Nghệ sĩ có danh, điều kiện cần là sự luyện tập của họ, điều
kiện đủ là khán giả tạo ra tên tuổi cho họ. Có khán giả, người nghệ sĩ có tất cả.
Cũng như mọi người bán hàng khác, nghệ sĩ cũng là người bán
hàng. Sản phẩm của họ là nghệ thuật, thuộc về giá trị tinh thần, nên sản phẩm
đó không bao giờ cạn. Ngược lại, bị khán giả quay lưng thì tác phẩm nghệ thuật
nào cũng thành vô nghĩa.
Sản phẩm nghệ thuật cũng như hàng hoá, có đầy đủ thuộc tính:
có giá trị sử dụng, an toàn, tiện nghi và sự kính trọng
Không thể yêu hết mọi khán giả, nhưng phải thể hiện vẻ bề
ngoài yêu quý họ, tôn trọng. Sự tôn trọng khán giả thể hiện việc thấu hiểu khả
năng thưởng thức nghệ thuật của khán giả
Khán giả, đâu phải là nghệ sĩ chuyên nghiệp để hiểu tường tận
từng bộ môn nghệ thuật, họ thích thì họ mua vé xem thôi. Họ đến vì cảm thấy nghệ
sĩ gần gũi với họ, nghệ sĩ thể hiện được những mong muốn của họ
Nghệ sĩ mà chê khán giả không có tầm, không có trình độ thưởng
thức, hay chỉ biết thưởng thức những thứ nghệ thuật “tầm thường”, thậm chí chê
quần chúng không biết thưởng thức nghệ thuật mà chỉ biết đến vật chất. Đó là những
dấu hiệu cho thấy nghệ sĩ như vậy đã hết thời
Tương lai của nghệ sĩ là khán giả. Xem thường khán giả thì
dù được che dấu đến đâu cũng sẽ lòi ra
2 comments:
Cái đó kêu bằng "biết điều" (biết lẽ phải trái, biết đối xử đúng mực), không thể kêu bằng "bao dung" (Rộng lòng cảm thông, tha thứ cho lỗi lầm của người khác, thương yêu đối với mọi người) được.
Cảm ơn anh Bửu Châu,
Biết điều thì người bình thường ai cũng cần. Làm nghệ sĩ là người bán "tâm hồn" cho người khác. Không thể bạc đãi khách hàng của mình được
Chúc anh sức khoẻ
Post a Comment