Kết quả thi ĐH môn Sử có hàng ngàn điểm Không (0) làm nhiều người sửng sốt. Nhiều người tự nhận là Trí thức viết bài lên án nào là Trách nhiệm quản lý giáo dục, nào là ông Bộ trưởng Giáo dục phát biểu sốc, nào là cười nước dãi văng đầy bàn phím. Những nhà "trí thức" đó tôi xem là không có kiến thức về lịch sử để bàn về chuyện thi Sử. Ông Sử học đại biểu quốc hội tuy
trả lời huề vốn nhưng tiềm ẩn ngụ ý bộ môn Sử là
khoa học bịa. Công bằng mà nói bài
trả lời về sự kiện này của ông BT là hợp lý.
Ai cũng biết, môn học Lịch sử ra đời có mục đích tiêu diệt những sự thật trong quá khứ. Học sử là học những bài học (có thể bịa) trong quá khứ để thực hành trong tương lai. Nên môn Sử không phải đánh đố những điều học thuộc lòng mà là một "khoa học" tạo ra các sự kiện trong quá khứ để hợp thức hóa thực trạng hiện tại, mà hiện tại này lại đầy mâu thuẫn. Nói thẳng ra là bộ môn Lịch sử ra đời
không nhằm nói lên sự thật mà chỉ giải đáp cho mệnh đề:
Đi lên CNXH, con đường mà nhân dân ta đã lựa chọn. Ai không nắm được nguyên lý này không thể nói là người hiểu môn Sử.
Chúng ta, những người không thi môn Sử cùng thử phân tích xem có bao nhiêu đáp án cho đề Sử.
Trước hết, câu 1 Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Về phương diện Sự thật, Không một ai có thể trả lời thay anh Thành hay là bất kỳ ai khác câu hỏi này. Bởi sự thật thì, rất tiếc chỉ có anh Thành mới biết là anh ấy ra đi vì nguyên nhân gì.
Phân tích theo lẽ thường tình người ta tìm đường ra nước ngoài vì lý do kinh tế ngoài lý do tỵ nạn. Xin mở ngoặc tỵ nạn đã bao gồm chính trị, và khái niệm tỵ nạn kinh tế không có ý nghĩa, mà chỉ là di dân kinh tế. Ra nước ngoài để tìm nơi thuận lợi hơn trong cuộc sống, tìm nơi tốt hơn trong học tập và để tìm nơi an lành hạ cánh khi tuổi già. Anh Thành cũng có lý do không khác.
Ngày nay người ta không chỉ cứu nước mà còn tự cứu mình. Có thể phải thế chấp nhà lấy tiền vay ngân hàng để đặt cọc cho chân lao động xuất khẩu, với hơn 600 ngàn lao động xuất khẩu đem lại thu nhập gần 2 tỷ đô la mỗi năm, một con số không hề nhỏ.
Đó là thực tiễn. Còn khoa học Lịch sử lại phải nói khác. Phải nói rằng anh Thành tiếp thu lòng yêu nước từ gia đình và quê hương. Và anh quyết sang Tây để học phương pháp đánh Tây. Và khoa học Lịch sử ấy có đúng với thực tiễn hay không không phải là vấn đề bàn luận của chúng ta.
(còn tiếp)
Phụ lục: Đề thi Sử
Câu 1 (3 điểm)
Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Câu 2 (2 điểm)
Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm gì khác so với
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những vấn đề đó được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939 – 1945?
Câu 3 (2 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “
đánh cho Mĩ cút” bằng thắng lợi nào? Nêu tác động của thắng lợi đó đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam.
Câu 4 (3 điểm)
Chọn 1 trong 2 câu
a. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh từ năm 1951 đến năm 2000.
b. Tóm tắt sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á trong năm 1945.
(Hết đề thi)