Do đất nội thành đắt đỏ nên phần lớn nhà ở Hà Nội thường nhỏ và diện tích xây dựng là toàn bộ diện tích khuôn viên. Một block phố được phân chia thành các lô liền kề đấu lưng vào nhau. Các tường hông nhà tựa vào nhau và chỉ có 1 mặt hường ra ngoài đường. Nhà kiểu này được gọi là "nhà ống".
Không phải khi người khôn của khó mới có nhà ống. Nhà ống có từ thời Tây bảo hộ, có nguyên do là chính quyền thực dân - phong kiến đánh thuế nhà theo sự tiếp xúc với không gian của căn nhà. Do vậy mà chỉ có Tây mới ở villa còn dân buôn bán ở nhà ống.
Nhà ống thời Tây xây không cao, lấy lề đường làm mặt tiền, mỗi vài ba căn chừa một lối đi rộng khoảng 1 mét làm lối đi vận chuyển vệ sinh. Cho nên nhà ống kiểu cũ hay còn gọi là Phố Cổ chỉ có bất tiện về kiến trúc chứ không có trở ngại về kết cấu.
Ngày nay những khu dân cư (KDC) trong các khu đô thị mới ra đời, người ta chia KDC ra thành các ô như bàn cờ và ranh giới là đường nội bộ. Mỗi ô block gồm nhiều lô liền kề đấu lưng nhau như đã kể ở trên.
Sau khi xin được quy hoạch phân lô được duyệt theo các diện tích nhà phố 100 đến 150 m2, biệt thự 300 đến 500 m2, chủ đầu tư đền bù giải tỏa, san lấp mặt bằng rồi làm cơ sở hạ tầng và làm đường chia thành các block. Chủ đầu tư gọi các đầu nậu bán toàn bộ để thu hồi vốn và chốt lời làm dự án khác.
Phân lô đúng quy hoạch như kể trên lại khó bán do ít người mua, do giá trị mỗi lô cao và nhất là giá trị càng lớn thì tính thanh khoản càng kém. Giới đầu nậu nhà đất giải quyết bài toán bằng cách phân lô nhỏ hơn, chỉ còn 80m2, 60m2, 40m2 và thậm chí dưới chuẩn tức là chỉ còn 30m2 mỗi lô. Hiệu quả thấy rõ là sau vài thủ thuật thị trường, họ đẩy giá nền 30m2 lên đến giá còn cao hơn lô 150m2 mà họ dự định bán lúc đầu.
Thị trường đã điều chỉnh thiết kế, một khu dân cư được chia ra thành nhiều block hơn, nhiều đường hơn và đường hẹp hơn để đáp ứng nhu cầu lô đất có diện tích nhỏ. Và thực tế nhà ở Hà Nội có diện tích đât trên dưới 30m2 có chiều ngang nhỏ hơn 3m không chỉ là không hiếm mà còn rất phổ biến như hình dưới đây.
Đa số nền nhà được ký gửi trên thị trường hoặc tồn tại dưới dạng tài sản của chủ sở hữu. Ở VN người giàu người ta không nói có bao nhiêu triệu đô hay có bao nhiêu ngàn cây vàng mà là có bao nhiêu cái nhà hay nền nhà hay căn hộ chung cư. Tuy nhiên một phần nhỏ trong số ấy được đưa vào sử dụng, cụ thể là xây nhà để ở hoặc để cho thuê làm cơ sở thương mại.
Người sử dụng khắc phục nhược điểm diện tích nhỏ bằng cách xây nhà cao, và cao hơn nữa, phía trên lô gia ban công thậm chí diện tích nội thất cố gắng cơi nới hết khả năng có thể. Căn nhà 2 mặt tiền dưới đây thể hiện khả năng "sáng tạo" tạo ra diện tích của dân mình.
Xem tiếp "Nhà phố" hiện đại
13 comments:
Đúng nghề của em.
1 Cán bộ công chức được hưởng lợi đầu tiên từ đầu những năm 90.
2 Thanh niên nông thôn được được đào tạo nghề từ việc này-rất nhiều việc vì năng xuất thấp.
3 KTS có đất dụng võ-trăm hoa đua nở.
4 Kĩ sư kết cấu ít việc vì chủ nhà không tín nhiêm,Chỉ tin các chú cai-trình độ cấp 2.
5 Thanh tra GTCC thu nhập "VẤT VẢ"
Bài này mà được bác HẢI lăng xê thì hót.500 còm là cái chắc.
À GS NGÔ lại mất lập trường.Y cùng tuổi với em.
@ Đậu Tương,
Bạn phân tích kỹ ý (1) có nhiều điều hay ho đấy. Gợi ý: các bác cán bộ đã có công biến đất ao chuôm quanh năm ngập lụt làng Hoàng Cầu thành đất vàng Thủ đô.
Nhà biệt lập mới cần kỹ sư kết cấu, còn nhà liền kề thì không cần vì dù cao đến mấy nó không bao giờ đổ được.
Cám ơn bác em hiểu rồi.
Hiểu cái gì, Đậu Tương.
Thực chất đây không phải là "nhà" mà chỉ là ổ chuột cao tầng được làm từ vật liệu nung, đắt tiền.
Có đất bán sớm.Đất xấu khó bán rồi.Thị trường thính lắm.Tay to họ bán tháo.Vừa rồi họ chủ động thổi lên.Có nhầm bác chỉ bảo ngay.Em đang rao bán đất-chắc mất hàng tháng sợ không kịp.
Bác Tuong Can,
bác bán đất ở đâu vậy? Không phải là đất ở Sóc Sơn, Quốc Oai, Mê Linh đấy chứ?
Tớ có ít nhời thế này
- Đất đô thị: không nhất thiết phải bán, nhưng cũng không bức bách phải mua. Giá tuy có lên nhưng vẫn rẻ đi so với vàng.
- Nhà chung cư: có dấu hiệu bong bóng
- Đất nông thôn: chỗ nào chưa lên thì có thể mua, nơi nào đã bị thổi giá mới lên gần đây thì chớ đụng vào.
Thực chất đây không phải là "nhà" mà chỉ là ổ chuột cao tầng được làm từ vật liệu nung, đắt tiền.@ Bac Lý ơi
Ổ chuột đó động vào là tính bằng tiền tỷ giống như lá đa. Có ở nơi đâu trên trái đất này ổ chuột cao tầng có giá như thế ko?
Đã có thời rảnh, ngồi tính tiền đất ở làng cốm Vòng, sô tiền ấy đủ để mua một quận ở Mỹ, bong bóng đã thổi đến đâu rồi ko rõ nữa.
@ YenNhi,
Tiền của là "nhà", còn giá trị sử dụng là "ổ chuột" mà lại là ổ chuột cao tầng.
Đã bảo rồi, tăng trưởng GDP hàng năm là vào "nhà" và tẩu tán ra nước ngoài. Ta đầu tư 6 đồng để ra 1 đồng tăng trưởng nhưng có phát minh nào đâu, hay nếu có những sản phẩm công nghiệp lại được bán giá đắt gấp 3 lần thiên hạ.
Hiện nay tài sản quốc dân "ẩn" hết vào nhà, rồi tài sản ấy lại được thế chấp để vay tiền đầu tư BDS. Không như kinh tế TQ và Nhật Bản dựa trên nền sản xuất hàng hóa, kinh tế VN hoàn toàn dựa vào nhà + khai khoáng + kiều hối.
P/S bài này đề cập đến câu chuyện "nhà" đổ và sẽ đổ (chứ không sập) ở HN thời gian gần đây.
@ Đậu Tương,
Hiện có một số nhà đầu tư đang trình UBND thành phố HN đề án cấy (câu) các dầm nối các căn bìa đối diện nhau 2 bên đường. Việc này có lợi nhiều mặt:
- Chống giữ cho nhà không bị đổ, lại không phải lo kinh phí sơ tán cho hộ dân lân cận, tiết kiệm công sức của dân phòng khu phố.
- Làm điểm gá để treo cờ phướn, biểu ngữ, khẩu hiệu vào dịp lễ, vừa chắc chắn, lại chỉ đầu tư một lần.
- Làm giàn hoa che nắng thay vì trồng cây cổ thụ.
Nếu bạn có khả năng thầu dự án thì bạn nên ủng hộ. Nếu bạn thu hồi xà bần lấy công thì phải kịch liệt phản đối đề án này.
Lốp bi từ giờ đi là vừa.
Post a Comment