Tuesday, March 15, 2011

Đô la hóa

Đô la hóa là việc sử dụng đô la như là tiền tệ, bao gồm cả việc sử dụng đô la cho các chức năng của tiền tệ như thanh toán, định giá, cất trữ thay thế cho nội tệ. Đô la hóa xảy ra khi cư dân của một xứ sử dụng ngoại tệ song song hoặc thay thế cho nội tệ. Thuật ngữ đô la hóa không chỉ áp dụng cho việc sử dụng của đồng đô la Mỹ, mà gọi chung cho việc sử dụng một loại ngoại tệ khác thay thế cho nội tệ.

Những xứ sử dụng hoàn toàn đô la Mỹ
* British Virgin Islands
* Caribbean Netherlands (from 1 January 2011)
* East Timor
* Ecuador từ 2000
* El Salvador từ 2001
* Marshall Islands
* Federated States of Micronesia
* Palau
* Panama từ 1904
* Turks and Caicos Islands

Những xứ sử dụng đô la Mỹ song song với nội tệ
* Cambodia (dùng Cambodian Riel trong giao dịch chính thức nhưng thương giới chỉ giao dịch đô la Mỹ)
* Lebanon (cùng với bảng Lebanese)
* Liberia
* Zimbabwe

Những xứ sử dụng đô la như là phương tiện yết giá thanh toán và cất trữ
* Việt Nam

Ngoài USD các tiền khác được sử dụng là euro, đô la New Zealand, quan Thụy Sĩ (Liechtenstein), rupee của Ấn Độ (Bhutan and Nepal), và đô la Úc đã được sử dụng ở nhiều nước khác để đô la hóa. Ngoài ra, lira Thổ Nhĩ Kỳ (lãnh thổ Bắc Síp thuộc Thổ), shekel của Israel (đất Palestinian), và rúp của Nga (Abkhazia and South Ossetia) và yuan Trung Quốc được sử dụng trên thực tế tại các quốc gia lân cận.

Đô la hóa có thể được chính quyền công nhận chính thức hay không công nhận nhưng sử dụng trên thực tế. Ưu điểm chính của đô la hóa là kỷ luật tài chính và do đó ổn định tài chính tốt hơn và lạm phát thấp hơn.

Đô la hóa có thể là việc yết giá bằng đô la; hoặc có thể việc quy đổi các mức đầu tư lớn ra đô la, chẳng hạn như gọi dự án 500 tỷ yen là 6.1 tỷ USD; hoặc tại VN năm 1976 trả tiền mệnh giá 6 đồng cho 1 lít xăng giá 3000 đồng.

Thực tế người ta đô la hóa nhưng lại không chính thức thừa nhận. Dầu mỏ trong nước khai thác được, công nghệ hóa dầu đã có nhưng lại bán xăng với giá thành tính bằng đô la là một ví dụ.

21 comments:

Meo Luoi said... (1)

Bác Lý làm bài về đổi tiền đi ạ. Các nguyên nhân, hậu quả, và các hiện tượng có thể suy đoán trước đổi tiền. Cháu cảm ơn bác.

Lý Toét said... (2)

Lại kinh tế đặc thù XHCN. Sẽ có Mèo Ú

Meo Luoi said... (3)

Bác Lý ơi,
Bác nhận định thế nào khi ông Lê Xuân Nghĩa khẳng định tỷ giá sẽ ổn định trong các tháng tới. Hàng năm VN có thâm hụt thương mại nhưng vẫn dư ngoại tệ (tổng thu trừ tổng chi) cụ thể năm 2009 là dư 1 tỷ đô. Dư này là do thu được trong dân?
Vậy sao cháu vẫn thấy tin là dự trữ ngoại tệ của VN giảm?

Anonymous said... (4)

Bác lý cho ho em hỏi.
giả sử có đổi tiền, thì liệu có giưới hạn số tiền được phép đôỉ không?

Cô Cấn said... (5)

Chào bác Quang.Đấy là bí mật quốc gia.Bác muốn cho ai vào bót đấy?

Anonymous said... (6)

Bí mật quốc gia, tớ không biết và cững không nghĩ thế. nhưng chắc nếu có đổi tiền thì phải giới hạn số lượng đổi tiền, tớ muốn chắc chắn nên tham khảo bác Lí toét. tớ nhớ 1 câu truỵên cười:

một anh chửi tổng thống là một con lợn thiến, và có cái óc bằng con chim sẻ.
rồi anh ta bị bắt lại vì tội phỉ báng tổng thống và tiết lộ bí mật quốc gia.

Lý Toét said... (7)

@ Mèo Ú,
Để trả lời, xin mượn câu nói "ở xứ ta, để mấy em chân dài làm lãnh đạo tốt hơn", mà me xừ Nghĩa cũng là một lãnh đạo. Những tin bác ấy nhỡ miệng thì đúng (về 260 triệu đô), còn tin mà bấc ấy đắn đo chuẩn bị thì trật lất.

@ Quang,
Để tìm câu trả lời, hãy đặt câu hỏi đổi tiền để làm gì. Hiện nay tài sản tập trung ở:
1. Tài sản bằng ngoại tệ đã tẩu tán ở nước ngoài
2. Địa ốc
3. Vàng
4. Đô la (trong nước)
5. Tiền gửi

Trên thực tế người giàu nợ ngân hàng nhiều hơn tiền gửi. Vì lẽ đó mà không có ai có số tiền mặt ngoài định mức, nên việc đổi tiền không có lý do để dặt ra.

P/S tin đồn Liên Nghĩa là nghi binh đấy, dân chúng bán lúa non thì lấy đâu ra tài sản thặng dư. Rảnh tớ sẽ viết bài về đổi tiền.

Meo Luoi said... (8)

Bác Lý ơi,
Có điều cháu không hiểu được là nếu coi đô la (ngoại tệ) hay vàng là một hình thức đầu tư giống như các loại hàng hóa khác thì có vấn đề gì nhỉ? Khi coi nó chỉ là hàng hóa thì nó đâu có vai trò thay thế tiền đồng nữa đâu?
Trong kinh doanh có người lỗ thì có người lãi, và nếu lũng đoạn thị trường cổ phiếu thì cũng nguy hiểm như vàng, đô. Vậy tại sao CP lại siết chặt kinh doanh vàng, đô làm gì?

Meo Luoi said... (9)

Bác Lý nhận xét gì về bài này
http://hn.24h.com.vn/tai-chinh-bat-dong-san/ty-gia-truoc-gio-g-c161a364279.html
Các quỹ tài chính nước ngoài đang huy động ngoại tệ ngoài VN và bán để cho vay trên thị trường VN với lãi cao do đó nguồn cung USD sẽ dồi dào? Liệu tỷ giá có xuống thấp?

Lý Toét said... (10)

Tới giờ này mà Mèo Ú còn tin báo đảng sao?
Các quỹ nước ngoài nó carry trade là có thật, nhưng nó làm được (ăn chênh lệch lãi suất) mà mình không làm được.
Không loại trừ bọn ngoại như vina Dragon hay tên gì đại loại như vậy lỗ hàng trăng triệu $ trên TTCK nên tháu cáy dìm đô xuống để rút vốn ra gỡ gạc chút đỉnh.
Năm 2008 đã từng có lúc phải hối lộ ngân hàng để được đổi đô khi đó giá yết là 16k trong khi giá thị trường là 15k. Khi đó do bội thực vốn từ vinashin, và là dấu hiệu một bước lùi để đô tiến xa lên đến 22k như hôm nay.

Meo Luoi said... (11)

Híc, bác giải thích hay quá. Thảo nào cháu nghĩ mãi không ra tại sao năm 2008 giá đô lại xuống thấp thế, dưới 16. Năm đó nhà cháu có cái lợi duy nhất là mua được xe ô tô giá rẻ.

Memory'S Blog said... (12)

Nhìn vào danh sách các nước sử dụng chính sách Đô La hóa toàn là những nước hoặc là nghèo kiết xác, hoặc là siêu lạm phát. Đối với những nước siêu lạm phát như Zim họ sử dụng chính sách Đô la hóa để "cắt cơn" bệnh siêu lạm phát. Tuy nhiên, em có chút thắc mắc nhỏ là: khi sử dụng chính sách đô la hóa thì mặc nhiên chính sách tài khóa + tiền tệ của 1 quốc gia sẽ không còn tác dụng !! Vậy tại sao họ lại sử dụng ?? Thứ 2, giả sử sau này họ quay lại sử dụng lại nội tệ của mình có được không ? Bác Lý giải thích hộ em nhé !!

Lý Toét said... (13)

Nghe XT nói tớ có kiểm tra lại thì thấy bình quân GDP của nước đầu tiên trong danh sách là British Virgin Islands lên tới $38,500 số liệu 2004, vậy đâu có xem là nghèo. Không ít đầu tư gián tiếp và BĐS tại VN có nguồn gốc từ xứ này.

trong danh sách những xứ được xem là nghèo chỉ có
Liberia $226 (2010)
Zimbabwe $475 (2010)
East Timor $540 (2009)
Cambodia $815 (2010)
Micronesia $2,650 (2009)

Trong đó xứ Liberia nội chiến không thống kê được, điền chủ Zimbabwe bị tịch thu ruộng đất, Đông Timor mới thoát khỏi ách Nam Dương đang nhận viện trợ nước ngoài. Riêng Cam bốt thống kê ít hơn VN nhưng thực tế người dân sông ở bển dễ thở hơn, giá cước hạ hơn.

Ở Zimbabwe người dân tự vệ bảo vệ tài sản của họ bằng cách dùng đô la là phương tiện tính toán giống như mua bán nhà bằng vàng xứ ta vậy.

Những xứ còn lại đều có thu nhập cao hơn Micronesia.

Chủ đề của bài này muốn nói là: đô la hóa tại VN là chính sach nhất quán của nhà nước ta. Một trong nguồn thu lớn nhất cho ngân sách đó là tiền thuế xăng, mà xăng được tính bằng đô la. Nhà buôn họ tính bằng đô la là chuyên bất đắc dĩ, để bảo vệ nguy cơ bị lỗ do tỷ giá.

Lý Toét said... (14)

Nói thêm là đô la hóa là chính sách minh bạch của chính phủ Cam bốt để phát triển kinh tế. vietnamnet có bài ca ngợi chính sách này, bạn tìm xem lại.

Đô la hóa của Cam bốt có cái lợi là hút được lượng lớn đô la và vàng ở VN với giá rẻ. Phải cảm ơn nước bạn vì nhờ có chính sách này mà người sở hữu vàng và đô la ở VN còn bán được với giá chấp nhận được. Nếu chỉ duy nhất kênh thu mua là NHNN thì có lẽ người giữ đô và vàng còn thiệt thòi nhiều. Trước năm 75 miền Bắc hầu như không có vàng - đóng góp qua tuần lễ vàng, thế nhưng vàng lại rất rẻ.

Meo Luoi said... (15)

Bác Lý nghĩ sao về thông tin này:
http://vef.vn/2011-05-16-cuoi-2013-viet-nam-se-cham-dut-hoan-toan-do-la-hoa

Lý Toét said... (16)

Đô la hóa là chủ trương của nhà nước đấy chứ, giá xăng họ tính theo đô la chứ có tính theo Dung Quất đâu. Nhà nước không muốn cho dân giữ đô hay nói chính xác hơn là muốn chiếm luôn dịch vụ hối đoái giá bình dân của tiệm vàng. Chính các tiệm vàng có vai trò phá thế đô la hóa của NN thông qua việc trao đổi dễ dàng với chi phí thấp.

Khi nào bạn ra ngân hàng bạn dễ dàng mua được đô theo giá yết, tức là lúc ấy không còn tình trạng đô la hóa. Đô la hóa chẳng qua là nhà nước muốn trục lợi từ nó nhưng bị "bàn tay vô hình" quật lại.

Nếu nói cấm giao dịch bằng đô nghĩa là đo la hóa, thì hóa ra miền Bắc XHCN trước 75 bị đô la hóa à.

Mặt khác họ muốn định hướng nguồn vốn bằng vàng và đô trong dân vào thị trường BDS hòng tăng trưởng GDP.

Memory'S Blog said... (17)

Mấy hôm nay bận rộn quá nên hông vào thăm bác Lý được !!

Theo Bác Lý thì "Đô la hóa là 1 chủ trương của nhà nước ta ví họ thu được nhiều thuế từ xăng. Nhưng em có chút thắc mắc là thuế xăng thì thu bằng VNĐ ( vì thu từ nhà xuất khẩu) nên nếu cho rằng lợi cũng chỉ là thu được bằng VND thôi.

Tôi hôm qua, em có ngồi nghe PGS-TS Nguyễn Phú Tụ giảng về Kinh Tế Quốc Tế, trong đó Thầy có trưng ra 1 bảng số liệu đến hết năm 2009, thì để có được tổng kim ngạch XK là 100 usd , trị giá nhập chiếm đến hơn 80%. Phần giá trị gia tăng còn thấp hơn, chỉ chiếm 1 USD/100USD. vậy phải chăng chính sách Đô La hóa này là đã thất bại và bản thân nó cũng là con dao 2 lưỡi ??

Memory'S Blog said... (18)

Theo những gi em đã biết thì khi sử dụng "chính sách Đô la hóa" thì đồng nghĩa với việc từ bỏ chính sách Tài khóa -tiền tệ của quốc gia. Nếu vậy tại sao các quốc gia phía trên lại từ bỏ đồng nội tệ ? Tiếp đến, theo Bác Lý nói thì Đô la hóa là chu trương của Các Bác, các Chú ở "trển" thì t ại sao thời gian vừa qua các Bác bên CP thì chống rầm rầm còn bên Bác Giàu thì "bóp" làm cho "Bi ơi.... phải sợ" thế ?????

Meo Luoi said... (19)

Thế bác Lý có nghĩ là cuối 2011 sẽ cấm gửi đô như bài báo nói không? Vậy thì tình hình sẽ diễn biến ra sao?

Lý Toét said... (20)

XT, nắm vấn đề tốt đấy, đô la hóa thì phải chấp nhận là nhà nước không lũng đoạn được tiền tệ (xem lại bài Thuế Lạm phát của Huỳnh Thế Du), tức là không thể bị lạm phát trừ khi lạm phát từ nước Mỹ. Những lãnh đạo quốc gia non trẻ, khôn ngoan sẽ chọn cách này, Cam bốt là điển hình. Đô la hóa nhằm ưu tiên ổn định, dân có thu nhập thì chính phủ có thuế. Ngược lại nước ta nhà nước dùng quyền lực, quyền ra luật để cạnh tranh với tư nhân, tất nhiên cái gọi là nhà nước này chỉ phục vụ một nhóm người thôi. Chủ đề này có nhiều điều đáng bàn, tớ sẽ bàn tiếp.

Giá xăng và thuế xăng là hai vấn đề khác nhau mà, XT. Gia xăng không dựa vào giá thành Dung Quất mà dựa vào giá nhập tức là đô la hóa. Còn dùng chính sách tỷ giá để bòn rút nguồn lực trong dân lại là vấn đề khác. Mà 2 vấn đề này lại hỗ trợ nhau mới chết dân lành chứ.

Lý Toét said... (21)

@ Mèo,
Nói vui đấy thôi. Ngay Bắc Hàn còn phải dùng đến đô la cơ mà. Báo chí có nói đến việc kiều hối giảm 20%, nguồn nào thay thế đây.