Chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI được dùng để đo lường lạm phát. Chỉ số Lạm phát thường so sánh với lãi suất tiền gửi ngân hàng để cân nhắc có nên ký thác tiền mặt vào ngân hàng hay mua vàng cất trữ để bảo toàn vốn. Do đó cũng như lãi suất tiền gửi, chỉ số Lạm phát cũng được tính theo năm.
Theo đó, từ đầu năm đến nay mức độ tăng của chỉ số CPI theo năm giảm dần lần lượt là 17.23% trong tháng Giêng, 15.96% tháng Hai, 13.68% tháng Ba, 10.08% tháng Tư, 7.89% tháng Năm và còn 6.45% trong tháng Sáu.
Để giảm nhẹ tỷ lệ lạm phát, cục thống kê thường công bố chỉ số CPI là giá của kỳ hiện tại so với giá tháng trước. Theo đó, CPI từ tháng Giêng đến tháng Năm lần lượt là +0.97%, +0.98%, +0.16%, +0.05% và +0.18%. Riêng tháng Sáu giá bình quân giảm 0.26% so với giá bình quân tháng 5. Điều này đang được bộ máy tuyên truyền ngợi ca như là một kỳ tích về thành quả của công cuộc chống lạm phát và cảnh báo nguy cơ giảm phát.
Tiết lộ về chi tiết tính toán chỉ số CPI cho thấy:
- Mặt hàng ăn uống (trọng số 40%) giảm 0.23% bao gồm lương thực giảm 0.78%, thực phẩm giảm 0.31% nhưng giá nhà hàng tăng 0.6%.
- Giá nhà ở giảm 1.21%
- Vật liệu xây dựng giảm 1.64%
- Viễn thông giảm 0.02%
- Văn hóa giải trí giảm 0.27%
- Giày dép, quần áo tăng 0.64%
Lạm phát có giảm nhưng chưa phải âm
Ta cùng phân tích những yếu tố tạo ra giá giảm trong bối cảnh từ đầu năm số doanh nghiệp đóng cửa lên đến vài chục ngàn, chỉ riêng tháng 5 đã có 4100 doanh nghiệp đóng cửa kéo theo đội quân mất việc làm, mất thu nhập làm giảm đáng kể lượng Cầu.
Tuy lạm phát nhưng giá lúa mấy năm gần đây hầu như không tăng. Hiện VFA chưa cho xuất khẩu để ghìm giá nên giá lúa tươi tại ruộng không quá 4000 đ/kg và những người trữ lúa khô còn không bán được.
Lương thực thực phẩm giảm giá do không tiêu thụ được chứ không phải do giá thành hạ. Thực tế nếu nhà nông phải mướn ruộng để canh tác thì giá thành sẽ cao hơn giá bán.
Số lượng khách giảm làm tăng giá thành của nhà hàng nên tuy giá nguyên liệu giảm nhưng giá dịch vụ ăn uống không giảm mà còn tăng.
BĐS đóng băng do tác dụng của Nghị quyết 11 làm giá BĐS giảm làm giảm nhu cầu tăng tồn kho VLXD kéo theo giá VLXD giảm là điều tất nhiên. Tuy nhiên, BĐS là tài sản chứ không phải hàng tiêu dùng, nên đưa giá BĐS vào rổ hàng hóa để tính CPI là không hợp lý.
Quần áo giày dép là hàng tiêu dùng công nghiệp, giá lại tăng chứng tỏ năng suất lao động không được cải thiện, hàng sản xuất có giá thành còn cao. Đồng thời, lãi suất cao trong thời gian vừa qua phối hợp với sức Cầu giảm làm sản xuất càng bị thu hẹp.
Vậy giá hàng hóa giảm do kiệt quệ sức mua chứ không phải do dư Cung, nên nguy cơ lạm phát sẽ bùng nổ khi hàng hóa cạn nguồn hàng tồn kho.
Nguồn tham khảo:
49 ngàn doanh nghiệp giải thể trong 9 tháng (DV)
4100 DN giải thể trong tháng 5 (cafef)
CPI giảm lần đầu tiên sau 2 năm (vnex)
CPI lần đầu tiên ở mức âm sau 38 tháng (vnex)
Doanh nghiệp tắc thở vì hàng tồn kho (TN)
Kinh Tế VN Giảm So Với 2011: Xuất Khẩu Bằng 1/4 Năm Cũ; Sản xuất công nghiệp bằng 1/2 cùng kỳ năm trước, tồn kho 34,9% (vietbao)
240 comments:
1 – 200 of 240 Newer› Newest»Bác Lý,
Bài bác viết rất hay. Hehe, tớ chỉ muốn hỏi vài câu. Vậy theo ý bác nói trên, hàng hóa jảm ko fải dư cung mà sức mua yếu. Hehe, nhẽ đó là biểu hiện của jảm fát.? Hehe. Vại là chế độ nài sắp tèo phỏng.! Tớ thật, tớ chẳng muốn nó tèo sớm tý nầu.
P/s: Thêm 1 câu hỏi nhẽ ngoài lề, rằng in nhiều tiền dẫn đến Lạm Phát a? Thằng con tớ đang học cái nài, rằng tại sâu ko đc in nhiều tiền.? Bác cho tớ vài khái niệm để hehe...nói chiện vs nó. Hiahia.
Thành bác
He he, Quán Bựa cũng đang thảo luận đề tài này. Qua bển đấu láo cho vui. Nếu chưa thỏa mãn ngày mai tớ sẽ trình bày. OK?
Chú Lý luôn ngắn gọn và rành mạch đến thối ruột thối gan nhà sản. Hehehe,
Hết Tiểu đường, đến Nhồi máu cơ tim, còn sắp tới sẽ Khô máu.
Dự đoán này năm trước của chú Lý đã thành hiện thực. hởi động lại dự án Tượng đài Mẹ VN anh hùng ở Quảng Nam . Thật chớ trêu thay!
Trong bối cảnh VLXD sản xuất ra không tiêu thụ được, không nên bàn cãi có nên tiếp tục nghiên cứu mà hãy bắt tay vào thi công ngay và luôn. Lý do: giải quyết lượng tồn kho xi măng và sắt thép, quay vòng vốn sản xuất.
Bộ GTVT hãy nghiên cứu tích cực lựa chọn mặt đường bằng bê tông cement thay cho beton asphalt truyền thống. Vừa giải phóng tồn kho cement vừa chống chảy nhựa mặt đường trong thời tiết nắng nóng.
hì hì, bữa trước tăng lương, hôm nay nghe tin giá cả giảm, cũng có cái vui chứ bác Lý. Giờ người ta in tiền cứu ngân hàng cũng đồng thời giảm sức ảnh hưởng của giảm phát chẳng thích hợp sao bác.
So sánh đường bê tông xi măng và bê tông asphalt.
Rõ ràng là bê tông xi măng có nhiều ưu điểm vượt trội so với bê tông asphalt truyền thống. Em cũng có nghe nói là ở Mỹ có công nghệ trải bê tông xi măng làm cao tốc 1 ngày cả chục km, giá trị 1 bộ là khoảng 2 trẹo Obama.
Tuy nhiên thì ko hiểu sao dân ta chưa nhập về để mần ăn, có lẽ với loại công nghệ mới này có lời ít hơn.
Hiahia...! Lại sắp rủ nhao đi biểu tình đấy....hehe, vậy bác Lý khuyên tớ có nên đi không? Tớ đồ rằng....Bê đang định hướng truyền thông, rủ rê dân đi biểu tình để quên đi cái những v.đề kinh tài này....!
Lão Bựa nói về giảm phát...! Nhưng tớ hỏi bác về lạm phát, in tiền cơ mà...!!
Giảm phát, giảm cầu nhưng rồi GDP vẫn tăng trưởng. Nếu giảm phát đến là do các chính sách của nhà nước nhằm hạ nhiệt lạm phát thì đó là điều tốt, còn nếu không phải như vậy thì đó là dấu hiệu suy vong kinh tế. Giảm phát do kiệt quệ sức mua, thất nghiệp do mất việc làm, sản xuất sụp đổ nghĩa là kinh tế sụp đổ chứ có gì đâu.
Bài toán 90 người ăn 10 con gà lúc này mới lộ ra, còn nhiều chuyện hay ho nữa đây. Hậu quả của việc giảm phát kiểu này là: 1/ Rất khó vực dậy sản xuất để giúp tăng thu nhập và giải quyết việc làm, 2/ cùng với việc khó vực dậy sản xuất + sức mua ngày càng giảm sẽ tạo ra vòng xoáy suy thoái. 3/ Điểm kết thúc của vòng xoáy suy thoái là hàng hóa khan hiếm trầm trọng, đồng tiền sụp đổ do lượng tiền có nhiều hơn lượng hàng rất nhiều lần, đó là lúc xóa bàn cờ làm lại ván mới.
Tuy nhiên, do ta còn nhiều USD, nên nhập khẩu hàng TQ giá rẻ về bán thì có lẽ vẫn cầm cự được, cơ hội làm giàu là đây.
Thưa chú Lý!
Khô máu thì chết chắc rồi còn gì.
Bác nào rành về bóng banh xin cho biết làm răng dân Mẽo chả coi món này ra gì mà bỏn chỉ thích bóng bầu dục, bóng rổ, đấu vật etc. Riêng cái khoản không ham hố fụt bôn của Mẽo phải vote cho cỏn 1 phiếu, Lừa thì ham hố cuồng loạn, cá độ, bán độ ầm ầm. Hổng biết sau Ơ-rô dân Lừa có gì vui nhở.
Đọc phân tích của tớ ở trên: giảm giá là do BĐS, giá gạo và thịt heo siêu nạc; còn những thứ khác không giảm mà còn tăng: giày dép, dịch vụ ăn uống.
Có phải ai cũng đủ tiền mua BĐS đâu để được "hưởng lợi" từ vụ giảm giá này.
Nói cho vui thôi, chứ làm thật dân cầu đường nó cười cho. Ngoài giá cao - gấp 2 lần beton asphalt (BA) beton cement (BC) có những bất lợi so với BA như sau:
- Mài mòn lốp nhiều hơn
- Ồn hơn
- Giữ nhiệt nhiều hơn
- Tạo ảo ảnh trên đường nhiều hơn
Nếu VN ứng dụng BC vào làm đường, tớ sẽ bỏ hết vốn vào ngành cao su săm lốp.
Tớ nghĩ là nên đi. Muốn có cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám, phải có cuộc tổng diễn tập xô viết Nghệ Tĩnh.
Nó chỉ là trò chơi thôi. Dân Á châu ít chơi các môn thể thao nên tập trung vào bóng đá. Cường quốc bóng đá Nhật Bản cũng chỉ xem BD là thứ yếu, họ trọng base ball và kricket hơn. Dân Pháp mê rugby hơn bóng đá.
Đúng vậy, NHNN in ra bao nhiêu tiền nó đều chạy vào guồng máy thương mại Việt - Trung cả.
Thập niên '80 ta còn sống khỏe mà, giờ đã ăn thua gì.
Khô thì vẫn chưa chết, lại càng dễ để "ướp xác".
Thời '80 GDP đầu người mấy chục đô mà vẫn sống, chiến đấu, lao động và học tập kiên cường mà.
Chào Bee:
Dân Mỹ không thích bóng đá vì không kiếm tiền quảng cáo nhiều bằng banh cà ca. Bóng đá chơi 45 phút mới nghỉ giải lao thì có thì giờ đâu mà quảng cáo.
Trận Super Bowl 2012, giá biểu quảng cáo là 3,5 triệu đô la cho 30 giây trên TV, có khoảng trên 70 quảng cáo.
Đã 30 năm trôi qua rồi mà chú. Vật đổi,sao dời, nhận thức của con người đã tiến bộ nhiều.
Cháu không tin rằng, họ chuẩn bị đi ngược về quá khứ.
Bình luận ngoài về Tượng đài Bà Mẹ Việt Nam anh hùng
Tượng đài này lấy theo mẫu của bà Nguyễn Thị Thứ, do đã có công đẩy chồng, 9 người con trai, 1 con rể và 2 người cháu ngoại đi thử đạn.
Về hình thức, tượng đài xấu như lòn trao. Trong khi bà Âu Cơ đẻ nhiều hơn nhưng vẫn được làm tượng đẹp như cô tiên (tham khảo tượng Mẹ Âu Cơ tại Đà Lạt). Trên thế giới, cũng có nhiều tượng Bà Mẹ Anh Hùng, nhẽ chỉ có tượng này là xấu ghê tởm như thế.
Quan trọng nhất là tượng này lấy mẫu của mụ Thứ, chính là một con quỷ điển hình. Các cô đọc lại những áng văn thơ về mẹ, có thấy người mẹ nào đan tâm đẩy con mình vào chỗ chết không? Nếu là một, hai người thì còn đổ lỗi cho chiến tranh, ở đây, mụ lần lượt đẩy hết đứa con này đến đứa khác, chẳng đủ đẩy thêm 2 đứa cháu đi luôn, chỉ có loài ma quỷ mới ác độc như thế.
Các bà mẹ miền Nam có bao giờ làm thế. Các cô thường nghe các gia đình miền Nam (như ông Võ Văn Kiệt) thường có người thân ở 2 bên chiến tuyến, chẳng phải để chúng bắn giết nhau mà để lỡ có mất đứa này thì còn đứa kia, đó chính là cái nhân của Bà Mẹ Miền Nam vậy.
Tóm lại, dân tộc Việt Nam này đúng là bị nguyền rủa và bị quỷ ám nên mới tôn thờ những giá trị của quỷ như vậy.
Hơ, vậy chắc cái link của bọn AHSUI là bố láo rồi. Thực tế thì em thấy ở Nhật, những đoạn cao tốc qua hầm, cầu nó làm bê tông xi măng đó. Chạy xe qua các đoạn đó thấy xe trôi nhanh hơn hẳn. Ở VN có con đường chạy lên chùa Bái Đính là 100% BTXM đó, chạy thấy cũng khá ngon.
Với công nghệ mới làm đường BC theo độ masat mong muốn thì có thể giúp giảm mài mòn lốp. Ồn hơn là chắc chắn, nhưng nếu là cao tốc thì độ ồn hơn 5 dexibel là ok.
Tạo ảo ảnh trên đường: do thiết kế kém hơn là do công nghệ. Đường cao tốc cần uốn như con lươn hay hình shin.
Nếu theo bài phân tích trên kia, thì 30% đường cao tốc liên bang ở Mẽo là BTXM.
Thực ra làm đường ở VN, cái tốn kém nhiều hơn cả là GPMB và xử lý nền yếu. Nếu so tương quan với tổng giá trị công trình thì sự tăng lên của chi phí của chỉ cái lớp bề mặt cần có so sánh cụ thể.
Nguyên nhân là từ...giáo dục.
Con nít ở tư bổn giãy chết nó đều bắt đầu chơi 1 môn thể thao từ khi học lớp 1 tại ngôi trường dãy chết. Mà trong cái trường thối nát đó có nhà thi đấu đa năng với nhiều câu lạc bộ của đủ các môn. Khi nó đã yêu thích môn gì từ tiểu học thì nó có xu hướng chỉ thích chơi 1 môn đó lên tận DH. Tất nhiên là các nhà giáo dục hiểu được nhu cầu này của nó nên cũng tạo ra đủ các CLB thể thao trong tất cả các bậc học của nó.
Ở Mẽo, Nhựt, mà cả ở VN hiện giờ trong tất cả các nhà thể thao đa năng đều có...bóng rổ. Đó mới là cái đầu tiên đập vào mắt con em. Chạy ra ngoài nhà thi đấu đa năng là cái sân bóng chày to vật vã, anh nào muốn chơi bóng đá thì có thể chơi ké sân bóng chày. Tuy nhiên ở bậc TH và DH thì có sân bóng đá riêng cho con em.
Nói vậy thôi chứ bóng đá ngày càng chứng tỏ sức hấp dẫn của nó, khi mà các nước như Mỹ, Nhật hiện nay có lượng fan và người chơi bóng đá cao hơn nhiều lần so với trong quá khứ, và nó còn tiếp tục tăng.
Tại sao ở các thiên đường và các khu ổ chuột Nam Mẽo lại thịnh hành bóng đá? Do ở trường ko có gì để chơi và ko được dạy dỗ nên trẻ con ra đầu xóm có gì chơi nấy. Và bóng đá là môn thích hợp khi vốn đầu tư chỉ cần 1 cái gì tròn tròn là chơi được.
Không "láo" đâu, tụi nó đang cổ vũ cho đường BTXM vì XM đang bị ế. Bởi tụi là ASHUI chứ không phải VIBRA (VIETNAM BRIDGE AND ROAD ASSOCIATION), mặt đường bộ kết cấu áo đường mềm, nhấn mạnh chữ mềm nên BA thích hợp chứ không phải BC. Do tính MỀM mà nó liên tục không cần khe nhiệt nên ít ồn và ma sát ít. Ồn ở đây là ở trong xe chứ không phải ngoài xe, lấy người trong xe làm đối tượng phục vụ.
Trên đường bộ, mặt đường BC ở các nơi:
- Quảng trường như đường Hùng Vương, Hà Nội
- Tại các trạm thu phí
- Trong hầm
- Đường băng máy bay
ASHUI có thể chứng minh bằng hình chụp xa lộ LB Mỹ thảm mặt đường bằng BTXM. Ngay cả trên cầu bằng beton cũng cần thảm lớp mặt BA.
Tính chi phí thì chuyện nào ra chuyện ấy, không nên lẫn lộn chi phí vật liệu thi công với GPMB.
Lý giải của LNVT rất có lý,
Tuy nhiên, không hẳn nghèo thì chơi bóng đá mà giàu thì không. VN nghèo hơn các nước Nam Mỹ nhưng không có nghĩa VN chơi bóng tốt hơn, mà là vấn đề văn hóa. Trẻ Nam Mỹ chào đời với trái banh, lớn lên với trái banh và họ chơi banh đúng nghĩa chơi.
Hấp dẫn của bóng đá khác với các môn khác đó là không thể đoán được trước tỷ số và đội thắng chắc chắn phải là đội may mắn.
Theo bình luận này thì tớ sẽ bỏ phiếu Thuận cho công trình tượng đài Mẹ VN anh hùng vì nó đã mô tả chân thực bộ mặt thật của Cách mạng Việt nam. Sau này, nó có vai trò lưu lại cho hậu thế biết rằng dân ta đã có thời kỳ sắt máu như thế.
Lẽ đâu BĐS lại đưa vào rổ hàng hóa tiêu dùng!!!
Ở ta mà cho làm đường Beton xi măng thì toi.Các đường liên thôn,liên xã và miền núi nếu để cấp phối đất thì còn đi được chứ BC thì kinh lắm.Muốn sửa thì phải bỏ đi toàn bộ.
Cầu có nhưng tiền khô cháy túi nên cung thừa mứa. Ngay cả các nhu cầu tối thiểu cũng đã phải tiết chế tối đa.
Các kênh đầu tư như vàng, ngoại tệ hình như ngày càng bị chặn mạnh, nhẽ Bê dồn dân vào thế phải đổ tiền vào BĐS - xương sống của nền KT - yếu tố tạo số đẹp GDP? Sản xuất gần như bằng 0 do mọi thứ nguyên vật liệu, công nghệ... đều phải nhập trong khi tiền Cụ ngày càng hóa giấy chùi.
Tôi mù kinh tài, nên nhìn thấy mấy điểm mù mịt trên, mong anh chỉ điểm. Thêm nữa, tôi muốn hỏi: theo anh, đích đến của đất nước ta sẽ như nào? Sẽ sụp đổ toàn bộ? Anh đã nhìn ra kịch bản của sự sụp đổ này chưa?
Kính anh.
..."Vậy giá hàng hóa giảm do kiệt quệ sức mua chứ không phải do dư Cung, nên nguy cơ lạm phát sẽ bùng nổ khi hàng hóa cạn nguồn hàng tồn kho."...
Bác Lý cho hỏi là dự tính của bác thì bao giờ hàng cạn với sức mua nhỏ giọt như thế này ở VN, hiện tại vì tình hình KT khó khăn chung, nhà nhà đều thắt lưng buộc bụng, có tiết kiệm thì dồn gửi NH chỉ mong thêm đồng nào hay đồng ấy nhưng với tình hình này, có lẽ cắn răn chuyển sang $ có thể là 1 giải pháp tốt hơn chăng?
Cảm ơn bác Lý!
Có khi nào họ sẽ đô la hóa nền kinh tế không bác Lý?
Cầu là cầu có khả năng thanh toán chứ!
Không có khả năng thanh toán thì chỉ nên gọi là "ước muốn" nhỉ? Ai lại gọi là cầu, hử?
Tớ cũng đồng ý xây.! Nhưng bà mẹ xấu quá...! Xây gồi tớ dứt khoát bẩu vs con cháu... "Cái bà kia...ko đại diện cho mẹ ông ngài xưa nhé"
Lẽ đây Nhằng chưa đọc phần entry. Giá nhà giảm 1.21%, VLXD giảm 1.64% là những món có số người mua bán rất ít. Nguồn tham khảo ở phía trên.
Dear all,
Sản lượng của xứ ta được phân chia như sau:
50% đầu tư
30% ngân sách
20% chi tiêu cá nhân
chi tiêu của ta vốn đã bé so với Mỹ 70%; Hàn Đài Kampuchea 50-60%; nước Mẹ 30-35%
Cuộc sống bấp bênh, tương lai không bảo đảm nên một phần thu nhập phải tiết kiệm. NHNN báo cáo số dư tiết kiệm trên 100% GDP trong đó 2/3 từ dân cư, 1/3 từ doanh nghiệp.
Nay không bán được hàng, người ta sẽ càn có xu hướng tự vệ tức là hạn chế mua những thứ chưa cần thiết lắm. Do đó những sản phẩm văn hóa du lịch sẽ giảm thảm hại.
Nhưng hàng hóa thiết yếu lại cần phải sản xuất. Số lượng ít thì giá thành cao, và tồn kho ở vật tư vật liệu chứ không ở hàng tiêu dùng. Cụ thể là nhóm hàng giày dép, công nghệ phẩm vẫn tăng.
Tài sản thế chấp lâu nay là BDS và tài sản cố định như ô tô bây giờ không còn là vật thế chấp có thế mạnh như trước nữa.
Tớ đánh giá kinh tế không sụp đổ nhưng sẽ giảm sức Cung mạnh và từ đó giá cả vẫn Tăng mà không giảm.
Dear bác Lý,
Có một điểm cháu để ý là nhà hàng/quán nhậu mọc ra như nấm sau mưa ở xứ ta vốn là phục vụ cho văn hóa ký hợp đồng trên bàn nhậu và thói quen "chấm mút" hợp đồng. Với tình hình kinh tế như thế nầy, cháu đoán lĩnh vực nầy sẽ thê thảm chứ không hẳn ai cũng cần ăn để sống bác Lý nhỉ ?!
Tình hình xấc bấc xang bang chắc còn dài nhỡ! Nhưng dân ta vẫn giỏi ở khâu tích cốc phòng cơ, khổ nhất vẫn là 2 thành phấn cốt cán của đảng, nản. Có lẽ lúc nầy là lúc đảng cần dân đây, liệu dân có cần đảng không? Hơ hơ, để mai tính. Nói gì thì nói, dân hổng có "bỏ" đảng đâu, chỉ muốn bỏ cái câu [cuối> "abc ... xyz ... do đảng lãnh đạo" thôi.
Dear chú Lý,
Càng đọc blog của chú càng thấy hay. Chú viết về kinh tế rất dễ hiểu. Bài này cháu thấy xuất xắc. Đúng ngay Tim của nền kinh tế hiện nay luôn. Hehe
Sao tớ đưa ra con số mà không có ai phản bác nhỉ,
Nền kinh tế muốn khá thì phải tiêu thụ nhiều sản phẩm ... dịch vụ. Thí dụ 1 người Mỹ tiêu bình quân $40k x 70% = $28k so với một người Việt tiêu bình quân $3k x 20% = $600, ăn uống không khác nhau nhiều nhưng tiêu xài cho dịch vụ văn hóa và du lịch thì khác. Một cuốn phim cả trăm triệu đô chỉ chiếu rạp một tháng là thu hồi vốn có lãi. Giá 1 ly Starbuck khác với 1 ly cafe vỉa hè vì giá công phục vụ cao hơn. Giá một suất KFC như nhau ở 2 nơi nhưng ở VN ăn bằng dao nĩa, có người bưng ra dọn đi; ở bên Mỹ ăn bốc tự lấy phần tự dọn. Đại khái thế.
Không phải người ta "chấm mút" ở ngoài quán đâu mà là văn hóa xứ ta nó thế, phải nhậu chung mới biết thật tình hay không.
Kinh tế có xuống cách mấy thì làm dịch vụ ăn uống vẫn sống được mà còn góp phần làm từ thiện. Đảng ta không buông quyền lực, và dân ta cũng bị vắt kiệt sức phản kháng. Tuy nhiên, không ai chống nổi qui luật Bàn tay vô hình. Các ảnh ra nghị quyết điều chỉnh kinh tế nhưng đều có mục đích trục lợi nên không bao giờ thành công. Và cái gì cứ bị nặn bóp mãi đến lúc chỉ còn xương nó sẽ đâm lủng tay.
Ở trên kia bạn Ka có đưa ra vấn đề đô la hóa nền kinh tế,
Nền kinh tế của ta đô la hóa từ lâu. Giá cả thực ra được yết bằng đô nhưng thể hiện bằng tiền. Rõ nhất là xe hơi, máy tính, xăng dầu, điện, nhà chung cư, văn phòng etc là những thứ tạo nên giá thành sản phẩm.
Đô la hóa nhưng lại cấm giao dịch bằng tiền đô nhằm khống chế tỷ giá có lợi cho NHNN. Y hệt như nói đảng ta theo CN Mác nhưng lại không cho đảng viên học CN Mác.
Dear chú Lý,
Sẵn tiện chú có thể phân tích luôn về consumer's behavior and constrain của dân của mình luôn được không chú? Cháu xin lỗi vì viết tiếng Anh, cháu chưa đọc cuốn kinh tế học nào tiếng Việt nên không biết dịch từ chuyên nghành. Cám ơn chú.
Một câu hỏi thú vị,
Ở trường học của trẻ em ngày ngay cũng phân chia giai cấp rõ rệt: con nhà giàu không chơi với con nhà nghèo. Trên thị trường cũng vậy hành vi cũng có tính giai cấp.
Ở nước ngoài, chiếc xe hơi là một phương tiện đi lại bình thường. Bảo hiểm trên người lái chứ không bảo hiểm theo chiếc xe. Ở ta ngược lại, chiếc xe hơi thể hiện đẳng cấp trong xã hội, xe hơi là hàng xa xỉ phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; bảo hiểm theo chiếc xe chứ không phụ thuộc vào recỏd của người lái.
Người nghèo thì quá nghèo, không đủ sống nên chi tiêu bị hạn chế, thậm chí dưới mức tối thiểu nên quyết định hành vi tiêu dùng dưới tối thiểu.
Ngược lại, người giàu có tiêu 3 đời không hết của nên xa hoa lãng phí không giới hạn. Cho nên ở thị trường này một là bán xe RR hai là bán Innova, không nên bán thứ thường thường bậc trung.
Buffet là người chi tiêu dè sẻn nhưng lại rộng tay làm từ thiện.
Quay trở lại với hành vi và giới hạn tiêu dùng, nơi tiêu $28k mỗi năm khác với nơi tiêu $600. Từ đây mới thấy rất nhiều người lầm tưởng một huyền thoại: nước ngoài đầu tư vào xứ ta vì nhân công rẻ. Lầm to.
Đầu tư nghĩa là bỏ tiền vào, thêm giá trị rồi bán với giá cao hơn vốn bỏ ra kiếm lời. Muốn bán được hàng cần phải có người có tiền để mua nó. Ở một xứ nhân công rẻ thì bán cho ai. Nhưng nếu vận chuyển vật tư đến rồi vận chuyển hàng hóa đi lại là một bất lợi sâu sắc, chi phí sẽ cao hơn sử dụng nhân công giá cao.
Điều đó giải thích tại sao, Omama không có khuyết điểm gì nhưng lại có nguy cơ thất cử vì kinh tế châu Âu khủng hỏang, làm sụt kinh tế Mỹ.
"Vậy giá hàng hóa giảm do kiệt quệ sức mua chứ không phải do dư Cung". Bác viết câu này e thấy vô lý làm sao đó. Lý luận hợp lý là: "không ai mua thì dư cung. Dư cung vì không ai mua". Bác lập luận ngược lại sự thật hiễn nhiên này cũng được à.
Thưa bác Lý, nhưng bọn nước ngoài vẫn đầu tư vào Việt nam(Trung Quốc) với lý do nhân công giá rẻ. Theo những lý lẽ ở trên, có thể lý do là tiền thuế thấp, tiền xử lý môi trường có thể "né" được và quan trọng là đám công nhân dễ sai bảo...
Các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào các nước có nền kinh tế mới nổi thì vấn đề nhân công giá rẻ là yếu tố hàng đầu, và họ hưởng lời từ nguồn nguyên liệu tại chổ đến những chính sách ưu đãi những nước sở tại muốn thu hút nhà đầu tư. Kế đến là thị trường tiêu thụ. VD: Khách hàng quan trọng của những tập đoàn xe hơi, mỹ phẩm, hàng xa xỉ ... là Tàu, Arap . Hồi Olympic 2008, một quan chức châu Âu đã nói "nhiều vấn đề của Tàu được đặt lên bàn làm việc chẳng qua vì cái thị trường 1,5 tỉ dân" . Nhưng thị trường có sức mua lớn nhất hiện nay vẫn là Mẽo.Ngoài ra cũng có thể kể đến những yếu tố như tiêu chuẩn công nghiệp, môi trường ở những nước nầy khá lỏng lẻo…
Để có thể nâng cao giá trị của một sản phẩm thì yếu tố đầu tiên là phải nắm được khoa học-kỹ thuật. Vđề nầy ở ta miễn bàn, vd điển hình là một nước có cơ cấu nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao mà điệp khúc được mùa mất giá, mất mùa được giá cứ lập đi lập lại. Hôm qua trên báo sgtt có đăng Thanh Long có giá 5.000vnd/kg . Cứ cho thời buổi khó khăn, dân ta không dám chi xài (?!). Nhưng có thể xuất khẩu để thu ngoại tệ về đấy chứ, xin thưa thằng bạn tốt làm dùm nông dân ta hết rồi. Ta được VND, bạn ta đem về nước "tút lại" nâng giá trị, xuất khẩu sẽ hương USD . Nếu những ai đã từng vào siêu thị ở nước ngoài, dễ dàng tìm thấy nhiều sản phẩm nông sản "Made in/Origine Vietnam" nhưng được nhập khẩu bởi những Cty nào đó nghe tên "sặc mùi" Tàu và địa chỉ pháp lý cũng ở Tàu …
Kiệt quệ sức mua và dư Cung là 2 yếu tố làm nên Cung vượt cầu chứ không phải cái này là nguyên nhân của cái kia,
Thí dụ: một thị trấn tiêu thụ ổn định 1 vạn tấn gạo. Do lạm phát, sức mua giảm, 1/4 số người phải ăn cháo thay cơm vậy sức cầu giảm còn 9 ngàn tấn. Với lượng cung giảm còn 9.5 ngàn tấn thì vẫn còn dư 500 tấn.
Bài toán đơn giản thế thôi.
Thiện Xuân,
Bạn có thể đưa thí dụ doanh nghiệp TQ nào sử dụng nhân công tại chỗ. Thông thường họ đưa người của họ sang từ những việc lao công dọn dẹp.
Tham khảo ở đây:
- Hải Phòng tràn ngập lao động Trung Quốc (http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Hai-Phong-tran-ngap-lao-dong-Trung-Quoc/20126/216160.datviet)
- Công trường nhà máy điện ở Quảng Nam : Tràn ngập lao động Trung Quốc
(tuoitre.vn) http://tintuc.xalo.vn/00252627760/Cong_truong_nha_may_dien_o_Quang_Nam_Tran_ngap_lao_dong_Trung_Quoc.html
- "Phố Trung Quốc" ở Ninh Bình (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110620/pho-trung-quoc-o-ninh-binh.aspx)
Nói chung ở tỉnh nào cũng đầy công nhân TQ
Trần Thái,
- Tớ đã chứng minh rằng FDI vào Ireland gấp 3 lần vào TQ, để xem người ta bỏ tiền đầu tư vào đâu
- Trả lời Vũ Cương về xu hướng tiêu thụ (xem tại đây http://xacbacxangbang.blogspot.com/2012/06/cpi-am-la-em-truoc-cua-lam-phat.html?showComment=1340724716855#c6020806871801933150)
cho thấy ở những thị trường VN có tiêu thụ hàng xa xỉ, nhưng không phải tất cả vì đa số dân chúng vẫn xem hàng hóa cỡ Đài Loan là hàng cao cấp.
Bác Lý cho em xin link liên quan bằng tiếng Anh được không ?
Vì có link bằng tiếng Anh em mới dễ dàng thuyết phục sếp tăng lương trong bối cảnh thứ cần thiết tăng giá, cái ít cần hơn thì giảm.
Cám ơn bác Lý.
Em muốn link gì cà?
Muốn biết CPI chung là bao nhiêu thì search trên net, còn muốn biết chi tiết từng nhóm hàng mặt hàng thì mua ở cục thống kê.
Theo e thì giá giảm do bàn tay vô hình của thị trường gây ra thôi. Lý luận 1 cách dễ hiểu là như thể này: "giá tăng qua cao -> tiêu dùng giảm -> dư cung -> kích thích tiêu dùng -> giảm giá". Đơn giản thế thôi.
Chỉ có đều là giảm chưa nhiều mà thôi vì các bác vận tải đâm chịu giảm giá mặc dù xăng có giảm (báo tuổi trẻ gần đây có đăng
Đúng rồi bác Lý, em còn thiếu yếu tố văn hóa. Ở châu Âu đâu có nghèo mà họ vẫn cuồng nhiệt yêu bóng đá.
Ý trong comment trên của em là muốn nói về xu hướng những nơi nghèo thì trẻ em hay chọn đá bóng làm môn chơi thể thao. Ngoài ra thì mức độ phổ biến của 1 môn thể thao nào đó trong 1 cộng đồng cũng ảnh hưởng quan trọng đến số lượng người chơi và người yêu thích nó. Ví dụ ở Nhật, cách đây 50 năm thì bóng đá rất ít phổ biến, họ chỉ biết bóng chày. Cách đây 50 năm, Nhật cũng có nhiều khu ổ chuột nhưng người ta vẫn chơi bóng chày. Bây giờ thì bóng đá đã phổ biến hơn rất nhiều ở đất nước này, và có thể nói là cũng 50-50 so với bóng chày rồi.
Bóng đá là môn chơi đồng đội, đòi hỏi sự sáng tạo, tinh tế và thể lực rất lớn. Để ghi 1 bàn thắng rất khó nên khi ghi được 1 bàn thắng, cảm xúc trở nên vui sướng tột đỉnh. Nó làm con người ta khi đã chơi bóng thì luôn say mê trái bóng.
Dear Hoàng Nguyễn,
Muốn bàn về kinh tế học thì bạn phải hiểu kinh tế học là gì đã. Chú Lý cố gắng viết và đưa ví dụ cho bạn dễ hiểu thôi, bạn không nên nói chú Lý những câu như " lập luận ngược lại sự thật Hiển nhiên" bởi do mình không có sức để hiểu được Một vấn đề không có nghĩa là vấn đề đó sai. Thân
Dear Vũ Cương,
Thông cảm đi, bản còn chưa phân biệt được lạm phát với chỉ số CPI. Được BS HH giới thiệu qua đây nên vặn vẹo chút cho ra vấn đề.
Vì văn hóa phụ thuộc vào cả địa lý nữa. Nên tớ vẫn thán phục các xứ Đông Âu, đặc biệt là Nga có 4 tháng có thể chơi bóng ngoài trời trong năm.
Xứ Nam Mỹ rất thuận lợi để chơi bóng: nhiều đồng cỏ, nhiều bãi biển, thời tiết ấm quanh năm. Nước Anh cũng vậy, đất trồng lúa mỳ thì ít mà đất trồng cỏ thì nhiều.
Ngay xứ ta, phong trào bóng đá HN và SG gần đây có kém đi vì đất đắt đỏ, sân tập ít đi hoặc đắt tiền hơn. Các đội banh HN thì toàn cầu thủ Nghệ Tĩnh, sân banh SG để dành cho các đội bóng tỉnh đăng ký.
Dear all,
Có những tin quốc tế có vẻ rất là xa lạ không có liên quan nhưng thực tế lại khác.
Việc HAGL bị hạ bậc tín dụng, bầu Đức phân trần ở BBC là tài sản dở dang nó nằm ở những mỏ sắt và đồn điền cao su bên Lào đầy tiềm năng khai thác.
Nay, Lào tuyên bố ngưng giao đất để khai thác mỏ và trồng cao su.
Trước đó bầu Đức tuyên bố sale off 50% giá căn hộ của HAGL. Việc này gây sụt giá BĐS trên thị trường, khiến nợ xấu tăng bình quân 8.6% mỗi tháng, hệ thống ngân hàng lâm nguy.
Vậy, có thể là đã có sự tác động đến chính phủ Lào.
Ai đó đã nói: Cánh bướm vỗ ở Carribean có thể gây động đất ở Hà Nội.
Oh, có vụ này nữa sao? Nhiều người tin anh bầu này lắm! Nói ảnh chẳng chết vì BĐS đâu, ảnh là người giỏi nhất vì đã đầu tư ra nước ngoài trước...
Nay Lào ngưng giao đất, vậy thì nguy!!!
Như vậy là đã đến lúc triệt buộc để loại những kẻ nổi loạn (The Rebels aka Dòng Máu Anh Hùng).
Bây giờ không còn cần anh hùng nữa. Làm giàu ở xứ này đúng là đầy rủi ro.
Lão Lý tin vào những dự đoán đó sao? Tôi thì vẫn nghĩ đấy là chém gió vớ vẩn. Mò vào blog của lão mới thấy mình phải học lại toàn bộ rồi.
Mời các bác xem bản tóm lược TCTT trên vườn của GS NVT,
link: http://tuanvannguyen.blogspot.com/2008/10/thi-ca-thnh-thn.html
Sao thấy zống các chủ đề trong văn bựa quá ta. Tiếc là tác phẩm quá dài để đọc, thói quen đọc các tác phẩm văn học dài bị mất kể từ khi phải đi mần xèng zồi.
Đó gọi là "Đi buôn với Đức ông". Lãi thì chia tứ lục, lỗ thì ít ra Đức ông cũng huề vốn.
Đã có tiền lệ Minh Phụng rồi.
Lần đầu tiên Tỷ phú Đô ghé nhà tớ hử,
Dự đoán gì cà?
Tớ chỉ phân tích từ nguồn tin báo đảng aka báo lá cải, không dùng nguồn khác.
Thế ở đây có bựa không?
Vậy thì có vẻ như cái vụ sale off 50% giá BDS kể ra là tèo rồi. Bây giờ mới thấy thâm ý của các cụ nhứt quyết cải cách đất đai phải dời lại lần sau.
Như vậy, kịch bản của 2 năm tới:
1. Ngân hàng không chết do công ty mua bán nợ mới thành lập giải cứu
2. Lãi suất cho vay hạ xuống 10%.
3. Giá BDS không giảm nhưng cũng không tăng
4. Lạm phát tầm trên 20%
Bác Lý cho em nhận xét về kịch bản này với ạ.
Bác Lý là Lụi fa Gồng, nơi tinh-hoa tụ hội thì làm zì có vưa bặn!
Ở đây còn bựa hơn )) (đùa đấy)
Cháu vừa đọc bài "Tăng trưởng GDP bằng mọi giá" - Author:Lý Toét thì vấn đề Cty của Mẽo đầu tư vào Tàu cho lĩnh vực sản xuất, gia công/ lắp ráp [phần lớn>, còn ngược lại chúng đầu tư vào Ireland đến 43%* cho lĩnh vực nghiên cứu phát triển (R&D).
Để không làm loãng đề tài "Lạm phát - giảm phát", sẽ quay lại đề tài nầy để hầu chuyện-khai sáng cùng bác Lý dịp khác vậy
(*): http://www.vcc.columbia.edu/files/vale/documents/Ireland_IFDI_FINAL.pdf
LNVT,
Một phần tài sản tẩu tán của các cụ dạng tiền thì thừa kế ở nước ngoài rất phức tạp và chịu thuế thừa kế rất nặng. Cho nên tài sản của các cụ chủ yếu là BĐS để dành cho con cháu nên nhất quyết không thể để mất giá. BĐS càng mất giá thì nợ xấu càng cao. Ai đụng vào quyền lợi này người đó sẽ lãnh đủ.
Thứ hai, với số dư hơn 100% GDP đa số các ngân hàng đã default thực sự. Mà hệ thống ngân hàng sụp thì chế độ tiêu luôn nên phải bằng mọi giá giữ lấy.
Tớ đồng ý với kịch bản trên, nhưng tỷ lệ lạm phát thì không dám bảo đảm..
Dear Bác !
Cháu nghĩ từ Nghị quyết 11 từ năm ngoái thì căn bệnh của nền kinh tế nước ta đã bị chứng " máu đông " lại rồi chứ ! Lúc nó nó cũng bị bệnh tiểu đường nữa !
Cheers !
Ngược lại, đầu tư gián tiếp từ TQ vào Mỹ lại rất lớn. Không kể T-bond khỏang $700B, những cá nhân người Hoa lục đầu tư vào thị trường chứng khóan Mỹ rất lớn nhưng con số lại rất bí hiểm.
P/S: bàn luận không nhất thiết phải theo một lề nào cả.
Thành,
Nghị quyết 11 tăng lãi suất, nâng giá trị đồng bạc một cách nhân tạo làm tê liệt kinh doanh và đầu tư, đồng thời làm tăng nợ xấu.
Đô thì nhiều nhưng không tiêu hóa được, không biến thành vốn được giống như chứng tiểu đường - đường trong máu dư mà cơ thể bị đói.
Bây giờ bơm gấp để kích thích, dân không có tiền chi, sản xuất chưa phục hồi sẽ mắc phải nạn lạm phát.
Từ cuối năm 2011, ADB đã dự đoán là lạm phát của Việt Nam trong năm 2012 là 11 %. Nhìn vào những gì của nền kinh tế nước ta trong 6 tháng đầu năm 2012 thì con số dự đoán này có phần chính xác ! So với trần lãi suất hiện nay là 9 % ( sắp tới có thể giảm thêm ) thì người dân Việt Nam sẽ còn khổ dài !
Một trong những nguyên nhân quan trọng mà trong những năm gần đây nước ta luôn là nước nhập siêu, tỷ lệ lạm phát tăng cao vì hiện nay nền kinh tế nước ta đang mất cân đối nghiêm trọng, trong cơ cấu các doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta hiên nay, phần lớn là các doanh nghiệp liên quan đến ngành dịch vụ còn các doanh nghiệp sản xuất thì chiếm tỷ lệ nhỏ ! Ở một nước người dân chỉ nhăm nhăm làm nghề dịch vụ mà không chú trọng sản xuất thì liệu lấy hàng hóa đâu ra mà bán ?
Hiện nay, do những yếu kém nội tại của nền kinh tế, hàng loạt doanh nghiệp đóng của, sản xuất bị đình đốn, hàng hóa không bán ra được . Vậy thử đặt giả thiết nền kinh tế nước ta vào giai đoạn cuối năm 2012, nhân dân ta ăn Tết Quý Tỵ thì liệu nền kinh tế nước ta có đủ hàng hóa ra để đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của nhân dân không ? Lúc đó mà không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, doanh nghiệp bắt chẹt người tiêu dùng, giá cả tăng vọt mới là lạ !
Cheers !
Dịch vụ cũng là một dạng sản xuất mà, lấy ví dụ là ngoại tệ thu được từ du lịch. Nếu thiếu sản phẩm vật chất thì cứ sang Tàu mua, Tàu cũng đang thừa hàng.
Dear Bác Lý !
Cháu hiểu cách Bác chơi chữ trong việc bắt bệnh nền kinh tế Việt Nam như người mắc bệnh tiểu đường !
Cháu nghĩ từ sau Nghị Quyết 11 Chính phủ tiến hành thắt chặt tiền tệ trong lưu thông, làm cho tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của cả nước từ 17 % giảm xuống mức âm hơn 2 % trong quý I năm nay. Mà tiền tệ chính là mạch máu của nền kinh tế nên cháu mới nghĩ khi chính phủ quyết định thắt chặt tiền tệ tại các ngân hàng như máu bị đông không lưu thông ra thị trường được !
Cái này gọi là làm gì thì làm cấm đụng đến bát cơm của các cụ phải không bác
Thành,
Chưa nói chuyện điều hành kinh tế đểu, nội chuyện cho phép bội chi ngân sách 7% đã đủ để gây ra lạm phát tương đương.
Cái làm giảm lạm phát theo tớ lại là "thuế đô la", nghĩa là người có đô chỉ có quyền sử dụng nó trong khuôn khổ tỷ giá do NHNN quy định.
Tỷ lệ Nông/Công/Dịch ở ta là 20/40/40 so với Mỹ là 2/8/90 (tớ không nhớ rõ, đại khái vậy. Nên nhớ dạy học là một dịch vụ, tư vấn cũng.
Xứ nào sử dụng dịch vụ nhiều thì xứ ấy khá. Thí dụ trước kia khi chưa bán Volvo, cái mà Thụy Điển có trong chiếc xe là dịch vụ chứ không phải công nghiệp.
Các ảnh nói dối đấy, tiền nằm hết trong các khoản nợ xấu rồi, lấy đâu mà cho vay nữa. Tiền bây giờ là tiền NHNN và cả NHTM in ra thông qua việc giảm dự trữ bắt buộc.
Mà công nghiệp và dịch vụ liệt cả rồi nên số người đi vay giảm.
Không biết tin Lào ngừng giao đất là thiệt hay giả. Không biết mấy dự án của bầu Đức đầu tư bên Lào có được giao đất hết chưa. Nếu chưa thì nguy to.
Bội chi ngân sách với thâm hụt ngân sách nó là 1.
Các nước như Mỹ, Nhật có bội chi ngân sách rất lớn nhưng ở nước họ lại không xảy ra lạm phát. Thực chất thì việc bội chi này không phải là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát, mà nguyên nhân gây lạm phát ở việc nhà nước không thể tăng nợ tương ứng (bán trái phiếu CP)với thâm hụt dẫn đến tăng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.
Tuy nhiên thì bản chất nền kinh tế VN rất khác. <a href="http://dantri.com.vn/c728/s728-611914/chenh-lech-thu-nhap-tai-viet-nam-dang-tang.htm>Thành quả rất đáng khích lệ sau 20 năm đổi mới</a> này nói lên rằng, cho dù lượng tiền tuồn ra XH có cao hơn chút đỉnh thì số tiến này nếu rơi vào tay nhóm 10% giàu có thì tiền này lại trở về NH. Tiền gửi NH của dân cư rất lớn, chiếm 62.7% GDP cơ mà. Lạm phát tại VN chủ yếu do tỷ giá và do giá cả tại nước Mẹ có lạm phát hay không.
Tiền NDT được định giá thấp so với USD, tiền VND được định giá cao so với USD vô hình chung làm hàng TQ so với VND rất rẻ. Xin đừng chống TQ, ta phải cảm ơn nước Mẹ vì đã 20 năm nay ta sống nhờ vào họ. Chỉ cần Mẽo ép TQ tăng giá NDT được thì xem như kinh tế VN đến hồi kết thúc.
Dear vu cuong. bạn ơi, bạn đừng có kết luận vội, đừng có đứng về 1 phía, thông tin thì phải đa chiều thì mới chính xác được.
TQ định giá đồng tiền thấp để hỗ trợ xuất khẩu, vậy ta định giá đồng tiền cao hơn USD để làm gì vậy bạn? Có phải là để thu hút đầu tư?
LNVT,
Những điều này thuộc về căn bản của kinh tế học không quá khó để hiểu. Tớ sẽ giải thích ở phía dưới sau.
Mời bác Lý giải trí vs tin này: http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/78236/trieu-tien-vinh-danh-co-be-hi-sinh-bao-ve-chan-dung-lanh-tu.html.
Mà thằng Hoàng Anh chết thế quái nầu đc. Tớ tin chắc thế.!
@Get
Tin đó thật dã man.
Ca ngợi (cổ vũ) người sống hy sinh tính mạng để cứu cái tấm hình khỏi bị nát.
Dã man hơn ông Ngan.
Báo đảng Lừa đã lá cải, báo Bắc Hàn còn lá cải hơn, nhưng tớ lại tin đó là sự thật.
Điều đó càng khẳng định chuyện ăn thịt người ở Bắc Hàn là có thật.
Cảm ơn bác Lý chỉ dẫn, em chờ nghe phân tích của bác.
@ Ka: như bác Lý nói ở trên đó, ta định giá đồng VND cao hơn USD để thu "thuế USD" nhằm làm giảm lạm phát. Nếu giá USD rẻ thì hàng nhập khẩu rẻ, dẫn đến giá cả trong nước rẻ hơn. Tất cả đều do kinh tế VN không tự túc được nguyên liệu sản xuất, phải nhập từ phân bón, thuốc trừ sâu, vải vóc, thậm chí hàng tiêu dùng dân dụng. Bạn hãy để ý ở siêu thị xem bao nhiêu % là hàng xuất xứ TQ, bao nhiêu hàng VN sản xuất cần phải nhập nguyên liệu từ TQ... Tôi thấy hầu hết đều có liên quan đến TQ, nghĩa là phải...nhập.
Khi nền kinh tế còn "có thể làm ăn" thì nhu cầu nhập khẩu, xuất khẩu rất lớn dẫn đến cầu về USD rất cao, nhà nước trở nên khó kiểm soát giá USD hơn dẫn đến các hiện tượng "loạn" giá USD như đã xảy ra. Tuy nhiên trong nửa năm trở lại đây, do nền kinh tế suy thoái mạnh, nhu cầu về nhập khẩu hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu để gia công xuất khẩu giảm mạnh, cầu về USD cũng giảm theo. Thế là tỷ giá USD lại trở nên "dễ quản". Ngoài ra thì theo 1 số người am hiểu, nhu cầu USD cho nhập lậu vàng cũng rất lớn trước đây cũng làm giá cả USD biến động. Lần gần đây nhất giá USD tăng bất ngờ có lý do khác, bác Lý đã giải thích rồi, là do đồng EURO giảm giá mạnh...
Có 1 ý của bác Lý bên blog BS Hồ Hải là: "Viễn cảnh sắp tới của chúng ta là: đóng gạch tự xây nhà; vớt bèo nuôi heo và xe cơ giới bỏ xó". Em chưa hiểu rõ thâm ý của câu này, mong bác giải thích giúp em luôn thể ạ.
Cảm ơn bác.
Nhìn nhân dân Bắc Hàn tớ thấy thương vô cùng. Thế mới biết, thế jới nó nhìn dân An Nam thế nầu.
Chiện ăn thịt người có gì lạ. Nhưng ăn kiểu gì nhờ? Nấu hay ăn sống?
LNVT,
Bạn đang đùa với tớ đấy hả. Ở các nước dân chủ, nơi có người ký tên lên tờ bạc, bội chi phải trả giá bằng món nợ (trái phiếu hay T-bond ở Mỹ), chủ nợ có thể người trong nước (như American) hoặc người nước ngoài (như đảng CSTQ). Còn ở ta, chỉ việc in tiền để lấp vào bội chi mà không phải mang nợ ai cả. Hay nói cách khác xứ người thì ghi nợ còn ở xứ ta thì quỵt. Không lẽ quỵt thì không gây ra lạm phát, tiêu quá số tiền anh có tức lạm phát rồi còn gì.
Trong lập luận của bạn cũng ghi với tinh thần như vậy.
Trích
Thực chất thì việc bội chi này không phải là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát, mà nguyên nhân gây lạm phát ở việc nhà nước không thể tăng nợ tương ứng (bán trái phiếu CP)với thâm hụt
ngưng trích
Thứ hai, tớ lấy báo đảng làm nguồn tham khảo mà bạn lại đề nghị tớ phản biện là sao, đây là việc của những blog khác như blog Beo chẳng hạn, không phải việc của tớ. Với tớ, Báo đảng mặc nhiên là "báo lố".
Việt Thanh,
Thông qua kiểm soát tỷ giá đô để ăn chặn thì chính xác rồi, còn dùng tiền đó để chống lạm phát hay không thì cần phải xem lại. Nó chỉ có tác dụng chốnglạm phát một cách thụ động thông qua việc bổ sung vào ngân sách. Dòng tiền đô cũng có tác dụng chống lạm phát ở chỗ nhờ nó mà người ta không cần phải in tiền.
Chênh lệch giữa giá đô theo quy định với giá trị thực của nó phản ảnh ở giá vàng trong nước khác với giá vàng thế giới. Mỗi đồng kiều hối thông qua hối đoái đã góp phần vào ngân sách, chưa kể người ta dùng tiền đó để tiêu xài lại tiếp tục đóng thuế VAT và thuế TTĐB.
Tác dụng của NQ11 làm kinh tế co cụm, hàng vạn doanh nghiệp đóng cửa, do đó mà lượng đô la tự nhiên "thừa" làm đô "rẻ" đi. Thị trường không tiêu hóa nổi lượng đô chứ không phải ta thừa đô, tớ gọi đây là hội chứng Tiểu đường.
Sắp tới sẽ lâm vào thời kỳ kinh tế đình lạm, hàng hóa kém tiêu thụ nhưng giá vẫn tăng. Khi đó quay trở lại thời kỳ "đêm trước đổi mới".
Tớ không hiểu Viện Quản lý kinh tế trung ương chứng minh nhận định Chênh lệch thu nhập tại Việt Nam đang tăng(http://dantri.com.vn/c728/s728-611914/chenh-lech-thu-nhap-tai-viet-nam-dang-tang.htm) để làm gì đây chỉ là hiện tượng Bần cùng hóa giai cấp vô sản. Chỉ cần học lý thuyết môn học Kinh tế Chính trị là hiểu được quy luật Bần cùng hóa.
Viện Quản lý kinh tế trung ương(CIEM) chứng minh rằng kinh tế VN đã phát triển, người dân trở nên giàu có còn sự chênh lệch giàu-nghèo là thành quả hiển nhiên . Hình như CIEM quên chứng minh vế còn lại của vấn đề - sự bất bình đẳng giàu-nghèo là nguồn gốc của những bất ổn xã hội . Thật sự cách đây 1-2 năm trước cháu đã nghe nhiều người than vãn về tình trạng tội phạm, trộm cắp, cuộc sống nặng nề ... rất nhiều so với 20-30 năm trước. Hay họ cho xã hội nào chẳng bất bình đẳng, đưa ra cho mất công ?
Vậy chẳng hiểu, cái đám báo lá cải ùn ùn đăng tin dân ta lạc quan xếp thứ 2 thế giới.
Theo mình thì Viết cho có bài ấy mà!
Đó là cái kiểu tự do:
- Đi xe 2 bành ghé bất kỳ chỗ nào để mua đồ
- Ngồi bất kỳ chỗ nào trên vỉa hè để nhậu
- Tự do bạo hành trong gia đình mà không sợ chính quyền can thiệp
- Khạc nhổ
etc
Dân gian nói Đừng nghe cave kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày,
Hãy nghe một vị có thế lực trong số 14 vị tinh hoa nhất của đất nước "trần tình" vì bất lực, không biết những gì cấp dưới đang làm.
Cảm ơn bác Lý,
Hôm qua em vào mạng bằng máy khác nên vào với tk google Viet Thanh.
Bội chi ở VN thì thực chất là in tiền ra. Đồng tiền thực chất là 1 loại giấy nợ của nhà nước với người cầm nó, khi nó càng nhiều thì giá trị nó càng giảm.
Bội chi được phép trong mức 8% GDP, nghĩa là cái thuế lạm phát cũng tầm đó rồi. CỘng thêm đủ thứ thuế, có khi nếu công dồn lại thì người VN phải đóng thuế cao như Thụy Điển. Thấy tự hào ghê luôn.
Ở 1 comment phía trên em cũng có nói về kinh tế đình lạm trầm trọng. Trong hoàn cảnh này moi thứ sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nhà nước thất thu thuế nên chỉ còn 1 cái thuế "lạm phát" là dễ thu nhất. Thuế lạm phát quá cao, lại làm cho sức mua kiệt quệ, kinh tế theo đó vào vòng xoáy về "đêm trước đổi mới".
Comment này có lẽ nên post bên chủ đề "báo đảng hồng và chuyên thì hay hơn". Khi cần thì họ có lý lẽ đả kích chênh lệch thu nhập là 1 xã hội bóc lột, bất công. Khi cần thì họ lại ca ngợi chênh lệch thu nhập như là thành quả về phát triển kinh tế của Đảng.
Kiểu gì cũng nói được, giống như trôn trẻ đó mà.
Bác Lý, như bác nói, tiền bơm ra không đến được với người dân, họ không có tiền để mua hàng hóa, do đó các doanh nghiệp phải đóng cửa. Vậy nếu lượng tiền giả nhiều, VND giả, đô la giả đến tay người dân với mức quy đổi 1 đồng tiền thật lấy 2 hoặc 3 đồng tiền giả, người dân có tiền mua hàng hóa thì hoạt động của các doanh nghiệp có phục hồi không?
Kiểu nhà sản đó mà. Quan nào cũng vậy, cũng cái kiểu "nếu biết thì sẽ xử lý, sai đến đâu xử lý đến đó", nhưng vấn đề là "có nghe nói nhưng chưa thấy, chưa biết v.v..." Những cái kiểu trần tình như vậy, không biết có phải là văn hóa xưa nay của dân Việt hay không nhưng nếu ở 1 nước dân chủ công bằng, sẽ không ai dám nói như vậy, dù là nói đùa.
Mà cũng có thể họ nói đùa đấy chứ.
Nếu phân tích rõ ra thì có hẳn 3 vô trong cách nói như vậy: vô trách, vô đức, vô liêm (sỉ).
Thuế cao ở gần ta có Nhật Bản, họ đã thu trên 30% rồi lại còn bội chi khoảng 10% nữa. Chính khoản bội chi này trong liên tục 30 năm đã làm món nợ công của Nhật từ chỗ có thặng dư bây giờ lên đến 230% GDP.
Bán nước là ở đây chứ biển đảo gì.
Tớ chưa hiểu ý, tiền giả - tiền thật. Bản thân tiền đã là "giả" rồi, vì nó chỉ là tấm giấy nợ của chính phủ.
@ bác Lý: tiền giả trong còm trên là tiền được các tội phạm in ra để đưa vào thị trường tiêu thụ, vì các tờ tiền này trùng số seri nên họ bán cho người dân với giá có thể là 50 ngàn tiền thật đối lấy 100 ngàn tiền giả. Nếu số tiền giả này không bị phát hiện và được tung ra thị trường với số lượng lớn, tương tự như nhà nước in tiền, thay vì vào tay ngân hàng thì số tiền này trực tiếp đến tay người dân, cụ thể là những người mua tiền giả, rồi người dân lại dùng số tiền giả này để mua hàng thì có kích thích cho hoạt động sản xuất được không?
Hôm nay mới đọc được bài Việt Nam hoàn thuế VAT cho du khách nước ngoài, bác Lý giải thích giúp luôn ạ.
Thưa bác Lý phương châm từ ngày vô sản sang làm kinh tế là:
1. Thuận mua vừa bán, chả mất mát gì
2. Của ai người đó bán
3. Nô lệ chẳng có gì mà phải lo mất?
4. Không bán tài sản thì bán văn hóa, bán linh hồn...miễn là có xèng
Không hiểu ý anh Ka, đại loại ai in tiền cũng là in, đều nhằm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc...
Ka,
Phần tiền giả đó nếu không được phát hiện hoặc được thông qua thì chỉ có những đối tượng giao dịch, trao đổi đó mới có lợi, chứ làm gì đến với người dân nào khác.
Tương tự như tài sản của một đại gia, quan tham hay một vài cá nhân trúng số chẳng hạn, họ chỉ phát triển trong một phạm vi nhỏ thôi.
Còn nếu lượng tiền giả được tung ra và chấp nhận đến đại đa số người dân thì cũng tương tự như chính phủ bội chi ngân sách, mức lạm phát sẽ lại tăng lên tương ứng.
Ka,
Không sao đâu,
Tiền giả << Tiền giấy lưu hành trao tay << Tiền tín dụng do NHNN và NHTM phát hành
Về mặt kinh tế, Lượng này rất nhỏ không thể làm loãng được thị trường tương tự như cái "nhà máy thủy điện" bên bờ suối với sản lượng điện quốc gia.
Mặt khác, nhà nước phó thác trách nhiệm tiền giả này cho người tiêu dùng, cho người bán hàng. Nghĩa là lưu hành thoải mái cho đến khi được nộp vào ngân hàng. Ngân hàng sẽ cho một đặc ân là: Tịch thu mà không truy tố về tội tiêu thụ đồ gian.
Phân tích dài dòng để thấy rằng tiền giả in từ TQ không ảnh hưởng gì đến nền kinh tế cả, mà chỉ làm thiệt hại những ai giữ nó. Cảnh giác không bao giờ thừa.
Hoàn thuế là hoàn thuế, đưa hóa đơn VAT người ta trả lại tiền tương đương với phần thuế ghi trong hóa đơn. Đơn giản.
Khoai Tây,
Người ta "tiến chắc" thì ta cố gắng mà "trụ" cho chắc.
Không gây ra tác dụng gì cả. Khi tới ngân hàng sẽ được đặc ơn tịch thu mà không truy tố. Được khoan hồng, sướng nhé.
30 năm qua, giá cả tại Nhật không ngừng...giảm. Vừa rồi Tokyo trở thành TP đắt đỏ nhất thế giới là nhờ anh USD.
Tuy nhiên nợ công của Nhật lại chủ yếu là nợ trong nước. Người dân Nhật với bản tính dân châu Á rất tiết kiệm, ít tiêu xài nên tiền dư thừa toàn cho CP vay. Giờ đã là 230% GDP rồi.
Nếu CP Nhật không có biện pháp nào khuyến khích tiêu xài và đầu tư trong dân cư, thì tình trạng bội chi còn tiếp diễn dài dài. Chẳng có ông thủ tướng nào đủ khả năng giải quyết vấn đề này cho nên cứ phải thay tướng xoành xoạch. Chơi với Mỹ cần bản lĩnh là như vậy, rất khó.
Tuy nhiên thì Nhật đang tranh thủ đồng Yên cao giá để đầu tư ra nước ngoài, như Nam Dương, Miến Điện, Việt Nam. Nhật có vẻ thích Miến Điện.
Nhân đây, em xin hỏi bác Lý về ảnh hưởng của FDI.
Trong 2 năm tới, sẽ có nhiều nhà máy sản xuất FDI từ Nhật bắt đầu hoạt động tại VN, dòng vốn FDI giải ngân vào VN năm nay cũng tầm 6-8 tỷ USD. Dòng tiền FDI này (tất cả các nước chứ ko riêng Nhật) + việc làm tạo thêm cho công nhân cũng sẽ ảnh hưởng tích cực đến kinh tế Việt, như vậy có giúp dân Việt cầm cự qua cơn bĩ cực ko nhỉ?
Nếu nền kinh tế Việt lại bị các DN FDI nắm vai trò chủ đạo thì sẽ như thế nào?
Ví tiền giả như heroin. Anh mua 100k tiền giả = 50k giống như anh mua bánh heroin giá 50k để anh lừa người khác bán với giá 100k. Người mua bánh heroin giá 100k là người cuối cùng được cái giá đó, từ đó trao đổi hàng hóa ngang giá đến khi bị anh nhà nước (Ngân hàng) tịch thu hết.
Như vậy thì ko hề có nguyên nhân làm gây lạm phát.
Tớ không có nói như vậy. Ma túy, tuy là chất cấm, nhưng có đem lại sản lượng kinh tế, tuy nhỏ.
Về mặt kinh tế, hãy xem ma túy như là một thứ dịch vụ, miễn là tiêu thụ ở VN. Còn hơn là mỗi năm người Việt mang 2 tỷ đô ra nước ngoài để xài.
VT,
Nhật vẫn có lạm phát, tuy rất thấp. NHTW Nhật cũng có "bơm tiền" để kích thích kinh tế. Lãi suất Nhật xấp xỉ zero. Xe hơi và hàng gia dụng Nhật bán khắp thế giới. Đóng góp 1/4 ngân sách LHQ bằng hàng hóa Nhật. Thế mà tăng trưởng vẫn âm.
Theo tớ nghĩ do dân số Nhật già, tuy tuổi về hưu của họ là 65.
Về FDI, tớ đã nói nhiều lần rồi, tư bản quốc tế nó đầu tư nhiều vào những xứ lương cao, tiêu xài cao. Thí dụ đầu tư vào Irland gấp 3 lần vào China trong cùng kỳ. Nó đầu tư vào xứ bèo là vì nơi đó chấp nhận những điều kiện không xanh, cụ thể nó cần một bãi thải thì sẽ thuê đất ở xứ nghèo, đơn giản thế thôi. Đừng bao giờ mơ tưởng đến "lợi thế lương thấp".
Về đầu tư hạ tầng, so sánh cầu Mỹ Thuận của Úc với cầu Cần Thơ của Nhật thì thấy rằng năng lực như nhau mà cầu CT đắt gấp 5 lần cầu MT. Họ chặt chém chứ tử tế gì, có lẽ đây là lý do mà thế giới không tin tưởng ở Nhật vì họ (Nhật) quá thực dụng.
Kinh tế xứ ta Quốc doanh là chủ đạo chứ FDI cái gì. DNQD chiếm 80% về vốn, nhưng đem lại gánh nợ mà dân phải trả bằng lạm phát. Còn DN tư nhân dù cố gắng dìm hàng, nhà nước cũng phải thừa nhân khối này nhận 50% lực lượng lao động tạo ra 50% sản lượng (tớ nghĩ nó cao hơn vì tư nhân làm hiệu quả hơn).
Nên nhớ 50% lao động là nhiều lắm trong tổng số lao động nông nghiệp, lao động công chức, lao động thất nghiệp, và lao động đang chờ việc.
Mọi người thử phân tích xem giả sử như nhà nước in ra một lượng tiền (ngân phiếu) có giá trị 5.000.000 và phát đều cho mọi người dân như trong ví dụ về tiền giả lưu hành (không bị ngân hàng tịch thu), thì sẽ có chuyện gì xảy ra:
- Lạm phát?
- Giá trị tiền...
Ví dụ này để làm rõ câu hỏi của Ka là nó có kích thích nền kinh tế trở thành bình thường được không hoặc có những ảnh hưởng gì.
Nhà nước dìm hàng bác cho một bài khoe hàng xem.Mấy ổng vẫn thích dấu mình chờ thời...
Cảm ơn bác Lý, cẩn thận không thừa
Tớ không hiểu bạn Ka với bạn King chú trọng vào ví dụ tiền giả để làm gì? Nếu tiền giả được công nhận như tiền thật thì nó là tiền thật, và nó sẽ tuân theo quy luật kinh tế các sách giáo khoa đã nói, thế thôi.
Năm 2009, khi tôi còn ở Nhật thì ai cũng được CP "cho không" 12000 yên. mà người ta gọi là "kích cầu".
Kết quả là 1 phần bị đưa vào tiết kiệm, 1 phần được đem ra tiêu xài và cũng góp phần làm hàng bán chạy hơn 1 chút.
Ví dụ này là cũng trả lời được ý bạn hỏi rồi đấy.
Các bác thư giãn chút đi,chẳng hạn như xem người ta làm hội nghị chống hở hang nè http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Hoi-nghi-chong-ho-hang-Anh-Tuyet-quyet-liet-muon-triet-tan-goc/181274.gd
LNVT,
Vd về 12.000 yên đúng là vấn đề mà Ka muốn hỏi tới nhưng chưa thoát ý, Qua chỉ giả sử thêm để mọi người bình luận cho đúng và rõ vấn đề.
Cám ơn đã cung cấp thông tin về người thật việc thật của bên Nhật.
- Mặc dù đã quyết định ngừng cho thuê đất đối với các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng có lẽ đối với chính phủ Lào, HAGL của Đoàn Nguyên Đức là một ngoại lệ.
http://www.baomoi.com/Chu-tich-HDQT-Hoang-Anh--Gia-Lai-Doan-Nguyen-Duc-Hiem-doanh-nghiep-nao-lam-duoc-nhu-toi/45/4353797.epi
He he lâu ngày vào thăm nhà cụ Lý thấy bàn luận sôi nổi ghê. Tôi chỉ có mỗi thắt mắc cụ Lý lấy đâu ra thông tin quy đổi "Về đầu tư hạ tầng, so sánh cầu Mỹ Thuận của Úc với cầu Cần Thơ của Nhật thì thấy rằng năng lực như nhau mà cầu CT đắt gấp 5 lần cầu MT". Trong khi báo cáo qui đổi bên tôi lại là cầu CT lại giá chỉ bằng 68% MT . Thế mới tài.
Còn việc đường bị lún như những hình trên , chỉ lún theo vệt bánh xe tải trọng nặng , 99$ nguyên nhân do thiết kế. Hehe! Thế mới tài.
Còn so sánh đường BTAP và BTXM thì chỉ kết luận : Chỉ những trường hợp bất đắt dĩ người ta mới chọn phương án đường BTXM mà thôi.
Dear nick chandoi,
Ngày nào của ghé nhà chú Lý, lâu lâu vẫn gặp bọn hèn đặc danh, bất lịch sự. Muốn hỏi thì hỏi cho nó đàng hoàng, còn muốn phản biện thì phải dẫn chứng ra. Bên tôi qui đổi 68% là bên nào bên sở thú ah, chứng cứ đâu. Giả sử chú Lý co sai thì góp ý cho tử tế, bởi ai mà có lúc không sai sót, sai thì đính chính lại, thế thôi. Ở đây là nơi để mọi người học hỏi lẫn nhau, chứ không phải là nhà của bọn chán đời nặc danh đâu mà vào ỉa một bãi rồi cút nhá.
Thông báo mới, giá điện đã tăng 5%
Chào cụ Lý! Soái tôi đọc lốc cụ đã lâu nay mới liều mình như chẳng có để gởi còm, mong cụ tiếp nhận... bọn trẻ dọa Soái dữ quá mà Soái thì nhát khịt. Chúc cụ viết khỏe... hehe
Chào cu Cương. Tên vậy nên chưa chi đã Cương rùi. Có chi mà Cương phải ghép anh vào tội "bọn hèn đặc danh, bất lịch sự".
- Anh có nick Chandoi rõ ràng , làm gì có nặc danh.
- Anh chỉ thắc mắc Cụ Lý lấy thông tin từ đâu mà khác với bên anh, chứ anh có nó ai sai hay đúng đâu.
- Đây là nhà Cụ Lý biết "bên tôi" , tôi nói vậy có gì sai. Và tôi có cần trình báo cu Cương không. Tương tự cu Cương hay mọi người cần trình báo cho tôi không.
-Tôi chưa nói Cụ Lý sai cái gì và chưa có câu gì để góp í thì có gì tử tế và không tử tế ở đây. Và tôi hỏi có từ ngữ nào là không đàng hoàng,Cương cứ tìm để phản biện đi.
- Không những ở đây mà còn học hỏi mọi nơi, học nữa học mãi.
- Người ta trao đổi tranh luận có thể chung chung, có thể xoáy vào một vài í chi tiết. Và dĩ nhiên một còm thì không trình bày hoặc trả lời thỏa mãn. Thế bạn hoặc ai, hoặc chủ nhà đặc vấn đề nào trong còm của tôi mà tôi không giải thích thì mới gọi là ị một bải cu nhé.
Với những í trên Cu Cương xem lại ai là người hèn, bất lịch sự và không tử tế đây.
Lâu ngày bận hôm nay mới vào thăm nhà cụ Lý . Có mấy bài viết mới rất hay và gãi đúng chổ ngứa của tớ. Hê hê. Nhưng những bài viết đó trôi qua mất rồi, thiệt là tiếc vì không kịp tham luận.
@ Vu Cương: Chủ đề của bài Cụ Lý là chủ đề mở, cho nên nói và hiểu chi tiết một vấn đề thì nên đặc câu hỏi để tham luận, học hỏi lẫn nhau thì mới hiểu được. Vì nó mênh mông nên giải thích luyên thuyên không trọng tâm thì cũng chỉ nghe cho biết mà thôi. Anh sẳn sàng phục vụ cu thật cặn kẽ nếu cu hỏi những vấn đề gì anh biết được và lần này anh tha cho cu Cương đấy nhé.
Dear ban chan doi,
Cứ tưởng bạn vào nhà chú Lý hoạch hoẹ, đọc kỹ lại một hồi mới thấy mình dốt, thành thật xin lỗi, mong chú Lý xoá comment của cháu dùm. Với lại mình tên Vũ Cường. Một lần nữa thành thật xin lỗi bạn.
Cháu mong chú Lý xoá tất cả comment của cháu dùm cháu cám ơn chú
Thank Vũ Cường. Không có chi. Mình cố tình đặt tên Cương ấy mà. Cần gì phải xóa, Đó là những vấn đề nhiều người cần nên học hỏi từ Cường dám nhìn nhận sự việc. Đức tính mà ở Việt Nam hiện nay càng ngày càng ít mất dần.
Hi all,
Chỗ tớ bị cúp điện, giờ đang vội. Lát nữa quay lại xử lý tiếp.
Chán Đời,
Chào bạn già. Số liệu "bên tôi" cụ thể là gì thì khai mau. Tớ tính tóan trên cơ sở cầu Cần Thơ giá 600 triệu đô.
Thứ hai, lún vệt xa lộ Đông Tây do thiết kế thế nào. Tớ cũng có thể nói cầu Cần Thơ sập do thiết kế, thiết kế dàn chống, thiết kế thi công.
Vũ Cường,
Lâu lắm mới có ý kiến phản biện thì phải lấy làm quý hóa chứ.
Mới hù sơ sơ thế mà đã hỏang rồi à. Sao không yêu cầu anh Chán Đời phân tích số liệu cụ thể.
Welcome Mr Giàu
Nhựt không có tài nguyên cho công nghiệp, dân số lại đông đúc hơn Lừa nhiều, do vậy bắt buộc cỏn phải phát triển sản xuất hàng có giá trị gia tăng cao để kiếm xèng. Quãng 2000s là thập kỷ mất mát của cỏn, aka Loss Decade. Bi giờ tàu, hàn, ấn etc đang dần cạnh tranh vị thế của Nhựt. Do đẳng cấp nên dân Lừa thích làm bãi rác của Nhựt còn hơn làm thượng đế của nước mẹ! Nhựt cũng là ông trùm về tài chánh nên đừng bao giờ đùa mới con cỏn.
Hoàng Nguyễn,
Anh Đức cũng thừa nhận tụi Lào ngưng cho thuê đất, trừ ảnh ra, đó là ảnh nói thế.
Dưới chế độ "công hữu" không biết cái gì sẽ xảy ra vào ngày mai.
Chán Đời,
Vấn đề lún vệt thành viên thu đã có trao đổi với tớ, rồi bạn ấy lặn mất tăm. Tớ viết bài này để phê bình các chiên da xa lông, những người chưa tới hiện trường bao giờ. Đứng ở đó quan sát thì sẽ thấy, tình trạng làm việc của đoạn đường đó giống như ở trạm thu phí. Nói thiết kế sai, nhẽ đúng nhưng đoạn đó là đường mà các kỹ sư thiết kế như là trạm thu phí thì bảo vệ làm sao.
Cứ nhào vô đi thì biết.
Nghèo còn gặp eo thì phải chịu thôi Ong ạ,
Ai chả biết ô tô Đức tốt hơn, nhưng ở xứ ta, tiền nộp phí trước bạ chiếc Innova bằng thiên hạ mua chiếc xe Mer.
Báo Dân Trí gần đây có giảm độ lá cải, bớt đi các tin cướp hiếp giết.
Sáng nay báo này có bài phụ họa với vấn đề : CPI và giảm giá.
Dù là tin cốp bết nhưng cũng có tình tổng hợp.
Dù bị xào nấu, thông tin trong blog đã đến được với báo đảng. Đó chẳng phải là tích cực hay sao.
Diễn giải tổng mức đầu tư cầu CT thấp hơn cầu Mỹ thuận:
- Để tránh khập khiển về bất ổn về giá , Giá trị TMĐT so sánh lấy theo giá trị xây lắp cùng thời điểm khởi công của hai cầu.
- Giá trị quy đổi ( TT 0,825%)là giá trị lạm phát bình quân(2.5%/năm) của USD tính cho 7 năm (Theo nền KT Mỹ) hoặc quy đổi theo giá vật tư chủ yếu, nhân công , máy của hai thời điểm khởi công hai cầu theo báo giá địa phương hiện hành từng thời điểm.( Qua tính toán gía trị này chênh lệch lớn do lạm phát VN lớn do đó chỉ chọn theo chỉ số lạm phát bình quân USA)
Bảng so sánh và kết quả
Tên cầu TMĐT L cầu chính L cầu dẫn
Cầu Cần thơ: 384 triệu USD(2004) 2.750m 13.100m
Cầu Mỹ thuận: 77 triệu USD(1997) 660m 880m
Tỷ lệ 4,99 4,17 14.89
Qua bảng so sánh trên thấy rõ cầu cần thơ qui mô hơn gấp 9,5 lần so với diện tích mặt cầu Mỹ thuận( kể cả chính và phụ). Thực tế quy đổi tỷ lệ giá trị xây lắp giữa cầu chính và cầu phụ thì quy mô của cầu Cần thơ so với cầu Mỹ thuận chỉ hơn tương đương gấp 5,8 lần . Nếu nhân thêm hệ số giá lạm phát đồng USD cho 7 năm là khoảng cách hai thời điểm triển khai của hai cầu thì giá trị xây lắp bình quân trên đơn vị của cầu Cần thơ chỉ bằng 0.68 lần cầu Mỹ thuận.
Còn việc đường bị lún như những hình trên , chỉ lún theo vệt bánh xe tải trọng nặng , 99% nguyên nhân do thiết kế.
Câu này không khẳng định là thiết kế sai, nhưng quá trình tính toán máy móc theo quy trình dẫn đến lún hai vệt bánh xe của làn đường xe tải nặng.
Thường quy trình thiết kế đường Việt nam không tính toán trực tiếp sức chiu tải mặt đường cho chính hai vệt bánh xe tải nặng dó mà chỉ tính lưu lượng xe bình quân quy đổi ra xe tiêu chuẩn cho cả mặt đường. Khác với thiết kế cầu hay nhà cửa, người ta thường dùng biểu đồ bao vật liệu để tính toán vừa tiết kiệm VL vừa nhẹ hơn nhưng kết cấu lại phù hợp tính chịu lực. Nói cho dể hiểu là như một cái dầm thì chiều cao ở giữa dầm lớn hơn hai đầu dầm vì giữa dầm chính là nơi chịu lực (Mô mem) lớn nhất khi dầm chịu lực.
Còn đường thì sao? Bài toán thiết kế tải trọng trùng phục đổ đồng trên toàn bô mặt đường với lượng xe cụ thể dàn trải được quy đổi ra xe tiêu chuẩn. Phương pháp tính theo E (mô dun đàn hồi) tương đương cho lớp mặt đường trên cùng đáp ứng cho lượng tải trọng trùng phục quy đổi nhất định. Nếu giá trị này thay đổi (Tăng)thì lún sẽ xãy ra và rất dễ xãy ra cho những đoạn đường thiết kế qua vùng đất yếu vì chưa có giải pháp nào hiện nay giải quyết bài toán lún triệt để. Khi lún xuất hiện thì hiện tượng phá vỡ kết cấu làm giảm giá trị mô đun đàn hồi và lún rất nhanh sau đó.
Nói cho dể hiểu người thiết kế không thiết kế cho làn đường đặc biệt cho xe tải nặng, Người sử dụng phân chỉ một làn duy nhất chẳng hạn làm tăng rất lớn tải trọng trùng phục quy đổi quá giá trị yêu cầu thì sẽ sinh ra lún và phá hoại.
Nều người tổ chức sử dụng phân hẳn nhiều làn xe tải trong nặng thì trường hợp hư hỏng chưa chắc xãy ra.
Bài giải thich này rất dài và mang tính chuyên môn. Chủ nhà, Bạn nào muốn tìm hiểu tường tận thì tôi giải thích tiếp hoặc cu Cường muốn đặt câu hỏi thì anh ưu tiên. Còn nói miên mang thì cả quyển sách tương vào đây .hehe.
Tui thấy nhìu người công nhận Nhựt "bắt buộc phải làm hàng có giá trị gia tăng do không có tài nguyên", Nhựt không có tài nguyên mà lại phát triển thế vân vân...
Nhưng chưa thấy ai đặt câu hỏi là: Cái gì (ai) làm dân Nhật có ý thức "phải làm hàng có giá trị gia tăng"?
Nếu ai cũng đi tìm câu trả lời câu hỏi này, thì mới có hi vọng VN tiến lên.
Cheers.
Đ/c VT,
Đã trả lời đ/c ở đây.
Thứ nhứt, không so sánh 2 cây cầu theo kiểu ăn gian như thế. Cùng năng lực thông xe như nhau (4 lanes), nếu tính hệ số thì chỉ tính bằng độ khác nhau nhịp chính thôi. Còn nói cầu CT gấp 9 lần rưỡi cầu Mỹ Thuận thì chả ai ngửi được. So sánh kiểu đó giống so sánh nhà kho với nhà biệt thự.
Hoặc nếu so diện tích tương đương, cầu mẹ của cầu Mỹ Thuận là cầu Anzac 7 lanes, nhịp 450m (so với 550m của Cần Thơ) cây cầu đó cũng trên 100 triệu đô.
Hoặc so sánh Mỹ Thuận với Rạch Miễu (cầu con của cầu Mỹ Thuận)
Hãy so sánh về hiệu quả đầu tư chứ không phải so ai đổ nhiều beton hơn.
Thứ hai, cách giải thích như trên chứng tỏ lún do sử dụng chứ không do thiết kế. Tớ chỉ đơn giản: nguyên lý làm việc của nó giống như ở trạm thu phí. Ai cũng biết làm bằng beton là xong nhưng đó lại là những vấn đề nhạy cảm.
Đính chính giá trị quy đổi lạm phát cho 7 năm của USD là 0.825 chứ không phải 0.825%
Cụ Lý ạ! Tổng mức đầu tư của cầu Mỹ thuận tính cho cầu chính là 660m. Trong khi đó cầu chính Cần thơ là 2750m. Bản chất hai cầu đều có bề rộng và mức thông hành như nhau thì tổng giá làm cầu chính Cần thơ phải hơn 4 bốn lấn tổng giá làm cầu Mỹ thuận là đúng rồi. Hơn nữa Cầu phụ Cần thơ tới 13100m trong khi đó cầu phụ Mỹ thuận chỉ có 880m thì tổng giá phải hơn 15 lần là có gì sai.
Nếu lấy TMĐT của hai cầu chia nhau gấp 5 lần thì đúng, còn nói đắt hơn gấp 5 lần thì sai trầm trọng.
Tớ chia rời cầu chính và cầu phụ cho tránh hiểu nhầm giá trị xây lắp trên đơn vị cầu chính và cầu phụ bằng nhau, nhưng tổng mức đầu tư thì bao gồm tất cả chính và phụ.
Đang bàn giá trị đắt rẻ chứ tính hiệu quả gì đâu.
Số liệu thật nó như vậy , làm sao thay đổi được.
Nhắc lại cầu chính cần thơ dài gấp 4.17 lần cầu chính Mỹ thuận.
Cầu phụ cần thơ dài gấp 14,89 lần cầu Mỹ thuận.
Còn TMĐT cứ thế chia theo tỷ lệ bên nào đắt hơn sẽ khắc biết. Còn kết luận CT đắt gấp 5 lần cầu MT thì em chào thua vì em không biết cách tính.
Chiện đường lún phần trách nhiệm thiết kế là phải tham khảo thực địa, thăm dò, khảo sát lưu lượng, trình tự khai thác. Nhưng rất tiếc là ngựa quen đường cũ, chưa có tiền lệ nên thiết kế đổ đồng , cá mè một lứa.
Nếu như khảo sát thực tế hoặc nhận xét tình trang, công trình tương tự bị hư hỏng thì nên tăng cừờng E cho làn tải trọng nặng thì phù hợp hơn không.
Hơn nữa đúng ra thiết kế phải khuyến cáo hoặc hướng dẫn người khai thác sử dụng vì đó là giám sát tác giả. Hầu như VN chưa có tiền lệ này , cứ để đổ chiện ra mới đùn đẫy, phán chém loạn xạ.
Nếu ai chưa qua Cần thơ thì nên biết sông Hậu đoạn Cần thơ rộng gần bốn làn sông Tiền đoạn Mỹ thuận. Cho nên quy mô cầu chính lớn hơn ,cầu dẫn dài hơn gấp nhiều lần là chiện rõ ràng và tổng giá trị xây lắp lớn hơn nhiều lần cũng là đương nhiên.
hehe... nghe cụ chân dòi tính sơ lượt giá thành hai cầu thì đúng là cầu CT phải đắt hơn MT cở 5 lần rồi, tuy nhiên phần tính tải trọng phân bố không đồng đều cho các line thì hơi sượng... hehe... phép tính tải trọng khi thiết kế bắt buộc phải thỏa mãn độ bền kéo nén uốn...
Còn cái vụ CPI âm có lẽ để Bê tạo cớ tăng giá điện và nước... hehe...
Chàu cụ Rich: Chung quy thì như cụ nói trong tính kết cấu. Nhưng phải giải thích cho cụ dể hiểu thế nài. Thiết kế đường mềm là tính đàn hồi vật liệu, nó tính cho bao nhiêu lượt bánh xe tiêu chuẩn qua/ điểm mặt đường. Nếu quá số lượt thì gọi là quá tải. Hehe nghe hơi lạ tai nhưng là vậy.
Giải thích kiểu dân giã: Áp lực bánh xe tải trọng lớn hay nhỏ khi có tải trọng đúng thiết kế của xe tác dụng xuống mặt đường tương đương nhau. Vì sao? Đơn giản nhỏ thì tiết diện lốp tiếp xúc mặt đường nhỏ, lớn thì tiết diện lốp xuống mặt đường lớn Cho nên tính ra KN/cm2 chẳng hạn thì cũng tương đương. Chỉ khác nhau giữa xe tải trọng lớn và nhỏ là diện tích ảnh hưởng lớn hơn.Do đó người ta lấy một chiếc xe A làm chuẩn và quy đổi Chiếc 1 tấn = 0,3 ,chiếc 20 tấn = 14 xe A chẳng hạn. muốn quy đổi thì tra biểu đồ quy đổi ( là biểu đồ bật 3). Căn cứ lượng xe yêu cầu các loại theo thiết kế đổi thành xe bao nhiêu xe A.
Có nghĩa là một điểm trên 1 ngày đó gồm nhiều loại xe chạy qua sẽ biến thành bao nhiêu xe A chạy qua. Thực tế vô tình chỉ có 1 làn đường toàn ông 14 với 16 xe A chạy qua, còn làn khác thì chỉ có ông xe 0,3 với 0,5 chạy qua ,trong khi các làn đều thiết kế chịu lực như nhau dẫn đến ông làn đường này làm không hết ông làn kia ngồi chơi không.
Khập khiển với bài tính lượng xe bình quân ban đầu, dẫn đến ông làn tải nặng chịu quá nhiều xe A /điểm ,vượt tính toán => vỡ kết cấu.
Hehe Chung quy là vậy cũng khó hiểu.
Bác chán đời có thể giải thích dùm e cái này được không ? "Nghe nói suất đầu tư 1km đường cao tốc ở VN cao hơn nhiều so với ở các nước khác (Mỹ, Trung Quốc ...)". Cái này có hợp lý ko ?
Chào chú Nguyễn , không biết có bà con gì hông mà cùng họ. hehe.
Xét về dự toán hình thành (VL,NC,M) một công trình hoặc dự án giao thông thì các nước phương tây cao hơn VN rất nhiều lần. Lí do: GDP cao => tiền lương, chi phí chung cao.
Maý hiện đại hơn,khấu hao nhanh,lương lái máy cao, chi phí bảo dưởng máy cao cho nên đơn giá máy cao hơn.
Ngược lại giá máy VN đang dùng giá cho thiết bị Si-cen-hen (Xài rồi)thấp tè tè, Chú cứ thấy người ta mua xe tải chạy lấy công làm lời ở VN thì biết.
Vât tư thì tùy, phụ thuộc vào khu vực và giá hàng nhập khẩu. Nhưng xét cho cùng với điều kiện tương tự thì cũng cao hơn VN vì trong VT có ẩn nhân công và máy trong đó (Cụ Lý có lần nói như vậy).
VN chính xác là mới làm được một đường cao tốc đầu tiên là SG-TL còn các đường khác như Láng -Hòa lạc.. chỉ gọi vậy cho oai nhưng không phải cao tốc.
Cao tốc SG-TL lại đắt hơn cao tốc phương tây mới nghe thì thấy lạ, nhưng không phải do tỷ lệ đơn vị xây lắp mà do địa chất đoạn này qua vùng đất yếu phải sử lý chống lún và xây dựng nhiều cầu cạn (38km) mất quá nhiều tiền cho hạng mục sử lý móng này (lớp bùn bình quân 25m) nên giá thành cao hơn chứ không phải là cấu thành đơn giá trong dự toán cao hơn.
Giống như xây nhà ở miền trung thì đâu tốn tiền đóng cọc móng và phải BT giằng móng cọc như ở SG.
Còn ở Tàu thì giống VN thấp tè tè nhân công, Vật tư cũng thấp hơn VN dòi dào hơn ,cho nên Tàu mới tràn qua VN thi công mà lại xài chui xài nhủi nhân công Tàu là vậy.(Nếu dự án là vốn vay tàu thì DN VN khó mà là tổng thầu)dù cho đơn giá hiện hành vẫn dùng của VN.
Chào các cụ, tớ về rồi,
Cầu chính cầu Mỹ Thuận dài 660m trong đó nhịp chính 350m, tớ công nhận. Nhưng tính cầu chính cầu Cần Thơ dài đến 2750m, nhịp chính 550m tớ thấy không ổn.
Nếu so sánh phải bóc tách dự tóan của 2 cái cầu chính thì tớ không có số liệu, tớ chỉ nhẩm được tổng mức đầu tư.
Về đầu tư, Nhật trả trọn gói 37 tỷ yen tương đương ngót 500 triệu mỹ kim, rõ ràng việc trả giá nặng nề hơn.
Về kỹ thuật chỉ là cầu bắc từ Bình Minh sang Cồn Ấu là luồng giao thông thủy ... nội địa (quốc tế bên Sông Tiền) mà ta phải trả một lúc cả chục cây cầu theo giá Nhật, đó là lãng phí đầu tư.
P/S chưa chắc giá Nhật đã đắt hơn giá VN.
Bác Chán Đời rất yêu đời.Bác giỏi về lý thuyết nhưng bác thiếu thực tiễn.
1-Tại sao chỉ lún vệt bánh xe ở chỗ bọn Nhật làm?
2-Chỉ lún vào mùa nóng?
3-Nơi nào lớp atphal dày,không bớt nhựa trong cấp phối vật liêu thì lún nhiều thế mới tài.
Về thiết kế theo tôi là không lãng phí(nên nhớ bề rộng sông gần 4km). Cầu chính kết cấu dây văng dài 1,010 km dành cho thông thuyền lớn ,kết cấu cầu dầm Suppe T 1400m và 340m dầm đúc hẫng cho phần thông thuyền nhỏ như cầu thường, thì có gì không hợp lý. Còn cầu phụ dài thì đương nhiên vì nối từ đường QL1 đến bờ bắc sông Hậu khoảng cách nó như vậy. Tương tự bờ nam cũng vậy phải nối vào đường Nam sông hậu nên nó dài, khác với cầu mỹ thuận làm ngay đường QLo 1.
Còn việc giải pháp làm cầu cạn nối với cầu chính là tối ưu vì đoạn này địa chất quá yếu ( vụ sập cầu cũng do đia chất yếu) ,yếu hơn nhiều SG TL mà người ta cũng đã làm cầu cạn. Chọn phương án làm đường có rẽ hơn tí nhưng suốt ngày cãi nhau vì lún xụp ,hư hỏng rồi sửa chữa thì cũng quá cha..
Chào câu Can . Theo tớ trình bày trên là chỉ theo hình vẽ lún vệt xe tải. Còn riêng đường Đông tây ngoài yếu tố lún do tải trọng trùng phục cao thì nó còn nhiều yếu tố khác.
Cho là quá trình thi công tuân thủ theo quy trình, kiểm định đo đạt các chỉ số kỹ thuật K E đạt yêu cầu, nếu có sai số hoặc sai sót thì nó chỉ sẽ hỏng cục bộ chứ không mang tính đồng đều như hiện tượng đường đông tây.
Thì nguyên nhân lún sẽ do những yếu tố (ngoài các yếu tố báo chí đưa ra)theo nhận định và kinh nghiệm của anh:
Nguyên lý áp lực bình thông nhau của cũng là nguyên nhân ( thường xãy ra mùa nắng , mực nước tự nhiên hạ).
Hiện tuợng cố kết bất thường của lớp bùn của tầng đia chất dưới (Mất nước)cũng là nguyên nhân.
Hiện tượng bùn chảy ngang ra sông sài gòn do áp lực tỉnh tải và tải trọng động phát sinh cũng là nguyên nhân.
Còn nhiều nguyên nhân khác.
Ăn cơm rồi anh giải thích từng cụ thể nguyên nhân.
Đừng thấy Đại lộ Đông tây lún theo vệt bánh xe tải lớn mà nghĩ rằng các phần còn lại không lún , vì bản chất nó chưa bị hoạt tải đè lên nhiều như bên bị lún. Hiện tượng lún đều đang xãy ra cho toàn đoạn . Cho nên lớp atphal dày,không bớt nhựa trong cấp phối vật liêu chẳng ảnh hưởng gì đến việc lún này. Vì nếu ta để tầm sắt trên tấm nệm khi đè xuồng thì độ cứng tấm sắt là vô nghĩa.
Em ở ngoài Bắc,thấy thực tế là Đường 5 và mặt cầu Thanh Trì có lún.Đường 5 thì có thể một phần do nền yếu nhưng cầu Thanh trì thì chỉ có thể do nhiệt độ cao và xe tải trọng quá lớn cỡ hơn 100 tấn.(Bọn Nhật nó không bớt nhựa)
Báo đảng có bài phản biện cụ Lý nhưng hơi run run (đoạn giữa)http://media.vtv.vn/Media/Get/Thoi-su-19h---29062012-ed1fd3c8db.html
Lún đường vào cầu hay lún trên mặt cầu Chú Can???
Bàn về lún ở xa lộ Đông Tây, bài trước đã bàn nhiều, tớ chỉ nhắc lại mấy ý,
- Viện khoa học kỹ thuật giao thông đô thị (thuộc Bộ xây dựng, sau đây gọi tắt là Viện) tiến hành thẩm định từ tháng 3/2012. Họ hứa báo cáo kết quẩ vào đầu tháng 6 nhưng tớ chưa được thấy trên thông tin đại chúng. Tớ cho rằng, nếu kết quả xấu họ đã có báo cáo rồi.
- Viện đã khoan hơn 40 lỗ sâu khoảng 30 mét trong phạm vi 300 mét đường hư hỏng và khẳng định nền móng của tuyến đường không phải nguyên nhân gây sụt lún.
(Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/73646/vi-sao-dai-lo-13-400-ty-vua--xai--da-hong-.html)
Còn đây là mô hình lún của ĐL ĐT
https://lh4.googleusercontent.com/-Tio03wem3bw/T73GU9pz0eI/AAAAAAAAAlA/BIOToq5YL1k/s240/rutting%2520weak%2520asphalt1.jpg
Trở lại đề tài CPI. Bác lý có bình luận gì thông tin này không?
- Thời sự tối qua có nói Kinh tế VN đang ở vùng đáy và bật lại vào năm 2013 > VTV dẫn nguồn Ngân hàng thế giớihay tổ chức Kinh tế thế giới gì đó ???? cho rằng VN nằng trong 26 quốc gia phát có tốc độ phát triển nhanh trong năm 2013. Vị trí thứ 22 và tốc độ tăng trưởng khoảng trên 10 %.
- Ngân hàng hạ lãi xuất giữ vàng thậm chí co 1thể thu tiền giữ hộ vàng. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đang thừa USD.
Lún trên mặt cầu Thanh Trì. Phia dưới là beton cót thép dự ứng lực
Vụ này thì cụ Chán Đời xa lông. Bớt chút thời gian tới đó ngăm nghía 1 chút đi. Bọn Nhật mà làm ẩu thì chết với ông.
Kinh tế Mỹ từ 2007 đến nay mỗi năm cũng đụng đáy một vài lần. Mà nước Mỹ có đầy đủ hạ tầng, kỹ thuật và nhân lực còn tiếp tục đụng đáy như vậy, chưa thấy cơ sở để ngóc lên.
Quay trở lại kinh tế VN, tớ dẫn một tin về thị trường bán lẻ
Trích
Trong tổng số 17.735 DN giải thể và ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm, thì ngành bán buôn, bán lẻ chiếm nhiều nhất, với 5.297 đơn vị.
Thị trường ế ẩm, nhiều tiểu thương bỏ chợ, phá sản từ bán buôn đến bán lẻ, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt hầu bao khiến sức mua giảm sút nhanh. Ngay cả những thương hiệu lớn như Ninomaxx cũng rộ lên tin đồng phá sản, đóng cửa… Trong khi các DN bán lẻ hàng đầu tại thị trường trong nước như Saigon Co.op, Vinatex, Nguyễn Kim… rất khó khăn trong việc đấu tranh để có được mức giá tốt nhất để giữ doanh số.
hết trích
(Theo Đất Việt)
http://baodatviet.vn/Home/kinhte/Tren-5000-doanh-nghiep-ban-le-giai-the/20125/209793.datviet
Đó là gì
Theo đó là bao nhiêu người thất nghiệp, từ ngành bán lẻ, bán buôn và suy rộng ra các ngành khác. Muốn phục hồi phải tốn số tiền đầu tư là bao nhiêu.
Tình trạng tiêu thụ hàng tiêu dùng là như vậy. Tăng trưởng bây giờ chỉ còn phân khúc BĐS vừa nhanh, vừa mạnh, vừa vững chắc.
Tớ dự đoán thời kỳ hớt bèo nuôi heo, nhà nhà vấn thuốc lá sắp quay trở lại, với mức độ cao hơn.
Sơn Ngọc,
Động lực tăng trưởng của VN sau thời kỳ đổi mới đó là:
- Dân số trẻ, vì đẻ nhiều
- Dân số chuyển đổi từ nông thôn sang thành thị. Chế độ hộ khẩu có mục đích kìm hãm tiến trình này
- Năng suất lao động. Thay đổi nhanh chóng nhất là trong ngành vân tải và xây dựng. Những ngành khác cũng có tuy ít hơn, như lúa 50404 cho sản lượng 20 tấn/ha (bạn nào có số chính xác cập nhạt giùm)
Nay cả 3 yếu tố đó đều chạm nóc.
- Nhân công bắt đầu chê việc nên phải tuyển công nhân TQ sang làm ở các hầm mỏ trên Tây Nguyên, công trình XD nhà máy nhiệt điện
- Xu hướng công nhân trở về quê sinh sống cân bằng với xu hướng bỏ ruộng lên thành phố ở nhà trọ ổ chuột. Mấy năm gần đây không phát triển nhà trọ mới.
- Kỹ thuật nhập khẩu từ bên ngoài chủ yếu là máy móc. Kỹ thuật cao hơn nữa thì ta không cần. Ta cũng không hề có nghiên cứu về kỹ thuật. Nên có thể nói về năng suất đã bão hòa.
Với viễn cảnh như thế, tự vớt bèo nuôi heo không phải khó hình dung.
- Nhân công chê việc: Chứng tỏ dân Việt lười chứ không chăm chỉ như ta tưởng. CN TQ chấp nhận việc chứng tỏ dân TQ chăm chỉ hơn dân Việt.
_ Kỹ thuật nhập chủ yếu là đúng vì bản thân các trường ĐH Việt không đào tạo được Kỹ sư đúng nghĩa. Lấy tôi làm ví dụ điển hình khi học kỹ thuật thì dù có ham học hỏi thì cũng học từ kiến thức cũ hoặc bản thân cácthầy cũng không có kiến thức để truyền dạt. học kỹ thuật thực chất là học sử dụng các thiết bị kỹ thuật chứ không chế tạo được. Nhưng nói kỹ thuật cao hơn ta không cần th2i thực chất kỹ thuật cao ta không có khả năng mua hay mua thì không có huê hồng ( cái này dành cho DNNN) hay ta tự thoả mãn với kỹ thuật chất lượng hạng hai.
- công nhân về quê thì sẽ xẩy ra tình trạng thiếu công nhân. thiếu công nhânthì cũng nguy hiểm như thiếu vốn.
Vậy cái Ngân hàng thế giới lấy cái gì để nói là KTVN có khả năng phát triển trong năm 2013. biết đâu ở cáai đất nước VNnày khi bị đẩy vào đường cùng thì có những đột biến mới hay sao?
Nhưng theo cháu khi dân nghèo đi thì bới đầu tư vào các lãnh vực BĐS hay Ck ( cái này giống đánh bạc hơn) mà chăm vào sản xuất hơn thì cũng là tiền đề cho kinh tế VN phát triển vậy.
hehe, cụ Lý chê cụ chân dòi là xa lông... hehe em cũng có cảm giác như vậy nhưng hổng dám la lên vì sợ bị đập. Có ai đi đến cảng Cát lái chưa nhễ? cái đường Nguyễn Thị Định làm hơn chục năm đâu có lún bậy bạ như cái đường mới toanh... lún xâu giống như mấy cái mương thủy lợi... hehe mỗi khi em lái xe rẽ trái đều bị cạ gầm... hehe...
Tiếp,
Như trên đã nói, nhân lực của ta chỉ có số lượng, cạnh tranh bằng ... lương thấp. Hay nói cách khác ta chưa tự tay làm ra được cái gì cả.
Các nước Âu Mỹ Nhật đang bị vấn đề kinh tế, không phải vấn đề kỹ thuật. Nếu thị trường cần họ sẽ cho ra sản lượng ngay, cái đó gọi là Sự hồi phục.
Còn thực trạng ở ta thì sao,
Sự thịnh vượng trong những năm qua là nhờ sự tăng giá của nhà đất, qua đó thổi lên bóng bóng BĐS.
Sự thịnh vượng lại chỉ nằm trong tay một số ít "đại gia", mà tài sản của những đại gia này nắm phần nhiều lại là BĐS.
Vì thế mà bong bóng BĐS không thể vỡ được. Giống như khối cancer không được cắt bỏ.
Còn toàn cơ thể giống như phù thũng, vẫn tăng ký (tăng trưởng GDP) nhưng không có sức.
Đô la hay vàng cũng như thuốc bổ vào một cơ thể phù thũng, không tiêu thụ được.
Bài toán thảm BTNN trên mặt cầu là bài toán phản khoa học trong ngành ai cũng biết. Nhung vẫn phải thực hiện vì không thể thay bằng BTXM trên những mặt cầu có khẩu độ lớn.
Theo trình bày trên, tính chịu lực mặt đường chính là Mô đun đàn hồi. Một kết cấu phù hợp Mô đun đàn hồi vật liệu tăng từ dưới lên trên và quy đổi thành mô đun chung thiết kế có thể gọi là cường độ...
Giống như võ nhu đạo hoặc đở bóng ta phải lui người họặc chân cùng chiều với hướng bóng thì lực tác động giảm đi.
Còn thãm bê tông nhựa trên mặt cầu thì chẳng khác nào trên đe dưới búa. Vì lớp BTN mô đun cở 2000DaNcm2 dày vài phân đặt bên dưới là một tấm bê tông có mô đun đàn hồi 300000000DaNcm2 trên nữa là áp lực của bánh xe tải trọng nặng đè lên.
Xu hướng dạc trồi khi BTN bị ảnh hưởng nhiệt độ mèn đi là khó tránh khỏi.
Các yếu tố ảnh hưởng.:
- Chỉ số mac san( độ bền) của bê tông nhựa tỷ lệ nghich với nhiệt độ.Nhiệt độ tăng (mềm)
- lượng nhựa trong bê tông liên hệ với cường độ (mo đun) bê tông nhựa bẳng dạng parapol lồi. Có nghĩa là càng nhiều nhựa cường độ càng giảm(mềm)
Chính những yếu tố trên dẫn đến BTN dễ bị dồn hoặc dạt sang hai bên trên mặt cầu khi xe chạy quá tải trong thời tiết bất lợi.
Nguy hiểm nhất là vừa thảm BTN sử dụng ngay.
Tuy nhiên khoa học vẫn tìm nhiều cách khắc phục
bằng cách cho phụ gia để giảm chảy nhựa trong điều kiện khí hậu bất lợi.
Làm già nhựa nhanh (giảm tính mềm) nhưng nhược điểm mau giảm cường độ BTN.
Thực tế vẫn tránh được hiện tượng trên nếu tuân thủ các yêu cầu: Thi công hơp lý , đủ thành phần cấp phối trong bê tông nhựa nhất là bột đá mịn( VN thường ăn gian VL này)có tác dụng làm khô nhựa này.
Dành khoản thời gian hợp lý cho bốc hơi giảm lượng dầu trong BTN nhưa sau khi thảm xong
mới đưa vào sử dụng.
Nghiêm cấm xe quá tải vì cường độ chịu lực BTN trên mặt cầu là tới hạn nên rất dể phá hoại.
Khi bê tông nhựa đã già (giảm nhiều lượng dầu ) thì hiện tượng dồn nhựa sẽ không còn mà chỉ sinh ra bong bật.
Những năm gần đây các công ty phương tây nghiên cứu và đưa nhiều giải pháp, phụ gia như polime,xenlulo giảm mềm nhựa khi tăng nhiệt độ như mbH (CHLB Đức), SMA (Stone Matrix Asphalt) phục vụ cho BTM mặt cầu.
Tớ còn xa lông hơn cụ Chán Đời, nhưng phải để người tại chỗ phản ánh chân thực - lún beton asphalt trên mặt cầu Thanh Trì - cụ ấy mới chịu ngồi yên.
Tớ cũng tốn bao nhiêu rượu để tám về cái sự lún này rồi.
Người ta chỉ chê nó gồ ghề nó xấu, thực ra lún vệt sâu như ĐL ĐT thì không sao, nó chỉ lún vài phân mới gây tai họa - xe hơi lướt sóng trên đó mỗi khi trời mưa.
Tớ đã bình về cái bẫy BĐS trong nền kinh tế VN ở trên lời bình này.
Đã phân tích thế mà Chú Rich còn nghĩ như vậy thì tôi không dám tranh luận nữa. Thiệt tình uổn hơi.
Phân tích rất chuyên môn,
Tuy nhiên, tớ thấy nhiều cái chuyên ngành lại không thấy hợp lý với thực tiễn. Thí dụ ông tiến sĩ gì mới phát biểu thảm trên mặt cầu Thăng Long hỏng là vì cầu cao quá, rùa mới rải nó đã nguội rồi. Tớ thua ổng luôn.
Thứ nhất, thiên hạ cũng thảm beton asphalt trên mặt cầu cả
Thứ hai, cầu Thăng Long đâu phải cầu cao nhất thế giới
Cầu thăng long là cầu thép cho nên còn khó hơn cầu BTXM.
- Độ võng lớn, biên độ thay đổi liên tục khi chịu tải làm cho vật liệu mặt đừờng là BTN dể bị phá hoại nhiều chiều do tả trọng đè lên và dể rạng nứt do thay đổi biên độ.
- Co giản của kết cấu thép lớn khi ảnh hưởng nhiệt độ.
-Thép hấp thụ nhiệt độ nhanh và tăng cao truyền sang BTN so với nhiệt độ BTN an toàn trong chịu tải < 70 độ C.
- Ảnh hưởng chấn động tàu lửa chạy qua.
Còn cầu cao gió nhiều làm giảm nhiệt độ BTN nhanh là đúng nhưng có hàng ngàn cách khắc phục.
Ng2y trức khó hư ,bây giờ lưu lượng xe nhiều ,tải trọng lớn, vượt tải vô tội vạ nên thường hư hỏng BTN mặt cầu, mặt đường cũng là nguyên nhân, cũng dễ hiểu.
Nhất là khu vực miền bắc và miền trung, giao động nhiệt độ lớn, nhiệt độ mùa hè cao.Btn mà hấp thụ nhiệt lên cở 90 độ C mà chỉ cần một xe tải trọng nặng thắng gắp là có vấn đề ngay.
Như đã nói ở trên. Thầy trong trường ĐH không có đủ kiến thức về mặt KT hay kiến thức mà không có thực tế ( nên không biết là cái nào ứng dụng trong trường hợp nào. Có một số công nghệ chỉ ứng dụng cho điều kiện thực tế ở xứ lạnh mang sang xứ nóng áp dụng thì sai) nên nói như TS gì đó là đương nhiên. Chỉ có một điều là báo chí không hỏi ông TS đó là nếu ông cho rằng biện pháp đó có vấn đề trong trường hợp cầu Thăng Long tại sao lại vẫn chọn phương pháp đó. Bản thân các PV không biết đặt các câu hỏi để tìm hiểu rõ bản chất của vấn đề.
hehe... em suy nghĩ đơn giản vô cùng, làm ra sản phẩm phải thỏa mãn yêu cầu: độ bền, tuổi thọ... sản phẩm quá tệ vừa mới khai thác vài ba tháng đã lún thành mương thủy lợi, bị thiên hạ soi thì bắt đầu dùng các thủ thuật chuyên môn để khỏa lấp, do nguyên nhân A, B, C..., do đó để phản biện, em cũng dùng chính các điều A, B, C đó kết hợp với các sản phẩm tốt có cùng các điều kiện A, B, C đó để so sánh là lòi ra ngụy biện thôi mà... hehe... em là dân kỹ thuật chính hiệu con nai đây... hehe...
Thế anh hỏi dân kỹ thuật, Chú có nghĩ cách nào đắp đường qua cái đầm 30m bùn cho khỏi lún chưa?
Chú thấy đường Nguyễn đức Cãnh bị xụp cả mét trong ruột tại sao?
Hố tử thần xuất hiện đầy đường tại sao. Như đường Nguyễn Văn Linh không hư nhưng người ta đã bù trên 2 m cho 5 năm thì tại sao? nó đi đâu.
Tranh luận kiểu đổ đồng thì còn gọi gì tranh luận học hỏi.
Hố tử thần khác với 3 trường hợp trên kia,
3 trường hợp kia là đường mới - trên nền yếu
hố tử thần trên đường đô thị SG được xây dựng từ thời Bảo Đại ở truồng nên đã ổn định tắt lún.
Tớ quan sát thi công cống ngầm thì thấy: hố tử thần ở những nơi đặt cỗng tròn, còn nơi đặt cống hộp thì không. Vậy hố hình thành do hình dạng cống chứ không phải do nền.
anh ky thuat nay la KT VT (Telecom) . Nen chi hong ve cau duong
Hố trên đường Nguyễn Hửu Cãnh SG và nhiều hố khác không liên quan gì đến cống mà do đất chiếm chổ các mạch nước ngần khai thác bị cạn, do dịch chuyển bùn ra sông sài gòn( trồi bùn mép và đáy sông Cụ ạ), dĩ nhiên vẩn có trường hợp do cống,thất thoát nước máy xói mòn từ từ.
Bài toán thiết kế xử lí lún rất mơ hồ và không triệt để.( Chấp nhận chờ lún theo thời gian).
Mỗi vùng địa chất có đặt thù lún khác nhau cho nên việc bảo đảm hết lún trong giai đọan nào đó, theo quy định chỉ bằng cách quan trắc liên tục trong một vài tháng. Nếu thấy nó không còn lún nữa thì gọi là tắc lún mà vẫn còn lún dư cho vài mươi năm sau.
Trường hợp ngoại cảnh ảnh hưởng giả sử sau thời gian quan trắc mực nước dòng kênh ,dòng sông gần đó hạ thấp nhiều, giảm áp suất cân bằng nứơc ngầm dưới nền đường, tạo điều kiện nước ngầm thoát ra thì lại bị lổ hổng ,đất chím chổ, cố kết lại tạo lún tiếp. Hiện tượng này sẽ dẫn đén hư hỏng bất ngờ nền mặt đường va gây nhiều tranh cãi.
Theo nguyên tắc , nếu 30 m bùn dưới nền đường phải khô ráo được lèn chặt từ trên tới dưới bởi tỉnh tải, mới chính thức tắt lún là điều kiên phải vài chục tới trăm năm mới có thể..
Thực tế những kỹ sư kinh nghiệm thi công đường trên nền đất yếu thì chỉ biết làm đúng quy trình, thiết kế. Khi vào khai thác bị lún chính họ cũng chưa biết nguyên nhân, chứ chưa chắc là họ làm ẩu nên lãnh hậu quả.
Tôi đã tranh cãi nhiều với mấy chú thiết kế choi choi về bài toán này. Mấy chú chỉ trả lời người ta quy đinh sao, công thức thế nào thì em chỉ biết thế số ra kết quả, còn lún hay không ai biết đâu??
Khi đắp một nền đừờng cao cở 4m, thì tương đương chất tải cở 150 tấn cho 1md nền đừờng khổ 8m trên bùn cở 30m. Các bạn thử nghĩ nó sẽ chìm tới đâu mới dừng lại. Đó là phức tạp.
Tất cả những đường xá được coi là hiện đại nhất Việt Nam đều có vấn đề, theo tôi thì những người có trách nhiệm đều yếu kém về mọi mặt. Hãy nhìn ra thế giới để xem có đường xá nước nào có vấn đề như Việt Nam không?
Tất cả phải được nghiên cứu trước khi làm, chứ không phải khi xảy ra mới nại lý do này kia. Thế mới biết R&D quan trọng như thế nào.
Mẽo trước đây cũng vậy hè.Nhiều chả còn xây nhà bằng gang cho nó sành.
Chống lún không khó nhưng tốn xèng.Người Pháp dùng gỗ Sồi,Lim ngìn tuổi rải ra rồi xây nhà gạch,beton lên-Bọn Tây ngu quá chả bù cho mấy bác Miền Tây.
Nếu tất cả lãnh đạo đều yếu kém thì sai lầm không thuộc về lãnh đạo mà thuộc về dân chúng. Dân chúng đã chọn sai người đại diện hay buộc phải chọn.
Không nên nói quá thế chứ,
Đang bàn luận lún của đường chứ không phải lún của nhà.
Hai tòa nhà ngân hàng quốc gia ở Hà Nội và Sài gòn để được xây trên nền đất yếu. Mòng được gia cố bằng cừ tràm hoặc tương đương.
Không ai dùng gỗ mắc tiền để chôn dưới đất, trừ gỗ quan tài.
Trước đây công nghệ kém và gỗ rẻ.Bên pháp dùng gỗ Sồi VN dùng gỗ lim trải nhiều lớp tạo thành móng bè.
@Quê hương: Nói về yếu kém thì không riêng gì cầu đường.
Trong giáo dục việc thực hành hầu như là có lệ. mức đấu tư không đáng kể , đào tạo ra nhiều thế hệ lý thuyết xuông và dễ mai mọt.
Trong Y Tế cũng vậy. thiết bị y học hiện đại chỉ có trong vài bệnh viện lớn loại tàm tạm. Chuyên viên sử dụng thì như sao mai buổi sớm.
Quan chức toàn chữa bệnh bên Sin. Bao sinh mạng VN ra đi vì bệnh rất đơn giản nếu như ở nước ngoài thì họ còn sống tốt.
Chuyên gia nghiên cứu lập cho có lệ. Kinh phí thì vừa đủ tiền lương,vật chất thì gần như không có gì.
.....
Riêng ngành cầu đường ở Mỹ gọi là quy trình thực nghiệm, họ làm vài cây số ,đặt nhiều thiết bị theo dõi quá trình làm việc vật liệu khi chịu tải trong vài năm. Kết luận ,rút kinh nghiệm, công bố quy trình cho các dự án khác.
Còn Vn thì sao. Vài năm gần đây cốp nhặt quy trình của họ, áp dụng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa,địa chất phức tạp từ đồi núi tới bùn lầy.
Thực nghiệm Vn chính là làm luôn thì khó tránh khỏi khập khiển ,hư hỏng.
Nếu bạn tham gia giao thông các nước Sin ,Hàn, mã, Thái sẽ thấy đường xà nước nào mới làm cũng hư hỏng tuy ít hơn VN, những đường mới làm vẫn có sửa chữa lại bằng dây chuyền hiện đại, vẫn đắp vá từng ô vuông phân biệt được bằng khác màu.
Đa số đường ở nước ngoài là tài sản của các công ty tư nhân , họ phát hiện hư và sửa chửa ngay từ giai đoạn ban đầu tránh phát sinh, giảm chi phí. Cho nên lúc nào tham gia giao thông cũng đều thấy êm thuận.
Còn các công trình vốn trong nước thì mức độ chung chi %, chi phí tiếp khách, ngoại giao, bìa thư nhiều dẫn đến giá thành công trình vốn đã thấp càng thấp hơn. Cty và các cai đầu dài đã làm thì phải cố gắng có lãi hoạc huề, nếu lỗ thì tài sản cá nhân đền bù bỏ bèn gì với công trình cầu đường. Đó cũng là nguyên nhân giảm chất lượng thực tế nếu có.
Với xã hội như vậy thì vài câu nói bất mãn vu vơ, vài ông có trách nhiệm giải quyết được gì. Vấn nạn xã hội không thể giải quyết trong một thế hệ huống hồ...
Chỉ biết sử lí sao cho nó "phù hợp" để sống, chiến đấu, lao động và học tập chú ạ!
@ @ Tương Can: Móng bè hay móng cừ tràm trên nền đất yếu cũng tương tự như ta làm phao trên sông mà thôi, tác dụng nó phân bố tải trọng đều và tăng tiết diện tổng cho lực đẩy acsimet. Dĩ nhiên bùn thì nội ma sát cao hơn nước nhiều, nhưng khi tăng áp suất Tải trọng tỉnh của nhà đè lên) mà có mặt hở ( giả sử gần đó có đào móng nhà cao tầng) bùn sẽ phọt ra và nhà dễ bị nghiên theo hướng đó. Nếu mạch nước ngầm bị khai thác học bị giảm áp do hạn hán thì cao độ nhà sẽ hạ dần như nước xuống thuyền xuống. Chung cư Thanh đa SG là ví dụ. Tầng 2 hiện tại bằng mặt đường mới tài. còn tầng 1 phải xây đê chắn nước. Hehe.
Cọc cát cọc nhồi có cả.Vấn đề là không phải của ai.
Đố ông Thủ Tướng nào dám giảm tỉ lệ đầu tư trong ngân sách hoặc tập trung vào 1 2 khu vực.Vì sao/vì các quan hàng bộ hàng tỉnh sẽ không vui và TW sẽ thấy mất quyền với cấp dưới.
Tớ nhận thấy Đậu Tương thành thạo nghề thầu xây cất. Hãy trình bày một tham luận cho ra tấm ra món đi.
Còm này của Chú rất hay làm cho các lãnh chúa mặt dày phải xấu hổ. Mà dân đâu có quyền được chọn lãnh đạo đâu chú.
@ Son Ngoc
- Nhân công chê việc là do thu nhập thấp, không đủ để trang trải các chi phí phát sinh do nhu cầu cá nhân, không có tích lũy. Hoàn toàn không phải vì lười.
- Kỹ thuật ở ta không phát triển được là vì nhập khẩu có lợi hơn về giá.
- Công nhân phải về quê là do các doanh nghiệp không cần đến họ nữa (chuyện này khác chuyện công nhân nghỉ tết).
Biết một chút không có nghĩa là viết được.Bọn em chỉ còm rom thôi.
LVNT,
Sơn cũng ở Nhật và được nhận 12000 yên, nhưng trước đó học bổng đã bị giảm 13.000 yên/tháng, 3 tháng = 39.000 yên vì lí do... (cũng) khủng hoảng kinh tế
Dear Son T. Pham,
Học bổng bắt đầu giảm từ lâu rồi, từ năm 2004 đã giảm.
Nguyên nhân giảm HB là do: vật giá giảm + tăng lượng LHS
Quỹ học bổng chả đáng bao nhiêu so với nền kinh tế, nên chuyện khủng khoảng không gây ảnh hưởng nhiều đâu.
Ngày xưa vớt bèo nuôi heo do ngăn sông cấm chợ. NaY Sẽ không có tình trạng vớt bèo nuôi heo đâu bác ơi.Có lẽ tình hình sắp tới là dân việt có khả năng chết đói trên chính vựa lúa miền Tây. Dân ta hết tiền mua gạo trong khi giá lúa vẫn rẻ ( so với chi phí bỏ ra làm lúa) như vậy là năng lực SX lúa còn nhưng không ai trồng cả. Càng làm càng lỗ ai mà làm. Thất nghiệp tăng, dân đói thì không biết chuyện gì xảy ra.
Bác có ý kiến nào khả dĩ giúp dân tự cứu mình không nhỉ. Bây giờ cũng đầu tư đất nhưng mà đầu tư đất trồng lúa với nuôi heo chứ đầu tư BĐS làm gì.
Trên dainamaxtribune có bài cùng chủ đề với entry nầy: http://dainamaxtribune.blogspot.com/2012/06/giam-phat-roi-lam-phat.html.
Có phải đây là bối cảnh của "năm thìn năm tị" không các bác. Chán wá!
Tớ chỉ cho cách đọc báo đảng nhé,
Ngày 21/5 Phó TTg Nguyễn Xuân Phúc cảnh báo "Đã xuất hiện dấu hiệu suy giảm kinh tế" tại đây http://vietstock.vn/2012/05/da-xuat-hien-dau-hieu-suy-giam-kinh-te-761-223468.aspx
Chưa đầy một tháng sau kinh tế tự động phục hồi, ngày 15/6 cũng chính ông Phó Thủ phấn chấn: "Đã qua thời khó khăn nhất" tại đây http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/76637/pho-thu-tuong--da-qua-thoi-kho-khan-nhat.html
Dear Sơn Ngọc,
Trước kia "cấm chợ" ngăn sông là để xóa bỏ kinh tế tư bản tư nhân.
Kinh tế gia đình là hình thức mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, đối tượng kinh doanh có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh như là một con heo - năng suất cực thấp hoặc nằm trong một dây chuyền quy mô lớn - năng suất rất cao (thí dụ chế tạo ô tô) kiểu Nhật.
Kinh tế gia đình thì không phụ thuộc vào cấm chợ ngăn sông hay không. Ý tớ muốn nói là nó sẽ theo hướng tiêu cực của kinh tế gia đình.
xin Bác giải thích rõ hơn:
Theo hướng tiêu cực nghĩa là khi sản xuất hàng hóa không có lợi, kinh tế hộ gia đình chỉ phục vụ tự cung tự cấp?
hehe... cụ Lý có vẻ bi quan quá nhỉ, nền kinh tế VN hiện có đủ các kiểu, qui mô lớn có, vừa có, nhỏ có, gia đình có... càng nhỏ càng dể xoay sở... hehe... em có thằng bạn nó đầu tư một cái máy in để in ba cái thứ vớ vẫn như hộp keo 555, nó vừa kinh doanh (ông chủ) vừa đứng máy (aka thợ vận hành máy), vợ nó vừa là công nhân bao gói sản phẩm kiêm thủ quỉ kế toán... con nó phụ việc lăng quăng kiêm giao nhận... hehe vậy mà vợ chồng nó kiếm bỏ ống mỗi tháng vài chục trẹo aka 5 chục... nhẹ nhàng, nhà lầu camry có đủ... bởi vậy em thấy kinh tế gia đình có một lợi thế to lớn... em cũng đang tính đầu tư một cái máy in để làm giống nó đây... hehe...
Bác MrRich làm một showroom ván sàn tre, sàn gỗ Engineered tại nhà rồi bán lẻ qua Web tại thị trường Sài Gòn là kiếm được đấy. Trong trường hợp rủi nhất không bán được hàng thì tiền đầu tư Showroom coi như là làm nhà vậy
Dear bác Lý,
4 ngày không vào net, comments nhiều quá nên không theo kịp khúc trên ...
@ MrRich: Dân ta vốn giỏi giang và chịu cực chịu khổ nên họ sẵn sàng làm mọi việc để có tiền, có cái để bỏ vào mồm . Công việc mà bạn&MrRich làm thì cách đây tầm 20 năm, dân ta làm rất nhiều như: in quảng cáo trên lịch, áo mưa, bảng hiệu ... Đùng cái dân ta được nhập máy móc thiết bị về thế là hình thức kinh tế hộ gia đình rụng như sung . Hơn nữa, "cừu" ở xứ ta không những đi theo lề mà còn đi theo đàn . Bởi vậy, khi nguyên đàn chạy hết lên cầu thì chỉ cần "rút ván" là tiêu cả đàn . Ý tớ ở đây khi MrRich làm 1 việc gì đó có ăn, hàng xóm sẽ ùn ùn bắt chước làm theo mà không cần quan tâm đến đầu ra . Đến khi đầu ra bão hoà (+ điểm tớ nói ở trên) thế là:
Con kiến mà leo cành đa.
Leo phải cành cộc leo ra, leo vào
Dear Khoai Tây,
TỚ chỉ phân tích cho Sơn Ngọc rằng Kinh tế gia đình không phải là kết quả của việc "ngăn sông cấm chợ". Kinh tế gia đình có đặc điểm có thể đáp ứng mọi yêu cầu sản xuất từ đơn giản đến phức tạp, từ thủ công đến hàng lọat, từ quy mô nhỏ đến đại quy mô. Xe Toyota có khá nhiều món phụ tùng chế tạo tại gia đình.
Cho nên những lúc khó khăn nhất người ta sẽ trở về với kinh tế gia đình - quy mô nhỏ - thủ công. Chăn heo, vấn thuốc lá thuộc về hình thức này.
Mít tờ Rích,
Chứ không phải lâu nay người ta đầu cơ vàng, đô; lướt sóng chứng khóan và mua BĐS rồi để đấy chờ giá lên?
Kinh tế hàng hóa là điều tất phải đến. Tuy nhiên, nếu tách rời khỏi các đòn bẩy tài chính thì sẽ tăng trưởng rất chậm nên cần phải những đại gia đầu tư, các gia đình là vệ tinh. Mà viễn cảnh như vậy ở xứ ta hơi khó xảy ra, vì nhiệm kỳ lãnh đạo quá ngắn.
Thái Bình thử đưa ra những đặc điểm lợi thế của tre so với gỗ, như làm ván côp pha chẳng hạn. Tớ chưa nắm được cơ tính và giá thành của tre so với gỗ.
Cảm nhận sau khi đọc bài này:
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/78740/duong-cao-toc-viet-nam-dat-hon-my-.html
Dự án đường cao tốc nói chung và các dự án cầu đường khác hiện tại ở VN thường hay dùng hình thức đầu tư BOT hoặc BT.
Tạm thời chia ra làm hai dạng BOT và BT:
1. Dưới sự điều phối của nhà nước.
2. Phụ thuộc 100% điều phối của doanh nghiệp.
Đầu tiên phân tích giá trị TMĐT dạng 1:
Như cao tốc SGTL (TMĐT ban đầu 4000 tỷ TMĐT qt 10000 tỷ)thì nguồn vốn huy động do nhà nước chủ đạo, việc tăng giá thành gấp nhiều lần so với TMĐT ban đầu đơn thuần không phụ thuộc vào í đồ doanh nghiệp mà phụ thuộc vào biến động giá,điều chỉnh tiền lương, thi công kéo dài, ảnh hưởng GPMB, thay đổi thiết kế phù hợp...
Là vốn từ nhà nước cho nên việc chỉ định thầu thuộc quyền chính phủ và đương nhiên các quy định bù giá được thực hiện suốt dự án. Càng kéo dài thời gian hoàn thành thì chi phí xây lắp phát sinh càng lớn.
Bai toán đơn giản, cứ kéo dài thêm 3 năm như cao tốc SGTL thì chỉ cần tính bù giá trị lạm phát hàng năm thì cũng tăng tổng mức đầu tư lên vài mươi %. Chưa kể biến động vật liệu những năm 2008, 2009, 2010 giá thép có lúc tăng gấp đôi, giá XM tăng gấp rưởi, xăng dầu tăng đột biến...
Bài toán vĩ mô kinh tế hiện tại thật buồn cười. Nếu như TMĐT SGTL thi công với giá trị vật tư, năng lực cung vật tư ngay thời điểm này sẽ thấp hơn TMĐT cũa SGTL đã hoàn thành cách đây vài năm dù cho lạm phát vẫn lớn và tiếp diễn.
Nguyên nhân:
Hầu hết các tổng công ty nhà nước là đơn vị được chỉ định thầu, Luôn lủng lẵng cục nợ ngân hàng dai dẳn và tới hạn. Việc cho tạm ứng vốn ban đầu tối đa để đẩy nhanh tiến độ của chính phủ 20% GTHĐ + 50% tạm ứng vật liệu cũng là con dao hai lưỡi. Cứu thoát được ngân hàng giảm nợ xấu nhưng còn DN thì luôn hụt vốn thi công và dĩ nhiên ì ạch kéo dài.
Khi chính phủ phát hiện nguy nạn này, thì bằng văn bản chế tài chỉ được thanh toán dưới sự giám sát kho bạc không qua ngân hàng (Tiền về tài khoản NH sẽ bị NH thu mà không cho vay lại hoặc vay nhỏ giọt) thì chiện cũng đã rồi.
Năng lực nhà thầu, tính chuyên nghiệp cũng giảm dần ,nhường chổ cho Công ty sanh xô nai lên ngôi cũng là một hệ lụy.
Nguồn cung vật tư các đá cũng không được khảo sát nghiêm túc. Riêng mỏ đá Đồng nai mới đủ tiêu chuẩn cơ lý cho XDGT đang bị cấm dần , thu hẹp khai thác, năng lực cung cũng chỉ đáp ứng cho các tỉnh khu vực. Sinh ra một cao tốc SGTL to đùng dẫn đén sự khập kiễng về cung. về giá tăng cao khi khan hiếm cũng là chiện thường tình. Làm đường cao tốc mà xếp hàng mua đá như thời bao cấp mua gạo thì không kéo dài mới lạ.
Xi măng cũng vậy. XMHT phải xếp tàu chờ cả tuần mới có, giá thì hai kiểu không khác bao cấp. Nhà máy giá 1,bên ngoài giá 1,5 lần.
Nhà thầu chạy tứ táng, Vũng tàu, Bà rịa, Bình phước vận chuyễn quá xa, giá thành tăng, nước tới chân cũng phải ráng và đương nhiên cũng sẽ đựợc bù giá.
Năng lực cát đắp từ sông tiền ,sông hậu cũng tương tự. Bên cạnh nóng bất động sản bơm đắp , san lấp kháp nơi thì lại cung cho ông khổng lồ SGTL. Mà miền tây thì nước nổi. Những tháng này dĩ nhiên cung thì giảm hẵn, Mà cầu đường thì đâu ngồi chơi chờ.
GPMB cũng là nóng thời sự.
Rất rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kéo dài và tăng giá trị vật tư yêu cầu làm cho dự án tăng tổng mức. Các bạn thử nghĩ thêm.
Đơn giản Câu chiện của nguyên Thứ trưởng BGT NVT cũng làm kéo dài Cao tốc SGTL cở nữa năm.
Nhắc lại: Cấu thành dự toán, định mức, đơn giá, Giá trị thiết kế, BVTC, tư vấn giám sát, thí nghiệm...VN đang là một trong những nước rẻ nhất thế giới nhưng TMĐT hoàn thành cao hơn hẳn là một vấn đề khác thuộc về phạm trù xã hội. Nên tách biệt không lẫn lộn.
( còn tiếp)
Post a Comment