Một định hướng đang nổi cộm hiện nay là việc Chính phủ trình "Quốc Hội" về việc nới chỉ số CPI từ 11.75% lên 17% sau khi điều chỉnh thành 15% từ tháng trước. Kỳ trước chúng tôi đã đăng bài Chỉ số CPI, giá cả tăng và thu nhập thực tế. Kỳ này sẽ bàn về sự thay đổi chỉ tiêu ấy để làm gì, và nó ảnh hưởng ra sao đến với mỗi công dân nước CH XHCN Việt Nam.
Theo số liệu được chính thức công bố, CPI tháng tháng 6/2011 là 1.09% có nghĩa là CPI năm đã là 20.82%. Xin nói lại cho rõ CPI tháng được người ta thống kê hàng tháng, CPI năm được nội suy bằng cách lấy tích số của 12 kỳ CPI tháng liên tiếp. Người ta cần biết chỉ số CPI năm để so sánh với lãi suất tiền gửi xem có nên ký thác tiền mặt cho ngân hàng hay không.
Vậy chỉ số CPI có quan trọng với chúng ta không và mức độ cám dỗ của nó như thế nào mà phải vận dụng cả hệ thống chính trị để lèo lái và làm méo nó.
Đối với doanh nhân, CPI tăng đem lại lợi nhuận tăng so với trước. Lý do là sự tăng giá của nguyên liệu (đầu vào) luôn có độ trễ so với sự tăng của giá hàng bán, do việc luôn có một lượng tồn kho. Trích từ báo đảng Công ty Xi măng Hoàng Thạch và Công ty Xi măng Hoàng Mai tăng giá bán từ 163.000 - 171.000 đồng/tấn, tương đương 18,2 - 18,9%, trong khi ảnh hưởng tăng của các yếu tố chi phí đầu vào chỉ tăng 14,1 - 16,3% so với giá thành năm 2010. Công ty CP Việt Pháp cũng đã tăng giá bán thức ăn gia súc khoảng 8,25%, trong khi đó chi phí sản xuất bình quân chỉ tăng 6,49%. Hết trích
Đối với người tiêu dùng, xảy ra 2 tình huống. Một là, giữ nguyên tổng số tiền phải chi (tức là tiêu hết số lương được lãnh), hoặc giảm lượng, hoặc giảm phẩm vật chất được hưởng thụ. Cụ thể là phải dùng ít đi, ăn ít hơn hoặc ăn thực phẩm kém phẩm chất.
Hai là, phải tăng số tiền chi cho cùng số lượng tiêu thụ như cũ hay đơn giản là tiêu nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, điều lý thú ở đây là người tiêu nhiều tiền hơn lại phải chi thêm ít hơn người tiêu tiền ít hơn. Hay nói cách khác người giàu phải móc thêm hầu bao ít hơn là người kém giàu.
Báo Sài Gòn Tiếp thị thống kê từ doanh thu của siêu thị doanh số thực phẩm chiếm 34.3% tổng doanh số. Theo Vneconomy.com chi phí cho lương thực thực phẩm chiếm 56% tổng thu nhập. Theo Ngân hàng thế giới mà báo An ninh thế giới dẫn nguồn, chi tiêu cho thực phẩm chiếm tới 70% tổng thu nhập. Còn theo kinh nghiệm của một gia đình sống ở TP HCM, năm 2008 chi tiêu cho ăn uống chiếm 40% thu nhập của cả gia đình thì nay con số đó là 70%.
Với những người chi tiêu bạc tỷ mỗi tháng thì lại khác, thí dụ như Cường đô la. Những thứ tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn của anh ta như xe hơi thì không lên giá, còn thực phẩm mà anh ta dùng hàng tháng không chiếm tới 1% thu nhập.
Vậy chi tiêu thật nhiều tiền là cách làm vô hiệu hóa chỉ số CPI.
25 comments:
Bài này nói lên bản chất của nền kinh tế Việt trong hơn 5 năm qua.
Dạ, em lấy số liệu từ báo đảng để phân tích.
Cách chi tiêu nhiều tiền để vô hiệu hóa CPI hay thật, nhưng chỉ áp đụng được cho 1 số người mà thôi!!!
CPI tăng thì nhóm người bị ảnh hưởng đầu tiên và bị ảnh hưởng nặng nhất, đó là người nghỉ hưu hưởng lương chính sách. Tiếp đó là người làm công ăn lương...
Tôi có nhớ 1 lần trên VTV nói về cơ cấu tính mức lương cơ bản: ở VN hiện tính khoảng 43% (ko chính xác) cho nhu cầu ăn uống. Ăn uống để tồn tại (yếu tố chính để tái tạo sức lao động - thủ công chắc?). Vậy dân VN giống Con hơn là giống Người. Bởi ông Người hiện đại thì ăn chắc ko phải là chính?
Lý do trên nên Bác Lý đánh giá CPI tăng sẽ ảnh hưởng đến người dân nghèo lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng đến Cường đo la là đương nhiên đúng.
Tính CPI theo tháng là sáng tạo để có được các con số nho nhỏ xinh xinh?
--
@Bác Lý:
"Nhà chung cư cao tầng nguy ngập lắm rồi" là sao? Bác giải thích rõ hơn giúp. Tôi mua để ở (ko phải kinh doanh), tại Hà Nội. Nhu cầu chưa cần ngay nên đắn đo để thêm mấy tháng nữa hay mua ngay (vì đang dễ mua).
Thanks!
Dear anh Lý,
Đọc xong bài này em sốc thật và cười ra nước mắt. Tiêu thật nhiều tiền để vô hiệu hóa CPI, giải pháp thật hay để không bị ảnh hưởng bởi cơn lũ CPI. Em tưởng tượng rằng mình phải là cổ thụ, bám rễ thật sâu và vươn càng thật cao thì mới có thể vô hiệu hóa các loại lũ vớ vẩn trên mặt đất từ đầu năm đến nay. Tiếc thay, cây ít cỏ nhiều, em cũng chỉ là loài thảo mộc, lũ mới dâng một tí thì đã ngập đầu rồi. Dẫu rằng có lĩnh hội được bí kíp của anh nhưng em cũng không thể phá nổi trận CPI này. Thảo mộc hay thảo dân gì cũng cùng chung số phận - sống trong nước lũ. Cảm ơn bài viết của anh.
TrinhCTSC
@ XT,
Key của bài viết này là:
- DN giàu lên nhờ lạm phát
- NTD dùng hết của để dành nên phải giảm phẩm trong khẩu phần ăn của mình. Chi cho ăn uống chiếm 40% vào 2008 tăng lên 70% vào 2011
Mượn lời bác Hải, nói lên thực trạng kinh tế VN trong 5 năm qua.
Chào bác Hieu.
Nhà ở,Đất đai thuộc cung điền trạch có nghĩa là không có tiền vẫn có nhà đàng hoàng.Nhà bây giờ xếp vào tiêu sản.
Em có 5 cái nhà vẫn phải đi ở thuê số nó thế.
@ Hieu,
Bạn đã phát hiện ra tính "định hướng XHCN" trong kinh tế thị trường rồi đó. Trong KTTT mức lương được tính theo hàm lượng sức lao động trong sản phẩm hàng hóa, tức là nếu chủ trả lương cho người làm công ít quá thì sẽ không tiêu thụ hết số hàng sản xuất ra dẫn tới ế thừa nếu không xuất khẩu được.
Còn định hướng XHCN tức là mức lương được tính theo "sức ăn" chứ không phải sức tiêu thụ của người lao động.
(còn tiếp)
Về việc mua nhà, ta bàn về các giá trị hữu ích có liên quan nhà là kinh doanh - đầu tư - tiêu thụ - để dành.
Kinh doanh: mua nhà rồi cho thuê, lợi tức ở đây là tiền cho thuê nhà. So sánh lợi tức này với lãi ngân hàng để biết hiệu quả kinh doanh.
Đầu tư: bỏ vốn ra mua nhà rồi chờ người khác trả giá cao hơn. Có thể lời hoặc lỗ.
Tiêu thụ: mua nhà để ở. Không định bán lại nên không biết giá cả của nó, nhưng có thể tham khảo bằng một căn nhà khác có giá trị sử dụng tương đương.
Để dành: tức là làm của, là tài sản.
Phần lớn bây giờ người ta mua nhà đều tính tới ít nhất là 2 giá trị hữu ích. Hoặc vừa Kinh doanh vừa Đầu tư vừa Để dành; hoặc vừa Tiêu thụ vừa Để dành như nhsf vườn ngoại ô; hoặc nhiều trường hợp khác nữa.
"Nguy ngập" ở đây là vốn bằng tiền. Chỉ riêng 2 đại gia HAGL nợ 3 ngàn tỷ, QCGL nợ 2 ngàn tỷ. Tuy nhiên mỗi dự án BDS đều được cơ cấu một số lượng BDS cho những người "không góp vốn" (góp tượng trưng xem như không góp), những người này sẽ làm chính sách sao cho để giải cứu bằng vốn ngân sách, tức là in tiền. Lập luận đó cho câu trả lời rằng BDS sẽ không hạ giá đâu.
Nếu chỉ mua nhà để ở thì nên quan tâm đến giá trị sử dụng rồi so sánh giá cả (trong đó có điều kiện thanh toán) ở nhiều nơi rồi quyết định. Giá có thể xuống ở lớp trung cấp nhưng sẽ không nhiều. Còn nhà ít tiền sẽ không thể giảm giá do cầu của nhóm này luôn cao.
Chúc bạn có quyết định sáng suốt.
Sắp tung tiền ra để cứu bất động sản nên phải điều chỉnh CPI thôi. Bà con nào có tiền gửi ngân hàng thì liệu theo dõi báo chí và thông tin mà rút ra để tính chuyện lời lãi chứ nếu không thì sẽ có đợt phá giá đồng tiền nữa đấy.
mấy thằng ngu mà khoái bàn chuyện nước non
Hic. Bác Lý xem đọn đẹp nhà cửa đi!!!
@ Nguyen: ăn nói cho cẩn thận. Ở đây có những người đáng vai bác, vai ông của chú em đấy!!!
@ Trinh,
Không vì thế mà ta nản. Nên có điều kiện bám theo chính sách, cũng sống được.
@ All,
He he. Lẽ ra spam là tớ dọn dẹp. Tuy nhiên để lại ít rác rưởi để cho thấy nó tồn tại.
Tớ có anh bạn làm công chức. Anh ta nói từ đầu năm tới giờ, vốn cho XDCB chưa giải ngân được. Tớ trả lời, làm sao mà kho bạc thanh toán khi mà họ gửi ngân hàng lãi mười mấy phân. Đó là một cách kiếm tiền dễ dàng trong khi CPI cao như thế này.
Chú Lý và chú Hải cho cháu hỏi vì sao sắp phá giá thì phải rút tiền ngân hàng ra để tính chuyện lời lãi vậy?
Cháu không biết về mấy chuyện kinh tế này và cũng mới đi làm được mấy tháng, tích góp vậy thôi. Có bao nhiêu thì để ngân hàng vì đó là mối sinh lợi duy nhất hiện nay của cháu. Lãi suất dạo này khoảng 14%/năm, vậy là cũng hơn 1%/tháng
@ Jul,
Sống ở xứ mình phải nên có quan hệ với giới Làm ra chính sách. Chính sách ở xứ ta nó thay đổi rất bất chừng, có thể chỉ là cái rỉ tai, có thể là một "ý kiến quý báu" hoặc một chỉ đạo nào đó qua điện thoại là mọi việc sẽ xoay 180 độ. Đầu năm "thắt chặt tiền tệ", đến cuối Tháng Năm bắt đầu thay đổi định hướng, 6 tháng cuối năm dự đoán sẽ giảm lãi suất phát hành tiền ồ ạt.
Dễ thấy nhất là quyết định thay đổi tỷ giá đô la. Người giữ đô qua một đêm kiếm được 1400 đồng mỗi đô trong tài khoản.
Gửi tiết kiệm tiền đồng không phải quyết định tồi, nhưng phải nghe ngóng để hoán chuyển kịp thời.
Đọc comment của bán Lý khoái nhất là đoạn này:
"Nguy ngập" ở đây là vốn bằng tiền. Chỉ riêng 2 đại gia HAGL nợ 3 ngàn tỷ, QCGL nợ 2 ngàn tỷ. Tuy nhiên mỗi dự án BDS đều được cơ cấu một số lượng BDS cho những người "không góp vốn" (góp tượng trưng xem như không góp), những người này sẽ làm chính sách sao cho để giải cứu bằng vốn ngân sách, tức là in tiền. Lập luận đó cho câu trả lời rằng BDS sẽ không hạ giá đâu.
@ tualua,
Nhưng ăn thua là có đúng không.
Ý chí của lãnh đạo là: BDS đẻ ra tiền. Đáng tiếc là quần chúng cứ tưởng đó là chân lý.
Bây giờ cứ thử xem vốn điều lệ của một công ty xem chiếm bao nhiêu phần trăm là BDS và ô tô, còn bao nhiêu vốn lưu động để mà kinh doanh. Bi kịch xứ ta đấy.
Dear Tuong Can
Hehe Cung điền Trạch của tôi có sao Thiên Mã.
@ Bác Lý:
Cám ơn Bác nhé.
Sáng nay trên VTV1 chương trình chào buổi sáng ông thứ trưởng bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam tuyên bố không có bong bóng bất động sản, nhưng cần phải hổ trợ vốn cho các công trình nhà ở thu nhập thấp và trung bình cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngưng hổ trợ vốn cho các công trình nhà ở cao cấp. Thế là rõ nhé. Chuẩn bị tung tiền ra rồi đấy bà con. Tác động gói tiền này sẽ có kết quả cuối thàng 7 này cho mà xem.
BDS ở xứ ta mang chức năng chủ yếu là của để dành, đầu tư là cơ hội. Nên việc bể bong bóng là không có, đơn giản là bán BDS rồi đầu tư vào đâu?
Chào chú Lý,
Chú cho cháu xin nhận xét của chú về tỷ giá của USD/VND trong thời gian sắp tới khi hôm này báo chí đưa tin này http://www.vinacorp.vn/news/ngan-hang-huy-dong-usd-lai-suat-vuot-tran-2-nam/ct-464244
Phải chăng việc phá giá tiền VND sắp xảy ra?
Phá giá tiền đồng là chắc chắn, nó là chủ trương, vừa là mục đích vừa là phương tiện để cân đối ngân sách trong điều hành của chính phủ như đã phân tích trong bài Cân đối ngân sách và tỷ giá đô la.
Khẳng định xu hướng phá giá tiền đồng là chắc chắn, nhưng biết nó lúc nào sẽ tìm được lợi ích. Việc phá giá được NHNN giữ bí mật đối với dân chúng đến phút chót( tất nhiên, những người biết trước sẽ hưởng lợi phần chênh lệch). Tuy nhiên có thể tinh ý nhận biết những dấu hiệu sau:
1. Công bố (số liệu đúng hoặc sai) dự trữ ngoại tệ.
2. Phát biểu của một quan chức cỡ Phó TTg hay BT về việc giữ ổn định tiền tệ.
3. Cung ngoại tệ khó khăn trên thực tế, dân chúng đi gom đô.
Post a Comment