Thursday, November 3, 2011

Đừng để những tai nạn trở thành lãng xẹt

Gần đây liên tiếp những tai nạn dẫn đến chết người hoặc bị thương trầm trọng. Xin đơn cử mấy trường hợp sau: Cửa cuốn đóng mở bằng điện đè chết bé 4 tuổi, nổ sập nhà do rò rỉ ga bếp, chết do điện giật trong khi đang thi công đường dây tải điệnbị điện giật do kiểm tra xe bị rò điện.

Báo chí rùm beng, các forum bàn tán rôm rả, các kết luận đều cho là do bất cẩn và rồi đâu lại vào đấy mà hoàn toàn không có sự phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân gây ra tai nạn để có biện pháp phòng ngừa và chế tài cho người vi phạm.

Vụ cửa cuốn đè chết bé 4 tuổi, thủ phạm và nạn nhân cùng trong một gia đình. Nếu thủ phạm là người ngoài hẳn đã bị truy tố với tội danh Thiếu trách nhiệm gây hậu quả chết người. Sự bất bình đẳng này là nguyên nhân không ngăn ngừa được những sai lầm tương tự. Người ta lý luận rằng thủ phạm đã mất mát to lớn xem như đó là sự trừng phạt của lương tâm rồi nên không cần phải chế tài của luật pháp nữa. Theo quan điểm luật pháp thì không phải như vậy, thủ phạm phải bị kết án nhưng cho hưởng án treo vì nhân đạo.

Vụ nổ sáng nay tại khu nhà ở Đại học Bách khoa Hà Nội làm thiệt mạng 2 em bé đang độ tuổi đi học và làm phỏng nặng 2 người lớn. Tai nạn xảy ra do sự không hiểu biết - ga nấu bếp là một chất nổ. Sở dĩ các hãng điều chế ga bắt buộc phải pha mùi vào khí hóa lỏng (gọi tắt là ga) thương phẩm để cho người tiêu dùng nhận biết sự hiện diện của chất nổ này trong phòng kín. Khi xảy ra rò rỉ khí ga, việc đầu tiên là mở thông thoáng các cửa có thể mở được và sơ tán khẩn cấp cho khi nồng độ khí ga trong không khí trong phòng giảm đến an toàn, lưu ý tránh sự xuất hiện của tia lửa hay lửa ngọn. Và buổi sáng định mệnh hôm nay, điều kiêng kỵ đã xảy ra - bật lửa để kiểm tra có phải ga hay khí gì khác.

Ông tài xế ở Đà Nẵng bị thương do không tuân thủ quy trình làm việc. Khi điều khiển nâng thùng tự đổ, ông đã để thùng xe bằng thép chạm vào đường dây trung thế, điện theo xe truyền xuống đất gây cháy tại điểm tiếp đất là bánh xe. Thay vì điều khiển hạ thùng xe xuống rồi mới được rời khỏi xe, ông đã giữ nguyên tư thế chạm dây điện rồi vội vã xuống xe để bị điện giật gây phỏng nặng.

Vụ tai nạn dẫn đến chết người trong khi thi công đường dây điện do làm sai quy phạm thi công, có lỗi từ chủ đầu tư cho đến nhà thầu và kỹ sư chỉ huy thi công. Kỹ sư chỉ huy công trường phải biết vùng ảnh hưởng của điện trường cao thế để có biện pháp thi công cụ thể. Nhưng theo lời kể của người trong cuộc, tại công trường không có kỹ sư. Nếu không có kỹ sư, nhà thầu không đủ năng lực kỹ thuật thi công và bảo đảm an toàn. Trong những vụ án như thế này, người ta hay nói đến người công nhân bị thiệt mạng là công nhân tự do nên không có bảo hiểm. Ô hay, chế độ ta theo tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân mà mỗi khi công nhân chết lại rũ sạch trách nhiệm thế này thì làm sao bảo đảm giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lật đổ chủ nghĩa tư bản được.

47 comments:

Anonymous said...

Chú Lý sai ở phương pháp luận và quan điểm chính trị khi đánh đồng giai cấp công nhân bao gồm tất cả những người công nhân, giai cấp công nhân có tầng lớp công nhân cách mạng và tầng lớp công nhân lưu manh (xem lại trong tuyên ngôn cộng sản cũng có ý này), tầng lớp công nhân cách mạng là (viết nhanh, muốn hiểu rõ xin tìm sách của Mã Khắc Tư và Lý Ninh để đọc) công nhân có kiến thức chuyên môn kỹ thuật cao, có tinh thần vô sản, có ý thức chính trị vững vàng .v.v. Những công nhân chết này do không có kiến thức KHKT, chắc chắn những công nhân này không có ý thức chính trị gì hết vì vậy không thể được đứng trong hàng ngũ giai cấp công nhân. Đến cả nhân dân là từ chung chung nhất mà còn được chia làm các loại nhân dân kia mà, chú Lý nên xem kỹ lý luận trước khi viết để tránh bài bị sạn

khoai tay said...

thưa bác Lý thời nay là thời mà tư bản (các màu) đè chết công nhân thấp cổ bé họng.
Thoạt nghe có vẻ lỗi tai nạn đều do công nhân gây ra, nhưng bản chất họ chỉ là hệ quả, người chịu trách nhiệm chính là các bên liên quan chịu điều chỉnh của luật XD, luật an toàn lao động...nhưng thường các bên này lại có quan hệ và chung lợi ích với cơ quan hành pháp và tư pháp nên thường thoát tội...
thương thay kiếp nghèo (vô sản chân chính)

Lý Toét said...

Welcome đồng chí 2M aka mm đến từ xứ Tiệp.

Căn cứ vào 2 thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân (hay giai cấp vô sản là một tên gọi khác):

1. Không có tư liệu sản xuất nên phải bán sức lao động cho nhà tư bản.

2. Trực tiếp lao động sản xuất bằng phương tiện là tư liệu sản xuất của nhà tư bản.

Tuy nhiên, trong giai đoạn quá độ lên CNXH giai cấp công nhân VN đã nắm được một phần lớn LTSX nên thuộc tính thứ nhất có thể thay đổi ở một bộ phận tinh hoa của giai cấp CN nằm trong Trung ương đảng CSVN và đàn em của họ. Đó là lý do mà 2M phân biệt 2 cái họi là "công nhân".

Nên những nạn nhân của vụ điện giật trên hoàn toàn là một bộ phận của giai cấp công nhân, đây là chủ thể của Tuyên ngôn đảng cộng sản. Còn họ có đạt được tiêu chuẩn "nhân dân" hay không là chuyện khác.

@ Khoai Tây,
Lý luận của 2M có tính thực tiễn, rất đáng để học tập và tranh luận.

Anonymous said...

Chú Lý tiếp tục sai về quan điểm chính trị, việc phân chia giai cấp vô sản thành tầng lớp vô sản cách mạng và tầng lớp vô sản lưu manh đã được Mã Khắc Tư nêu trong tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản:

Trích:

Còn tầng lớp vô sản lưu manh, cái sản phẩm tiêu cực ấy của sự thối rữa của những tầng lớp bên dưới nhất trong xã hội cũ, thì đây đó, có thể được cách mạng vô sản lôi cuốn vào phong trào, nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại khiến họ sẵn sàng bán mình cho những mưu đồ của phe phản động.

Hết trích

Như vậy những công nhân trên tuy thuộc giai cấp vô sản nhưng lại là tầng lớp vô sản lưu manh nên hoàn toàn không được sự bảo vệ của chế độ ta là điều tất yếu, không loại trừ khả năng chính những tầng lớp vô sản này tự gây ra những thương tích cho chính mình nhằm mục đích bôi xấu chế độ (tham khảo việc hiện nay các nhà sư Tây Tạng tự thiêu nhằm bôi xấu chế độ tự do ở nước Mẹ).

Hoàn toàn đồng ý với quan điểm của chú Lý về việc phải đưa công an vào cuộc và xử lý pháp luật nghiêm khắc những trường hợp này nhằm răn đe những diễn biến xấu về sau của tầng lớp vô sản lưu manh này

Lý Toét said...

Ở đây có sự lạc đề của 2M,
Tầng lớp vô sản lưu manh không có cả 2 thuộc tính cơ bản của GCCN. Đó là:

- Họ không bán sức lao động cho ai cả
- Họ sử dụng công cụ của chính họ chứ không phải của người khác hoặc cùng lắm họ thuê phương tiện.

Cho nên không thể manh động mà áp đặt đặc tính những người nông dân khốn khó ra công trường làm công nhân là lưu manh được.

Còn sư Tibet là tu sĩ, không phải người dân đi kiếm tiền nên không gọi là vô sản được, lại càng không phải lưu manh.

P/S: 2M trích cái món đồi trụy ở đâu mà không ra đầu ra đuôi gì cả thế?

Day-dreaming said...

Bác lý chỉ ra cái gốc vấn đề, đài báo cứ thì cứ giả vờ không hiểu, quanh co giải quyết cái hiện tượng, nên xã hội sẽ chỉ càng ngày càng bất an với những tít gây sốc phản, phản cảm, những trò lưu manh.

Thôi bớt đọc báo đó để thấy thanh thản, bình tâm, yêu đời để sống.

Những tưởng mình là giai cấp vô sản chân chính,..biết đâu lại bị liệt vào giai cấp vô sản lưu manh đang tự diễn biến. huhu

Anonymous said...

Giải thích lại cho chú Lý rõ: giai cấp công nhân đúng như chú Lý nói, nhưng Mã Khắc Tư chia ra rất rõ ràng có những loại sau:

- Giai cấp vô sản cách mạng
- Giai cấp vô sản được gọi là công nhân quí tộc
- Tầng lớp vô sản lưu manh, vô sản nông thôn .v.v.

Trong đó công nhân quí tộc và vô sản lưu manh không còn là bộ phận của giai cấp công nhân nữa mà hoặc vừa trở thành bộ phận của giai cấp tư sản hoặc là tầng lớp cặn bã của xã hội.

Chính vì vậy thay vì định nghĩa công nhân quí tộc và vô sản lưu manh chỉ cần lưu ý định nghĩa về giai cấp vô sản cách mạng:

Trích:

Là sản phẩm của đại công nghiệp, nên giai cấp công nhân là hiện thân của lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại, đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, và, do đó nó có những phẩm chất riêng mà không có giai tầng nào có được. Đó là: tính tiên tiến, hiện đại; ý thức tổ chức kỷ luật cao, tác phong công nghiệp, tinh thần khoa học và thái độ cách mạng triệt để; tinh thần quốc tế cao cả và trong sáng...

Hết trích

Kết luận: Nếu người công nhân không có những đặc tính này thì không được đứng vào hàng ngũ giai cấp vô sản và được sự bảo vệ của Đảng và Nhà nước (đại diện cho giai cấp công nhân cách mạng).


PS1: Lưu ý là mặc dù Lý Ninh đã đưa ra yêu cầu về thế nào là công nhân như sau: "được coi là công nhân người nào trước đây đã là công nhân làm thuê bình thường trong nền đại công nghiệp ít ra là 10 năm và hiện nay đang làm việc trong đại công nghiệp từ 2 đến 3 năm" nhưng khi giai cấp công nhân đã lãnh đạo đất nước thì không nhất thiết người lãnh đạo đất nước phải xuất thân từ công nhân mà có thể xuất thân từ các giai cấp cần lao khác như y tá, hoạn lợn, cai đồn điền, gia đình của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng.... nhưng vẫn được coi là giai cấp công nhân cách mạng


PS2: Cái trích dẫn ở trên mà chú Lý thắc mắc là trích từ Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản của Mã Khắc Tư cách đây cả 150 năm, có thể tìm đọc bằng cách Gu Gồ

Lý Toét said...

Đáo để nhể, y tá thiến heo là tinh hoa giai cấp đấy.

Meo Luoi said...

Bài này rất thiết thực.
Tiếc là dân mình không được dạy những kiến thức phòng vệ cơ bản. Ước gì, các kiến thức này (mà có thể đưa vào dưới dạng môn học) được dạy ở các cấp học để tránh các tai nạn đáng tiếc.
Ngày xưa Mèo đi học, có những giờ toàn phải ngồi học cách ủ phân, làm giống, chăm sóc bò bệnh,... hay ngồi vẽ những hình chiếu của những chi tiết kỹ thuật phức tạp, mà thậm chí chẳng có hình mẫu.
Học xong, để tự hỏi mình học cái gì.

Lý Toét said...

Đúng rồi, ở xứ ta không dạy kỹ năng sống hay nói cách khác không dạy làm Người. Họ chỉ dạy những gì lãnh đạo muốn.

Việc đơn giản nhất là sơ tán khỏi building khi có hỏa hoạn mà ở xứ ta mấy người biết làm cho đúng cách vừa nhanh vừa an toàn.

Anonymous said...

Chú Lý và chú Mèo lười lại lý thuyết suông, rất đáng phê phán, nhắc nhở: cần phải có suy nghĩ khi phát biểu. Về kỹ năng sống thì cơ bản là không ai dạy ai, và cũng không thể dạy/học hết trong cuộc đời, về mặt lý thuyết thì kỹ năng sống chỉ có thể trải nghiệm bằng kinh nghiệm cá nhân, mà kinh nghiệm cá nhân thì luôn luôn có giới hạn. Giải pháp: giảm giờ học đến mức tối đa, thời gian rảnh dành cho các sinh hoạt cộng đồng (các hội đoàn sinh hoạt nhóm như Xờ cút) và dành thời gian tìm hiểu kiến thức khoa học xã hội, khoa học tự nhiên thường thức

Kết luận: thay vì tăng thời gian và kiến thức cần học như Mèo Lười nói thì càng cần giảm giờ học, đặc biệt là những môn học vô bổ, gợi ý: loại bỏ hoàn toàn những môn vô bổ như lịch sử VN mà chỉ cần học lịch sử đảng CSVN, thay vì học triết học lung tung vô bổ (hê ghen, Mã Khắc tư .v.v.) thì chỉ cần học tư tưởng đạo đức HCM, thay vì học những thứ văn học lăng nhăng thì về thơ chỉ cần học Tố Hữu, về văn chỉ cần học nghị quyết TW .... thời gian rảnh sẽ dùng để dạy những kiến thức cần cho cuộc sống: cách ăn uống, cách nhảy đầm, cách đọc sách, cách sinh hoạt nhóm, cách sinh hoạt giới tính, cách cắm trại, cách đi rừng,cách sống sót khi không có lửa .v.v. bằng các hình thức mà bọn tư bản đã dùng như hướng đạo sinh hay tổ chức Bích ních.

Kết luận: Không phải học nhiều là biết nhiều, đôi khi cần học ít để biết nhiều

Lưu ý: bài có sạn thì phải sửa, đặc biệt là khi sạn nằm trong phương pháp luận và cách đặt vấn đề, chú Lý cần lưu ý

Cô Cấn said...

Cơ bản có bác chưa rõ LLSX tiên tiến là gì cho nên chưa rõ công nhân là gì.

Trong CM vô sản Công nhân đi trước để LLSX tiên tiến theo sau.Trong xây dựng đất nước LLSX tiên tiến bỏ ít sức mà thu được nhiều.

Quan điểm Công Nhân-Người làm công rẻ là LLSX tiên tiến là sai vì không ai muốn vậy chỉ có đảng CS muốn vậy.

Lý Toét said...

2M nói thiếu nhiều mà thừa cũng nhiều,

2M có biết Xì cút ở VN không được khuyến khích và một tổ chức của đoàn thanh niên trá hình xì cút không?

2M có biết rằng ở VN không có cuộc thi về CN Mã Khắc Tư mà chỉ có cuộc thi về TT HCM không. Trung ương đã định hướng kỹ càng còn hơn gợi ý từ 2M.

Nghị quyết thì phải thuộc lòng, còn văn chương phải đều như đơn thuốc. Thí dụ: Tuy đã được các y bác sĩ tận tình cứ chữa, nhưng do tuổi cao sức yếu, 2M đã ... đại khái thế.

Lý Toét said...

Lập luận của Đậu Tương có gì đó rắm rối. Quả thực tớ chưa lãnh hội được.

Nói LLSX là phải nói tới cạ của có là QHSX. Còn người CN vận hành LLSX và bị ràng buộc trong QHSX. Cho nên quan hệ giữa LLSX-QHSX ra sao thì phẩm chất công nhân như thế.

Quê Hương said...

Bác Lý:
"Ô hay, chế độ ta theo tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân mà mỗi khi công nhân chết lại rũ sạch trách nhiệm thế này thì làm sao bảo đảm giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lật đổ chủ nghĩa tư bản được."

Tôi nghĩ "công nhân" nước mình có nhiều giai cấp, cũng như "nhân dân" có nhiều giai cáp như đã đăng trên báo Nhân dân tuần qua.

Nói chung là có những giai cấp để "hy sinh" cho "đại cuộc" và có giai cấp để lãnh đạo và hưởng thụ.

Cũng chỉ là những mỹ từ mà đằng sau là ý đồ. Phải hiểu ý đồ theo đúng nghĩa của nó.

Chúc một ngày vui.

Lý Toét said...

@ Quê Hương,
Thế mới có tranh luận giữa mm và tớ từ hôm qua. Thông điệp của bài viết là công nhân hãy tự tìm thấy vai trò của mình trong xã hội chứ đừng trông chờ vào hiện tại. Tự mình thiết lập luật lệ thôi, trước đây người ta làm được, nay tại sao không.

Quê Hương said...

Bác Lý:

Chờ vào phụ mẫu (đầy tớ) thì có mà chết đói.
Cứ coi cái vụ y tế và học đường thì biết. Cái gì cũng "công" nhưng è cổ trả tiền.
Tôi đã nhắc là bố mẹ mình ly dị từ ngàn xưa rồi nên chẳng còn anh em gì cả.

Bửu Châu said...

Chà! Qua thảo/tranh luận giữa thầy Lý với 2m, mới thấy 2 vị, tuy là "đối thủ" nhưng rõ ràng cũng "vừa là đồng chí, vừa là anh em". Chắc chắn 2 vị cùng ở 1 lò ra, bài bản và chiêu thức gần như y chang nhau, đặc biệt, cũng rất hiểu nhau!

Anonymous said...

Như vậy chắc chú Lý đã đồng ý là những công nhân bị tai nạn không thuộc thành phần mà chế độ ta phải bảo vệ? Vì vậy việc trách chế độ là điều phi lý (sạn của bài viết này), chắc không cần dẫn chứng về việc chế độ bảo vệ những người thuộc giai cấp công nhân cách mạng vì việc này không thuộc nội dung tranh luận.

Chú Lý nói trước đây là khi nào? Đừng so sánh với thời thực dân đế quốc, thời đó tuy có tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội hơn bây giờ nhưng thời đó nhân dân ta không có tự do (đọc các bài báo của Đảng trong các dịp 19/8 và 2/9 sẽ biết). Việc lập các hội ăn chơi như đồng bóng, phan cờ lắp của siêu sao, hội xe siêu sang .v.v. (xem các báo sẽ rõ) hoàn toàn tự do và không có cản trở nào; các đoàn hội khác, không phải ăn chơi, về cơ bản đều vi phạm pháp luật vì nhà nước chưa có luật đoàn hội.

Tấm gương Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và Đỗ Thị Minh Hạnh lập tổ chức công đoàn tự phát để bảo vệ quyền lợi công nhân trước giới chủ đã bị xử lý thế nào là 1 tấm gương cho những ý định kêu gọi lập hội; nhắc nhở chú Lý: không nên kêu gọi những điều pháp luật cấm

@Que Huong: giai cấp lãnh đạo chỉ dùng trong các chế độ thối nát như:

- Giai cấp phong kiến (chế độ phong kiến: truyền ngôi trong gia đình hay dòng họ, ví dụ Kim Nhật Thành => Kim Chính Nhật, Cát Sờ Trô => Ra Un)
- Giai cấp tư bản (chế độ tư bản: kẻ nắm quyền là kẻ có nhiều tiền để mua chức vụ, gọi là mua quan bán chức)
- Giai cấp chủ nô (chế độ nô lệ: người nô lệ không có quyền gì hết, ngay cả quyền sống cũng do chủ nô quyết định, xét xử không theo pháp luật mà theo cảm tính)

Còn trong chế độ tươi đẹp của ta thì không có giai cấp lãnh đạo mà chỉ có tầng lớp lãnh đạo với các ưu điểm hết lòng phục vụ nhân dân: của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đây là vấn đề thuộc về quan điểm chính trị, xin đừng nhầm lẫn

Anonymous said...

@Bửu Châu: về cơ bản bài viết của chú Lý là hay, chỉ có 1 vài hạt sạn cần phải chỉnh để bài viết hay hơn, chính xác hơn vì vậy chắc chắn không phải là đối thủ hay kẻ thù cần phải tiêu diệt.

Trang của Bửu Châu rất hay, ở Bình Định cũng có nhiều chuyện để viết, ví dụ như vị sư gì đó được rất nhiều UV BCT về xem số, hay về đại gia Hà hoặc sự phát triển ở khu đô thị/công nghiệp gì đó ngoài biển .v.v.

Cô Cấn said...

Bác Lý.
Quê em trước có câu chuyện kể lại là có ông địa chủ toàn ăn cơm nguội thực tế ông ta rất chăm chỉ tiết kiệm.Nay các chủ doanh nghiệp quả thật là vất vả.Những người quản lí cũng rất tài giỏi.Các kĩ sư được hưởng lương cao thì rất trách nhiệm.Còn lại thì phải lương thấp (đủ ăn) Số mấy em công nhân trên ảnh không thể nuông chiều.

Không thể có QHSX tiên tiến khi thành phần Tiên Tiến trong LLSX còn yếu.

Lý Toét said...

Chết thật, cậu Đậu Tương quên mất Qui luật Giá trị Thặng dư từ khi nào vậy.

Nguồn gốc của tất cả của cải vật chất đều từ bàn tay người lao động trực tiếp. Đó là cơ sở lý luận để thực hành chính sách cải tạo tư sản.

Bây giờ lại nói Địa chủ ăn cơm nguội dành cơm nóng cho Bần nông, thì ăn làm sao nói làm sao với công cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất đem lại quyền lực thực tế cho cách mạng và "người cày có ruộng" trong hợp tác xã.

À, có bao giờ cậu xem cấu thành tiền lương trong cái áo sơ mi mà cậu đang mặc giá bao nhiêu chưa. Hoặc so sánh tiền lương với chi phí về điện, nhiên liệu... tức là những chi phí có nguồn gốc nội địa.

Anonymous said...

Tuong Can có vẻ trốn học môn lý luận chính trị nên còn non nớt về lý luận, trả lời nhanh cho Tuong Can:

Theo định nghĩa:

LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, đồng thời thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. LLSX bao gồm: người lao động với kĩ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động kết hợp với nhau thành LLSX.

QHSX là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội)

Thực tế:

LLSX của VN còn rất nhỏ bé, thậm chí nhỏ bé đến mức là đến tận ngày nay cũng chưa thể hình thành được giai cấp công nhân công nghiệp hiện đại như định nghĩa mà Lý Ninh đã nêu ra (đọc ở trên), cho nên hoàn toàn có thể khẳng định là LLSX của VN hiện nay là đang trong giai đoạn đầu tiên của đầu tiên của đầu tiên .... của SX TBCN

QHSX hiện nay có 2 loại:

- QHSX TBCN, được thể hiện rõ ở các muốn quan hệ trong các công ty và doanh nghiệp tư nhân, thậm chí còn có thể nói đó là QHSX là tư bản man rợ thể hiện cụ thể bằng việc công nhân làm việc với đồng lương chết đói trong khi giới chủ sống xa hoa (tìm đọc các báo của Đảng sẽ thấy) hoặc thể hiện trong các quan hệ XH khác như: không có tiền thì không đi học, không được khám bệnh thậm chí chết đói ....(tìm đọc các báo của Đảng)

- QHSX XHCN thể hiện rõ trong các DNNN, thậm chí còn manh nha QHSX CSCN trong 1 số lĩnh vực thuộc DNNN, ví dụ các doanh nghiệp xăng dầu, về quan hệ XH cũng manh nha CNCS ở việc làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu ở những tầng lớp tinh hoa của giai cấp công nhân (tìm đọc các báo của Đảng)


Kết luận: QHSX ở VN là tiên tiến, hiện đại, đi trước LLSX, chính vì vậy là ở VN thì QHSX có tính chất thúc đẩy LLSX phát triển chứ không phải kìm hãm sự phát triển của LLSX

Lý Toét said...

2m sao chép Lý luận kinh điển ở đâu không rõ, nhưng về mặt thực tiễn có những lỗ hổng to lớn không gì bù đắp được.

Cho rằng LLSX của VN hiện nay là đang trong giai đoạn đầu tiên của đầu tiên của đầu tiên .... của SX TBCN là hết sức sai lầm về mặt thực tiễn. Trình độ của LLSX mà 2m vừa mô tả chỉ có trước khi có cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Ngay từ cuối thế kỷ 19, người An Nam đã xây dựng được cơ sở hạ tầng với qui mô lớn so với thế giới cùng thời kỳ. Những công trình tiêu biểu là cầu Pôn Đu Mer vượt sông Cái cho đên nay vẫn cõng những đoàn tàu đi Hải Phòng; là đường sắt Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Sài Gòn; đường sắt leo núi Phan Rang - Đà Lạt.

Xưởng Avia từ thời thực dân đã có khả năng phục hồi những cỗ máy phức tạp từ Pháp mang sang. Sau này đổi tên thành nhà máy ô tô Ngô Gia Tự tuy không còn phụ tùng để thay thế trong sửa chữa ô tô nhưng đã có thành tích là một xưởng gia công cắt gọt nguyên liệu để mang bán sang nước bạn Trung Quốc đem lại ngoại tệ cho đất nước thời bắt đầu đổi mới cuối thập niên '80 của thế kỷ trước. Doanh thu chủ yêu của nhà máy ô tô Ngô Gia Tự là chặt nhỏ các thanh nguyên liệu đồng ni ken thành các miếng nhỏ hơn để vận chuyển tiểu ngạch lên biên giới Việt - Trung.

Ngày nay với mục tiêu của Đảng xây dựng Dân giàu nước mạnh xã hội công bình văn manh, nhà nước XHCN đã huy động toàn lực của toàn dân để thành lập những tập đoàn mạnh mà điển hình là Vinashin với hơn 400 công ty con. Nền công nghiệp Tiểu quy mô tập trung cho ra đời những công ty vận tải biển một con tàu Hoa Sen, nhà máy chế tạo ô tô Xuân Kiên, nhà máy chế tạo xe máy Lucky Blue đã có những thắng lợi ngoạn mục đó là biến một Piaggio trở thành nhái kiểu dáng công nghiệp của Lucky Blue.

Kết luận: không thể võ đoán LLSX XHCN đang ở trình độ đầu tiên của đầu tiên của đầu tiên .... của SX TBCN được

Thành Lợi said...

Dear mm,
Tôi thấy bài viết của Chú Lý rất chặt chẽ về mặt phương pháp luận. Còn nếu bạn thấy chỗ nào có sạn thì bạn chỉ ra để bà con học hỏi.
Chứ tôi thấy câu bạn nói " Về kỹ năng sống cơ bản là không ai dạy ai ...ect." tôi không biết là bạn đúng hay sai, tôi chỉ lấy ví dụ nếu Thái Lan hoặc Nam Dương mà bị động đất như Nhật Bổn vừa rồi thì tỷ lệ thương vong sẽ cao hơn Nhật Bổn.

Lý Toét said...

Welcome Thành Lợi,

Một số "phản biện" của 2m đáng được khích lệ. Cũng vì thế mà 2m đã "phản biện" thái quá dẫn đến phi logic. Kỹ năng sống có được do học hỏi và rèn luyện. Cũng như những kiến thức khác, sự tiếp thu có khác nhau ở những cá nhân khác nhau.

Tuy nhiên mỗi cá nhân giỏi môn này lại dở môn khác, cho nên nền giáo dục xứ An Nam quy định phổ thông hóa cho tất cả học sinh dẫn tới ít phát triển tài năng riêng. Kịch bản phim ảnh hay sân khấu là một thí dụ.

Thành Lợi said...

Dear Chú Lý,
Đúng vậy giáo dục của ta không chú trọng phát triển tư duy và sáng tạo của mỗi cá nhân mà phát triển theo khuôn mẫu.
Cháu đọc hầu như mỗi ngày blog của Chú, Chú Hồ Hải và Chú Nguyễn Xuân Nghĩa. Sau khi đọc bài viết của các chú cháu thấy kiến thức của mình được mở mang ra thêm. Rất cám ơn những bài viết của Chú. Chúc chú sức khoẻ.

Cô Cấn said...

Bác MM,
Em không giỏi về lí luận nhưng em khá về thực tiễn mà Lí luận đúng khi đã được thực tiễn kiểm chứng.Em là dân xây dựng cho nên khá hiểu về LLSX.Đầu thế kỷ 20 nước Mỹ xây nhà cao tầng phải tìm những người ở những bộ lạc quen với độ cao vì lúc đó chi phí an toàn lao động không thể.Ở ta những người thợ sơn ngồi trên mảnh ván treo bằng dây thừng lửng lơ giữa độ cao của tòa nhà 25 tầng.Thú thực đến giờ em vẫn chưa hiểu tại sao với dưới 500 người nước Mỹ có thể xây được cầu Cổng Vàng.

Anonymous said...

@Thành Lợi:

- Sạn của bài viết nằm ở đoạn in đậm của bài viết, và đã được nói rõ trong nhận xét đầu tiên, nhắc nhở: kỹ năng đọc cần phải luôn luôn được trau dồi, chưa đủ trình độ để đọc nhanh thì hãy bắt đầu từ đọc chậm, lười đọc mà chỉ muốn hỏi thì sẽ khó có được sự tôn trọng của người khác

- Việc ngoa ngôn "kỹ năng sống ...." chỉ nhằm mục đích nhấn mạnh ý sau, tất nhiên cũng có thể phải tranh luận nhiều về vấn đề này, bắt đầu từ định nghĩa: thế nào là học, thế nào là kinh nghiệm, ví dụ như học sinh Nhật Bản thì gần như tháng nào cũng có 1 buổi tập (thực hành) về cách di chuyển khi có động đất, báo cháy ... thì khi đó kỹ năng sống khi động đất, cháy nổ xảy ra là từ học tập hay từ kinh nghiệm (của những lần thực tập)?

@Tuong Can: Vậy theo Tuong Can thì trình độ LLSX của Giao Chỉ hiện nay đến đâu? Và dù đến đâu thì rõ ràng QHSX xứ ta cũng tiến trước sự phát triển của LLSX, đó là ý của bài viết

@Lý Toét:

- Để xây dựng được CNXH cần phải có con người XHCN, con người XHCN phải phát triển toàn diện, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của giáo dục, 1 người rất giỏi toán nhưng kém văn thì chỉ có thể dùng để đi thi Ô Lem Bích toán học chứ không thể dùng để xây dựng CNXH được, nhưng 1 người nắm vững lý luận chính trị (ví dụ TS) nhưng xuất thân từ ngành văn học vẫn hoàn toàn có thể lãnh đạo nhiều mặt của cuộc sống, câu "chính trị là thống soái" vẫn đúng trong thời điểm này ở các nước có tên XHCN, dân chủ nhân dân .v.v.

- Ta đã đập tan chế độ thực dân, đã cải tạo thành phần công nhân cổ cồn bằng cách đưa những thợ tiện bậc cao đi khai thác than, đưa nông dân cách mạng làm tổ trưởng tổ thợ tiện ... những kẻ được lưu dung thì cuộc đời ra sao có lẽ không nên nhắc lại, chính vì vậy đừng hoài cổ thời xa xưa đó, dù rằng dưới sự cai trị cực kỳ tàn bạo của bọn thực dân thì XH ta vẫn là nước phát triển nhất khu vực ĐNA nhưng khi đó nhân dân ta hoàn toàn không có độc lập tự do (đọc báo Đảng các dịp 19/8 - 2/9 để nắm vững)

- Những thành tự vô cùng to lớn của Đảng mang lại cho nhân dân ta sẽ được nhân dân ta khắc cốt ghi tâm, đời đời nhớ ơn và mãi mãi 1 lòng đi theo Đảng, nhưng điều đó không phản bác được việc LLSX của xứ ta vẫn trong giai đoạn đầu tiên của đầu tiên của đầu tiên ..... SX TBCN

ht3i said...

He he, nghe bác Lý và bác mm song ca thật sảng khoái.

Trong trường hợp này em buộc phải đồng ý với bác mm về việc "LLSX của xứ ta vẫn trong giai đoạn đầu tiên của đầu tiên của đầu tiên ..... SX TBCN".

Bởi vì cái thời mà An Nam ta đạt được những thành tựu mà bọn Tư bẩn phải khiếp sợ, được bác Lý nhắc đến, thì cơ bản dân ta đâu đã được làm "Người" (cũng xem báo Đảng (@mm)). Do đó cái LLSX đó thuộc sở hữu của bọn đế quất - thực dân, không có gì để tự hào cả.

Để được làm "người" với đầy đủ sự độc lập, tự do như bi giờ, chúng ta có thể đánh đổi nhiều và nhiều thứ quan trọng khác, thì xá gì ...he he.

Day-dreaming said...

Văn học trước cách mạng, có mảng hiện thực trào phúng (Vũ Trọng Phụng). Em thấy bác Lý, bác 2M có giọng văn giống Vũ Trọng Phụng á.

Không biết 50 năm nữa hay bao giờ nữa, lại có dịp bàn lại thời đại này với blog và còm của 2 bác này.

Xin dựa cột nghe tiếp

Lý Toét said...

@ Day-dreaming,
Văn Vũ Trọng Phụng thuộc dòng văn học hiện thực, độc giả dễ dàng hình dung bối cảnh câu chuyện mà tác giả kể. Đoạn văn sau đây nói lên tất cả "Chị Doãn là một người đàn bà, có cái nhan sắc của một người đàn ông không đẹp trai. Khi vắng nhà, chị chúm miệng huýt gió bài Marseillaise” hết trích. Nhiêu đó chữ đã mô tả tất cả, không thừa không thiếu.

Cô Cấn said...

Nguyễn Công Hoan cùng thời có đoạn:Hễ ai sơ ý chạm cái kim vào bụng ngài thì sẽ chảy ra hàng lít nước nhờn nhờn mà người ta quyen gọi là mỡ.

Cái ác là người ta trích đoạn để dạy học sinh khi cả xh đang thiếu ăn.Hoăc:Hôm nào mâm cơm không có thịt cá là cu tí buồn thiu.Mẹ ơi sao không mua thịt cá mà ăn,ăn rau chán chết...

Tầm U 40 còn nhớ những đoạn văn này.

Lý Toét said...

Công Hoan hay Nam Cao mô tả rất xoàng, theo kiểu nói quá (chữ là tự nhiên chủ nghĩa) nên không thật. Những gì người ta nhớ lâu chưa hẳn đã hay, như bài thơ Con cóc là một thí dụ.

Bửu Châu said...

@ mm: 3 hôm nay có công chuyện ở "vùng sâu, vùng xa" không có mạng toàn cầu.

Những sự kiện 2m nêu với tớ, chứng tỏ 2m am tường cả "vĩ" lẫn "vi" mô.

Một nhạc sĩ đồng hương của tớ có bài hát "Hổng dám đâu": "...Ôi hấp dẫn tuyệt vời nhưng mà em hổng dám đâụ...". Nên thỉnh thoảng tớ góp 1 chút gọi là "ý tại ngôn ngoại" thôi!

Thành Lợi said...

Dear bác 2m và các Bác,
Bác 2m cũng giỏi về biện chứng lắm các bác ạ. Nhưng có điều em không hiểu ý bác 2m là thế nào là học thế nào là kinh nghiệm....ect. Bác ý cố tình tránh né chữ "HỌC" mà thay bằng 'THỰC TẬP" làm em lien tưởng tới câu nói của chú Lý " chúng tôi đã cố gắng hết sức, nhưng do "TUỔI CAO" "SỨC YẾU " nên ......đại khái là như thế hihi.

Lý Toét said...

Dear Thành Lợi,

Lập luận như 2m gọi là Ngụy biện. Tuy hơi vụng nhưng 2m đã nêu được ý của 2m cho người khác hiểu.

"Văn chương đơn thuốc" là loại văn chương chỉ cần điền vào chỗ trống là hoàn chỉnh, đoạn văn sau đây là điển hình. Được các y bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí ... đã từ trần vào hồi ....

Anonymous said...

@Thành Lợi: tự suy nghĩ, tự tìm hiểu, tự nhận xét là 1 đức tính rất tốt và đức tính đó có thể tự học được, Thành Lợi nên cố gắng được như thế, đây là trả lời cuối cùng cho Thành Lợi với những câu hỏi (chỉ để hỏi) như thế này:

- Học tập bao gồm cả học lý thuyết (học từ sách vở, từ sách, truyện, từ In tơ nét, từ quán nhậu, từ nghị quyết của Đảng, từ chỉ đạo của anh Bí Thơ .v.v.) , học thực tiễn (thực hành, học từ những va vấp của cá nhân trong cuộc sống, những điều xảy ra trước mắt .v.v.) trong đó học từ thực tiễn thường có giá trị cao hơn (nhớ lâu hơn, bài học rút ra đắt giá hơn và bền vững hơn). Muốn nắm kỹ thì nên tìm đọc triết học của Mã Khắc Tư (mà thực chất là của Hê Ghen) về quan hệ biện chứng giữa lý thuyết và thực tiễn.

- Kinh nghiệm chính là kết quả của học tập, nhưng thường dùng ở ý những việc đó đã được cá nhân trải qua thực tế, thực tiễn


Chính vì vậy: Thực hành cũng là học tập và thực hành sẽ tạo cho người thực tập cảm giác như đã được đứng trong hoàn cảnh/sự việc đó và từ đó sẽ có những kinh nghiệm thực tế.

Liên hệ thực tại: dù Hồ Chí Minh luôn khẳng định học phải đi đôi với hành nhưng nền giáo dục Giao Chỉ gần như không làm theo (rất nhiều việc mà Đảng ta hiện nay không làm theo lời dạy của Hồ Chí Minh nhưng đừng liên hệ với việc đợt học tập từ học tập "tư tưởng đạo đức HCM" bị bắt phải biến thành học tập duy nhất "đạo đức HCM"), chính vì chỉ có học (lý thuyết) mà không có (thực) hành nên nền giáo dục Giao Chỉ khi thi Ô Lem Bích (dù đều là gà nòi) chỉ có được ở môn Toán chứ các môn Lý Hóa đều lẹt đẹt hơn nhiều, và môn Toán ở Giao Chỉ chỉ là môn toán lý thuyết.

Kết luận: nói ngoa ngôn 1 chút để nhấn mạnh ý sau, nhìn đại cục đừng nhìn tiểu tiết

@Lý Toét: việc bị người khác chỉ ra sạn/lỗi/sai lầm thay vì nhận lỗi và sửa chữa thì đối xử bằng cách dìm hàng/trù úm/khủng bố/đàn áp .v.v. là 1 hành vi không cao thượng,

Gợi ý cho chú Lý các tấm gương nên học tập:

- Bác Giáp xin lỗi nhân dân khi CCRĐ (dù bác Giáp không phải là người có vai trò lớn trong CCRĐ)

- Bác Hồ đã khóc khi nghe tin nhiều người bị xử oan sai trong CCRĐ

- Cụ Bùi Bằng Đoàn tự tử vì không ngăn được CCRĐ dù rằng ngày hôm sau cụ dự tính đọc trước QH 1 văn bản về CCRĐ

Kết luận: Lý Toét nên có tinh thần cầu thị

Lý Toét said...

Cần phải sửa lại một số ý của 2m sai hoàn toàn về nội dung,

1. 2m nói Thần dân Giao Chỉ aka An Nam không làm theo lời dạy của Hồ Chí Minh, điều này sai. Trong thực tiễn, những cán bộ cao cấp nhất đương chức cũng như đã về hưu là những học trò tốt (dùng từ xuất sắc là không chính xác vì các đồng chí không khôn khéo bằng) nhất của Người, hay nói cách khác tiên phong của giai cấp công nhân quán triệt tư tưởng HCM - tư tưởng ấy được 2m cụ thể hóa ở ngay mấy cái gợi ý. Nhờ đó mà đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác (nhắc lại cách mạng chứ không phải dân chúng), giữ vững chính quyền cho đến ngày nay, và tiếp tục nắm chính quyền vô thời hạn.

2. Chuyện về bác Giáp thì nhiều, chỉ nêu ra vài điểm từ ý của 2m. Bác Giáp đứng ra xin lỗi vì bác ấy không thể chối từ; vì sử dụng cái "hào quang" của bác ấy sau trận ĐBP - thành tích thực sự của bác ấy xin đề cập tới một dịp khác; để đưa bác ấy xuống mặt đất sau cái hào quang đi mượn kia. Sau vụ này các đàn em của bác - những người mà bác có thể dựa vào - người thì đi tù, người thì về hưu trong độ tuổi sung mãn, đó là các tướng Lê Liêm, Nguyễn Kiến Giang.

3. Thành thật mà nói tớ không biết vụ cụ Bùi Bằng Đoàn tự tử, chỉ biết rằng cái cách cụ chết rất vớ vẩn, chẳng được ai để ý. Thời thực dân - thời mà 2m xem là không có tự do - do được Pháp tin cậy sự trung thành của cụ, cụ làm Hình bộ Thượng thư là chức quan thực hiện việc chuyên chính của thực dân Pháp, trấn áp các hình thức chống đối và phản kháng của dân An Nam. Điển hình trong phiên tòa xử cụ Phan Bội Châu, quan Pháp hỏi "Ông tên gì" gọi tôn trọng bằng Ngôi thứ 2 số nhiều, cụ Đoàn dịch là "Mày tên gì", câu chuyện này nhiều người biết. Do làmtới chức Thượng thư trong chế độ thực dân Pháp, danh tiếng nổi như cồn trong dân chúng, nên sau này được phong làm phó chủ tịch quốc hội, cụ cứ tưởng là cụ oai phong lắm nên mới vỡ mộng. Xin nhắc lại, cái chết của cụ chẳng làm ai để ý, tức là lãng xẹt.

Vắn tắt những ý chính góp ý với 2m.

Minh Tran said...

ong 2m nay phi ly , sao lai di ap dat nguoi khac phai chap nhan tu tuong cua bac ? neu muon thi cu viec viet tren blog cua minh. o day bac Ly cu viec viet tu tuong cua bac. Dung sai nguoi doc chiu trach nhiem. Ngon tu cua bac 2m nay co ban la khong lich su ti nao.

Lý Toét said...

Dear Minh Trân (or Trần),

Xin đừng nóng. 2m đang thao diễn tiếng Việt, tuy không chặt chẽ nhưng lập luận của 2m có chất lượng, đáng được quan tâm. Xin dịch lại ý của 2m để cho MT tiện theo dõi.

1. Báo đảng nói ngược với sự thật (nói cách khác là xuyên tạc sự thật), nhất là các bài xã luận vào các dịp lễ.

2. Lý luận Mác xít mượn Biện chứng pháp và Tam đoạn luận của Hegel, nhưng lại áp dụng vào học thuyết đấu tranh giai cấp mà đáng tiếc lịch sử nhân loại lại không phải là lịch sử của đấu tranh giai cấp.

3. Do công lao của đảng lãnh đạo mà trình độ sản xuất của chúng ta tụt hậu trở về thời tiền ... CNTB. Tất nhiên sản xuất nào thì quan hệ ấy, quan hệ xứ ta hiện nay là quan hệ giữa lãnh chúa và tiện dân.

Thành Lợi said...

Dear Chu Ly,
Hom nay bao tuoi tre co dang bai PHA DUONG DAY VUOT BIEN BANG GHE DANH CA. Khi nao chu ranh thi viet binh luan coi sao hien nay van con nhieu nguoi tu bo thien duong ra di de ba con ban luan nha Chu.
Cam on chu nhieu.

Lý Toét said...

Sao Thành Lợi lại viết không dấu thế,

Câu chuyện "Phá đường dây ..." hơi tức cười vì sau khi phía Úc đưa những người nhập cư trái phép giam riêng ra đảo Christmas rồi ta mới phá án. Đây chỉ là chuyện làm ăn thôi, đầu tư 700 triệu, tìm vài chục khách thu mỗi người 100 triệu (những ai nộp 150 triệu là cò ăn hết 50 triệu). Thực tế những chuyện như thế này được công an và chính quyền địa phương bảo kê mới làm được.

Xưa kia, du kích quân Venezuela phong Nguyễn Văn Trỗi làm anh hùng, Ta bất đắc dĩ cũng phải phong anh Trỗi thành "anh hùng". Do đó mà anh Trỗi mang đủ các thứ tên: Trôi, Trơi, Trổi.

Thành Lợi said...

Dear Chú Lý,
Sorry chú hồi trưa cháu text bằng computer ở Công ty nên không bỏ dấu được.
Cám ơn Chú đã reply comment của cháu. Chúc chú 1 buổi tối vui vẻ.

dao vien said...

dear bác ly và mọi người.
daovien cảm thấy chưa đủ kiến thức, thực tế, để tham gia bàn luận, sẽ có lúc cùng tham gia.
đọc blog của bác lý nhiều, thấy bài viết này có cuộc tranh luận hay giữa mm và bác lý thấy vui vui.
có lẽ mm sẽ rất hài lòng, rõ ràng là rất hiểu nhau, rất cùng quan điểm, mà lại tranh luận rất sôi nổi bằng nhiều ẩn ý...
cháu nghĩ mọi người chỉ cần nắm cái ý gốc của mm là hiểu mọi vấn đề.
qua trả lời của bác lý với trần minh... có thể là bác lý chưa nói hết 100?% ý của mm, nhưng cũng đủ làm chú ấy mát lòng rồi.
có gì k phải các chú vui lòng góp ý và lượng thứ nhé

dao vien said...

daovien cũng có nhận xét riêng về phong cách viết của mm.
- dễ làm cho người khác dù hiểu ý nhưng tưng tức vì cách móc họng người ta, vì làm người ta biết là k đúng đó nhưng lại k thể nói lại...
- dùng một nội dung để phê phán lại chính nội dung đó.
- làm cho những người k hiểu, chỉ hiểu theo nghĩa đen, k hiểu nghĩa ẩn ý hiểu lầm, và bất bình cho người tranh luận, trong trường hợp này là bác lý.

tóm lại, lần này cháu làm giám khảo chấm bác lý thắng toàn diện mm trong lần tranh luận này. về nội dung, là cái gốc và bản chất của vấn đề cần tranh luận, cụ thể là kiến thức và thực tế.
cả về việc chỉ đúng cái hàm ý, hoặc ít nhất cũng hiểu được mm nói vậy mà k phải vậy.
bác lý đúng là ... bậc cao minh. tài trí hơn người...đáng ngưỡng mộ.
đọc blog bác lý, thật là ghiền, về nội dung học hỏi và chia sẽ vô cùng bổ ích và cần thiết, bên cạnh đó, bị thu hút bởi phong cách viết của bác cũng là yếu tố khiến daovien vô cùng hứng thú.
chúc mọi người ngủ ngon.

Lý Toét said...

Welcome Đào Viên,

Chúng ta cùng thảo luận vấn đề bằng cách thức khác nhau của mỗi người. Từ những bất đồng ban đầu chúng ta lại đi đến thống nhất một số quan điểm. Nói lên một thực tiễn là: những cá nhân có tư duy độc lập, tuy bất đồng nhưng lại dễ dàng làm việc chung với nhau để hoàn thành một dự án.

Trái lại, những điều nhất trí ngay từ đầu mà không thông qua sự chín chắn thì dễ dẫn đến một kết quả tồi, làm thất bại dự án mặc dù mục đích ban đầu là tốt. Thực trạng xã hội An Nam của chúng ta nó đang như vậy.