Xem bài trước Bảo toàn vốn và vai trò của giới đầu cơ
Dòng ngoại tệ ra vào nền kinh tế VN khá phong phú. Bao gồm nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và cả nông phẩm. Xuất khẩu hàng gia công, nông phẩm thô và nông phẩm đã qua chế biến. Một dòng tiền quan trọng đi một chiều là tiền gửi về nuôi thân nhân và tiền thu nhập từ tiền công lao động ở ngoài nước. Theo tiết lộ của ông Cao Sỹ Kiêm mặc dù hàng năm nhập siêu khoảng 10 tỷ đô nhưng ta vẫn cân đối được và có dư ngoại tệ, phải hiểu đây là nguồn thu ròng, thuần túy là đem đô la nhập cảnh. Lý giải như vậy để cho thấy việc thất quân bình lưu chuyển tiền tệ là không xảy ra.
Ngân sách hàng năm được chính phủ công bố chiếm khoảng 30% GDP từ nguồn thuế và nguồn lợi khoáng sản. Ngân sách này ngoài chi tiêu cho việc trả lương cho 7 triệu công chức còn là chi cho lễ hội và các di tích lịch sử và đầu tư vào các "nắm đấm" hay các tập đoàn quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong toàn nền kinh tế. Các khoản chi này thường là không có giới hạn và vượt ra ngoài so với khoản bội chi công bố 5-7%. Để hỗ trợ cho các khoản chi này cần dùng 2 biện pháp: một là nới rộng lưu lượng tiền tệ, hay nói cách khác là in thêm tiền; hai là lấy từ túi dân chúng.
Hàng năm chúng ta xuất dầu thô và nhập nhiên liệu với một sản lượng ổn định. Về nguyên tắc ta bán dầu giá cao thì mua xăng về giá cao, tổng đại số thu - chi của cả nền kinh tế không thay đổi mấy. Vai trò của tỷ giá bắt đầu thể hiện ở đây, khi giá đô giảm nghĩa là nguồn thu từ dầu sẽ giảm tính theo Đồng và số tiền người dân phải trả để mua xăng sẽ giảm đi, nghĩa là ngân sach bị thiệt (tính theo Đồng) và người dân được lợi. Ngược lại khi giá đô tăng lên so với Đồng, người dân phải móc hầu bao nhiều hơn cho cùng một lượng xăng đổ và số tiền tăng lên tương ứng bên ngân sách. Bài toán thâm hụt ngân sách đã được giải trong điều kiện phải hạn chế số tiền Đồng in ra.
Có thể nói việc tăng tỷ giá đô hay phá giá tiền Đồng là chủ trương, vừa là mục đích vừa là phương tiện để cân đối ngân sách.
Dòng ngoại tệ ra vào nền kinh tế VN khá phong phú. Bao gồm nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và cả nông phẩm. Xuất khẩu hàng gia công, nông phẩm thô và nông phẩm đã qua chế biến. Một dòng tiền quan trọng đi một chiều là tiền gửi về nuôi thân nhân và tiền thu nhập từ tiền công lao động ở ngoài nước. Theo tiết lộ của ông Cao Sỹ Kiêm mặc dù hàng năm nhập siêu khoảng 10 tỷ đô nhưng ta vẫn cân đối được và có dư ngoại tệ, phải hiểu đây là nguồn thu ròng, thuần túy là đem đô la nhập cảnh. Lý giải như vậy để cho thấy việc thất quân bình lưu chuyển tiền tệ là không xảy ra.
Ngân sách hàng năm được chính phủ công bố chiếm khoảng 30% GDP từ nguồn thuế và nguồn lợi khoáng sản. Ngân sách này ngoài chi tiêu cho việc trả lương cho 7 triệu công chức còn là chi cho lễ hội và các di tích lịch sử và đầu tư vào các "nắm đấm" hay các tập đoàn quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong toàn nền kinh tế. Các khoản chi này thường là không có giới hạn và vượt ra ngoài so với khoản bội chi công bố 5-7%. Để hỗ trợ cho các khoản chi này cần dùng 2 biện pháp: một là nới rộng lưu lượng tiền tệ, hay nói cách khác là in thêm tiền; hai là lấy từ túi dân chúng.
Hàng năm chúng ta xuất dầu thô và nhập nhiên liệu với một sản lượng ổn định. Về nguyên tắc ta bán dầu giá cao thì mua xăng về giá cao, tổng đại số thu - chi của cả nền kinh tế không thay đổi mấy. Vai trò của tỷ giá bắt đầu thể hiện ở đây, khi giá đô giảm nghĩa là nguồn thu từ dầu sẽ giảm tính theo Đồng và số tiền người dân phải trả để mua xăng sẽ giảm đi, nghĩa là ngân sach bị thiệt (tính theo Đồng) và người dân được lợi. Ngược lại khi giá đô tăng lên so với Đồng, người dân phải móc hầu bao nhiều hơn cho cùng một lượng xăng đổ và số tiền tăng lên tương ứng bên ngân sách. Bài toán thâm hụt ngân sách đã được giải trong điều kiện phải hạn chế số tiền Đồng in ra.
Có thể nói việc tăng tỷ giá đô hay phá giá tiền Đồng là chủ trương, vừa là mục đích vừa là phương tiện để cân đối ngân sách.
9 comments:
bài hay lắm bác Lý, hay nhất là câu cuối "Có thể nói việc tăng tỷ giá đô hay phá giá tiền Đồng là chủ trương, vừa là mục đích vừa là phương tiện để cân đối ngân sách."
Vinashin sập: dân gánh
EVN lỗ: dân gánh
Petrolimex lỗ: cũng dân gánh.
Câu hỏi đặt ra là: Có cách nào để dân đen như mình hạn chế thấp nhất việc bị móc túi hàng ngày hàng giờ như hiện nay không bác Lý?
Em nghĩ chắc vô phương rồi,huhu :-(
Cao tay! Cao tay! Think tank của nhà mình quả lắm người tài.
Chỉ có 1 bài viết ngắn mà có hể mô tả được những vấn đề liên quan đến cán cân thanh toán. Hay, quá hay luôn !! Tuy nhiên, theo em nếu dùng cách tăng tỷ giá Đô và phá giá đồng tiền chỉ giải quyết được trong những hạn mà không thể giải quyết rốt ráo vấn đề !
Hay thì rất hay rồi.Có biến cái hay thành tiền thì mới bõ công BÁC LÝ.
@ Đậu Tương,
Bạn còn muốn gì nữa?
Qui luật giá đô la trên thị trường VN ngày càng tăng tạo ra Lợi ích cho bạn.
Nếu bạn không tìm thấy lợi ích thì ít ra cũng biết cơ chế mình bị mất tiền ra sao.
Bác Lý ơi!
Vậy theo lời bác nói lạm phát phi mã hiện nay nguyên nhân từ gốc là bội chi ngân sách nhà nước, do đầu tư công và do mấy ông công ty lớn nhà nước kinh doanh thua lỗ chứ không liên quan gì đến chuyện nhập siêu hay khan hiếm ngoại tệ hở bác.
Vậy cái hôm mà đồng USD chợ đen lên gần 22k theo bác là do đâu có phải NH nhà nước tạo khan hiếm USD giả tạo không?
Dear all,
Xứ ta cũng như xứ Phi, nhập siêu là chuyện bình thường vì hàng năm một lượng tiền mặt có giá trị chuyển đổi đổ vào trong nước và không hoàn lại tương đương 10 tỷ đô.
Việc đô ngoài chợ đen được thổi lên lại do người dân nhận thức được rằng NHNN thế nào cũng phá giá tiền Đồng.
Có nhiều người hỏi tớ rằng sao đô hiện nay rẻ thế. Tớ trả lời: giá báo đăng hoặc giá bán cho điểm thu đổi ngoại tệ thì rẻ, nhưng giá thực của nó là giá ta phải trả khi ta mua đô.
Thợ viết báo đảng cũng lách để nói về giá trị thật của đô, Đôla giảm, giá bán hàng nhập khẩu vẫn cao ngất
@Bác lý!
Cảm ơn bác về một bài rất hữu ích?
Cho cháu hỏi thế theo bác dự đoán thì dự trữ ngoại hối VN hiện nay bao nhiêu và vật giá bây giờ đang ở mức cao là do xăng dầu, điện tăng đúng không vì đô bây giờ nhìn chung cũng xuống mức thấp rồi.
@ CD,
Dự trữ ngoại tệ số tuyệt đối không quan trọng, ăn thua ở số tương đối. Có 100 tỷ mà mỗi ngày mỗi giảm thì không bằng có 10 tỷ mà nó tăng đều đều.
Giá cả hàng hóa tăng là do không đủ hàng hóa cung cấp cho thị trường hoặc do tiền in ra nhiều hơn lượng hàng hóa tương ứng. Thí dụ sau vụ đại lễ 1000 năm, nhà nước in tiền để thanh toán cho nhà thầu, giá cả phải tăng thôi.
Post a Comment