Wednesday, August 3, 2011

Chúng ta học môn Sử thế nào

Kết quả thi ĐH môn Sử có hàng ngàn điểm Không (0) làm nhiều người sửng sốt. Nhiều người tự nhận là Trí thức viết bài lên án nào là Trách nhiệm quản lý giáo dục, nào là ông Bộ trưởng Giáo dục phát biểu sốc, nào là cười nước dãi văng đầy bàn phím. Những nhà "trí thức" đó tôi xem là không có kiến thức về lịch sử để bàn về chuyện thi Sử. Ông Sử học đại biểu quốc hội tuy trả lời huề vốn nhưng tiềm ẩn ngụ ý bộ môn Sử là khoa học bịa. Công bằng mà nói bài trả lời về sự kiện này của ông BT là hợp lý.

Ai cũng biết, môn học Lịch sử ra đời có mục đích tiêu diệt những sự thật trong quá khứ. Học sử là học những bài học (có thể bịa) trong quá khứ để thực hành trong tương lai. Nên môn Sử không phải đánh đố những điều học thuộc lòng mà là một "khoa học" tạo ra các sự kiện trong quá khứ để hợp thức hóa thực trạng hiện tại, mà hiện tại này lại đầy mâu thuẫn. Nói thẳng ra là bộ môn Lịch sử ra đời không nhằm nói lên sự thật mà chỉ giải đáp cho mệnh đề: Đi lên CNXH, con đường mà nhân dân ta đã lựa chọn. Ai không nắm được nguyên lý này không thể nói là người hiểu môn Sử.

Chúng ta, những người không thi môn Sử cùng thử phân tích xem có bao nhiêu đáp án cho đề Sử.

Trước hết, câu 1 Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Về phương diện Sự thật, Không một ai có thể trả lời thay anh Thành hay là bất kỳ ai khác câu hỏi này. Bởi sự thật thì, rất tiếc chỉ có anh Thành mới biết là anh ấy ra đi vì nguyên nhân gì.

Phân tích theo lẽ thường tình người ta tìm đường ra nước ngoài vì lý do kinh tế ngoài lý do tỵ nạn. Xin mở ngoặc tỵ nạn đã bao gồm chính trị, và khái niệm tỵ nạn kinh tế không có ý nghĩa, mà chỉ là di dân kinh tế. Ra nước ngoài để tìm nơi thuận lợi hơn trong cuộc sống, tìm nơi tốt hơn trong học tập và để tìm nơi an lành hạ cánh khi tuổi già. Anh Thành cũng có lý do không khác.

Ngày nay người ta không chỉ cứu nước mà còn tự cứu mình. Có thể phải thế chấp nhà lấy tiền vay ngân hàng để đặt cọc cho chân lao động xuất khẩu, với hơn 600 ngàn lao động xuất khẩu đem lại thu nhập gần 2 tỷ đô la mỗi năm, một con số không hề nhỏ.

Đó là thực tiễn. Còn khoa học Lịch sử lại phải nói khác. Phải nói rằng anh Thành tiếp thu lòng yêu nước từ gia đình và quê hương. Và anh quyết sang Tây để học phương pháp đánh Tây. Và khoa học Lịch sử ấy có đúng với thực tiễn hay không không phải là vấn đề bàn luận của chúng ta.

(còn tiếp)

Phụ lục: Đề thi Sử

Câu 1 (3 điểm)
Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Câu 2 (2 điểm)
Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những vấn đề đó được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939 – 1945?

Câu 3 (2 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” bằng thắng lợi nào? Nêu tác động của thắng lợi đó đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam.

Câu 4 (3 điểm)
Chọn 1 trong 2 câu
a. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh từ năm 1951 đến năm 2000.
b. Tóm tắt sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á trong năm 1945.

(Hết đề thi)

33 comments:

Anonymous said... (1)

Dear anh Lý,
Chủ đề này hay, có những điều em chưa hề nghĩ tới trong phần 1 này, em chờ phần sau của anh Lý.
TrinhCTSC

BS Hồ Hải said... (2)

Hehehe, chú Lý luôn sáng suốt trong mọi tình huống. Mấy nhân sĩ trí thức cứ nhìn ở góc pha học chưn chính mà không nhìn ở góc độ pha học của một xã hội có hình thái chính trị đơn nguyên tả khuynh khi giáo dục là công cụ để tuyên truyền đường lối.

Cô Cấn said... (3)

Cám ơn bác em đã nhìn ra.

Ông em bắt cả nhà khai lí lịch trung nông vì khai là bần nông người ta coi thường.
Mấy bà ở phố cổ HN bảo rằng:Tớ con nhà buôn bán nhưng thực chất trước đây ở đợ sau 54 được phân nhà.

Minh Trị said... (4)

Cảm ơn chú vì bài viết hay !


Minh Trị

Truong Tan Dat said... (5)

Tôi nghĩ ý bác Lý chỉ nói đến môn sử của Việt Nam hay các nước đơn nguyên tả khuynh giống như Việt Nam?

Hình như có sự nhầm lẩn trong cách đặt tên đề thi hay bốc lộn đề thi không? Với đề thì như thế này thì phải gọi là "lịch sử Đảng" mới đúng chứ? Chứ môn lịch sử gì mà chỉ hỏi tòan về Việt Nam vè chỉ vỏn vẹn chưa đầy 100 năm trở lại đây. Hèn gì ông Nguyên Ngọc ổng nói ổng cũng có thể "ăn trứng" với đề thi như thế!

tualua said... (6)

Tham gia vài dòng cho sum tụ, lịch sử VN oai hùng cả ngàn năm đầy chiến tích , ấy thế mà đề thi sử của cả nước dành cho thế hệ tương lai chỉ vẻn vẹn chưa đến 100 năm.
Biết thế này các sĩ tử nên học tủ là có điểm cao ruj?!
Ôi đất nước tôi!

Lý Toét said... (7)

Cảm ơn quý vị đã có ý kiến,
Theo tôi ý kiến của ông Bộ trưởng tựu trung vào 2 ý nói chung là hợp lý.

Một là, nhiều điểm Không là bình thường. Nhiều người mau quên có năm điểm thi môn Toán cũng có nhiều điểm 0 và được lý giải là đề thi khó.

Hai là, phương pháp giảng dạy có vấn đề. Ông ấy không sai, môn lịch sử không phải mô tả những gì xảy ra trong quá khứ mà chỉ diễn giải sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN.

Còn ông dân biểu Sử học Dương Trung Hoa nói một câu huề vốn là học sử để có nhiều tiền thì người ta sẽ học tốt, nói như ông thì chỉ cần học đá bóng giỏi là sống khỏe. Nhưng ông dân biểu cắt nghĩa môn lịch sử giống như truyện ngụ ngôn, tức là tính liên tục của nó còn thua cả tiểu thuyết.

Thế là rõ, môn lịch sử là câu chuyện được hư cấu. Cũng như truyên Tam quốc là hư cấu mà người ta cứ lầm đó là lịch sử.

ht3i said... (8)

Với cái đề thi như này thì chỉ có các vị ra đề thi mới làm được thôi. Học sinh có đề cương lyện trước thì may ra. Chứ còn các bạn mà nhảy vào thì xơi trứng là chuyện thường. Em đồ rằng kể cả cho bác Lý vào thì nguy cơ xơi ngan ngỗng cũng tương đối lớn he he.

Còn mấy bác nhà văn với tiến sĩ văn hóa này nọ thì có vẻ các bác ấy mắc bệnh "Bật" rồi. Tức là cứ ông nhà nước có gì khác lạ là bật, y như anh hề Sác lô cầm cái cà lê, tuốc nơ vít, thấy cái gì nhô ra cũng tưởng là bu lông ốc vít, vặn lấy vặn để.

H said... (9)

Thực ra phần đầu bài viết trên của bác Lý là cách diễn đạt khác về Sử bịa. Các tác giả khác cũng nêu ý Sử bịa rồi. Ví dụ như cái ý Sử - Chính trị của ông Nguyên Ngọc. Chính trị nghĩa là nói phét. Sử - Chính trị mặc nhiên bịa. Thành ra Sử bịa không phải là một phát hiện.

Sự khác nhau là, các tác giả khác bày tỏ mong muốn có một môn Sử lý tưởng, kiểu như tách khoa học và triết học khỏi thần học. Mong muốn ấy có thể không tưởng, ở xứ này, nhưng đấy là mong muốn lương thiện.

Bác Lý lại xem nhìn nhận Sử bịa như là cách nhìn thức thời. Bằng chứng là bác dùng từ trí thức nháy nháy cho mấy tác giả kia, và dùng từ hợp lý rất nghiêm trang cho lời ông Bộ trưởng. Dĩ nhiên ông Bộ trưởng "hợp lý" với con đường kách mệnh của ông, nhưng có hợp lý với sự lương thiện hay không thì còn phải bàn.

Vài lời có khi khó nghe, nhưng thật, mong bác Lý cảm thông.

Meo Luoi said... (10)

Phải chăng bác Lý đang muốn:
1. Xoa dịu các e bị điểm kém môn sử vì đó là điều tất nhiên dĩ ngẫu trong hoàn cảnh hiện nay.
2. Nêu lên hiện trạng và lý giải học sử theo cách nhìn hài hước.
Mèo không rõ nếu Mèo đi thi thì được bao nhiêu điểm, nhưng chẳng nhẽ không được nổi 1-2 điểm. Học để thi đại học ở Việt Nam nhất là các môn xã hội là học gạo, học một cách khiên cưỡng. Thế nhưng các bạn đi thi thì phải lấy mục đích làm trọng chứ. Mà cách chấm ở đại học chắc cũng theo ý. Chẳng nhẽ không nêu lên được ý nào? Bác Lý có đáp án đề thi sử thì cho mọi người xem với.
Hôm nay VNN có đăng bài này:
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/33804/-phai-chinh-nguyen-tat-thanh-noi-ra-dieu-ay-.html
Tác giả có ý giống bác Lý quá.

Lý Toét said... (11)

Cảm ơn các còm ment của các bạn,

Xem Sử là bịa đối với tớ không phải là phát hiện mà là phương pháp học tập, tuy nhiên nói Sử ta được bịa ra thì trái với quan niệm chính thống, và chắc chắn các nhân sĩ kia không đồng tình.

Mà nếu xem Sử là bịa ra thì ta chỉ cần học văn học là đủ, học Kơ pa Kơ lơng, học Lê Văn Tám, học Đất nước Đứng lên, học Những mẩu chuyện trong đời hoạt động của chủ tịch HCM.

H nói rằng ông Nguyên Ngọc cho rằng Sử bịa là sai, ông ấy tạo ra anh hùng Núp là nhân vật văn học, thực tế lại có cái ông Núp thật không như anh Lê Văn Tám không có thật. Ông NN cũng có lỗi trong việc hư cấu một người thật.

Học Sử ta cũng giống như làm thống kê ở ta, tức là cho kết quả trước rồi vo tròn số liệu đầu vào cho phù hợp kết quả.

Bài viết này không nhằm phê bình lãnh tụ đã bịa ra Sử Việt mà chỉ nhằm phổ biến phương pháp học Sử Việt, qua đó thể hiện một phương pháp dạy Sử Việt.

Trong khi các "nhân sĩ" thì lại đòi hỏi giới lãnh đạo phải thay đổi nội dung Sử cho phù hợp với sự thật là điều mà lãnh đạo không bao giờ chấp nhận.

Lý Toét said... (12)

Các "nhân sĩ" nhà ta có một lối phê bình góp ý đặc thù đó là vạch mặt sai trái về phần ngọn của lãnh tụ. Chách phê bình góp ý này là không có hiệu quả, chỉ làm lãnh đạo kiên định hơn trong việc bảo vệ quan điểm sai tría của lãnh đạo.

@ML,

Có một số người từ các web hay blog xào nấu ý kiến của các thành viên đăng lên VNN lấy tiền cát sê, đó là một cách kiếm tiền, hãy thông cảm cho họ.

Học Sử Việt không khó nếu ta xem nó là hư cấu. Thí dụ thắng lợi nào làm cho "Mỹ cút" phải là chiến dịch Quảng Trị 1972, bởi vì sau trận này Mỹ ký HĐ Ba Lê đồng ý "cút" vào đầu 1973, nhưng thực tế chiến dịch Quảng Trị làm ta tạo ra nhiều liệt sĩ nhất. Đề ra có ý hỏi về Sự kiện lịch sử, nhưng đáp án lại là Mốc lịch sử, đúng là bó tay. Phải có sự kiện nào mới dẫn tới HD Paris chứ.

Lý Toét said... (13)

Bạn Từa Lưa và bạn Trương Tấn Đạt có nêu ý kiến rằng đề thi Lịch sử mà sao giống Đảng Sử. Thời đại bây giờ nó thế.

Môn Toán bây giờ người ta dạy Giải tích cho học sinh phổ thông. Người ta dạy Vật lý đại cương và Hóa học đại cương cho học trò cấp 3. Cho nên dạy Đảng sử là môn dạy ở Đại học cho học trò Trung học cũng không lấy gì làm lạ.

Vả lại nước nhà chỉ thoát kiếp nô lệ từ khi có đảng CSVN, trước đó là chế độ phong kiến, ai cai trị cũng vậy.

H said... (14)

"H nói rằng ông Nguyên Ngọc cho rằng Sử bịa là sai, ông ấy tạo ra anh hùng Núp là nhân vật văn học, thực tế lại có cái ông Núp thật không như anh Lê Văn Tám không có thật. Ông NN cũng có lỗi trong việc hư cấu một người thật"

Bác Lý ơi, đem chuyện xưa để nói chuyện nay cũng là việc hay, nhưng không luôn đúng. Không ai tắm hai lần trên một dòng sông.

Em vẫn nói rằng, cả bác và ông Nguyên Ngọc đều có chung ý Sử bịa. Chỉ có thái độ ứng xử là khác nhau thôi.

Lý Toét said... (15)

Dear H,

Tớ vẫn cho rằng ông nGuyên Ngọc (với tư cách là một đại diện) kêu gọi các cấp lãnh đạo phải sửa lịch sử đúng vơi sự thật. Thực tiễn là người ta phải đổ ra bao nhiêu cố gắng để tạo ra một bộ sử "hoàn mỹ", vậy việc ta can gián có nên chăng, hay là chỉ làm cho lãnh đạo thêm bảo thủ.

Trí thức không phải nhưng người đem hiểu biết của mình để lòe thiên hạ , mà phải đem kiến thức của mình để nói chuyện thiệt hơn với lãnh đạo. Nên các góp ý phê bình của chư vị "nhân sĩ trí thức" theo kiểu như thường thấy là vô giá trị.

Chuyện tắm chung một giòng sông, đã bao giờ ông Nguyên Ngọc thừa nhận chuện anh hùng Núp của ông ấy là bố láo hay chưa?

Lý Toét said... (16)

Dear all,
Tớ viết bài không bao giờ nhằm chỉ trích ai, mà chỉ là những trải nghiệm bản thân. Những gì ta tổng kết được thì ta chia sẻ với mọi người.

Trong câu chuyện giá vàng, tớ chỉ nói rằng hiện nay giá vàng đang 39 người ta bán để chốt lời và người ta sẽ lập lức ào ào mua vô nếu nó tăng lên 42.

Những ông Huệ Chi hay Nguyên Ngọc hiện được xem là tiên phong "lề trái". Nhưng người Việt ta vốn mau quên, họ quên rằng ngày trước nhóm ông Nguyễn Hữu Đang thể hiện chính kiến thế nào. Và đừng nói trên một giòng sông rằng lúc đó ông Huệ Chi hay Nguyên Ngọc đang ở đâu.

Những ông này, tôi kính phục vì những thể hiện của các ông, nhưng không vì thế mà xem các ông ấy là lá cờ đầu trong dân chủ VN.

langle said... (17)

Cháu đọc blog bác nhiều và cũng rất mong ngóng bác viết nhanh, viết nhiều hơn nữa. Bác viết ngắn mà rất súc tích, hay. Đặc biệt bài viết này cùng những NX của bác.
Từ lúc đọc blog bác cùng BS Hải, cháu đã thay đổi rất nhiều trong cách nghĩ cùng cách nhìn về thực trạng xã hội. Cháu xin cảm ơn hai bác.

Meo Luoi said... (18)

Nhân việc bác Lý nói đến chúng ta học sử thế nào, thì có lẽ nên có một bài chúng ta nên học thế nào trong nền giáo dục VN.
Hiện nay, cơ hội thay đổi là ít dù không phải là không thể. Nếu không thay đổi được cả hệ thống, thì hãy thay đổi từ từ, nhưng chỉ riêng việc thay đổi mỗi chương trình SGK mà các giáo sư yêu kính đã hét giá cao ngất trời. Vậy là các em học sinh đáng thương sẽ phải tiếp tục chung sống với lũ. nếu ta không thay đổi được nó, thì hãy thương con em chúng ta bằng cách dạy các em học đối phó thế nào với BGD là hay nhất.
Hãy dạy cho các em cách học nào là đơn giản nhất, đáp ứng yêu cầu tối thiểu của chương trình để đạt được mục đích là tồn tại được trong hệ thống trường cấp 1, 2, 3. Còn đâu thời gian là để tư duy, học hỏi cái khác. Mèo cũng đã từng học chương trình phổ thông, và Mèo cho rằng, chương trình hiện nay cũng không quá nhiều cải tiến so với trước đây. Vậy thì đó là do cách học của các em đã thông minh hay chưa mà thôi.
VD với các môn học thuộc lòng: Văn, Sử, Địa. Các em hãy cố học thông minh hơn, hiểu theo ý và nhớ theo ý. Mình có thể không học thuộc dữ kiện nhưng ít ra cũng được 6-7 điểm. Các môn Toán, Lý, Hóa thì các em cần người thầy tốt, giúp các em khái quát theo chuyên đề, theo hệ thống. Nếu để mong đạt học sinh giỏi như hiện nay và tối ngày đi học thêm, thì các em cũng chỉ là những 'bò sát nhai lại' mà thôi.
Hy vọng Mèo có thể dạy con như vậy. Sống chung với lũ cần người can đảm. Mà các thầy cô giáo bây giờ thì lại quá thiếu sáng tạo.

H said... (19)

Bác Lý,

Một số trong các vị ấy đã từng cố vấn cho ông Võ Văn Kiệt. Thế là người ta cũng đã tìm cách làm việc với lãnh đạo rồi.

Nhân văn Giai phẩm thất bại nhưng không phải vô nghĩa. ít nhất nó để lại những bài học; nó cho người ta thấy còn có lương tri trong xã hội Việt Nam thời kỳ đó.

Và ngày nay cũng thế. Các vị ấy có phải là thủ lĩnh gì đấy hay không thực sự không quan trọng, nhất là ở tuổi tác đó. Cái quan trọng là tiếng nói của họ có lương thiện không. Phương pháp của các vị ấy có thể không thành công mỹ mãn, nhưng ít nhiều có tác động tích cực đến nhận thức tiến bộ. Như thế là tốt rồi.

Trước các hiện tượng, mỗi người ứng xử khác nhau. Mở miệng, im lặng, xu thời. Mỗi người đều có lựa chọn của riêng mình. Ta nên tôn trọng lựa chọn của kẻ khác, chừng nào lựa chọn của họ không ảnh hưởng tới cộng đồng.

NPP said... (20)

Bài này của bác Lý Toét hay quá, em chỉ không đồng ý với ý kiến của bác về câu số 3 của đề sử. Bác cho rằng sự kiện chiến dịch Quảng Trị là đáp án đúng, trong khi đó bộ GD lại cho là ký kết hiệp định Paris. Theo em cả 2 đều không chính xác. Bác xem lại câu hỏi là THẮNG LỢI nào chứ không hỏi sự kiện nào nên bác hiểu thành sự kiện lịch sử là lạc đề (Hay bác hiểu chiến dịch Quảng Trị là một thắng lợi của CS?). Bộ GD lại ra đáp án với việc ký kết ... cũng là tầm bậy bởi vì ký kết đúng như bác nói đó là cột mốc thời gian chứ không phải là sự kiện. Đáp án đúng nếu hiểu theo ý của "đường lối chủ trương" phải là thắng lợi trên bàn đàm phán Paris. Cái gọi là thắng lợi là cái này nè: trong đó có điều khoản Mỹ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam VN, đồng thời vẫn không giải giáp mặt trận GPMNVN.

Lý Toét said... (21)

Dear all,

Sách giáo khoa ngày nay được biên soạn theo lối làm mất khả năng tự học của học sinh. Học sinh sẽ phải mất thêm thì giờ để lãnh hội kiến thức ngoài phổ thông. Và gánh nặng lại đè lên học trò. So với SGK ban A nhất là hạng nâng cao, SGK ban C nhẹ nhàng hơn nhiều. Lối học thuộc lòng tổn hại trí nhớ mà kiến thức lại không bao nhiêu.

Theo dòng sự kiện kỳ thi ĐH môn Việt Sử vừa rồi, các vị trong nhóm BXVN có ý chỉ trích lãnh đạo về việc dạy học môn Sử. Sử Việt khác với Sử xứ khác là tuyệt đối không có thảo luận vì sẽ dẫn đến xem xét lý do tồn tại của sự lãnh đạo độc tôn của DCSVN. Các vị ấy muốn thay đổi điều mấu chốt này là không thể. Nội dung Việt Sử chỉ có thể thay đổi nếu thay đổi thế chế chính trị.

Việc chỉ trích chắc chắn không đem lại kết quả. Vậy thì ta nên chỉ ra cho học sinh thấy bản chất môn Sử để có phương pháp học thích hợp.

Lý Toét said... (22)

Hoan nghênh inha inha thành viên (sáng lập?) của webblog Giáo sư dỏm.

Thỏa hiệp chỉ là thỏa hiệp, không thể xem là "thắng lợi" được. Vì kết quả ký kết chỉ là quy luật nganng giá, nghĩa là ở cái mức ấy thì vừa lòng cả đôi bên. Cũng như vĩ tuyến 17 mà không phải là 16 hay 18 vì giá của nó chỉ đến thế. Thắng lợi của thỏa hiệp Geneva là ở chỗ Chính phủ VNDCCH là một bên trong ký kết mà Chính phủ VNCH thì không.

Ta thử so sánh thỏa hiệp WTO của VN so với Cam bốt. Cam chấp nhận hết các điều khoản còn VN độc quyền thao túng xăng dầu. Vậy ai là người "thắng lợi" ở đây giữa dân Việt và dân Miên.

Cho nên nội dung ký kết hòa đàm chỉ là thể hiện kết quả chiến trường.

Tớ lập luận sự kiện làm ra cái đó không phải là chiến dịch Linebaker thì chỉ có thể là Quảng Trị thôi chứ. Chiến dịch Linebaker chỉ là hiện thực hóa khoản 3.5 tỷ đô mà gã Kít Do Thái hứa (lèo) với ông Thọ, nên không làm nên cái Paris 1973.

Còn nếu không chấp nhận Quảng Trị thì phải lui lại sự kiện trước đó là chiến dịch "bóng bàn" 1971 cũng do gã họ Kít gốc Do Thái kia tạo ra. Nhưng nói như thế thì còn đâu mặt mũi anh Ba Tiểu Bá Đông Dương thập niên '70.

NPP said... (23)

Thỏa hiệp nó giống như chia 1 miếng bánh hơn, anh được nhiều thì có thể xem là thắng. Hoặc cũng có tình huống cả 2 anh đều thắng ví dụ anh thì được chia cái phần nhiều thịt, còn anh kia thì được phần nhiều bánh, nói chung cái gọi là chiến thắng thì phụ thuộc vào mức độ thỏa mãn chủ quan thôi. ĐCS xem cái điều khoản "Mỹ cút" là chiến thắng là đúng rồi vì mục tiêu của họ là "Mỹ cút, Ngụy nhào" mà. Nhưng Mỹ cũng có chiến thắng của họ đó là "cút trong danh dự" đấy thôi!
Ở bài trên em không nói hiệp định Paris là chiến thắng nhé mà em nói về cái điều khoản Mỹ "cút" là "chiến thắng" kìa.


Chiến dịch Quảng Trị chỉ là một trong vô vàn những sự kiện để dẫn đến những cuộc mặc cả trên bàn đàm phán thôi bác à (trong đó thì điều khoản Mỹ "cút" có từ ban đầu) mà sau này Mỹ nó cũng muốn "cút" thật vì nó chán rồi. Làm sao mà coi đó là sự kiện dẫn đến "căn bản hoàn thành đánh cho Mỹ cút" được.

PS: cám ơn bác còn nhớ em, nhưng em không phải thành viên sáng lập gì cả, em chỉ là khách thôi. Bác tâng em hóa ra bác hại em đấy!

Nguyễn Quang said... (24)

Đúng ra đề lịch sử phải thêm một câu, đáp án sai song giải thích đúng vẫn có điểm tối đa. đả đảo mấy tay soạn thảo ba rem chấm điểm, làm các ộng kẹ sử bị chửi bẽ mặt.

Lý Toét said... (25)

@ Quang,
Với tớ, môn sử nên làm giống như môn Luật giao thông đường bộ. Có câu hỏi và có đáp án, thi trắc nghiệm, chấm bằng phiếu đục lỗ. Chuẩn sẽ không cần chỉnh.

Pham Thai said... (26)

Tui đang thắc mắc số hs bị rớt ĐH vì môn sử này sẽ đi về đâu? ai sẽ chịu trách nhiệm cho điều thiệt thòi này?- chắc chắn đây không phải là lỗi hoặc sự kém cỏi của các em đó đâu.

Nguyễn Quang said... (27)

Dear Phạm Thái, không có gì đâu kinh nghiệm thi của tớ như sau:
ta giỏi => ta khó thì người cũng nhăn nhó. có phải khó riêng gì ai đâu mà phải lo. Nếu đáng đậu thì ắt đậu thôi!

...


BÁc toét có bài nào về hành vi tự sát kinh tế của cuốc gia không? share cho em với!

Lý Toét said... (28)

Dear Phạm Thái(?),

Về nguyên tắc người ra đề, tức là trường đại học hay bộ GD tuyển sinh không chịu trách nhiệm về độ khó của đề hay không chịu trách nhiệm về việc thí sinh có làm được bài hay không. Ngày xưa ông Trần Tế Xương thi đến già cũng không đậu cử nhân nên được gọi là Tú Xương.

Thực tiễn có việc người này may người kia rủi, cũng là chuyện bình thường. Giống như mỗi lần nhà nước tăng tỷ giá đô là người mua xăng phải trả thêm tiền mà công ty khai thác dầu lại kiếm thêm được ít tiền.

Dear Quang,

Quy luật kinh tế nói rằng, những việc trái quy luật kinh tế sẽ đem lại lợi lộc cho số ít và thiệt hại cho số đông. Người gây ra không những không chịu hậu quả mà còn trục lợi qua đó nên không thể xem đó là hành vi "tự sát" được.

Củ Chuối Tây said... (29)

Kính thưa Chú Lý!
Tìm mãi trong hồ sơ chưa biết chỗ nhắn tin riêng ở đâu cả. Cháu search trên Google cũng chỉ ra kết quả thế này . Dù là trên thế giới ảo thì với cả tấm lòng kính phục và mến yêu (dùng từ này không biết chính xác không nữa) cháu rất mong biết thêm đôi chút về chú. Ví như BS HH có địa chỉ thì thấy yên tâm ngon lành rồi. Nếu chú đọc được sớm thì xóa đi giùm cháu. Để lại comment thế này cháu e không tiện cho chú.
Kính chú.

khoai tay said... (30)

Không có vấn đề lo ngại về việc rớt môn sử, bằng chứng nhiều đồng chí hồng hơn chuyên được đề bạt giữ chức vụ cao, ngay cả khi có kỷ luật vi phạm thi cử (xin mời search bài trên blog bác lý).
Các đồng chí hồng sẽ được đề bạt
các đồng chí chuyên sẽ tự lo được thân!
cheer

Lý Toét said... (31)

Hê hê, điển hình là anh Đào Ngọc Dung.

Unknown said... (32)

Cám ơn bạn Lý đã chia sẽ cho mọi người

fs said... (33)

he he, lịch sử ở lừa không phải là thứ "history" trên thế giới người ta vẫn dạy cho học sinh đâu.
em cam đoan, em đảm bảo với bác Lý Toét rằng, một học sinh thi đại học môn sử, chỉ cần viết câu "Đảng cộng sản VN quang vinh muôn năm", chép đầy tờ giấy thi từ đầu giờ đến hết giờ bảo đảm không thể 0 điểm.
Nếu mà 0 điểm em kiện lên đến tận Ba Đình đới!
hé hé.