Thursday, October 6, 2011

Ủng hộ các tân Bộ trưởng

Mấy tuần qua dân chúng xôn xao vì hiện tượng "thế hệ Bộ trưởng" nghĩa là những vị tân Bộ trưởng là những ngôi sao trong thiên hà chính trị nhờ nhờ ở xứ ta. Khởi đầu là Huệ bộ trưởng với slogan "Các anh kêu lỗ thì để người khác làm" đi kèm lời hứa "không tăng giá xăng cho tới cuối năm, trong bối cảnh giá xăng thế giới đang giảm, làm nức lòng chiến sĩ từ bô lão đến bé đi nhà trẻ.

Sau cú đó, Huệ bộ trưởng im lặng làm quần chúng hồ nghi bản lĩnh của ngài. Có kẻ xấu miệng còn tư vấn cho ngài, rằng Ngài là quan văn chỉ nên Làm Mạnh nhưng Nói Nhẹ, nghĩa là bốp chát như thế sẽ có kẻ tìm kẽ hở của ngài để phản công. Các bạn ơi lo xa chi vậy, Huệ bộ trưởng thuộc quyền quản lý của Bộ chính trị và Petrolimex cũng vậy, tức là họ không có mâu thuẫn về quyền lợi, chỉ khác nhau về sự ân thưởng mà thôi.

Bộ Tài chính chỉ quan tâm đến thuế, mà thuế suất trong xăng đã được ấn định rồi (chiếm khoảng 40% giá xăng), vấn đề là bộ Tài chính chỉ nắm được doanh thu bán xăng thông qua báo cáo từ Petrolimex. Mà giữa petrolimex với Hải quan có quan hệ ruột rà với nhau từ lâu, có thể bộ Tài chính đã phát hiện ra sự chênh lệch giữ nhu cầu đô la để nhập xăng với doanh số bán xăng của họ.

Giao thông bộ với sếp mới Đinh Thăng đã ra những quyết định khá sốc và quyết đoán. Ngài đi thị sát công trình và bãi chức trưởng công trình đề bạt người khác thay thế, làm người ta nhớ đến ông tướng họ Đinh (họ đi mượn, họ thật là Phan) lột lon chiến sĩ tại chiến trường và xé bằng của kỹ sư ngay công trường.

Tuy nhiên, cái quyết định to tát ấy (cách chức cấp dưới, điều người khác thay thế lập tức) lại chẳng ảnh hưởng gì tới dân chúng cả. Việc sân bay Đà Nẵng hoàn thành sớm hay muộn không hề làm giá vé máy bay rẻ đi. Hay nói cách khác, việc trừng phạt nghiêm khắc cấp dưới của ngài chỉ là chuyện nội bộ, không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của dân chúng mà ngài là người đại diện.

Hai đề nghị (chứ không phải quyết định) của ngài rất hợp lòng dân nhưng rất tiếc lại không được cấp trên của ngài đồng ý. Đó là, một là cấm xe máy nói riêng và xe cá nhân nói chung vào nội thành trong giờ làm việc; hai là đua xe trái phép sẽ bị tiêu hủy phương tiện và đồng thời bị phạt tiền.

Một thành phố trên triệu dân nào muốn phát triển bền vững cũng đều phải phát triển phương tiện đi lại công cộng. Mà phương tiện công cộng lại xung đột với phương tiện cá nhân, có thể nói là không đội trời chung với nhau. Đặc điểm đó dẫn tới không thể thay thế "dần dần" hay "thí điểm" được mà phải cưỡng bức, dứt khoát và bắt buộc. Những cách thức nửa vời theo kiểu thay thế từng phần chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại.

Đề nghị này vấp phải sự phản đối đáng kể của những người "yêu xe gắn máy". Nào là phương tiện công cộng không đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại; thay thế như thế sẽ làm kế hoạch sinh hoạt học tập và làm việc bị xáo trộn, mất ổn định. Lẽ ra người to tiếng phản đối nhất là hãng sản xuất xe gắn máy, họ lại im lặng để cho những người có thế lực và "quần chúng" phản đối dùm cho họ.

Việc tiêu hủy phương tiện phạm pháp cũng là việc bình thường. Thậm chí một số nước còn có biện pháp chế tài thiến hoạn kẻ phạm tội hiếp dâm, hay gần ta có Hàn Quốc mới ra đạo luật tiêm thuốc làm mất khả năng sinh dục có thời hạn (15 năm) cho tội phạm ấu dâm. Chiếc xe đua trái phép hoàn toàn có khả năng gây ra tai nạn dẫn đến chết người hoặc thương tật trầm trọng cho người vô tội. Mặt khác chiếc xe dùng để đua thường là xe không có giá trị và đã được độ lại để thay đổi những thông số kỹ thuật trái với thiết kế của nhà sản xuất.

Vậy mà có không ít ý kiến của những kẻ tai to mặt lớn cho rằng cần phải tịch thu và sung vào công quỹ, bán lấy tiền bù đắp cho chi phí ngăn chặn đua xe, nôm na là "lấy mỡ nó rán nó". Đụng đến quyền lợi nhỏ nhoi cũng làm họ giãy nảy lên, con em những vị quan chức này là những kẻ tố chức đua xe.

Thế có sự liên quan nào giữa hai ngài thượng thư hai bộ trên. Có, đó là phương tiện chạy bằng xăng, mà trong xăng có thuế. Nếu phát triển phương tiện giao thông công cộng sẽ giảm lượng xăng tiêu thụ, qua đó sẽ làm thất thu ngân sách.

Dân chúng đang mong những ông Bộ trưởng khác tiếp tục thể hiện bản lĩnh chính trị.

Chú thích:
Xăng có nghĩa là xăng và dầu để chạy xe
Petrolimex là doanh nghiệp nắm 60% thị phần xăng dầu

Kỳ tới: Phương tiện giao thông công cộng vs xe cá nhân

P/S Thành kính phân ưu Steve Jobs

18 comments:

Day-dreaming said... (1)

Trích: "Thế có sự liên quan nào giữa hai ngài thượng thư hai bộ trên. Có, đó là phương tiện chạy bằng xăng, mà trong xăng có thuế. Nếu phát triển phương tiện giao thông công cộng sẽ giảm lượng xăng tiêu thụ, qua đó sẽ làm thất thu ngân sách."

Câu kết của Bác quá đỉnh. Vĩ mô thế làm sao hiện trạng vi mô nào mà không y chang. Không phải là không làm được. Vấn đề là nó muốn thế nào. Mọi thứ rồi cứ càng ngày càng loạn lên, hỏa mù khắp nơi, rồi nhiệt tình của những kẻ phá hoại....làm sao bây giờ.

Lý Toét said... (2)

Cảm ơn Mơ Giữa Ban Ngày,
Bây giờ ở xứ ta có một chuyên ngành đó là "Ăn theo ngân sách". Ngoài ra độc quyền buôn bán xăng dầu là con gà đẻ trứng vàng.

Tớ xin tóm tắt nội dung bài viết.

Mấy tuần nay báo chí liên tục đưa tin về những "đột phá" của các vị tân Bộ trưởng. Mở màn là 2 ông BT Tài chính và BT GTVT.

Ông BT TC chấn chỉnh hoạt động buôn bán của Petrolimex được bộ Công thương bảo kê, đây chỉ là chuyện nội bộ, không ảnh hưởng đến quyền lợi của dân. Đồng thời trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới đang giảm, ông tuyên bố đanh thép không tăng giá xăng cho đến cuối năm. Không tăng trong khi người ta giảm nghĩa là đã tăng giá.

Ông BT GTVT đã cách chức thuộc cấp của ông một cách quyết đoán, vẫn chỉ là thanh trừng nội bộ. Tiến độ xây dựng sân bay Dà Nẵng không ảnh hưởng gì đến giá vé máy bay.

Ông BT GTVT đưa ra 2 đề nghị rất tích cực, có lợi cho dân chúng nhưng lại chưa được cấp trên của ông duyệt, đó là:

1. Cấm xe cá nhân di chuyển trong nội đô trong giờ làm việc để triển khai đồng loạt hệ thống vận chuyển công cộng.

2. Đua xe trái phép bị tịch thu xe để tiêu hủy và phạt tiền.

Chính báo chí đã định hướng cho độc giả cổ vũ những hành động không liên quan gì đến họ nhưng lại ra sức chống đối những ý tưởng đem lại lợi ích thật sự cho toàn thể dân chúng.

Củ Chuối Tây said... (3)

những ngôi sao trong thiên hà chính trị nhờ nhờ ở xứ ta. Câu này không nhiều trên báo ta, cháu nghe lần đầu rất hay.
Ở xứ ta làm ăn thời lạm phát là ngon nhất. Giá đầu vào chưa tăng thì giá đầu ra đã cộng cả % lạm phát.
Một bộ phận thân hữu hoặc có thế lực trong bộ máy công quyền đã được chuẩn bị hoặc nhận được tín hiệu để ra tay trước khi lạm phát xảy ra. Còn mỗi dân đen tơ hơ...

khoai tay said... (4)

hay quá bác ơi:
1- "Nếu phát triển phương tiện giao thông công cộng sẽ giảm lượng xăng tiêu thụ, qua đó sẽ làm thất thu ngân sách."
2- "Đồng thời trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới đang giảm, ông tuyên bố đanh thép không tăng giá xăng cho đến cuối năm. Không tăng trong khi người ta giảm nghĩa là đã tăng giá."
3- "Chính báo chí đã định hướng cho độc giả cổ vũ những hành động không liên quan gì đến họ nhưng lại ra sức chống đối những ý tưởng đem lại lợi ích thật sự cho toàn thể dân chúng."
cảm ơn bác khai sáng!

Lý Toét said... (5)

Hoan nghênh thiện chí đi xe bus của BT. Nhưng không cần thiết bởi vì không cần phải "vi hành" cũng có thể nắm được tình hình. Trong trường hợp này áp dụng chiêu "cách chức" không có tác dụng, vì lái phụ xe chỉ là giai cấp làm thuê thu nhập không được cao lắm, họ không làm cho ông chủ này thì làm cho ông chủ khác.

Lý Toét said... (6)

Đáng tiếc là nội dung nghị sự của Hội nghị TƯ 3 không đề cập gì đến sự đột phá về giao thông. Sắp tới sẽ là những chiến dịch của báo chí định hướng độc giả tấn công vào chủ trương ưu tiên phát triển GTCC.

QUANG DONG said... (7)

Bác Lý phân tích rất sắc xảo.Ông Nguyễn Đức Nhanh đã lên tiếng rồi.Ai đúng ai sai đều rõ.Dù sao cũng ủng hộ các ông mới hơn là các ông cũ.Mọi thay đổi lớn đều phải từ thay đổi nhỏ.Liệu có phải hòn đá ném ao bèo hay tín hiệu cho sự thay đổi lớn?Còn chờ.Tuy nhiên không hy vọng gì nhiều!

Lý Toét said... (8)

Dear Quang Đông,

Có lẽ nạn kẹt xe cho tới nay đã ảnh hưởng tới sự đi lại của các ảnh.

Nhìn xa hơn, sự phát triển của GTCC không chỉ đem lại tiện lợi và sức khỏe cho dân chúng mà các anh Petrolimex cũng không thể làm mưa làm gió trên thị trường như hiện nay. Hàng triệu người đổ mỗi tháng 10 lít xăng lại không có tiếng nói bằng vài chục công ty vận tải đổ hàng triệu lít xăng mỗi tháng.

Ta ủng họ cái văn minh, cái có lợi cho cộng đồng để đừng vào hùa với những sai trái.

Cô Cấn said... (9)

Bác ơi,họ kiếm lời so với thế giới là bao nhiêu 1 năm mà bác phẫn nộ thế.

Lý Toét said... (10)

Cậu Đậu Tương này không bỏ được cái thói spam,

Sao cậu lại bảo tớ phẫn nộ chứ.

Thành said... (11)

Dear bác Lý !
Như Bác phân tích " Tuy nhiên, cái quyết định to tát ấy (cách chức cấp dưới, điều người khác thay thế lập tức) lại chẳng ảnh hưởng gì tới dân chúng cả "

Cháu nghĩ là bác hơi phiến diện khi đánh giá về vấn đề này .

Cháu nghĩ sẽ xảy ra hai trường hợp :

Người lên làm trưởng công trình mới nếu có khả năng làm tốt công việc, có thể là làm tăng tiến độ công trình thì trước mắt Nhà nước mình sẽ bớt thêm những khoản Ngân sách đề bù nọ bù kia ...

Còn nếu mà người thay thế không có khă năng làm tăng tiến độ công trình thì cháu không có ý kiến nào thêm .

Nhưng cháu vẫn thiên về phương án 1 vì nhiều khi hiệu ứng tâm lý nó rất có tác dụng trong nhiều trường hợp và có lẽ là trường hợp này cũng vậy.

Lý Toét said... (12)

Dear Thành,
Ta không nên nghĩ thay cho lãnh đạo. Chuyện cách chức nóng của BT GTVT báo chí cho ta biết thì ta biết nếu không cho ta biết thì ta cũng không biết. Cho nên đó là chuyện nội bộ của lãnh đạo không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của công chúng. 2 trường hợp mà Thành phân tích nó chỉ đem lại hiệu quả cho sự điều hành của chính cá nhân ông Bộ trưởng.

Ta suy nghĩ độc lập vì lợi ích của chính cá nhân chúng ta. Chúng ta chỉ cần quan tâm đến giá vé máy bay đát hay rẻ, ta cho khả năng trả tiền để đi máy bay hay không.

Quần chúng chúng ta lâu nay được báo chí định hướng để tự sướng và tiêp tục như thế nữa.

Cô Cấn said... (13)

Bác Lý.
Báo cá nhân của bác mang đầy đủ tính xã hội.
Có phải bác muốn nói:Thà sân khấu cứ sáng đèn còn hơn tắt đèn chờ kịch bản "hay".

Lý Toét said... (14)

Cậu Đậu Tương ví von quá,

Tớ chả nghĩ được đến thế đâu. Cái gọi là "Dư luận" được báo chí định hướng cứ điên cuồng đả kích lãnh đạo lấy được, cho sướng cái miệng, rồi thôi.

Là thường dân chớ nghĩ thay cho lãnh tụ, hãy suy nghĩ xem ta có được cái gì hơn hay có bị thiệt hại về lợi ích không hay thôi. Tư duy đó gọi là Nông dân đã bị Lenin tiêu diệt triệt để.

Cô Cấn said... (15)

Em làm XD nên hiểu.

Nếu theo nguyên tắc,kỉ luật tài chính thì khoảng 5-10 năm nữa mới có vốn trừ khi khoan được mỏ dầu giữa đồng bằng.
Em đã chạy từ công việc vốn NN sang kiếm "bơ thừa sữa cặn"của Tây-Dù sao cũng có tiền không phải TIỀN ÂM PHỦ.

Chúc mừng các tân bộ trưởng đã giúp xã hội ổn định trong tư tưởng.

CẢM ƠN THẦY LÝ!


Bạn Mèo Lười lâu không thấy!

Meo Luoi said... (16)

Bác Lý và cả nhà,
Lâu này Mèo chỉ lặng lẽ theo dõi, vì không vào được blog của bác và bác Hải, phải vào qua hidemyass. Vào qua đường đấy thì không còm được. Hôm nay đành mở surf ra, nhưng có người khuyên là dùng surf thì virus nhiều lắm đúng không ạ?
Dạo này bác Lý viết bài hay quá, cảm ơn bác. Ý kiến nào cũng chí lý cả, quan trọng nhất là có một tiếng nói phản biện trong thời buổi báo chí cứ a lô xô thế này.

Meo Luoi said... (17)

Theo ý kiến cá nhân của Mèo, vấn đề Bộ Trưởng Bộ Tài Chính nêu chỉ là nội bộ đấu đá nhau trong Đảng. Giả sử có thanh kiểm tra, kiểm toán, thì cùng lắm là thấy Petrolimex có lãi lớn, và dùng lãi đó để chia chác trong ngành, đầu tư lung tung. Thế còn giá xăng dầu thế nào thì đâu có khó để tính lãi của Petrolimex. Vấn đề đầu cơ xăng/dầu trước mỗi bận tăng giá thì bất cứ doanh nghiệp nào, kể cả nhà nước hay tư nhân đều làm thế,vì đó cũng là hoạt động đầu tư chính đáng. Chỉ có điều ở thị trường lành mạnh, họ không cho phép một kẻ độc quyền được thao túng thị trường và nắm được thông tin nội bộ để làm lợi cho riêng bản thân mình.
Còn vấn đề của bộ GTVT, chỉ e rằng, đề xuất hay ho đó của bộ trưởng rồi sẽ bị quên lãng, vì 1. không có sự đồng thuận trong nội bộ lãnh đạo 2. tổ chức thực hiện không khoa học và bài bản, dẫn đến dân tình chống đối.
Lãnh đạo nước ngoài họ cũng phải hy sinh một số đặc quyền, trong khi lãnh đạo ta, một bước lên xe, hai bước xuống xe, đâu có bao giờ đi bộ đâu, làm sao khiến người dân ủng hộ.

Lý Toét said... (18)

Dear Mèo Lười,
Trong bài tớ đã phân tích 4 ý:

1. Rùm beng câu chuyện BT Tài chính chỉ là chuyện nội bộ của họ mà thôi. Không DN này thì DN khác, còn người đổ xăng vẫn tiếp tục đóng "phí bình ổn" cho DN hưởng.

2. Ầm ĩ vụ BT GTVT "thị sát" công trường Đã Nẵng, cũng chỉ là chuyện nội bộ của họ. Cách chức hay không, làm lâu hay mau thì dân ta vẫn phải mua vé máy bay giá cao.

Tuy nhiên có 2 đề xuất hợp lòng dân của ngài BT GTVT lại không được sự phê chuẩn của cấp trên của ông ấy là:

3.1. Hủy xe đua trái phép
3.2. Hạn chế xe máy

Tóm lại, vẫn như cũ.