Tuesday, July 31, 2012

Hướng giải quyết "nợ xấu"

Xem bài trước: Nợ xấu đe dọa ai

Bây giờ, bàn về nợ xấu như là mốt thời thượng. Tuy chưa định dạng được nợ xấu là pháp nhân nào nhưng ở mọi nơi, mọi lúc, từ quán trà cà phê đến internet, ai ai cũng bàn đến cách giải quyết nợ xấu như một trọng trách quốc gia.

Từ chuyên gia kinh tế đến bà hàng rau, cùng nhất trí ở một điểm chung. Đó là, phải tái cơ cấu doanh nghiệp và thành lập công ty mua bán nợ dưới sự kiểm soát của Nhà nước (ở xứ ta có cái gì ra khỏi sự kiểm soát của nhà nước). Số vốn cần thiết để vận hành công ty mua bán nợ thì mỗi nơi tính mỗi kiểu. Người bảo phải cần đến 200 ngàn tỷ đồng để mua các tài sản nợ, có người nói chỉ cần 10 ngàn tỷ là đủ, và trung dung có người yêu cầu chỉ cần 50 ngàn tỷ. Mua bán nợ có phải là một khái niệm mới, khái niệm thời thượng khi khủng hoảng kinh tế.

Mua nợ là một nghề cũ như nghề nông, nghĩa là nghề này song hành với nghề nông từ khi nghề nông cần phải có vốn về giống má, vốn vật tư nông nghiệp, thuỷ lợi phí etc. Trong sản xuất nông nghiệp, nghề mua nợ người ta gọi là mua lúa non, người nông dân cần tiền ứng trước để thanh toán tiền vật tư và các loại phí nông nghiệp gọi là bán lúa non. Mua bán lúa non tức là mua bán nợ vậy.

Friday, July 27, 2012

Việt Nam với Thế vận hội

Lần đầu tiên Việt Nam tham dự Olympic Helsinki 1952. Đoàn Quốc gia Việt Nam (*) có 8 vận động viên (VĐV) tham gia 5 môn ở 7 nội dung
1     Châu Phước Vinh     Xe đạp        
2     Lê Văn Phước           Xe đạp              
3     Lưu Quan                 Xe đạp   
4     Nguyễn Văn Phan     Bơi
5     Nguyễn Đức Hiền     Xe đạp    
6     Tôn Thất Hải            Đấu kiếm          
7     Tiến Vinh                 Quyền Anh     
8     Trần Văn Lý             Điền kinh

Trong 4 người đua xe chỉ có Lưu Quan vượt hết chặng 190.4 Km xếp hạng 47


Tại thế vận hội Melbourne 1956, Việt Nam Cộng hoà (**) cử 6 VĐV nam cùng thi môn xe đạp
1     Lê Văn Phước       
2     Ngô Thành Liêm        
3     Nguyễn Hữu Thoa
4     Nguyễn Văn Nhiêu
5     Trần Gia Thu
6     Lê Trung Trung

Wednesday, July 25, 2012

Có cần tốn kém chỉ để hạ con bò


Con bò rừng (*) tại sân bay Phú Bài đã bị loại trừ trên danh nghĩa là Bị khống chế.

Chi phí cho việc hạ con bò này là:
- 12 phi vụ của Vietnam Airline phải hủy;
- điều động một đội săn thú hiếm từ TP HCM quá cảnh sân bay Đà nẵng;
- hàng ngàn dân địa phương bỏ công ăn việc làm để theo dõi.

Di dời một con tê giác ở Nam Phi

Theo báo cáo của hãng máy bay, mỗi một chuyến bay phải đình chỉ vì lý do an ninh làm hãng thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Tổng chi phí cho việc bắn hạ con bò trên một tỷ đồng. Chi phí này không lớn vì riêng tiền bán thịt và các bộ phận làm lưu niệm cũng đủ gỡ vốn.

Khi con bò còn tự do, nó được mô tả là con bò hung hãn. Nhưng khi bắt được rồi, báo chí lại mô tả tình hình sức khỏe của con vật rất xấu.

Friday, July 20, 2012

Nợ xấu đe dọa ai


Nợ xấu đang được báo chí nâng tầm quan trọng lên như một cao trào. Số liệu về nợ xấu ngày hôm nay khác với số liệu ngày hôm qua và cũng số liệu đó sẽ trở nên lạc hậu vào ngày mai.
Theo báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng nợ xấu là một con số đẹp, bình quân 8.6% mỗi tháng và nợ xấu hiện nay chiếm 8.6% tổng dư nợ.

Nợ xấu là cái gì mà đem lại mối bận tâm cho toàn bộ hệ thống chính trị?
Với một người nội trợ, nợ xấu có ảnh hưởng bằng lạm phát hay không?

Wednesday, July 11, 2012

Cây che quán hay nhà mặt tiền cố hại cây

Tiện vỏ cây, cắt đường dẫn nhựa

Phi thương bất phú, từ xa xưa ông cha ta đã quan niệm không nghề nào bằng nghề buôn bán.

Trước thời kỳ Đổi mới, Hà Nội đã có những phố kinh doanh sầm uất. Bán đồ chơi và đồ mã ở phố Hàng Mã; Bán phụ kiện kim khí xây dựng ở phố Thuốc Bắc; Đặc sản ăn uống ở Hàng Buồm, Tạ Hiện và Lương Ngọc Quyến; Bán thang tre ở phố Hàng Vải và nhiều mặt hàng ở nhiều phố khác mà người viết không nhớ được.

Thời kỳ Đổi mới, kinh doanh càng được tôn vinh. Nhà mặt phố lên ngôi. Những phố biến thành nghề lúc nào không hay. Từ chỗ lác đác vài cửa hiệu truyền thần, Khâm Thiên trở thành phố của các cửa hiệu may. Vài ba của hàng bán thuốc lào, Đầu phố Nam Đồng trở thành trung tâm bán xe máy và hàng gia dụng điện máy. Đại gia Kường Ngân nổi lên từ bấy cho đến nay.

Hà Nội được xem như đô thị có nhiều cây xanh nhất nước. Người Pháp xây dựng những khu phố từ những nơi cỏ hoang bên ngoài khu phố cổ. Đến nay những nơi này là nơi có nhiều cây xanh nhất. Đó là các khu phố dọc theo các trục đường Gambetta (Trần Hưng Đạo), Desborder (Tràng Thi), Carreau (Lý Thường Kiệt), Rialan (Phan Chu Trinh), Bobillot (Lê Thánh Tông) và nhiều con đường khác. Xứ ta có khí hậu nhiệt đới nên thời tiết mùa hè nóng bức, cần trồng cây xanh lấy bóng mát ở bất cứ nơi nào có thể.

Kỳ đài Hà Nội

Đại lộ Puginier giao với Victor Hugo (một tu sĩ với một văn sĩ)

Thursday, July 5, 2012

Cave kể chuyện, con nghiện trình bày hay ngây thơ lãnh tụ

Trăm phần trăm

Hệ thống chính trị của ta theo nguyên tắc tập trung dân chủ - lãnh đạo tập thể cá nhân chịu trách nhiệm. Nghĩa là Trung ương đảng (gọi tắt là Trung ương) nắm quyền điều hành, lưu thông và phân phối lợi tức của toàn xã hội. Bộ máy nhà nước, các vị trí chính quyền, vai trò của quốc hội cùng nằm trong sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. Một nhóm người ưu tú nhất trong Trung ương chi phối quyền lực của Trung ương là Bộ chính trị Trung ương đảng (gọi tắt là BCT). Lãnh tụ tối cao là các ủy viên BCT.

Nhóm các ủy viên BCT nắm quyền lực tối cao phân công nhau nắm những chức vụ Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội và các chức vụ chủ chốt nhất trong bộ máy nhà nước. Các chức vụ khác tùy theo vai vế tuân thủ nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên; cấp trên kiểm soát tư tưởng và hành vi của cấp dưới. Cho nên thành ngữ "trên bảo dưới không nghe" là một huyền thoại hơn là thực tiễn.