Friday, July 30, 2010

Hải quân Huê Kỳ

Ì xèo cả tháng nay chuyện tập trận biển Hoàng Hải và gần đây nhất là tuyên bố của Thư ký Đối ngoại Hòa kỳ madam Clinton về biển Nam hải ( mà ta gọi là Đông hải) trong đó khẳng định quyền tự do thông thương của Hoa Kỳ tại Nam Hải và không đứng ngoài cuộc tranh chấp này. Biển Nam Hải được Trung Quốc xem là Quyền lợi "lõi" mà HK lại xem là quyền lợi quốc gia của họ, liệu có tạo ra xung đột gì không? Thực lực của Hoa Kỳ có gì mà thay đổi quan điểm đột ngột như vậy.

Giống như hải quân các nước khác cơ cấu quản lý hành chính Hải quân HK chia vùng theo địa lý thành các đơn vị gọi là Hạm đội. HQHK có 6 hạm đội:
Hạm đội 2 kiểm soát vùng Tây Bắc Đại Tây Dương (bảo vệ bờ biển Đông bộ nước Mỹ)
Hạm đội 3 kiểm soát vùng Đông Thái Bình Dương (bảo vệ bờ biển Tây bộ nước Mỹ)Hạm đội 4 bảo vệ lục địa Nam Mỹ
Hạm đội 5 vịnh Aden và vịnh Ba TưHạm đội 6 kiểm soát vùng Đông Đại Tây Dương và Tây Ấn Độ DươngHạm đội 7 kiểm soát vùng Tây Thái Bình Dương và Đông Ấn Độ Dương

Về tác chiến Hạm đội Hoa Kỳ biên chế thành 11 Hải Đội với hạt giống của mỗi hải đội là một chiếc tàu chở máy bay (hàng không mẫu hạm - giống cái). Một hải đội sẽ bao gồm các loại hạm sau: mẫu hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm, khinh hạm (tương tự tiêm kích trong hàng không), tàu đổ bộ, tàu ngầm và tàu hậu cần. Vụ tập trận trên biển Hoàng Hải vừa rồi ngoài mẫu hạm George Washington (CVN-73) còn có sự tham gia của 2 khu trục hạm, 2 tuần dương hạm, 2 khinh hạm, 2 tiềm thủy đỉnh và 1 tàu hậu cần.

Lễ hội xứ ta

Nước Việt Nam 4000 năm văn hiến tích lũy một số lượng lớn các lễ hội. Theo thống kê của bộ Văn hóa, nước ta có gần 9000 (chín ngàn) lễ hội diễn ra hàng năm, bao gồm
- 25 lễ hội du nhập từ nước ngoài.
- 1399 lễ hội tôn giáo.
- 409 lễ hội cách mạng (sau năm 1945).
- 7005 lễ hội dân gian.
- 64 lễ hội khác (1)

Điểm những lễ hội nổi tiếng nhất ở cả ba miền

Lễ hội miền Bắc:
1 Hội Thăng Long 1000 Năm
2 Hội Bát Tràng
3 Hội Bạch Hạc
4 Hội Bơi Thuyền
5 Hội Bơi Đăm
6 Hội Cầu Trâu
7 Hội Chém Lợn
8 Hội Chen
9 Hội Chọi Trâu Đồ Sơn
10 Hội Chùa Hương
11 Hội Chùa Keo
12 Hội Chùa Thầy
13 Hội Chùa Trông (Hải Hưng)
14 Hội Côn Sơn (Hải Dương)
15 Hội Cướp Cầu Động Phí
16 Hội Cướp Cầu Yên Thế
17 Hội Đánh Cá Làng Me
18 Hội Đánh Cá Thờ
19 Hội Đả Ngư
20 Hội Đền An D. Vương
21 Hội Đền An Sinh
22 Hội Đền Bà Tấm
23 Hội Đền Chúa Xã Cổ Nhuế
24 Hội đền Chử Đồng Tử
25 Hội Đền Cổ Loa
26 Hội Đền Cửa Ông
27 Hội Đền Đô
28 Hội Đền Đồng Nhân
29 Hội Đền Hai Bà Trưng
30 Hội Đền Hùng
31 Hội đền Kiếp Bạc
32 Hội Đền Thái Vi
33 Hội Đền Thương
34 Hội Đền Trần Thương
35 Hội đền Trèm (Chèm)
36 Hội Đình Châm Khê
37 Hội Đống Đa
38 Hội Hải Hưng
39 Hội Hoa Lư
40 Hội Hồ Ba Bể
41 Hội King Pathen
42 Hội Làng Bát Tràng
43 Hội Làng Cổ Trai
44 Hội làng Đăm
45 Hội Làng Miêng Hạ
46 Hội Làng Phù Đổng
47 Hội Làng Quan Họ
48 Hội Làng Tạ Xá
49 Hội Làng Trà Cổ (Hải Ninh)
50 Hội Làng Viêm Xá
51 Hội Làng Vọng Nguyệt
52 Hội Làng Miêng Hạ
53 Hội Lệ Mật
54 Hội Lim
55 Hội Lồng Tồng
56 Hội Mùa Thu LĐGiang
57 Hội Người Pà Thẻn
58 Hội Nhồi
59 Hội Núi Voi
60 Hội Phong Chúa Rước Vua
61 Hội Phủ Giầy
62 Hội Pút Tồng
63 Hội Quan Lạn
64 Hội Quang Trung
65 Hội Rằm Trung Thu
66 Hội Rước Bà Đống
67 Hội Rước Chúa Gái
68 Hội Rước Kẻ Giá
69 Hội Rước Trên S. Hồng
70 Hội Sáo Đên
71 Hội Suối Mỡ
72 Hội Tây Bắc
73 Hội Tết
74 Hà Nội
75 Hội Thánh Gióng
76 Hội Thả Diều Bằng Giang
77 Hội Thi Gói Bánh Thờ
78 Hội Thi Thổi Cơm
79 Hội Triều Khúc
80 Hội Trường Yên
81 Hội Tứ Thú Nhân Lương
82 Hội Võ Vật Liễu Đôi
83 Hội Xã Dương Liễu
84 Hội Yên Tử

Lễ hội miền Trung:
1 Hôi đua voi ở Tây Nguyên
2 Hội xuân Tây Nguyên
3 Hội Vật Cù
4 Lễ hội Cá Ông
5 Lễ hội Cầu Ngư
6 Lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng
7 Lễ Hội Chém Trâu Tế Thần
8 Lễ Hội Đà Nẵng
9 Lễ Hội Đàm Ô-Loan, Tuy An
10 Lễ hội điện Hòn Chén
11 Lễ hội đình làng An Hải
12 Lễ hội đình làng Hoà Mỹ
13 Lễ hội đền Cuông
14 Lễ Hội Đô Thị Nước Mặn
15 Lễ Hội Đua Voi Tây Nguyên
16 Lễ hội Katê
17 Lễ hội Làng Sình
18 Lễ Hội Mừng Nhà Rông Mới
19 Lễ Hội Nghệ An
20 Lễ Hội Nghệ An 2
21 Lễ hội Quan Thế Âm
22 Lễ hội Quan Thế Âm 2
23 Lễ Hội Quảng Nam
24 Lễ Rước Mục đồng
25 Lễ Hội Tết Phú Yên
26 Lễ Hội Xuân Bình Định

Lễ hội miền Nam:
1 Lễ Đền Thờ Trương Định
2 Lễ Dolta và hội đua bò người Khơme Nam Bộ
3 Lễ hội dân gian - Nét đẹp sinh hoạt văn hóa Nam Bộ
4 Lễ hội Gò Tháp - Đồng Tháp
5 Lễ hội Bà Chúa Xứ
6 Lễ Hội Chôl Chhnăm Thmây
7 Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
8 Lễ Hội Chùa Bà Bình Dương
9 Lễ Hội Cúng Đình Nam Bộ
10 Lễ hội Dinh Cô
11 Lễ hội đình Thần Thắng Tam
12 Lễ dâng bông của người Khmer Nam Bộ
13 Lễ hội đua bò của người Khmer
14 Lễ Hội đua Ghe Ngo
15 Lễ hội lăng Ông
16 Lễ hội Lăng Ông ở Trà Ôn, Vĩnh Long
17 Lễ Hội Nghinh Ông Ở Bến Tre
18 Lễ Hội Nghinh Ông ở Tiền Giang
19 Lễ Hội Nghinh Ông Ở Vũng Tàu
20 Hội Xuân Núi Bà
21 Lế giỗ Nguyễn Trung Trực
22 Lễ Giỗ Trương Công Định
23 Những lễ hội ở tỉnh Tiền Giang
24 Lễ Hội Bến Tre
25 Lễ Hội Tầm Vu
26 Lễ hội Xa Mắc
27 Lễ Ok Om Bôk Và Hội Đua Ghe Ngo
28 Những lễ hội ở thành phố Hồ Chí Minh
29 Hội Tứ Kiệt

Các lễ hội chỉ riêng tỉnh Nghệ An:
1 Lễ Hội Văn Hóa Nghệ An
2 Lễ hội đền Cuông
3 Lễ Hội Ông Hoàng Mười
4 Lễ hội Mai Hắc Đế
5 Lễ hội đền Cờn
6 Lễ hội Quả Sơn
7 Lễ hội đền Hồng Sơn
8 Lễ hội đền Nguyễn Xí
9 Lễ hội đền Vạn Lộc
10 Lễ hội Hang Bua
11 Lễ hội sông nước Cửa Lò
12 Hội Vật Cù

Số lượng lễ hội lớn lao là một tiềm năng kinh tế.

Monday, July 26, 2010

Dự án Đường sắt cao tốc

Đường sắt cao tốc (ĐSCT) là gì? ĐSCT là loại hình vận tải Hành Khách bằng đường sắt có tốc độ cao hơn đáng kể so với Đường sắt thông thường. Người ta quy ước đường sắt có tốc độ thiết kế trên 200km/h (hay 120 mph) được gọi là ĐSCT.

Thông thường người ta hiểu lầm rằng ĐSCT phải theo khuôn mẫu như Shinkansen, ICE hay TGV tức là loại tàu có hình dạng hợp khí động học, đầu kéo và toa xe kết thành một khối có tốc độ tối đa ít nhất là 350 km/h hay 200 mph. Và họ cho rằng tàu hỏa cao tốc là thứ phương tiện xa xỉ, cốt chỉ nhằm mục đích "trang trí" cho đất nước, hình như chỉ dành để chở những chính khách da mặt đỏ như nhuộm phẩm hoặc những đại gia ký những công ta triệu đô hay ít nhất là những nhà giàu xúng xính trong com lê vét tông cà vạt.

Saturday, July 17, 2010

Tên bão Conson nghĩa là gì?


Cơn bão số 1 có nguy cơ đổ bộ vào lục địa VN có tên quốc tế là Typhoon Conson. Vậy cái tên riêng Conson kia có nghĩa là gì, có phải là tên thánh của ai đó như John hay Michael không?

Tên các cơn bão nhiệt đới được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan khí tượng Mỹ (NWS) sắp xếp đặt tên từ trước. Các tên này có nhiều nguồn gốc khác nhau trong đó có các tên của các nước Đông Dương, Thái và Trung Quốc.

Tên Lào có Boloven (cao nguyên Bô lô ven) Sanxane, Cam pu chia có Bopha, Chanthu (hay Chandu); tên Tàu có Long Vương, Hải Mã; tên VN có Lê ki ma, Sao mai, Ba Vì, Côn Sơn, Sơn ca.

Bão số 1 có tên goi là Côn Sơn (quốc tế viết không chuẩn thành Conson). Không lẽ báo chí VN lại viết cái tên riêng VN sai bét nhè thế ư? Nếu không muốn viết thì chỉ cần ghi bão số 1 là được rồi cớ sao lại bày đặt chữ nghĩa Conson chi vậy. Giống như viết rằng ngư dân Việt bị tàu lạ tấn công trên biển Nam Hải (Trung Hoa) vậy.

Thursday, July 8, 2010

Ai xứng đáng nhận cúp vàng


Vòng chung kết Cúp Thế giới tại Nam Phi mùa đông 2010 đã đi được 62/64 quãng đường. 2 đội vào chung kết là những khuôn mặt Quen mà Lạ. Quen bởi vì họ luôn luôn là ứng cử viên vô địch mỗi kỳ Cúp Thế giới. Lạ là bởi vì cả 2 chưa bao giờ được đụng đến Cúp Vàng. Vậy ai xứng đáng hơn ai để lên bục lãnh Cúp vàng. Xin trả lời ngay: ông Bạch Tuộc tên Paul.

Monday, July 5, 2010

Đừng khóc cho Á Căn Đình


Ứng cử viên vô địch Cúp Thế giới 2010 đã bị lọai trước hội tuyển Đức quốc. Chúng ta hãy theo chân hội banh của Maradona xách valise về xứ đang là mùa đông ở Nam Mỹ.

Á Căn Đình là nơi sinh sống của người Âu di cư, trong đó người Đức có số lượng đáng kể, sống chung với người Ấn độ trước đó hàng chục ngàn năm trước. Từng là thuộc địa của Tây Ban Nha nên ngôn ngữ, phong tục tập quán và các tên họ xứ này gắn liền văn hóa Tây Ban Nha.
Người Á Căn Đình nói tiếng Tây (Ban Nha), một thứ tiếng giống tiếng Mễ (Tây Cơ) nên từ đây gọi tắt là tiếng Mễ cho tiện. Xứ sở của bóng đá, thịt bò, xúc xích huyết và điệu nhảy samba. Đến Á Căn Đình, máy bay sẽ đáp xuống sân bay Buenos Aires (đọc là Bu ê nôs Ai res), một Ba lê ở Nam bán cầu.

Điểm nhấn đầu tiên là Plaza di Mayo (Quảng trường Tháng Năm), kỷ niệm ngày Độc lập của Á Căn Đình 25 tháng 5 năm 1810, cũng là nơi diễn ra cuộc cách mạng cách nay 200 năm chẵn. Phía góc của quảng trường là Casa Rosado (Nhà Hồng) - dinh Tổng thống.


Casa Rosado

Á Căn Đình là một xứ nông nghiệp với sản vật quan trọng là bò. Thịt bò ở đây được xem là ngon nhất thế giới, ngon hơn thịt bò Nhật được nuôi trong villa máy lạnh và nghe nhạc giao hưởng Beethoven. Nhân lực chính xứ này là gauchos, như mujik Nga, cao bồi Mỹ, hiệp sĩ Anh hay đơn giản như con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đồng cỏ xứ này trải rộng đến tận chân núi Andes. Các nông trại được giới hạn bằng các hàng rào gỗ không thể đơn giản hơn. Chiều cao hàng rào đủ thấp sao cho cả người lẫn ngựa có thể dễ dàng phi qua hàng rào để vào trong hay đi ra ngoài.

Cổng một trang trại

Du khách đến thăm nông trại sẽ được nếm món bánh empanada có từ thời thực dân Tây Ban Nha đô hộ, món bánh có hình thức giống bánh gối của Vn nhưng nội dung lại giống bánh patechaux. Bánh này hơi mặn, tục lệ này có liên quan gì đến bánh mỳ và muối của người Nga chăng.


Bánh empanada