Monday, June 25, 2012

CPI âm nhưng lạm phát chưa được loại trừ


Chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI được dùng để đo lường lạm phát. Chỉ số Lạm phát thường so sánh với lãi suất tiền gửi ngân hàng để cân nhắc có nên ký thác tiền mặt vào ngân hàng hay mua vàng cất trữ để bảo toàn vốn. Do đó cũng như lãi suất tiền gửi, chỉ số Lạm phát cũng được tính theo năm.

Theo đó, từ đầu năm đến nay mức độ tăng của chỉ số CPI theo năm giảm dần lần lượt là 17.23% trong  tháng Giêng, 15.96% tháng Hai, 13.68% tháng Ba, 10.08% tháng Tư, 7.89% tháng Năm và còn 6.45% trong tháng Sáu.



Để giảm nhẹ tỷ lệ lạm phát, cục thống kê thường công bố chỉ số CPI là giá của kỳ hiện tại so với giá tháng trước. Theo đó, CPI từ tháng Giêng đến tháng Năm lần lượt là +0.97%, +0.98%, +0.16%, +0.05% và +0.18%. Riêng tháng Sáu giá bình quân giảm 0.26% so với giá bình quân tháng 5. Điều này đang được bộ máy tuyên truyền ngợi ca như là một kỳ tích về thành quả của công cuộc chống lạm phát và cảnh báo nguy cơ giảm phát.

Tiết lộ về chi tiết tính toán chỉ số CPI cho thấy:
- Mặt hàng ăn uống (trọng số 40%) giảm 0.23% bao gồm lương thực giảm 0.78%, thực phẩm giảm 0.31% nhưng giá nhà hàng tăng 0.6%.
- Giá nhà ở giảm 1.21%
- Vật liệu xây dựng giảm 1.64%
- Viễn thông giảm 0.02%
- Văn hóa giải trí giảm 0.27%
- Giày dép, quần áo tăng 0.64%

Lạm phát có giảm nhưng chưa phải âm

Ta cùng phân tích những yếu tố tạo ra giá giảm trong bối cảnh từ đầu năm số doanh nghiệp đóng cửa lên đến vài chục ngàn, chỉ riêng tháng 5 đã có 4100 doanh nghiệp đóng cửa kéo theo đội quân mất việc làm, mất thu nhập làm giảm đáng kể lượng Cầu.

Tuy lạm phát nhưng giá lúa mấy năm gần đây hầu như không tăng. Hiện VFA chưa cho xuất khẩu để ghìm giá nên giá lúa tươi tại ruộng không quá 4000 đ/kg và những người trữ lúa khô còn không bán được.

Lương thực thực phẩm giảm giá do không tiêu thụ được chứ không phải do giá thành hạ. Thực tế nếu nhà nông phải mướn ruộng để canh tác thì giá thành sẽ cao hơn giá bán.

Số lượng khách giảm làm tăng giá thành của nhà hàng nên tuy giá nguyên liệu giảm nhưng giá dịch vụ ăn uống không giảm mà còn tăng.

BĐS đóng băng do tác dụng của Nghị quyết 11 làm giá BĐS giảm làm giảm nhu cầu tăng tồn kho VLXD kéo theo giá VLXD giảm là điều tất nhiên. Tuy nhiên, BĐS là tài sản chứ không phải hàng tiêu dùng, nên đưa giá BĐS vào rổ hàng hóa để tính CPI là không hợp lý.

Quần áo giày dép là hàng tiêu dùng công nghiệp, giá lại tăng chứng tỏ năng suất lao động không được cải thiện, hàng sản xuất có giá thành còn cao. Đồng thời, lãi suất cao trong thời gian vừa qua phối hợp với sức Cầu giảm làm sản xuất càng bị thu hẹp.

Vậy giá hàng hóa giảm do kiệt quệ sức mua chứ không phải do dư Cung, nên nguy cơ lạm phát sẽ bùng nổ khi hàng hóa cạn nguồn hàng tồn kho.

Nguồn tham khảo:
49 ngàn doanh nghiệp giải thể trong 9 tháng (DV)
4100 DN giải thể trong tháng 5 (cafef)
CPI giảm lần đầu tiên sau 2 năm (vnex)
CPI lần đầu tiên ở mức âm sau 38 tháng (vnex)
Doanh nghiệp tắc thở vì hàng tồn kho (TN)
Kinh Tế VN Giảm So Với 2011: Xuất Khẩu Bằng 1/4 Năm Cũ; Sản xuất công nghiệp bằng 1/2 cùng kỳ năm trước, tồn kho 34,9% (vietbao)

240 comments:

«Oldest   ‹Older   201 – 240 of 240
Lý Toét said...

Vàng là tiền, là tài sản hợp pháp của công dân mà bị bắt giống như là hàng quốc cấm - tương tự heroin.
http://laodong.com.vn/Phap-luat/Bat-vu-van-chuyen-19kg-vang/72037.bld

Công an giữ một lượng tài sản lớn không có chứng từ kèm theo để trả lại cho chủ nhân đích thực của số tài sản này là một việc đáng hoan nghênh. Nhưng trên thực tế sẽ không như vậy. Kịch bản thường thấy là tịch thu, sung công quỹ.

Ôi, tính ưu việt của chế độ công hữu.

Lý Toét said...

Cảm ơn thành viên Chán Đời,

Tớ sẽ tập hợp các ý kiến/nhận xét để viết một bài về giá thành xây lắp công trình giao thông và lợi nhuận vào tay ai.

Nhắm mắt cũng biết cũng biết đó là ngân hàng, khi mà lãi phải trả cho tổng dư nợ tín dụng là 20% GDP.

Meo Luoi said...

Còm của bác chán đời, đọc thấy nêu lên những nguyên nhân khách quan quá. Ai cũng biết mà mãi mãi không sửa nổi, chỉ vì cơ chế.
Mèo xin góp ví dụ về bên điện nhé. Nhà máy điện độc lập IPP hiện đang có hình thức BOT, giữa nhà đầu tư nước ngoài với CP Việt Nam. Thời gian tính như sau:
- Khảo sát, chọn địa điểm, lập IPR, được phê duyệt vào Master Plan (Quy Hoạch Điện No. 6, 7,...): 1 năm
- Chuẩn bị cho việc thương thảo: thuê tư vấn tài chính, kỹ thuật để đào sâu cái IPR đó. Xây dựng mô hình tính giá điện, tính toán lại kỹ việc sử dụng kỹ thuật nào cho nhà máy điện, các nguồn cung,...: 1 năm
- Đàm phán, thương lượng: 2 năm (như Hải Dương), hay 5 năm như (Mông Dương). Phải xong được các điều khoản của hai hợp đồng quan trọng nhất là BOT và PPA (mua bán điện), kế đến là mua bán than (CSA) và thuê đất.
- Ký kết xong các hợp đồng, lo thu xếp vốn: 1.5 năm (gọi là đóng tài chính).
- từ lúc ký xong hợp đồng thuê đất thì lo đền bù giải tỏa, nếu nhanh gọn thì cùng lúc đóng tài chính thì xong, nếu không còn kéo dài hơn.
- Xây nhà máy: 4 năm
- Vận hành: 25 năm sau chuyển giao 0 đồng cho CP VN.
Vậy xây xong nhà máy điện thì là bao lâu? Chục năm có lẻ. Giá điện thì sao? Giá điện bán sẽ trên cơ sở xxx đô/kWh trong đó được bóc tách ra chi phí EPC, các chi phí cứng mềm khác. Mà nhà đầu tư phải tính toán trên cơ sở trượt giá theo chỉ số CPI của Mỹ (cỡ đâu 2%/năm). Vậy thì họ làm họ chết cả à? Đâu có được tăng giá một cách tùy tiện như làm đường mà bác chán đời kêu. Vậy mà họ vẫn có lãi. Họ vẫn đang đầu tư và tiếp tục muốn đầu tư?

LNVT said...

Dear bác Lý,

Không có 1 nền kinh tế nào chịu nổi khoản lãi TB 17% cho tín dụng trong thời gian dài cả đâu. Hiện tại bây giờ thì đa số đang phải hành xử như chơi hụi: lấy vay sau trả lãi trước. Đương nhiên là kết cục của các con nợ sẽ như các chủ hụi, và người cho vay sẽ như người góp hụi mà thôi, chỉ là chết trước hay chết sau thôi.

Ngoài ra thì truyền thông còn ra rả: nợ xấu, nợ không xấu, tổng nợ khoảng 1 triệu hê hê.

Cuối cùng là xóa bàn cờ làm lại: in tiền để xóa cờ dẫn đến lạm phát và đến 1 lúc nào đó sẽ phải đổi tiền làm lại từ đầu. Khi làm lại từ đầu thì những ai có BDS, và vàng lại là những kẻ dẫn đầu thị trường, cuộc xén lông cừu như vậy là hết 1 chu kỳ để mở ra chu kỳ mới.

King Filter said...

Chú Toét nghiên cứu bấm vào cồng nhảy phát đến vị trí đó đi. Hiện nay cồng nhiều, đi tìm đọc cũng mệt lắm.

Lý Toét said...

Dear VT,

Tất nhiên là một phần lãi đó bù cho lạm phát aka tiền mất giá. Nhưng vấn đề là lãi thì ngân hàng kiếm được còn công trình phải đưa tiền lãi trả cho ngân hàng vào giá thành. Thí dụ đường Cao tốc SG Trung Lương chỉ có giá 4 ngàn tỷ nhưng thực thanh toán 10 ngàn.

Ai trả phần chênh 6 ngàn tỷ đó?
Dân chúng phải hoặc bớt chi tiêu hoặc chuyển đổi cơ cấu chi tiêu, cắt giảm những chi phí "xa xỉ" như là du lịch, coi hát, mua sách etc.

Nhưng không thể không ăn, không mặc nên phải giảm đến mức tối thiểu
trích
Thống kê của công ty Ba Huân cũng cho biết, hai tháng vừa qua, lượng trứng gia cầm bán ra tăng khoảng 10%. Ông Phạm Thanh Hùng, phó giám đốc công ty Ba Huân nhận xét: “Chọn trứng cho bữa cơm hàng ngày, là cách người tiêu dùng tiết kiệm chi phí”.

Doanh số bán hàng đang sụt giảm so với cùng kỳ là thực tế nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. Công ty nước mắm Liên Thành đã bị giảm gần 30% sản lượng bán ra. Công ty thời trang Sanding đã bị giảm 30% lượng hàng bán trên thị trường nội địa. Hai tháng sau tết, thống kê của công ty thực phẩm Sài Gòn Food, lượng tiêu thụ đã giảm khoảng 10%.

hết trích tại http://cafef.vn/20120327080558987CA33/khi-nguoi-dung-buoc-phai-cat-chi-tieu.chn

Thấy thương người tiêu dùng chưa, phải giảm cả nước mắm, hoặc mua nước mắm rẻ tiền hơn; ăn trứng thay cho thịt cá; trang phục ráng mặc tận dụng cho đến khi rách.

Nước mắm Liên Thành và Sanding là thương hiệu có tiếng không dễ gì ngày một ngày hai mà bị mất uy tín dẫn đến giảm doanh số.

Lý Toét said...

Tớ không hiểu sao chức năng Cồng Gần Nhất có vấn đề gì đó mà nó cứ đi lệch địa chỉ

lovebird21c said...

LVNT,

ý Sơn nói là 2008 bắt đầu khủng hoảng, tháng 4/2009 họ cắt học bổng và trong tờ giấy gửi sinh viên, họ viết "dear xxx students, due to the current global financial crisis, bla bla"

lí do LVNT nói, anh em cũng hiểu, mọi người còn đùa nhau, nếu có tiết kiệm thì rút hết tiền về nhà, đừng để trong tài khoản họ track được vẫn sống tốt, sẽ cắt học bổng các khóa sau thì thiệt cho anh em mà lại do lỗi của mình,

cheer,

chandoi said...

@ Mèo Lười: Ví dụ của Mèo Lười là nó nằm trong Phần 3. Tôi chỉ mới viết chưa hết phần 1:dạng BOT và BT: Dưới sự điều phối của nhà nước.

Còn Phần 2:dạng Phụ thuộc 100% điều phối của doanh nghiệp.

Và Phần 3 nếu muốn tôi phân tích luôn là liên doanh Cổ phần với CP VN.

Nên nhớ 3 dạng này hoàn toàn khác nhau về cách xác định, mục đích, căn cứ và ý đồ ra một Tổng mức đầu tư cuối cùng.

Đơn giản dạng 2: Chủ đầu tư muốn tiến độ nhanh đưa vào khái thác càng sớm càng có lãi.
Tổng mức đầu tư cuối cùng cố tình nâng lên cao để kéo dài thời gian sử dụng, vận hành để biến thành lãi thời gian kéo dài.( âm mưu này thực hiện điều chỉnh liên tục trong thời gian thi công).

Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng bằng thế chấp trạm thu phí cho ngân hàng vài mươi phần trăm trên tổng theo năm là có tiền tươi luôn và nhân hàng cũng thích vì nó khả thi.(nếu DN cần thiết) như dạng bán lúa non vậy.

Thường là tổ chức đấu thầu và ràng buộc tiến độ,giá cả bù hay không, bù cái gì, thưởng phạt công minh bằng một bảo lãnh ngân hàng.

Hầu như vốn đáp ứng đầy đủ chứ không ngồi chờ vốn kế hoạch như dạng 1 dẩn đến góp phần kéo dài thời gian.

Chừng ấy đủ khác dạng 1 như SGTL chính phủ lo tất , lổ lãi cũng chính phủ nên khác hoàn toàn.

Còn tiếp.

chandoi said...

Dạng 3 là dạng chính phủ giao cho một đơn vị đại diện và giao dự án kêu gọi đầu tư vốn nước ngoài. Đon vị này đại diện chính phủ làm chủ đầu tư mà không có đồng vốn nào,hoặc được chính phủ ủy quyền số vốn nhỏ thường gọi là vốn đối tác < 30%. Các đơn vị này bên giao thông gồm: Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)hay BQL Mỹ thuận mới chuyển đổi thành công ty đầu tư Cửu long...

Bên EVN thì có mấy BQLDA thủy điện chẳng hạn biến luôn thành đơn vị quản lý khai thác nhưng vốn dạng đầu tư nước ngoài này ( đầu tư chứ không phải vay) rất ít , chủ yếu vay ngân hàng trong nước.

Bằng một thỏa thuận theo luận chứng khã thi và các ràng buộc về vốn, tiến độ thi công, ,thu hồi, vận hành lãi, cụ thể, rỏ ràng. Trường hợp đặt biệt chính phủ cam kết bảo lãnh về giá đầu vào và năng lực tiêu thụ hoặc sẽ bù lỗ nếu bất khả kháng.

Dạng này thì đương nhiên tổ chức đấu thầu trong nước hoặc quốc tế. Đương nhiên quyền hạn của Đối tác nước ngoài hầu như rất lớn, Bên VN chỉ quản lý về chủ trương, chính sách tiền tệ và chất lượng.

Dĩ nhiên việc bù giá, tăng TMĐT không theo quy định như chỉ định thầu mà chỉ tăng theo quy chế tiền lương hoặc hàng hóa nhập khẩu nếu thỏa thuận trong hợp đồng với ĐVTC.Chứ không phải bù giá theo thị trường.

Dạng này là TMĐT tăng một cách xác đáng và đựơc thỏa thuận lại thời gian thu hồi với chính phủ nếu có. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài họ hưỡng lãi thực tế từ giảm giá trong đấu thầu, hoặc họ tự tổ chức thi công một phần công việc hạng mục.
Tạm thời vậy.

Còn tiếp.

chandoi said...

Còn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì tiền ở đâu. Tiền chứng khoán, tiền vay ngân hàng bản xứ, Tiền vốn tự có vv...Họ sử dụng nguồn dài hạn có thể 10 năm, 20 năm như VN vay WB,ADB...

Khác với doanh nghiệp trong nước vay vốn ngắn hạng bằng các ngân hàng thương mại. Nhất là doanh nghiệp, các TCT nhà nước, mở mắt là lãi mẹ đẻ lãi con, cha chung không ai khóc, hạ cánh an toàn ,chuyễn đổi vị trí...Nhưng cục nợ vay tích lũy vẫn ở nguyên đấy dẫn đến tài chính đắp vá lung tung không minh bạch.Lấy sau nuôi trả trước như các TCT NN mần SGTL.

Với ưu thế đó các Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư , họ có kế hoạch tài chính rỏ ràng, có luận chứng kinh tế, kỹ thuật đầy đủ nghiêm ngặt, thỏa thuận hợp đồng mạch lạt ,thì một phần tiền vay NH chính là tiền lãi lấy trước cũng dạng bán lúa non khi dự án hoàn thành vào khai thác.

Mọi so sánh thường khập khiển nên chưa vội khẳng định lỗ vẫn làm.

chandoi said...

Một số doanh nghiệp nước ngoài, nhất là Trung quốc,Hàn quốc..Đầu tư vốn nhưng họ ràng buộc việc mua thiết bị của chính họ thừa mứa, hoặc si cen hen với giá trên trời, họ làm môi giới với hoa hồng to đùng, trong khi đó quan chức VN cũng tát nước theo mưa nên chiện dễ trót lọt 'vô tình' đẫy dự toán lên cao.

Đấy là lãi ngay, lãi tươi của họ, còn TMĐT lên cao thì họ thương lượng lại năm khai thác với chính phủ chẳng hạn.

Thuơng lượng tăng năm khai thác không phải là chưa có tiền lệ ở VN.Ví dụ như trạm thu phí xa lộ Hà nội- HCM. Nhưng chiện này xổ sàng hơn nhiều.

http://www.baomoi.com/Viec-to-cao-tram-thu-phi-Xa-lo-Ha-Noi--Giai-thich-chua-thoa-dang/58/4786647.epi

Gần đây rất nhiều thông tin hiện trạng mua thiết bị này đối với các TCTNN vỡ trận. Nhưng tệ hơn các TCT này chỉ có thể ràng buộc vốn vay nước ngoài ( thỏa thuận ngầm) chứ không phải vốn đầu tư, Nếu không bị ràng buộc mà vay đựơc vốn trong nước thì họ còn dễ tự tung tự tác chế biến và hậu quả thì đã thấy. Còn các TCTNN chưa vỡ thì cũng hằng hà ,sa số, tự đầu tư kiểu vậy.

chandoi said...

Kết luận :3 dạng này hoàn toàn khác nhau về cách xác định, mục đích, căn cứ và ý đồ ra một Tổng mức đầu tư cuối cùng. Nhưng TMĐT cuối cùng thì cũng cao hơn bình thường . Tại sao đọc ý trên đã rõ.

Meo Luoi said...

Đồng ý với bác chán đời. Để Mèo tóm ý lại như sau nhé:
Để xây dựng các công trình hạ tầng (Đường sá, nhà máy điện, ....) có ba cách làm hiện nay ở Việt Nam:
1. Chủ đầu tư: Nhà nước -> chọn nhà thầu (thường là chỉ định) các DNNN.
Việc thất thoát, tổng mức đầu tư tăng lên là do:
- Thiết kế, khảo sát vội vã, yếu kém -> chọn tư vấn yếu kém hoặc thiếu trách nhiệm
- Chủ đầu tư quan liêu, bớt xén, nâng giá ngay từ đầu
- Tiến độ giải ngân chậm, sai tiến độ trong hợp đồng -> các chi phí tăng lên do chậm tiến độ
- Các chi phí ngầm
- Các lý do khác (tùy từng công trình)
2. Chủ đầu tư: DNNN cái này cũng gần với dạng 1. Mặc dù tiền không phải đi ra thẳng từ ngân sách nhà nước, mà từ các DNNN nhưng các nguyên nhân cũng như vậy thôi.
3. Chủ đầu tư: DN tư nhân (trong nước + nước ngoài).
Hình thức đầu tư BOT hoặc BT hoặc BOO.
Nếu TMĐT cao thì đó là do yếu kém của quan chức nhà nước hay lãnh đạo các DNNN để tư nhân họ nâng giá đầu tu. Còn lại các khâu từ khảo sát, thiết kế, tư vấn, thi công, xây dựng, vận hành họ phải làm rất bài bản, chuyên nghiệp, không thể ù ờ như mấy ông VN. Tất nhiên trong quá trình thiết kế, thương lương, vẫn có thể phát hiện ra sai sót và khi đó họ đấu tranh quyết liệt.
Mèo biết có dự án điện, trong quá trình thương lượng, họ phát hiện ra lỗi sai của tư vấn, một lỗi nhỏ làm thiệt hại một khoản. Mặc dù đã đóng thương lượng lại, ký kết xong hợp đồng, nhưng họ tìm mọi cách để thỏa thuận lại điểm nhỏ đó. Còn nếu đó là dự án điện do EVN đầu tư thì sao? Cán bộ nhân viên của mình sẽ tặc lưỡi, thôi, bỏ qua, lọt sàng xuống nia, nói ra cấp trên lại trách cứ, lại phải xin chỉ thị, đàm phán lại, mệt người.
Trong các hợp đồng BOT, BOO hay BT này, cũng luôn có các điều khoản về lỗi của bên VN và lỗi của bên nước ngoài. Nếu bên VN giả sử như CP VN, Các DNNN hoặc các chính quyền địa phương gây cản trở, hoặc ra các quy định gây ảnh hưởng đến dự án, thì sẽ có các điều khoản bồi hoàn (VD; tăng tổng mức đầu tư -> tăng chi phí phải trả hoặc tăng thời gian vận hành, hoặc thậm chí nếu phải chấm dứt sớm thì sẽ phải bồi hoàn như thế nào).

Nói túm lại, Mèo nêu ra vậy, để nói rằng, giải quyết vấn đề cầu đường của bác chán đời, thì hãy theo cách thứ 3, giao toàn bộ cho cty tư nhân làm. Họ sẽ phải cố gắng đạt hiệu quả cao nhất. Chừng nào NN và DNNN còn vừa đá bóng, vừa thổi còi thì mãi mãi là bài ca không quên. Mà để giải quyết vấn đề này thì phải thay cơ chế.
Một điều nữa, nếu làm BOT thì nhà đầu tư nước ngoài dễ làm hơn. Tại sao? tại vì họ tiếp cận được nguồn tiền nước ngoài rẻ hơn VN. hai là tiếng nói của họ có trọng lượng hơn.

chandoi said...

Trong DNTN kinh doanh thì lãi là đặt hàng đầu. Và cũng không ít doanh nghiệp hùng mạnh nhưng bên bờ vực thẳm ,kể cả DN nước ngoài. Họ chống chọi và vượt qua được và phát triển cũng không phải là ít nhờ BOT, BT và BOO.

Tại sao? BOT, BT, BOO là những dự án không phải tiền chính phủ cho nên lách được các quy định khắc khe về đấu thầu, năng lực, kinh nghiệm.
Dự toán là giá trần hiện hành không giảm giá.

Chủ đầu tư, thiết kế, thi công, điều chỉnh thiết kế thi công, dự toán hầu như là quyền của họ (đá bóng thổi còi). Chỉ hợp thức hóa TMĐT bằng văn bản duyệt của một đơn vị quản lý đại diện chính phủ. Việc này tạo điều kiện cho họ tăng TMĐT dể dàng và áp dụng biện pháp bán lúa non thì thoát hiểm DN ngay vá luôn.
Cho nên như Mèo lười nói, cách nào cũng có cửa tăng TMĐT. Cách 3 càng dể hơn các cách khác vì các cách khác còn có sự giám sát chồng chéo về thanh tra chính phủ, kiển toán nhà nước, thuế.

Chỉ có cách thay đổi tư tưởng ,cách thực thi pháp luật của tổ hợp người được chính phủ chọn làm đại diện quản lý. VN không dễ cho trường hợp 3 vì giá cũng rẽ, ai cũng vậy mà vợ con ở nhà cũng cần chưa kể bồ nhí. Hehe.

Meo Luoi said...

Các ngành khác thì Mèo không rõ, nhưng cầu đường và điện theo Mèo ở thế giới cũng sử dụng hình thức BOT, BOO, BT nhiều vì các dự án này huy động vốn rất lớn. DNTN luôn tối đa hóa lợi nhuận, điều đó đúng và hợp lý. Vấn đề là bên mua (nhà nước hay DNNN hay cơ quan quản lý hạ tầng cơ sở) phải có đủ trình độ để phân tích và thương lượng giá hợp lý nhất. Mèo có biết sơ qua về đàm phán giá điện của nhà máy điện độc lập với EVN, có nhiều buổi và nhiều chuyên gia tham gia. Cái này thì EVN hiện nay theo Mèo làm cũng ổn. Nhân viên công ty mua bán điện EPTC thuộc EVN tuy chưa dày dặn kinh nghiệm, chưa thực sự giỏi, nhưng họ đã bước đầu đàm phán dược bằng tiếng Anh, trên hợp đồng bằng tiếng Anh do luật sư nước ngoài soạn và về mặt kỹ thuật nhà máy điện thì có vẻ cũng ổn. VD về giá điện thì dễ, OK, EVN sẽ chấp nhận mua trên xxx đô/kWH và hai bên thương lượng trên cơ sở bên bán chứng minh giá điện đưa ra hợp lý bằng mô hình giá gồm chi phí cố định, biến đổi, tài chính,.... + lợi nhuận IRR kỳ vọng. Có gì quá khó đâu. Vấn đề là ở con người.

Lý Toét said...

Dear Mèo Lười và Chán Đời,

Tranh luận về đầu tư có chất lượng, nhiều thực tiễn để tớ học hỏi. Xin tiếp tục.
Cảm ơn các bạn

chandoi said...

Nói chung sử dụng BOT,BOO,BT là những dạng nhà nước hưỡng lợi rõ ràng ,không mập mờ. Tăng GDP, Tăng nhu cầu nhân sự, kích cầu...và được hưởng tài sản chưa hết khấu hao mà không mất đồng nào.

Và tuy nhiên giao cho DN nước ngoài hoặc sử dụng vốn vay nước ngoài càng tốt.
Còn bàn chiện TMĐT bị tăng cao thì anh đã nói là thuộc phạm trù xã hội.
Giả sử giao cho nó 15 năm khai thác thì khuyến mãi thêm vài năm cũng không nguy hiểm bằng tăng TMĐT kiểu SD TCT nhà nước thực hiện BOT BT theo kiểu chính phủ bao đồng.
Chiện rõ như ban ngày chứ cần gì một thảo luân khoa học, vấn đề muốn khắc phục hay không và khắc phục đoạn nào.

Trong một thời điểm mà thi công đường vào nhà máy của EVN chỉ đựơc bù giá nhựa.(Hàng nhập khẩu). Còn Đường giao thông thì bù tất tần tật dù tiến độ vẫn vi phạm như nhau.
Cho nên Hệ quy chiếu ở VN mập mờ lắm!

chandoi said...

Cũng tương tự phạm trù khác, việc đầu tư XDCB phương tay đang thực hiện đến nay là quá trình sàn lọc thực tiển và ngay Trung quốc họ bắt chước từ rất sớm từ năm 1980 bằng cách kêu gọi BOT từ những Hoa kiều tư bản nước ngoài đầu tư hệ thống đường cao tốc và thẩm quyến ,thành công gốp phần không nhỏ cho họ hùng mạnh.

Nhưng họ lập lại chuyện chính phủ ôm đồm đường sắt cao tốc (dĩ nhiên có mục đích chính trị) nhưng về kinh tế lại bị xa lầy về tổng mức và quản lý khai thác.

Còn VN Thì mới đây vẫn tuyên bố lấy DNNN làm kinh tế chủ đạo dù cho... Thì bàn gì nữa. Bên cạnh linh hồn các nhà quản lý thực quyền đều có giá, thì tổng mức đầu tư dù có loại 3 hay loại 10 cũng không tăng mới lạ.

chandoi said...

Trường hợp DNNN làm chủ đầu tư bằng vốn vay (chứ không phải chính phủ) thì họ cũng rất muốn tăng TMĐT bằng mọi giá. Mội thời điểm.

Biết rằng DNNN là làm lãi nộp nhà nước còn lổ thì nhà nước chịu. Nếu Lổ do điều hành yếu kém thì chẳng sao nhưng do cố tình làm sai thì đền bằng cái mạng bốc lịch theo thời gian.
Khi TMĐT tăng ai đựơc hưởng:

- Ngân hàng giảm nợ xấu,thu đựợc lãi vay các TCT nhà nước.
- Các Đại ca tiền nhiệm hạ cách an toàn hơn vì xóa đựợc nợ cũ đã biến hóa trước đó.
- Các Đại ca đương nhiện biến hóa thành của cá nhân dưới nhiều hình thức:
Gởi vào giá trị mua thiết bị chuyên dụng phục vụ dự án, gởi vào hợp đồng mua vật tư trọng yếu, Gởi vào công ty sân sau hoặc % hợp đồng xây lắp xé lẻ quân xanh quân đỏ,gởi vào khoán.. Hợp thức hóa bằng hóa đơn VAT phần chi phí chung...
- Đại ca quản lý ,Kẻ có miếng cơm người có cháo.
.......
Cuối cùng có tăng TMĐT cao bao nhiêu thì bao nhiêu năm nay cũng chẳng có TCTNN trong XDCB nào lời.

Cuối cùng là vẫn giử và ráng nuôi DDNN tồn tại dù bất khả kháng như Vina các loại thì cũng bằng cách chuyển đổi ,xác nhập linh ta linh tinh cho nó hùm bà lần. Vì chính CBCNV DNNN là môt lực lượng không nhỏ cho công cuộc bảo vệ chế độ, bảo vệ tổ quốc trong từ trong gia đình đến xã hội hiện nay, càng ngày càng cần thiết trong hoàn cảnh VN như cụ Lý nhận định "Cave và nghiện".

Meo Luoi said...

Đúng thế, CBCNV trong các DNN là một lực lượng bảo vệ chế độ.Ở các tp, nhà nào hầu như cũng có một người làm nhà nước/DNNN hoặc nếu không thì họ hàng, bằng hữu. Ở nông thôn thì những dòng họ lớn nhất trong làng xã, đông con nhiều cháu sẽ có chân trong xã, thôn. Nhân viên EVN/Vinashin/TKV có biết yếu kém của EVN/Vinashin/TKV không? Có họ biết đấy. Nhưng các anh Thanh/Bình/Hòa vững vàng thì nồi cơm của họ vẫn còn. Nếu cắt giảm các DNNN này đi, một đội ngũ thất nghiệp đáng kể gây mất an toàn xã hội. Do vậy, vì sao vẫn phải giữ DNNN.

chandoi said...

Thank Mèo Lười đã tham gia cùng mình tranh luận tới cùng đề tài này. Nhận thấy Mèo lười cũng am hiểu sâu sắt về quá trình hình thành một dự án trong xã hội hiện nay. Kiến thức thực tế về XDCB trong xã hội bấy giờ nhiều người biết nhưng biết tới đâu thì cũng hạn hữu nhất là các bạn trẻ. Trên đây là đúc kết chính từ những công việc hàng ngày mà tôi từng trãi qua như nhật ký bản thân vậy. Những ai đọc qua họ sẽ có cái nhìn thực tế toàn cảnh hơn.
Tôi đã từng tham gia nhiều dự án thủy điện và giao thông từ Bắc tới Nam. Dưới nhiều dạng đầu tư nên những thông tin thực tế này hoàn toàn không phải suy luận.

Quê Hương said...

Chúng tôi có lát sàn nhà bằng tre nhưng lợi thế thì thua xa gỗ.
Khí hậu ẩm thấp tại Việt Nam không tốt cho sàn tre và ngay cả sàn gỗ. Bên cạnh đó mối mọt luôn rình rập mà hiện nay không có cách phòng ngừa.
Giá của tre so với gỗ thì chỉ bằng nửa hay rẻ hơn nữa.

Anonymous said...

Về lợi thế tổng thể của Vật liệu tre so với gỗ, bác cho em xin địa chỉ mail để em gửi cho bác một báo cáo nghiên cứu mà bên em vừa trình chính phủ để xây dựng chính sách cho ngành TRe công nghiệp. Email của em là : Bamboo36@santre.vn ;
Chiều nay em và anh chủ tịch tiếp một ông khách đặc biệt tại nhà máy, đó là ông Bộ trưởng thương mại của nước Bolivia đến học hỏi kinh nghiệm ngành công nghiệp trồng và chế biến Tre của Việt nam để ổng về trình chính phủ và doanh nghiệp nước họ đầu tư sx. ổng còn mời bên em cho chuyên gia sang nước họ hướng dẫn. Gớm ! Tiền thì chưa kiếm ra mà cũng oai ra phết.
Còn về sản phẩm ván sàn nồi thất :
Bác Lý tham khảo đường linhk này để xem tính năng, công nghệ, giá thành của ván sàn tre so với các loại ván sàn gỗ tự nhiên Solid nhé
http://santre.vn/product.php?id_product=355
http://santre.vn/product.php?id_product=315
Đây là những lợi thế dành cho người mua sản phẩm, còn về lợi ích quốc gia thì dùng ván sàn tre là tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có 100% ở trong nước, do đó hạn chế nhập siêu, TRe là cây thuộc họ cỏ, khả năng tái sinh cực nhanh do đó dùng sản phẩm tre là bảo vệ môi trường. Ở Việt nam Tre thường trồng nhiều ở vùng đệm Rừng phòng hộ thủy điện, do đó trồng và kinh doanh Tre như một lựa chọn duy nhất giải bài toán vừa giữ Rừng phòng hộ thủy điện vừa có sản phẩm thu hoạch từ Rừng để đảm bảo cuộc sống cho người dân.
Ngoài Ván sàn Tre thì nhà máy em cũng sx các loại ván sàn gỗ Engineered nhiều, đây là loại Ván sàn gỗ thông minh chuyên dùng cho các công trình công trình cao cấp có sử dụng số lượng ván sàn gỗ nhiều. Bác tham khảo thêm đường linhk sau nhé :
http://santre.vn/product.php?id_product=375

Anonymous said...

Bảng mô tả các tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm Ván sàn LiComi
I. DÒNG SẢN PHẨM SÀN GỖ ENGINEER ÉP 3 LỚP

( Mặt gỗ có thể là Sồi Mỹ, Sồi Nga, Walnut, Maple, Beech, Giáng Hương, Căm xe, Teak …)

1. Tên sản phẩm : Sàn gỗ Sồi Mỹ Engineer
2. Kích thước : 1200 x 128 x 15mm
3. Thẩm mỹ: Gam màu tự nhiên sang trọng theo phong cách Châu Âu
4. Kết cấu tấm ván sàn :
4.1. Lớp mặt : Gỗ Sồi trắng Mỹ tự nhiên hoàn thiện dầy 3mm
4.2. Lớp giữa : Lõi gỗ tự nhiên nghép thanh dầy 9 mm
4.3. Lớp đế : Gỗ tự nhiên dầy 3mm
4.4. Cách ép : Ép 3 lớp dọc - ngang đảm bảo tuyệt đối không cong vênh trong quá trình sử dụng. Ép bằng keo kết dính tiêu chuẩn E1 của hãng Casco Akzo Nobel nổi tiếng nhất thế giới (www.akzonobel.com). Loại keo này tuyệt đối an toàn cho sức khoẻ người sử dụng
5. Độ ẩm ván sàn hoàn thiện: 12 – 14%.
6. Mộng ghép: Mộng Click với kỹ thuật tạo mộng tiên tiến trên dây chuyền thành hình của hãng Homag Đức (www.Homag.de) tạo ra những tấm ván sàn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu. Ván sàn tự nhiên Licomi lắp xong mộng ghép khít như ván sàn công nghiệp nhưng chắc chắn hơn nhiều. Khe hở mối nghép không quá 0,5mm. Đây là dây chuyền hoàn thiện ván sàn hiện đại hàng đầu thế giới và hiện có duy nhất tại Việt nam. Trị giá đầu tư của chuyền đánh mộng Homag – Đức năm 2010 là 30 tỷ VND, bộ dao đánh mộng kim cương giá trị 102 ngàn USD. Chất lượng ván sàn Engineer khẳng định tốt nhất Việt nam.


Một góc dây chuyền đánh mộng Homag - Đức tại nhà máy sản xuất ván sàn Licomi
7. Sơn phủ: 4 lớp sơn UV bả lót + 01 lớp UV tạo độ bóng và nâng cao tính thẩm mỹ + 02 lớp sơn oxít nhôm chống xước , chống cháy, chống mài mòn, chống nước. Bề mặt tấm ván sàn sau khi sơn đạt tiêu chuẩn chống mài mòn AC3 cho thị trường Mỹ. Các loại sơn dùng là sơn của hãng Treffert - Đức (www.treffert.com) đảm bảo an toàn tuyệt đối về sức khỏe cho người sử dụng.

Vỏ thùng sơn Treffert - Đức ( Treffert.com)

Một góc dây chuyền phun sơn Homag - Đức tại nhà máy ván sàn Licomi

8. Chất liệu sử dụng:
8.1. Mặt tấm ván sàn gỗ dầy 3mm : Nhập khẩu ( Có CO nhập khẩu )
8.2. Lõi tấm ván sàn gỗ dầy 9mm : Ván nghép thanh sản xuất tại nhà máy Tiến Động bằng nguồn nguyên liệu Rừng trồng trong nước.
8.3. Đế tấm ván sàn gỗ dầy 3mm : Gỗ lạng sản xuất tại nhà máy Tiến Động bằng nguồn nguyên liệu gỗ Rừng trồng trong nước.

9. Quy trình chế biến nguyên liệu:
9.1. Mặt tấm ván sàn 3mm : Gỗ xẻ sấy nhập khẩu từ Mỹ, sau đó đưa về nhà máy xẻ mặt dầy 5 mm bằng máy xẻ kĩ thuật cao. Sau đó bào nhẵn rồi đưa vào ép lên lớp lõi và để
9.2. Lõi tấm ván sàn : Gỗ rừng trồng mua về nhà máy , sau đó xẻ thanh, sau đó đưa vào ngâm tẩm sấy kĩ thuật. Sau đó đưa vào ép thanh. Sau đó đưa ra xẻ mỏng và nghép với để và mặt.
9.3. Đế tấm ván sàn : Gỗ rừng trồng mua về nhà máy, lạng mỏng 4mm, sau đó ngâm tẩm, sấy khô rồi đưa vào ép cùng lõi và mặt.


II. BẢO HÀNH: 05 NĂM CHO TẤT CẢ CÁC SẢN PHẨM SÀN TRE ÉP THANH, 10 NĂM CHO CÁC SẢN PHẨM SÀN GỖ ENGINEER

CÔNG TY CỔ PHẦN SÀN ĐEP HỒNG NGỌC
Địachỉ: Số A2 TT19 khu đô thị Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
Điệnthoại: 0466759487
Hotline : 0983128157. Website: www.santre.vn Email : Bamboo36@santre.vn

Anonymous said...

Xin hỏi Quê hương lát ván sàn tre năm nào ? Nếu từ năm 2009 trở về trước thì ván sàn tre cung cấp cho thị trường Việt nam là duy nhất có chỗ anh Dương trong Thanh Hóa sx và cấp ra thị trường qua công ty Ali. Khi đó chất lương chưa tốt do công nghệ lạc hậu, nên có thể gặp phải các lỗi như vậy. Còn từ thang 10/2010 sản phẩm Ván sàn Tre Licomi do bên nhà máy mình sx cung cấp ra thị trường chất lượng rất tốt, càng ngày vào thị trường càng mạnh. Đặc biệt phát triển đều khắp cả nước. Nếu nhà bác lắp Ván sàn tre Licomi mà gặp lỗi thì liên hệ về công ty em, em sẽ bảo hành cho bác

VIỆT said...

Bác chandoi đúng thật là dân XD rồi!

Những phân tích lập luận rất rõ ràng và có chuyên môn!

Việc chi phí XH nằm trong chi phí chung để đội giá thành XD rõ ràng thuộc lỗi quản lý của nhà nước rồi.

Còn đơn giá vật tư, định mức vật liệu hay đơn giá nhân công... của ta rẻ hơn cũng đúng luôn vì tiêu chuẩn của ta thấp hơn nên giá rẻ hơn. Lỗ lã thuộc về dân ta, bỏ tiền nhiều nhưng nhận được hàng kém chất!

Nhà nước đại diện nhân dân làm ăn kiểu này chẳng mấy chốc lên thiên đường hết! heee

Lý Toét said...

Welcome Việt,

Nhân dân có lỗi chứ làm gì có Nhà nước có lỗi. Nếu thực sự có lỗi thì Nhà nước tiêu vong rồi. Lỗi của dân là tin cậy nhà nước này đại diện cho mình và tự hào vì việc đó.

Đây là lý luận mang tính hệ thống. Tớ sẽ phân tích sau.

Quê Hương said...

Thái Bình,

Lợi thế của sàn tre là thân thiện môi sinh, nhưng người Việt Nam thì chưa có khái niệm về điều này.
Một đơn cử: Người ta thích trồng Sưa thay vì Tre. Sàn sưa có thể tồn tại trăm năm, còn Tre thì bao lâu?
Giữa sàn gỗ và tre còn nhiều tranh cãi. Google thì biết.
Mua sản phẩm thân thiện môi sinh đều có cái giá của nó.

Lý Toét said...

Quê Hương,

Tre so với gỗ chắc là phải có vấn đề gì đó về cơ - lý - hóa. Các nước Bắc Âu bậc thầy về công nghệ chế biến gỗ.

Còn sản lượng tre, VN so với TQ chỉ như con Cò dán lên mông Voi.

Cây tre, không xa lạ gì với thế giới. Ngay từ thập niên '60 Thép Mới đã viết bài Cây Tre VN để ca ngợi cây tre.

vanbinh said...

Xem các cụ bình loạn ( hay quá , quá hay ) về tổ hợp các căn do dẫn đến tình trạng phổ quát hiện nay là :''Hầu hết các công trình Giao thông sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng một thời gian từ 6 tháng đến 1 năm là y như rằng , không hư nọ thì hỏng kia mà người ta hay kêu ca là xuống cấp !". Theo tôi thấy thì cái nghiệp XD CT GT âu cũng còn rủi ro nhiều .Người ta phải Đấu thầu sứt đầu mẻ trán , phải chạy Dự án ,chạy đủ các loại giấy phép cần thiết mà không phải cái nào cũng một dấu một cửa , phải chạy vốn ,phải lo gian nan trong Giải phóng mặt bằng , phải chiều đủ loại quan khách địa phương ,chiều cán bộ BQL , chiều cán bộ TVGS , chiều cán bộ Hội đồng nghiệm thu Nhà nước , phải lo chuẩn bị Máy móc thiết bị , cán bộ Kỹ thuật , nhân công , xăng dầu , lán trại , các loại Vật tư vật liệu xây dựng ,lo thiết kế Chi tiết , thiết kế Tổ chức thi công , lo Dự toán , Hồ sơ hoàn công , Hồ sơ thanh toán và Hồ sơ bàn giao ...trăm thứ bà rằn , mà khâu nào cũng khó khăn cả , lại còn hỏng hóc máy móc , thiếu vốn thiếu vật tư , gặp thiên tai mưa to gió lớn , dân kiện cáo làm nứt nghiêng nhà người ta ...chao nghĩ thế đã đủ mệt lắm rồi .
Công trình GT là một Vật thể đặc biệt luôn trong trạng thái tĩnh , nó trải dài qua đủ các chủng loại địa hình địa mạo ,chứa đủ các chủng loại vật tư vật liệu ,nó gánh đủ các chủng loại phương tiện xe cộ lớn có bé có , siêu trường siêu trọng có ,lại còn oằn mình chống chọi với thiên tai bão lũ , thế mà sau vài năm nó vẫn còn nguyên si nguyên trang thì quá là điều ngạc nhiên .Tại TP HCM tôi thấy có đoạn đường Võ văn Kiệt, đoạn từ Hầm chui sông Sài gòn đến cầu vượt Bình chánh dài tới 14 cây số , đường rộng hơn 40 mét ,lại đi ven sông .dưới nền là tầng bùn yếu dầy tới 25-40 mét ,thế mà đã gần 3 năm thông xe , với đủ các chủng loại xe cộ rầm rập ngày đêm , đến nay đã thấy có hư hỏng gì đâu ,nó vẫn hiên ngang , sừng sững và nên thơ giữa TP HCM .
Vậy thì nguyên nhân dẫn đến sự chưa có hư hỏng này là gì ?

Lý Toét said...

Welcome Văn Bình,

Đ/c đã đặt vấn đề rất hay. Đó là, đường mà không hư hỏng mới là sự lạ. Tớ xin mở ngoặc, đây là đặc thù của VN, có phải vậy không, Văn Bình.

Nền yếu cách mấy, các kỹ sư đều có thể xử lý được trong tầm tay. Vấn đề là giải pháp có nằm trong kinh phí cho phép hay không.

Không biết mọi người có nhớ không, cách nay 20 năm, ông Nguyễn Hữu Chánh có giới thiệu một loại hóa chất giội xuống bùn làm mặt bùn cứng lại. Tưởng đấy là một công nghệ thần kỳ bên xứ mẽo, ông ta (Chánh) được các địa phương và các ban ngành GTVT đón tiếp trọng thị.

Thành said...

Dear Bác Lý !

Trong một bài phỏng vấn Tiến sĩ Bùi Kiến Thành : Bất động sản khó phục hồi năm nay
http://land.cafef.vn/20120712094313864CA43/tien-si-bui-kien-thanh-bat-dong-san-kho-phuc-hoi-nam-nay.chn

Ông Thành có nhắc " Nếu xét chỉ số giá nhà/thu nhập của người dân thì ở Việt Nam chỉ số này cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới và trong khu vực, đồng nghĩa với việc khả năng mua nhà của người dân Việt Nam càng xa vời vợi. Cụ thể, chỉ số này ở Việt Nam khoảng 26,6; trong khi ở khu vực Nam Á là 6,25; Đông Á là 4,14; châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ là 6,25; châu Phi là 2,21. Theo tính toán của Liên Hiệp Quốc, chỉ số giá nhà/thu nhập của người dân năm trong khoảng 3-4 là hợp lý. Chỉ số càng cao, người dân càng khó mua được nhà."

Bác cho cháu hỏi con số mà ông Thành đưa ra có phải là những con số mà Bác đã từng nói về cách tính giá trị thật của bất động sản Việt Nam hiện nay chỉ từ 3 - 5 năm thu nhập của người Việt Nam không ạ ?

Cheers !

Lý Toét said...

Thành,

Chính nó đấy. Chỉ số đó ở VN cỡ 100. Rảnh tớ sẽ phân tích vụ này.
Kinh tế phát triển như Nhật Bản còn mắc phải Bẫy Giá Nhà, kinh tế không nền móng như VN tránh sao khỏi.

Tài sản của các quan lại chủ yếu ở nhà đất
Tài sản từ thặng dư vốn của chứng khoán cũng chảy hết vào nhà đất

Giá nhà cao, giá xe hơi cao cộng với năng suất lao động thấp đã đẩy giá thành sản xuất ở VN lên cao nhất thế giới.

Có lẽ kinh tế VN là nơi hội tụ những bất lợi của kinh tế thế giới.

Thu thuế nhà, đất sẽ giải được bài toán này.

b94 said...

http://vef.vn/2012-07-04-chinh-phu-khong-de-lam-phat-qua-thap
chuyện CPI âm trong 2 tháng chẳng có ý nghĩa gì lớn lao ngoài tác động tâm lý

đọc cái tit trên mà giật cả mình
hehe, rõ ràng mấy ổng có cái lý do rất tuyệt để phá giá đồng tiền hay tổng thu của dân mà ko lo gì cả

http://vneconomy.vn/20120730041657388P0C9920/7-thang-boi-chi-ngan-sach-hon-91-nghin-ty-dong.htm
...

giá dầu TG vẫn cứ ở mức 85-90usd, tỉ giá đô/vnd ko có gì thay đổi trong khi liên tục là những đợt tăng giá nhiên liệu
http://www.tinmoi.vn/gia-xang-tang-400-donglit-tu-10-gio-toi-nay-07980320.html
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/82585/sap-tang-gia-xang-va-gas-.html
http://vneconomy.vn/20120731011055342P0C19/gia-xang-co-the-tang-tu-6001000-donglit.htm
...

Lý Toét said...

Chỉnh phủ điều hành đã Cố gắng kéo lạm phát xuống bằng một cách duy nhất là nâng lãi suất. Kết quả là các ngành nghề trong nền kinh tế bị đình đốn, thất nghiệp gia tăng, tiêu thụ giảm.

Hàng hóa không dư dả nên giá vẫn không giảm nhưng giá vật tư giảm vì ế, dẫn đến kéo chỉ số CPI xuống.

Không cần chính phủ phải lo lắng, giá cả hàng hóa không những không giảm mà sẽ tăng phi mã trong thời gian tới.

Unknown said...

To^i kho^ng co' kie^'n thu+'c gi` ve^` ma^'y chuye^.n ca'c ba'c ba`n ne^n kho^ng da'm no'i leo . Chi? bo^? sung 1 chu't chuye^.n ngoa`i le^` tho^i :

- tru+o+'c khi xa^y ca^`u MT, ho^`i tha^.p nie^n 90 U'c co' ta`i tro+. 1 so^' chuye^n vie^n VN qua DDan Ma.ch ho.c kinh nghie^.m thie^'t ke^' vi` DK mo+'i xa^y xong ca^`u treo da`i nha^'t the^' gio+'i va`o cuo^'i tha^.p nie^n 80. Co`n xa^y ca^`u CT thi` kho^ng nghe no'i go+?i ngu+o+i ddi ho.c ho?i kinh nghie^.m .

- theo lua^.t thie^'t ke^' da,y tu+` na(m dda^`u DDa.i Ho.c o+? ca'c nu+o+'c A^u My~ la` pha?i thie^'t ke^' tre^n ye^u ca^`u i't nha^'t la` 1.25 (ta.i DK la` 1.3). Thi' du. : ca^`u co' tro.ng ta?i la` 100 ta^'n , nhu+ng pha?i chi.i ddu+o+.c xe 130 ta^'n. Ne^n ca'i chuye^.n lu'n la` he^'t hie^?u . Ngoa`i ra pha?i chi.u 1 lu+.c dynamic la` 1.8g (1.8 la^`n cu?a lu+.c tro.ng tru+O+`ng)

-Tra'ch nhie^.m cu?a thie^'t ke^' thu+o+`ng la` 20-30 na(m tu`y lua^.t quo^'c gia. Co' nghi~a la` ba.n pha?i chi.u tra'ch nhie^.m vie^.c la`m cu?a ba.n trong 20-30 na(m, cho du` ba.n dda~ ve^` hu+u nhu+ng tho+`i ha.n va^~n co`n ddo' thi` va^~n pha?i va'c chie^'u ha^`u to`a. DDo' la` nhu+~gi` to^i bie^'t khi co`n ma`i ddu~ng qua^`n tre^n ghe^' nha` tru+o+`ng ho^`i tha^.p nie^n 80.

- Muo^'n bie^'t the^m ve^` kinh nghie^.m xa^y ca^`u o+? vu`ng si`nh la^`y ne^n ho?i ngu+o+`i My~ . Nhu+~ng ca^y ca^`u o+? vu`ng Louisiana da`i tre^n 20 miles (1 mile = 1.6km) xa^y tru+o+'c dde^. nhi. the^' chie^'n gio+` va^~n co`n ngon la`nh cho nhu+~ng chie^'c xe ta?i tre^n 100 ta^'n. DDa^'t Louisiana la` vu`ng dda^'t si`nh la^`y y chang nhu+ mie^`n Ta^y Nam Bo^.

Unknown said...

O+? Ba('c My~ thi` gia' nha` chia cho tha^u nha^.p ha`ng na(m la` du+o+'i 3 .
http://www.numbeo.com/property-investment/gmaps_rankings_country.jsp

Lý Toét said...

Cảm ơn Nguyễn Việt,

Kỹ thuật là chuyện lâu dài. Mỹ có vấn đề của Mỹ, VN có vấn đề của VN. Chỉ có khác nhau ở chỗ Mỹ theo chế độ pháp trị, còn ta theo chế độ nhân trị. Pháp trị thì có thể đong đếm được, còn nhân trị phụ thuộc vào hứng thú của kẻ cai trị.

Đất Lousiana vốn thuộc địa của Pháp nhưng nhận thấy không quản trị nổi nên bán cho Mỹ. Tương tự là Alaska mua được của Nga với giá $70M.

Lý Toét said...

Nguyễn Việt,
Tớ có nói khác đâu.

«Oldest ‹Older   201 – 240 of 240   Newer› Newest»