Nam
Kiểu Ấn mọi
Kiểu Thái
Kiểu Phi
Saturday, September 10, 2011
Điểm tin cuối tuần
Chuyện thứ nhất,
Bản tin đăng trên báo Nhân Dân được tìm thấy trong thư viện
Trích nguyên văn
Đài phát thanh Bắc Kinh trong buổi phát thanh tiếng Trung sáng ngày 1-4-1988 cho biết phía Trung Quốc nói là đã cứu những thủy thủ VN của 3 tàu vận tải VN bị bắn cháy trong sự việc ngày 14-3-1988 do phía TQ gây ra
Ngưng trích
Lời bình: Tin Cá Tháng Tư mà cũng tin được để lấy đó làm chứng cớ. Hố to.
Đoạn khác
... phía VN yêu cầu phía TQ không ngăn cản VN tiến hành công việc cứu hộ thủy thủ và tàu của VN.
Ngưng trích
Lời bình: Nếu khẳng định lãnh hải của mình sao còn phải xin phép. Còn Bát gạo cũng phải nấu chứ.
Chuyện thứ nhì,
Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam bị cách chức.
Đây là bằng chứng chứng tỏ công tác xây dựng Đảng ở đảng bộ cơ sở vừa hời hợt và có dấu hiệu trục lợi. Theo điều lệ, những đảng viên được cơ cấu làm cán bộ nguồn như đồng chí Nguyễn Ngọc Khải đều phải được xác minh lý lịch hàng năm, đảng bộ cơ sở nơi này đã không làm tốt công tác này. Bằng nào còn có thể làm giả được chứ bằng Cao cấp lý luận chính trị mà làm giả mà chi bộ không ai phát hiện ra thì kể cũng lạ.
Liên đới trách nhiệm là đảng ủy khối Ngân hàng khu vực miền Nam đã không đôn đốc nhắc nhở thuộc cấp hoàn thành nhiệm vụ. Mỗi đảng bộ chi bộ mà mất cảnh giác thế này tạo cơ hội cho kẻ địch vào thao túng làm chúng ta mất đảng sớm, Nhân dân VN không có ai lãnh đạo sẽ bơ vơ trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Chuyện thứ ba,
Đồng phục Thượng đỉnh
Báo ngoài lề đăng lại tấm hình chụp lãnh đạo cấp cao nhất của 2 nước Việt - Hoa với ý giễu cợt, rằng ngài Thủ tướng bận trang phục giống với khách, một thói coi thường lãnh tụ đáng chê trách của các nettor. Trang phục của 2 người khác nhau tuy nhìn qua thấy na ná giống nhau. 2 ông cùng veston sậm màu kẻ sọc, cùng cà vạt tim tím, tuy nhiên chỉ trông giống mà không phải đồng phục.
Nhìn tấm hình thấy ngay được rằng thái độ của 2 nhân vật trong bức hình hoàn toàn trái ngược. Họ Đái thì thỏa mãn, còn Ngài tể tướng có vẻ bực dọc ai đó.
Chỉ có thể là: họ Đái đang nghĩ trong bụng Chuyện gì của bay chúng tao cũng biết, từ việc trang phục hôm nay như thế nào.
Bản tin đăng trên báo Nhân Dân được tìm thấy trong thư viện
Trích nguyên văn
Đài phát thanh Bắc Kinh trong buổi phát thanh tiếng Trung sáng ngày 1-4-1988 cho biết phía Trung Quốc nói là đã cứu những thủy thủ VN của 3 tàu vận tải VN bị bắn cháy trong sự việc ngày 14-3-1988 do phía TQ gây ra
Ngưng trích
Lời bình: Tin Cá Tháng Tư mà cũng tin được để lấy đó làm chứng cớ. Hố to.
Đoạn khác
... phía VN yêu cầu phía TQ không ngăn cản VN tiến hành công việc cứu hộ thủy thủ và tàu của VN.
Ngưng trích
Lời bình: Nếu khẳng định lãnh hải của mình sao còn phải xin phép. Còn Bát gạo cũng phải nấu chứ.
Chuyện thứ nhì,
Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam bị cách chức.
Đây là bằng chứng chứng tỏ công tác xây dựng Đảng ở đảng bộ cơ sở vừa hời hợt và có dấu hiệu trục lợi. Theo điều lệ, những đảng viên được cơ cấu làm cán bộ nguồn như đồng chí Nguyễn Ngọc Khải đều phải được xác minh lý lịch hàng năm, đảng bộ cơ sở nơi này đã không làm tốt công tác này. Bằng nào còn có thể làm giả được chứ bằng Cao cấp lý luận chính trị mà làm giả mà chi bộ không ai phát hiện ra thì kể cũng lạ.
Liên đới trách nhiệm là đảng ủy khối Ngân hàng khu vực miền Nam đã không đôn đốc nhắc nhở thuộc cấp hoàn thành nhiệm vụ. Mỗi đảng bộ chi bộ mà mất cảnh giác thế này tạo cơ hội cho kẻ địch vào thao túng làm chúng ta mất đảng sớm, Nhân dân VN không có ai lãnh đạo sẽ bơ vơ trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Chuyện thứ ba,
Đồng phục Thượng đỉnh
Báo ngoài lề đăng lại tấm hình chụp lãnh đạo cấp cao nhất của 2 nước Việt - Hoa với ý giễu cợt, rằng ngài Thủ tướng bận trang phục giống với khách, một thói coi thường lãnh tụ đáng chê trách của các nettor. Trang phục của 2 người khác nhau tuy nhìn qua thấy na ná giống nhau. 2 ông cùng veston sậm màu kẻ sọc, cùng cà vạt tim tím, tuy nhiên chỉ trông giống mà không phải đồng phục.
Nhìn tấm hình thấy ngay được rằng thái độ của 2 nhân vật trong bức hình hoàn toàn trái ngược. Họ Đái thì thỏa mãn, còn Ngài tể tướng có vẻ bực dọc ai đó.
Chỉ có thể là: họ Đái đang nghĩ trong bụng Chuyện gì của bay chúng tao cũng biết, từ việc trang phục hôm nay như thế nào.
Subscribe to:
Posts (Atom)