Friday, December 28, 2012

Vấn đề nổi bật năm 2012


Xem trước:
- Bất động sản góp phần tăng trưởng

Năm 2012 qua đi với bao niềm trăn trở của các cấp lãnh đạo Đảng. Và Chính phủ đã phát huy mọi nỗ lực trong việc điều hành kinh tế đất nước. Các quyết sách được đưa ra ngày càng mạnh dạn, quyết đoán và với tần suất cao. Từ thay đổi lãi suất, đến bơm hút tiền tệ, từ chính sách quản lý ngoại tệ đến dán nhãn cho vàng quốc gia.

Thành tích định lượng tốt nhất là hãm cơn lạm phát tiền tệ của kinh tế. Lạm phát giảm liên tục từ đầu năm từ con số 17.27 % đầu năm giảm còn 5.35% vào tháng 7 và ổn định từ giữa năm xung quanh 6%, chốt lại 6.81% vào tháng cuối năm.

Chỉ số lạm phát tại các thời điểm trong năm 2012

Thursday, December 20, 2012

Đề phòng kẻ thù cướp sổ hưu

Một bài giảng cho cán bộ trung cao của một tay giáo viên mang quân hàm Đại tá (*) đã đem đến sự chú ý của dư luận nhiều hơn mong đợi. Nội dung bài giảng ấy không mới, tức là kiên định lập trường lãnh đạo của đảng, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bài giảng ấy nói lên quan hệ đối ngoại giữa đảng và nhà nước ta với các nước khác trên thế giới. Nó không thay đổi thể hiện trong những tư tưởng sau:

Một là, nước Mỹ là kẻ thù chiến lược. Điều này được ghi trong Hiến pháp 1982, được gỡ bỏ cùng với điều: Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm. Độc giả đừng cười khi hiến pháp VN lại chọn 2 nền kinh tế thứ nhất và thứ nhì thế giới để làm kẻ thù.

Tuesday, December 11, 2012

Đừng quên Chức năng của báo chí cách mạng là tuyên truyền

Xem trước:
Báo chí cách mạng: Hồng và Chuyên

Chức năng quan trọng và sống còn của báo chí cách mạng là Tuyên truyền. Nếu không vì mục đích tuyên truyền thì Luật báo chí đã không cấm tư nhân phát hành báo chí.

Tuyên truyền nghĩa là chỉ tường thuật một phần của sự thật, còn lại được biên tập theo ý đồ của nhà cầm quyền. Loa phường là một thứ tuyên truyền, hàng ngày nó nhét thông tin miễn phí vào tai mọi người. Một hình thức tuyên truyền khác là chế độ đọc báo buổi tối trong các đơn vị quân đội.

Xin đơn cử thí dụ về tuyên truyền. Khi khan hiếm lương thực, phải độn ngô (bắp) thì GS Từ Giấy phát biểu luận thuyết về "Ngô bổ hơn gạo" hoặc "Lá sắn giàu đạm như thịt bò".

Hồi máy bay Mỹ đánh phá cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa. Một dân quân tên là Ngô Thị Tuyển được đơn vị pháo cao xạ đề cử tuyên dương anh hùng vì có thành tích vác được một lúc 2 thùng đạn mỗi thùng 50kg. Một nhóm phóng viên từ Hà Nội được cử vào chiến trường để tìm hiểu thực tế. Trước ống kính của phóng viên, cô Tuyển cố gắng cũng không thể vác quá một thùng đạn 50kg (*)

Mới đây, có người cho rằng, cần phải thu tiền báo online để bù đắp chi phí và làm cho tòa soạn có lãi. Lập luận đó dựa trên cơ sở là trên thế giới có nhiều báo mạng thu tiền như: Nhật báo Phố Tường, Tạp chí kinh tế Viễn Đông, Thời báo Eo Biển etc.

Xin nói lại cho rõ, những tờ báo trên là báo tư nhân, họ thu tiền để đổi lấy thông tin hữu ích cho độc giả. Còn ở ta, chức năng chính của báo chí là tuyên truyền. Hệ thống báo chí thuộc quốc doanh, do ban Văn hoá tư tưởng Trung ương thống nhất quản lý về nội dung, bộ Văn hoá thông tin quản lý về thủ tục..

Thực ra, độc giả chỉ mong được trả tiền để biết sự thật. Cuốn sách của tác giả Huy Đức (**) lên cơn sốt gần đây là bằng chứng của khát khao sự thật trong quần chúng, mà không biết có bao nhiêu % sự thật trong đó. Nội dung cuốn sách nói về những sinh hoạt chính trị sau 1975 .

Tuy nhiên, các đơn vị phát hành báo mạng vẫn có thể thu tiền ngay và luôn bằng cách: thu tiền từ các Nhà cung cấp dịch vụ internet tức các ISP.

Chú thích:
* Sau này, cô dân quân Ngô Thị Tuyển có thừa nhận rằng cố gắng vác 2 thùng đạn 50Kg mà không thành công, đã để lại di chứng ở cột sống đến ngày nay.
** Tựa sách là: Bên thắng cuộc

Tham khảo:
1. Dân trí - Gặp lại nữ anh hùng trong chiến thắng Hàm Rồng năm xưa
http://dantri.com.vn/xa-hoi/gap-lai-nu-anh-hung-trong-chien-thang-ham-rong-nam-xua-388062.htm
2. VNN- Thu phí đọc báo online là bắt buộc
http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-thong-tin-vien-thong/100464/thu-phi-doc-bao-online-se-la-bat-buoc.html
3. CPV - Báo chí cách mạng là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước
http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=410565&co_id=30296# 
4. Minh họa của Dân luận

 

Tuesday, December 4, 2012

Tội làm lộ bí mật nhà nước

Thông tin về thăm dò và khai thác dầu khí ngoài biển là một loại bí mật nhà nước. Phóng viên không được phép tiếp cận các hoạt động thăm dò dầu khí ngoài biển. Thông tin nếu có chỉ có thể từ những người giữ trọng trách trong ngành Dầu khí. Về nguyên tắc, trong đất liền không thể biết được các hoạt động ở ngoài khơi xa nếu không có nguồn tin tin cậy cung cấp. Nguồn đáng tin ở VN chỉ có thể được bảo chứng bởi TTXVN.

Tuy nhiên, sự kiện tàu Bình Minh bị "cắt cáp" gần đây nhất đã được lan truyền trong công chúng ngay từ trưa ngày 30 tháng 11. Về căn bản, khi chưa có nguồn cung cấp tin là TTXVN xác nhận thì tin "cắt cáp" chỉ có thể là tin đồn hoặc tin giả. Loại tin này đã nhiều lần gây hoang mang dư luận và lần lượt được các cơ quan chức năng bác bỏ từng phần hay toàn bộ.

Xin đơn cử 2 trường hợp tin không chính thống điển hình. Trường hợp 1, anh Nguyễn Công Nhật bị công an khảo cung đến chết tại đồn công an vì bị nghi ngờ ăn cắp lốp thành phẩm ở nhà máy chế tạo vỏ xe Kumho. Trường hợp 2, ông Trịnh Xuân Tùng bị chết trong đồn công an do bị cán bộ công an mạnh tay khống chế. Tin tức chính thức từ báo chí nhà nước về 2 trường hợp này là: anh Nhật vì xấu hổ nên tự tử chứ không phải bị bức cung và ông Tùng không may chết do xô xát với lực lượng trật tự bến xe.

Phân tích để thấy những thông tin không được kiểm duyệt rất có hại, gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến uy tín của đảng và nhà nước đối với quần chúng vốn đã xuống rất thấp trong thời đại ngày nay. Quần chúng hiện tại cho rằng "Ai mà vào đồn công an thì sẽ ra bằng nghĩa địa".

Riêng loại tin "cắt cáp" nó còn có "yếu tố nước ngoài" là thủ phạm. Việc tùy tiện loan tin có ảnh hưởng rất xấu đến quan hệ đối ngoại, nhất là những nước trong cùng hệ thống XHCN. Việc này dễ bị những thế lực thù địch lợi dụng để kích động quần chúng biểu tình làm ảnh hưởng đến bộ mặt đô thị tuy đẹp đẽ cờ hoa nhưng chỉ là phồn vinh giả tạo.

Quay lại với sự kiện "cắt cáp" đã xảy ra vào buổi trưa ngày 30 tháng 11. Báo "ngoài lề" đưa tin ngay sau khi sự việc xảy ra trong khi Petrotimes, cơ quan ngôn luận của Vietnam Petro khẳng định tin đồn đó là chính xác sau đúng 3 ngày 3 đêm. Những công việc về an ninh quốc phòng như tái phối trí lực lượng vũ trang và khí tài trên biển cũng sẽ dễ dàng bị rò rỉ theo cách này. Sự kiện này cho thấy lỗ hổng rất nghiêm trọng về an ninh quốc gia.

Tại Hội nghị Trung ương 6 vừa mới diễn ra tại Hà Nội, công tác bảo mật cũng đã được thực hiện. Theo đó mỗi cán bộ dự hội nghị (đều là các Ủy viên Ban CH TƯ Đảng CSVN) đều phải cam kết thực hiện không mang vào hội nghị những thiết bị ghi âm, ghi hình, thiết bị chuyển thông tin ra bên ngoài. Ai vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật nặng nhất là khai trừ*.

Dẫn ra quy tắc bảo mật trên để thấy, việc giữ bí mật nhà nước không loại trừ ai, kể cả những người giữ trọng trách lớn nhất của đất nước cho đến những nhân viên làm việc chuyên môn và  không ngoại lệ.

Nguồn rò rỉ thông tin là từ những cán bộ làm việc trên tàu thăm dò hay trên tàu "bảo vệ"  tàu thăm dò, là tàu hải quân trá hình. Không khó để tìm ra tung tích kẻ đã tiết lộ tin tức về đất liền. Cần truy tố và nghiêm trị thủ phạm làm lộ bí mật công tác để làm gương, để chủ động phòng ngừa nguy cơ tiết lộ bí mật nhà nước.

Chú thích:
(*) bên ngoài đồn rằng mỗi Trung ương ủy viên ra vào đều phải bị lục soát. Tin đồn này không có cơ sở vì Trung ương đảng là bộ máy quyền lực cao nhất nên không có ai có quyền cao hơn để được phép lục soát một UV TƯ.

Tham khảo:
Chương 20 Bộ luật Hình sự nước CH XHCN Việt Nam quy định:
Điều 263. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, thấp nhất là 2 năm tù, cao nhất là 15 năm tù
Điều 264. Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, thấp nhất là cải tạo không giam giữ, cao nhất là 7 năm tù.

Saturday, November 24, 2012

Chợ chưa họp kẻ cắp đã đến

Xem trước:
- Biện pháp thu phí lưu hành xe máy

Theo tiến độ, phí sử dụng đường bộ sẽ được áp dụng từ 1/1/2013 tới đây. Thực chất đây là một loại Thuế đánh trên đầu các phương tiện, tương tự như Thuế thân thời chế độ Thực dân Pháp, đánh trên mỗi suất Đinh.

Theo tính toán của Bộ GTVT, thu từ thuế này sẽ đem lại cho NSNN 7.8 ngàn tỷ đồng mỗi năm (4.6 ngàn tỷ đồng từ ô tô và 3.2 ngàn tỷ đồng từ xe máy). Để bạn đọc tiện so sánh, 4.6 ngàn tỷ đồng là dự kiến lãi trước thuế năm 2012 của ngân hàng Eximbank. So với ngân hàng thì sự đóng góp của các đầu phương tiện không phải là gì ghê gớm lắm.

Tuesday, November 20, 2012

Bài toán thủy điện Sông Tranh 2

Xem trước:
Thủy điện Sông Tranh 2: EVN phí phạm nguồn nước quá
Thảm họa vỡ đập Bản Kiều

Đã hơn nửa năm nay, từ khi phát hiện ra rò rỉ đập Sông Tranh 2, đã xảy ra tranh cãi không dứt về  độ an toàn của đập Sông Tranh 2. Tạm chia thành 2 phe

Phe Trung ương đại diện cho bộ Công Thương, EVN và các nhà khoa học đầu ngành khẳng định đập Sông Tranh vô sự, rung chấn mới chỉ đạt 1/2 định mức (*)

Phe Địa phương do không có chuyên môn nên không quả quyết đập có thể vỡ hay không nên chỉ ý kiến nước đôi: cần có phương án di dời dân cư nếu xảy ra vỡ đập.

Do những tranh cãi bất tận đó mà đập Sông Tranh chỉ tích nước lưng chừng đập ở mực nước chết, không đủ cột áp để phát điện, nước trên thượng nguồn cho phép chảy tràn qua đập xuống hạ lưu mà không phát điện.

Sunday, November 18, 2012

Nước mắm khóc cá cơm


Chuyện vàng hay nợ xấu là chuyện Quốc gia Đại sự, chuyện của Chính phủ và NHNN điều hành kinh tế quốc dân. Trong đời sống cơ bản thì gạo mắm lại quan trọng hơn. Trong số thức ăn dự trữ cái gì cũng có thể thiếu, trừ gạo với mắm. Trong nhà, đến lúc khánh tận, món cuối cùng là gạo và mắm (muối). Mắm là món ăn truyền thống ở xứ nhiệt đới, nơi chỉ có cách bảo quản thực phẩm duy nhất là muối.

Người bán cơm trắng chứ không phải người buôn cơm.
Mấy ngày nay, báo chí đề cập nhiều đến việc thiếu nguyên liệu làm nước mắm, cụ thể là không mua được cá cơm để muối. Và báo chí có ý trách "thương lái Trung Quốc mua vét" cá cơm khiến cá lên giá.

Sunday, November 11, 2012

Giải pháp giữ giùm vàng cho dân?

Xem trước:
- Dân giữ vàng có sinh lợi không
- Giấy Chứng chỉ vàng là gì?

Các lãnh đạo có trách nhiệm nhất của đất nước đã phải thừa nhận: Kinh tế Việt Nam đang bế tắc. Không phải vì không tăng trưởng, mà tăng trưởng quá nhanh chỉ trong một lĩnh vực kinh tế chủ đạo: Bất Động Sản. Hậu quả là nạn lạm phát lên đến hai con số, đe dọa sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế. Sau nhiều lần thay đổi chính sách từ thắt chặt đến nới lỏng tiền tệ, ngân hàng lại ngày càng mất thanh khoản, ngày càng thiếu vốn cung cấp cho nền kinh tế.

Để đối phó với lạm phát, dân chúng đã tích trữ ngoại tệ và vàng để bảo toàn vốn. Với chính sách quản lý ngoại hối của NHNN, ta đã kiểm soát chặt chẽ các giao dịch ngoại tệ nên về cơ bản Nhà nước đã chủ động được nguồn vốn bằng ngoại tệ. Chỉ còn vàng trong dân chúng dưới dạng trữ kim là ngoài tầm kiểm soát. Có thể nói vàng trong dân chúng là nguồn vốn lãng phí nếu không được khai thác.

Từ đó NHNN tham mưu Chủ trương huy động vàng trong dân với phương châm "Phát huy tối đa số vàng có trong dân". Chủ trương này được hiểu là dân có vàng giao cho ngân hàng nhà nước giữ giùm. Nhà nước sẽ dùng số vốn vàng này khai thông nút thắt của nền kinh tế. Chủ trương thì đã có nhưng các cơ quan ban ngành trong hơn một năm qua vẫn chưa tìm ra biện pháp thực hiện. Các cơ quan này đã phải cân nhắc kỹ vì chỉ cần một khinh suất là triệt tiêu cơ hội ủy thác của người có vàng.

Monday, November 5, 2012

Phát hành Chứng chỉ thay thế vàng vật chất hay Giải cứu BĐS (3)

Xem trước:
- Giải cứu BĐS (1): giá của cục máu đông 1 triệu tỷ đồng
- Giải cứu BĐS (2): Chỉ có vàng trong công chúng mới cứu được BĐS

Nguyên nhân gây ra Cục máu đông của nền kinh tế không phải vì thiếu nguồn lực mà do thị trường BĐS không thể lên được nữa, nên nguồn lực thay vì tiếp sức cho BĐS đã lũ lượt bỏ sang vàng. Chừng nào thị trường BĐS chưa lên thì vốn ẩn trong vàng chưa chuyển hóa sang BĐS.

Muốn thị trường BĐS khởi sắc trở lại cần một bước ngoặt. Bước ngoặt đó có thể là một thanh khoản nhỏ kích thích sự bùng nổ Cầu BĐS. Thanh khoản này càng lớn thì sự bùng nổ trở lại của giá BĐS càng nhanh chóng và sâu rộng.

Tạo ra thanh khoản bằng cách, Nhà nước thông qua NHNN phát hành chứng chỉ vàng (khống). Dùng chứng chỉ này mua một phần hay toàn bộ BĐS ứ đọng trên thị trường. Điều kiện duy nhất là các sản phẩm BĐS này phải được hoàn thiện.

Friday, November 2, 2012

Chỉ có vàng trong công chúng mới cứu được BĐS hay Giải cứu BĐS (2)

Kỳ trước: Giải cứu BĐS (1): giá của cục máu đông 1 triệu tỷ đồng

Mọi người đều biết rằng, nền kinh tế mũi nhọn được định hướng của VN trong những năm qua là đóng tàu và BĐS. Mũi nhọn Đóng tàu đã bị lụt hẳn, chỉ còn mũi nhọn BĐS đang chênh vênh nên cần phải được cứu bằng mọi giá. Vướng mắc trong ngành BĐS là nợ ngân hàng.

Dư nợ liên quan đến BĐS, chỉ có 200 ngàn tỷ đồng nợ cho đầu tư BĐS, còn 1 triệu tỷ đồng dư nợ khác là những khoản nợ thế chấp bằng BĐS. Cái mà người ta sợ ở đây không phải là 60 ngàn căn hộ ế mà là khoản nợ thế chấp bằng BĐS có giá trị gấp 5 lần số căn hộ ế. Nếu giảm giá những căn hộ ế sẽ kéo thị trường BĐS đi xuống. Khi giá trị tài sản thế chấp nhỏ hơn giá trị món tiền vay, ngân hàng sẽ kiệt quệ thanh khoản, không có tiền để trả cho người gửi và hệ thống ngân hàng sụp đổ. Do đó mà, những chủ đầu tư nào rắp tâm hạ giá bán căn hộ để thu hồi vốn có nhiều nguy cơ bị "điều tra" và nhiều nguy cơ bị truy tố là vì lý do như vậy.

Wednesday, October 31, 2012

Giải cứu BĐS (1): giá của cục máu đông 1 triệu tỷ đồng

Xem trước: Bất động sản góp phần tăng trưởng

Cuối cùng đã rõ, các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước khẳng định nguyên nhân trì trệ kinh tế là từ "cục máu đông" giá 1 triệu tỷ đồng vốn, đọng trong BĐS thể hiện ở 60-70 ngàn căn hộ. Thử tính chi phí cho số vốn này, với lãi suất sàn được nhà nước hỗ trợ 15%: 1 triệu tỷ x 15% =

- 150 ngàn tỷ mỗi năm hoặc
- 12.5 ngàn tỷ mỗi tháng hoặc
- 415 tỷ đồng mỗi ngày

Chi phí này tương đương 1/2 quỹ lương cho 7 triệu công chức lương bình quân 4 triệu đồng/tháng.

Thursday, October 18, 2012

Lời trần tình của Chủ tịch nước

Xem trước:
Chống Tham nhũng tại Việt Nam là việc làm không tưởng
Cave kể chuyện, con nghiện trình bày hay ngây thơ lãnh tụ
---

Tại cuộc gặp cử tri quận 4, Chủ tịch nước phát biểu
Các đồng chí bầu tôi, tôi biết phải làm gì. Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ. Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy.” hết trích 

Thứ nhất, phê bình Ban tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Thành uỷ và Uỷ ban ND Hà Nội đã không hoàn thành nhiệm vụ. Nhiệm vụ của những cơ quan này là thu xếp cho Chủ tịch một căn nhà công vụ có đầy đủ các chức năng như phòng tiếp khách, phòng ngủ, phòng tắm, nhà để xe và phòng làm việc cho các nhân viên phục vụ như bảo vệ, cận vệ, lái xe.

Thursday, September 27, 2012

Christine Hà



Christine Hà tên Việt là Hà Huyền Trân. Christine bị chứng bệnh "diagnosed with neuromyelitis optica" (NMO - chứng rối loạn tự miễn thị giác - chi tiết liên hệ BS Hồ Hải), hệ miễn dịch tấn công thần kinh thị giác làm mắt mờ dần từ năm 19 tuổi.

Tuesday, September 25, 2012

Té nước theo mưa


Xem thêm:
CPI âm nhưng lạm phát chưa được loại trừ
Muốn được khám chữa bệnh, điều kiện tiên quyết là có tiền hoặc có thẻ bảo hiểm y tế chưa hết hạn  

Sau khi giảm ít dần rồi đụng đáy vào tháng 8 ở mức 5.04%, lạm phát tăng trở lại vào tháng 9 lên 6.48%. Theo báo cáo, chỉ số CPI tháng 9 so với tháng 8 là 2.2%. Phân tích cơ cấu của việc tăng giá.

Cước viễn thông tăng 0,01%.
Giá thực phẩm giảm 0,07%
Giá lương thực tăng 0,35%
Giá ăn uống nhà hàng quán ăn tăng 0,27%
Cước vận tải lên 3,83%
Nhóm giá tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng, chỉ số giá tăng 2,18%
Riêng ngành Giáo dục và Y tế lại tăng đột biến
Giá các dịch vụ giáo dục tăng tới 10,54%.
Giá thuốc tân dược tăng 17%,
Giá dịch vụ y tế tăng 23,87%.


Monday, September 24, 2012

Thảm họa thủy điện không chỉ là vỡ đập

Xem thêm: Thảm họa vỡ đập Bản Kiều

Nước Nga từ lâu là một cường quốc về Thủy điện. Hai công trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam là Hòa Bình và Trị An đều do Nga giúp đỡ xây dựng.

Phong cảnh hùng vĩ
Từ phía hạ lưu
Thảm họa nhà máy Thủy điện Sayano-Shushenskaya có nguyên nhân cơ khí nhưng gây hậu quả là phá hủy gần như toàn bộ cơ cấu phần phát điện, gây thiệt hại không nhỏ về người và của. Thủy điện Sayano-Shushenskaya trên sông Yenisei có quy mô 10 tổ máy mỗi tổ có công suất 640MW nặng 960 tấn. So sánh với Thủy điện hòa bình của VN có 8 tổ máy mỗi tổ công suất 200MW nặng 340 tấn. Nhà máy cung cấp 2/3 sản lượng điện vùng Đông Sibir.

Tuabin thu năng lượng

Friday, September 21, 2012

Làm ăn hay cổ vũ dân chủ

Bài trước: Đôi nét về bác sĩ Phillips Rosler 

Chuyến công cán Việt Nam của Phó Thủ tướng Liên bang CHLB Đức (gọi tắt là Phó thủ tướng Đức) Philipp Rösler, người được cho là gốc Việt, có lẽ đã thành công tốt đẹp. Ông được nhận bằng danh dự của trường Kinh tế Hà Nội, đã được diện kiến Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao và Chủ tịch Sài Gòn.

Những cuộc đón tiếp long trọng, chiêu đãi linh đình của các quan chức Việt Nam dành cho vị Phó thủ tướng và quan trọng là không một thoả thuận nào, kể cả ghi nhớ, được ký.

Tuesday, September 18, 2012

Tiến sĩ ơi, ông sai rồi


Một ông Tiến sĩ, từng là chuyên gia Cục Thống kê Liên hợp quốc, trong bài phỏng vấn của BBC đã khẳng định sự suy sụp của kinh tế Việt Nam hôm nay là do Thủ tướng đương nhiệm có quá nhiều quyền lực và đề nghị giải pháp phục hồi kinh tế là thay đổi luật và Thủ tướng phải ra đi.

Theo vị Tiến sĩ này cần phải thay đổi luật lệ, thay đổi chính phủ và người đứng đầu chính phủ. Ông tạo cho người nghe hiểu lầm rằng Thủ tướng chính phủ hoàn toàn nắm tuyệt đối quyền điều hành.

Monday, September 10, 2012

Thảm họa vỡ đập Bản Kiều

Những gì còn lại
Xem trước: Thuỷ điện Sông Tranh 2

Đập thủy điện Bản Kiều chặn dòng sông Nhữ thượng lưu sông Hoài tại thị trấn Bản Kiều, huyện Bí Dương, tỉnh Hà Nam. Hồ chứa có dung tích 492 triệu m³ không chế diện tích 768 km vuông (gấp 4 lần diện tích 4 quận nội thành Hà Nội).

Đập được thiết kế cơ sở tần suất lũ 1000 năm tương ứng lượng mưa 300 mm mỗi ngày mưa. Số cửa xả tính toán ban đầu là 12 sau rút xuống còn 5, lưu lượng xả tối đa của mỗi cửa là 1742 m³/s. Đập Bản Kiều là một trong những đập lớn trên thế giới bị hư hại không do cố ý phá hủy.

Đập ngăn dòng chảy để tạo ra một công suất điện 18 Gigawatt trong hệ thống thuỷ điện, tương đương với 9 nhà máy thủy điện Hòa Bình hay 20 lò phản ứng hạt nhân. Đập được làm bằng đất sét và cao 24,5m sau khi gia cố (*) được các chuyên gia xô viết đánh giá là "đập thép".

Friday, September 7, 2012

Ruộng bậc thang

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận là di tích quốc gia. Theo thông tin từ báo chí, Hoàng Su Phì có truyền thống làm ruộng bậc thang từ 300 năm nay. Mục đích của việc "công nhận là di tích quốc gia" này là để thu hút du lịch, dự kiến thu $1 mỗi du khách.

Xin giới thiệu Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì


Wednesday, August 22, 2012

Monday, August 13, 2012

Cách rút ruột một doanh nghiệp

Sự kiện đồng chí đại úy công an tỉnh Cần Thơ từ chối nhận 100 triệu đồng bị nghi là tiền hối lộ từ một quan chức cao cấp của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (*) đã được làm rõ. Ngân hàng Phát triển Việt Nam là người bị hại trong một vụ án lừa đảo giá trị vật thế chấp vay tiền. Cơ quan chức năng đã xác định hành vi "biếu" 100 triệu đồng là sai nhưng không vi phạm pháp luật, số tiền 100 triệu đồng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam dự kiến sẽ bị tịch thu sung công quỹ. Đây không phải là tiền hối lộ mà chỉ là tiền "lót tay" cho đơn vị điều tra và cá nhân đồng chí cán bộ trực tiếp thụ lý vụ án như là một hình thức "hỗ trợ".

Sự kiện trên được hiểu là, "hỗ trợ" thì được phép mà hối lộ thì không hay nói cách khác "hỗ trợ" là hình thức được khuyến khích vì không vi phạm pháp luật. Tang vật (100 triệu đồng) sẽ bị tịch thu và hạch toán vào chi phí của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Tuesday, August 7, 2012

Nghịch lý


Về kinh tế, Bắc Hàn tới Việt Nam học tập mô hình kinh tế trong khi hễ thương lái Trung quốc không mua là ngành sản suất của VN điêu đứng vì ế.

Về chính trị, một mặt báo chí Tàu xài xể chính phủ Mỹ, mặt khác khổ nhục kế bằng cách cử tàu cá ra miền viễn duyên và bị bắt.

Bắc Hàn nhìn từ góc độ Việt Nam được hiểu như là một xứ hung hăng nhưng dân chúng đói dài. Trong khi Việt Nam là nền kinh tế cất cánh, mơ đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp hoá. Logic hẳn Việt Nam phải là một tấm gương sáng cho Bắc Hàn học tập.

Monday, August 6, 2012

Công nhân trá hình khách du lịch là một nguồn thu


Theo pháp luật Việt Nam, chỉ chấp nhận cho lao động nước ngoài với tư cách là chuyên gia, không chấp nhận lao động phổ thông là người nước ngoài.

Lâu nay báo chí mập mờ nêu vấn đề công nhân phổ thông Trung quốc đang sống, làm việc và học tập trên lãnh thổ Việt Nam. Có hàng ngàn công nhân lao động phổ thông tại ở mỗi công trình xây dựng.Và báo chí cũng nêu lợi dụng "kẽ hở của pháp luật" số công nhân này nhập cảnh theo diện visa du lịch. Có báo còn đi xa hơn, tố cáo những công nhân này nhập cảnh đem theo toàn bộ vật dụng sinh hoạt, dụng cụ nhà bếp, và các thiết bị vệ sinh.

Friday, August 3, 2012

Cái bẫy của Tấm bản đồ "cổ"

Tấm bản đồ xuất bản từ thời nhà Thanh đang được thổi phồng xem như là một "bằng chứng đanh thép" chứng tỏ Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Nội dung tấm bản đồ có tên gọi "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" là một tấm bản đồ hành chính thể hiện ranh giới các tỉnh của Trung Quốc. Đặc biệt trên bản đồ thể hiện Tây Tạng như là lãnh thổ của Hoàng triều.

Trên tấm bản đồ kể trên không thể hiện quần đảo Nam Sa hay Tây Sa. Căn cứ vào đây, nhiều người đã hoan hỉ cho rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không có trên bản đồ nhà Thanh ngay từ năm 1904. Vấn đề là báo chí đã định hướng cho quần chúng hiểu sai rằng nếu không thuộc về Trung Hoa thì nó chắc chắn phải thuộc về VN.

Lập luận như trên rất chủ quan và không có cơ sở, chỉ mang tính chất tự lừa phỉnh. Hoàn toàn có thể xảy ra việc in thiếu một phần lãnh thổ.

Tuesday, July 31, 2012

Hướng giải quyết "nợ xấu"

Xem bài trước: Nợ xấu đe dọa ai

Bây giờ, bàn về nợ xấu như là mốt thời thượng. Tuy chưa định dạng được nợ xấu là pháp nhân nào nhưng ở mọi nơi, mọi lúc, từ quán trà cà phê đến internet, ai ai cũng bàn đến cách giải quyết nợ xấu như một trọng trách quốc gia.

Từ chuyên gia kinh tế đến bà hàng rau, cùng nhất trí ở một điểm chung. Đó là, phải tái cơ cấu doanh nghiệp và thành lập công ty mua bán nợ dưới sự kiểm soát của Nhà nước (ở xứ ta có cái gì ra khỏi sự kiểm soát của nhà nước). Số vốn cần thiết để vận hành công ty mua bán nợ thì mỗi nơi tính mỗi kiểu. Người bảo phải cần đến 200 ngàn tỷ đồng để mua các tài sản nợ, có người nói chỉ cần 10 ngàn tỷ là đủ, và trung dung có người yêu cầu chỉ cần 50 ngàn tỷ. Mua bán nợ có phải là một khái niệm mới, khái niệm thời thượng khi khủng hoảng kinh tế.

Mua nợ là một nghề cũ như nghề nông, nghĩa là nghề này song hành với nghề nông từ khi nghề nông cần phải có vốn về giống má, vốn vật tư nông nghiệp, thuỷ lợi phí etc. Trong sản xuất nông nghiệp, nghề mua nợ người ta gọi là mua lúa non, người nông dân cần tiền ứng trước để thanh toán tiền vật tư và các loại phí nông nghiệp gọi là bán lúa non. Mua bán lúa non tức là mua bán nợ vậy.

Friday, July 27, 2012

Việt Nam với Thế vận hội

Lần đầu tiên Việt Nam tham dự Olympic Helsinki 1952. Đoàn Quốc gia Việt Nam (*) có 8 vận động viên (VĐV) tham gia 5 môn ở 7 nội dung
1     Châu Phước Vinh     Xe đạp        
2     Lê Văn Phước           Xe đạp              
3     Lưu Quan                 Xe đạp   
4     Nguyễn Văn Phan     Bơi
5     Nguyễn Đức Hiền     Xe đạp    
6     Tôn Thất Hải            Đấu kiếm          
7     Tiến Vinh                 Quyền Anh     
8     Trần Văn Lý             Điền kinh

Trong 4 người đua xe chỉ có Lưu Quan vượt hết chặng 190.4 Km xếp hạng 47


Tại thế vận hội Melbourne 1956, Việt Nam Cộng hoà (**) cử 6 VĐV nam cùng thi môn xe đạp
1     Lê Văn Phước       
2     Ngô Thành Liêm        
3     Nguyễn Hữu Thoa
4     Nguyễn Văn Nhiêu
5     Trần Gia Thu
6     Lê Trung Trung

Wednesday, July 25, 2012

Có cần tốn kém chỉ để hạ con bò


Con bò rừng (*) tại sân bay Phú Bài đã bị loại trừ trên danh nghĩa là Bị khống chế.

Chi phí cho việc hạ con bò này là:
- 12 phi vụ của Vietnam Airline phải hủy;
- điều động một đội săn thú hiếm từ TP HCM quá cảnh sân bay Đà nẵng;
- hàng ngàn dân địa phương bỏ công ăn việc làm để theo dõi.

Di dời một con tê giác ở Nam Phi

Theo báo cáo của hãng máy bay, mỗi một chuyến bay phải đình chỉ vì lý do an ninh làm hãng thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Tổng chi phí cho việc bắn hạ con bò trên một tỷ đồng. Chi phí này không lớn vì riêng tiền bán thịt và các bộ phận làm lưu niệm cũng đủ gỡ vốn.

Khi con bò còn tự do, nó được mô tả là con bò hung hãn. Nhưng khi bắt được rồi, báo chí lại mô tả tình hình sức khỏe của con vật rất xấu.

Friday, July 20, 2012

Nợ xấu đe dọa ai


Nợ xấu đang được báo chí nâng tầm quan trọng lên như một cao trào. Số liệu về nợ xấu ngày hôm nay khác với số liệu ngày hôm qua và cũng số liệu đó sẽ trở nên lạc hậu vào ngày mai.
Theo báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng nợ xấu là một con số đẹp, bình quân 8.6% mỗi tháng và nợ xấu hiện nay chiếm 8.6% tổng dư nợ.

Nợ xấu là cái gì mà đem lại mối bận tâm cho toàn bộ hệ thống chính trị?
Với một người nội trợ, nợ xấu có ảnh hưởng bằng lạm phát hay không?

Wednesday, July 11, 2012

Cây che quán hay nhà mặt tiền cố hại cây

Tiện vỏ cây, cắt đường dẫn nhựa

Phi thương bất phú, từ xa xưa ông cha ta đã quan niệm không nghề nào bằng nghề buôn bán.

Trước thời kỳ Đổi mới, Hà Nội đã có những phố kinh doanh sầm uất. Bán đồ chơi và đồ mã ở phố Hàng Mã; Bán phụ kiện kim khí xây dựng ở phố Thuốc Bắc; Đặc sản ăn uống ở Hàng Buồm, Tạ Hiện và Lương Ngọc Quyến; Bán thang tre ở phố Hàng Vải và nhiều mặt hàng ở nhiều phố khác mà người viết không nhớ được.

Thời kỳ Đổi mới, kinh doanh càng được tôn vinh. Nhà mặt phố lên ngôi. Những phố biến thành nghề lúc nào không hay. Từ chỗ lác đác vài cửa hiệu truyền thần, Khâm Thiên trở thành phố của các cửa hiệu may. Vài ba của hàng bán thuốc lào, Đầu phố Nam Đồng trở thành trung tâm bán xe máy và hàng gia dụng điện máy. Đại gia Kường Ngân nổi lên từ bấy cho đến nay.

Hà Nội được xem như đô thị có nhiều cây xanh nhất nước. Người Pháp xây dựng những khu phố từ những nơi cỏ hoang bên ngoài khu phố cổ. Đến nay những nơi này là nơi có nhiều cây xanh nhất. Đó là các khu phố dọc theo các trục đường Gambetta (Trần Hưng Đạo), Desborder (Tràng Thi), Carreau (Lý Thường Kiệt), Rialan (Phan Chu Trinh), Bobillot (Lê Thánh Tông) và nhiều con đường khác. Xứ ta có khí hậu nhiệt đới nên thời tiết mùa hè nóng bức, cần trồng cây xanh lấy bóng mát ở bất cứ nơi nào có thể.

Kỳ đài Hà Nội

Đại lộ Puginier giao với Victor Hugo (một tu sĩ với một văn sĩ)

Thursday, July 5, 2012

Cave kể chuyện, con nghiện trình bày hay ngây thơ lãnh tụ

Trăm phần trăm

Hệ thống chính trị của ta theo nguyên tắc tập trung dân chủ - lãnh đạo tập thể cá nhân chịu trách nhiệm. Nghĩa là Trung ương đảng (gọi tắt là Trung ương) nắm quyền điều hành, lưu thông và phân phối lợi tức của toàn xã hội. Bộ máy nhà nước, các vị trí chính quyền, vai trò của quốc hội cùng nằm trong sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. Một nhóm người ưu tú nhất trong Trung ương chi phối quyền lực của Trung ương là Bộ chính trị Trung ương đảng (gọi tắt là BCT). Lãnh tụ tối cao là các ủy viên BCT.

Nhóm các ủy viên BCT nắm quyền lực tối cao phân công nhau nắm những chức vụ Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội và các chức vụ chủ chốt nhất trong bộ máy nhà nước. Các chức vụ khác tùy theo vai vế tuân thủ nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên; cấp trên kiểm soát tư tưởng và hành vi của cấp dưới. Cho nên thành ngữ "trên bảo dưới không nghe" là một huyền thoại hơn là thực tiễn.

Monday, June 25, 2012

CPI âm nhưng lạm phát chưa được loại trừ


Chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI được dùng để đo lường lạm phát. Chỉ số Lạm phát thường so sánh với lãi suất tiền gửi ngân hàng để cân nhắc có nên ký thác tiền mặt vào ngân hàng hay mua vàng cất trữ để bảo toàn vốn. Do đó cũng như lãi suất tiền gửi, chỉ số Lạm phát cũng được tính theo năm.

Theo đó, từ đầu năm đến nay mức độ tăng của chỉ số CPI theo năm giảm dần lần lượt là 17.23% trong  tháng Giêng, 15.96% tháng Hai, 13.68% tháng Ba, 10.08% tháng Tư, 7.89% tháng Năm và còn 6.45% trong tháng Sáu.

Thursday, June 21, 2012

Báo chí cách mạng: hồng và chuyên


Bài viết nhân ngày Báo chí cách mạng, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng: Việt Nam phải có tập đoàn truyền thông mạnh và chủ trương Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên.

Như các ngành khác nói chung đòi hỏi 2 yếu tố Hồng và Chuyên, ngành báo chí tuyên truyền còn yêu cầu sâu sắc hơn thế. Báo chí phương Tây, là "quyền lực thứ 4" tương đối độc lập với chính quyền, chỉ là một phương tiện chuyên nghiệp, không có yếu tố Hồng. Trước đây, hệ thống truyền thông này được xem là lực lượng phản động quốc tế, ngày nay được gọi nhẹ nhàng hơn thành "các thế lực thù địch".

Sinh thời, Bác Hồ đã nói báo chí là một mặt trận; nhà văn nhà báo là các chiến sĩ; ngòi bút của họ là vũ khí; từng câu chữ là những viên đạn bắn vào quân thù.

Wednesday, June 13, 2012

Những việc cần làm trước khi khởi sự một doanh nghiệp

Lãi suất ngân hàng hạ, vấn đề lại được đặt ra là đầu tư tiền bạc tiết kiệm được vào đâu? Tiếp tục gửi tiết kiệm hay đầu cơ BĐS hay vàng hay đô chờ giá lên kiếm lời. Một trong những giải pháp đầu tư là tự mình đứng ra kinh doanh trên thương trường. Ta thường thấy trên phim ảnh doanh nhân là những người bận rộn, ăn mặc tươm tất, đi khắp nơi trên Trái đất, gặp gỡ với các chính trị gia và các doanh nhân khác để ký kết hợp đồng.

Thông tin trên báo đảng về việc kiếm tiền hấp dẫn càng thêm thôi thúc như là Kiếm chục triệu mỗi ngày nhờ trà chanh, mía đá vỉa hè; hoặc Bán trà đá sắm iphone, mặc hàng hiệu, cưỡi SH; hoặc Buôn trứng vịt, mỗi tháng lãi không dưới 15 triệu.

Dù bán trà đá hay quỹ đầu tư Quantum của tỷ phú Soros cho đến những tổ hợp đa quốc gia như Airbus đều có đặc điểm chung Đó là những doanh nghiệp tức là có sổ sách và hạch toán lời lỗ.

Làm chủ một doanh nghiệp tức là tự ta làm chủ hay ta làm thuê cho chính ta. Ta có thể thoải mái về giờ giấc hoặc phải thức khuya dậy sớm để lo cho sản nghiệp. Để quyết định thành lập một doanh nghiệp cần thẩm định qua 2 bước

Tuesday, June 5, 2012

Khách của Ngân hàng và nền kinh tế xe máy


Dân ta vốn yêu chuộng tự do, nhất là tự do đi lại bằng xe gắn máy. Tình cảm này được hun đúc từ thời mà chiếc xe đạp Phượng Hòang là một gia tài. Ngày nay nó càng được củng cố bởi các công ty cung cấp xăng dầu.

Ở những thành phố đông dân, có hai phương tiện đi lại là công cộng và cá nhân.Tuy số lượng doanh nghiệp kinh doanh vận tải tiện công cộng không nhiều hơn số lượng nhà cung cấp xăng dầu nhưng họ lại có khả năng đấu tranh đòi hỏi mức giá nhiên liệu công bằng. Trái lại, chủ phương tiện cá nhân có số lượng hàng triệu lại không đòi hỏi về giá mà chỉ có mong muốn tột cùng là có đủ xăng để đi lại. Loại khách hàng thứ hai sẽ bảo đảm lợi nhuận cho các công ty cung cấp xăng dầu nên sẽ được ưu tiên trong chính sách về quy hoạch giao thông.

***



Cuộc họp khẩn cuối tháng 5 của Chính phủ với nội dung vực dậy nền kinh tế đang có nguy cơ đình đốn. Mấu chốt là chủ trương hạn chế đầu tư vào BĐS đã trở thành quá đà, cần phải quay ngược 180 độ.

Tình trạng hiện nay là "ế vốn" được các chuyên gia đem ra mổ xẻ. Ngân hàng không muốn cho các DN BĐS vay vốn để hoàn thiện công trình mà định hướng cho cá nhân vay tiền dài hạn rồi dùng tiền đó đóng cho doanh nghiệp BĐS (hay còn được gọi là chủ đầu tư).

Kinh nghiệm xương máu của giới chủ ngân hàng, khi món nợ trở thành xấu thì việc buộc phải xiết nợ là vấn đề của ngân hàng chứ không phải của các doanh nghiệp BĐS. Nhưng đối với cá nhân người mua nhà thì khác, bị xiết nhà là cơn ác mộng. Ở đây ngân hàng đã khéo léo chuyển vấn đề của ngân hàng thành vấn đề của người mua nhà trong viễn cảnh tình hình kinh tế bấp bênh như hiện nay.

Tuesday, May 29, 2012

Bơm tiền cứu ai


Sau một năm thực hiện, Nghị quyết 11 về siết đầu tư BĐS và siết chặt tín dụng đã phát huy tác dụng. Lãi suất cao làm hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, cầu tín dụng giảm, ngân hàng thừa tiền. DN đóng cửa, người lao động mất việc làm, tổng thu nhập xã hội giảm, hàng hóa tồn kho nhiều tới mức không dám tăng giá, chỉ số CPI chựng lại. Siết BĐS gây ứ đọng vật tư đồng nghĩa với không có khả năng tăng giá, lạm phát giảm.

Trái với nền kinh tế hàng hóa thông thường, cung vượt cầu gây ra giảm phát, ở Việt Nam cung giảm mà cầu cũng giảm trong đó cầu giảm nhiều hơn cung, tạo ra "dư cung" do giảm sức mua. Hiện tượng đó gọi là đình đốn, rất dễ chuyển thành lạm phát khi mức cung giảm hơn mức cầu tối thiểu.

Trước viễn cảnh đình đốn, gói hỗ trợ trị giá 29 ngàn tỷ được bộ Tài chính đề xuất. Để tiện so sánh, tổng mức đầu tư tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trị giá 22 ngàn tỷ đồng. Lập tức phản ứng của "các chuyên gia" là gói 29 ngàn tỷ chưa đủ mức hoặc chưa đủ tầm hoặc quá yếu ớt.

Nắm bắt cơ hội, chính phủ quyết định "bơm thêm" mỗi tháng 25 ngàn tỷ trong suốt 8 tháng còn lại của năm từ nay đến cuối năm. Nguồn chi được thuyết minh là từ khoản chiết giảm đầu tư công 240 ngàn tỷ.

Nếu chỉ để hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách miễn giảm thuế thì không cần phải "bơm" mà chỉ cần cắt giảm đầu tư công để cân bằng ngân sách. Bên cạnh hỗ trợ thuế, chính phủ chủ trương hạ lãi suất và đặc biệt là, xin trích "bơm thêm 25.000 tỷ đồng từ nay đến cuối năm, giải quyết tình trạng ngân hàng thừa tiền", hết trích.

Mấu chốt là ở chỗ, trong khi ngân hàng thừa tiền mà nhà nước lại bơm thêm có ý nghĩa gì?
Một là, "hỗ trợ" lợi nhuận cho ngân hàng,
Hai là, giải quyết vấn đề thanh khoản cho ngân hàng.

Những khoản đầu tư có ích như xây dựng giao thông lại bị cắt giảm hoặc bị tống tiền bằng phí lưu hành và phí bảo trì đường bộ trong khi tiếp tục "bơm tiền" cho ngân hàng mà thực chất là cứu nợ xấu.

Cứu lạm phát bằng cách "bơm tiền", nay cứu giảm phát cũng bằng cách "bơm tiền". Điều gì đang chờ đợi chúng ta ở phía trước?

Nguồn tham khảo:
- "Phát hiện thất thoát" ở Vinalines
- Lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trực thuộc bộ chính trị dưới sự chỉ đạo của TBT thay thế cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng làm trưởng ban
- Gói hỗ trợ 29 ngàn tỷ đồng
- Gói giải pháp 29.000 tỷ chưa đủ tầm!
- Nhận định kinh tế - xã hội của Chính phủ bị xem là “hồng”
- Mỗi tháng bơm thêm 25.000 tỷ đồng hỗ trợ nền kinh tế
- Ẩn số nợ xấu - thực sự là bao nhiêu?
- Bơm tiền chống... lạm phát
- Cấp bù lãi suất 4% để kích cầu thứ nhất cho các DN vừa và nhỏ năm 2009
- Cấp bù lãi suất 4% thứ 2 cho vốn trung và dài hạn từ tháng 4 năm 2009 đến hết năm 2011

Phụ lục:
So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình Lúa - Màu vs  mô hình Lúa - Lúa - Lúa (lúa ba vụ) do thành viên Lucky cung cấp từ nguồn Tạp chí Khoa học 2011:18a 220-227 Trường Đại học Cần Thơ.

Hình 1: Năng suất lúa của hai mô hình canh tác

Hình 2: Lợi nhuận và chi phí của hai mô hình

Hình 3: Lợi nhuận và chi phí 3 vụ sản xuất mô hình lúa 3 vụ

Hình 4: Lợi nhuận và chi phí 3 vụ sản xuất mô hình lúa – màu – lúa

Friday, May 25, 2012

Đọc lá cải


VOV* có đăng bài báo mang tựa đề Nga nghi ngờ vụ tai nạn máy bay Sukhoi có bàn tay của Mỹ? nêu lên những nghi vấn bàn tay của Mỹ tham gia vụ làm rơi máy bay Sukhoy Super Jet 100 (SSJ-100) trong chuyến bay trình diễn tại Nam Dương.

Bài báo dẫn lời một tờ lá cải khác là tờ Komsomolskaya Pravda (Sự thật Thanh niên) đã vạch ra những chứng cớ về sự có mặt bàn tay của Mỹ trong vụ rơi máy bay SSJ-100 do đâm vào một sườn núi vào thượng tuần tháng 5. Đó là:

Một là, một số quan chức không nêu tên cho rằng các đối thủ hàng không của Nga rất muốn được thấy sự thất bại của chiếc máy bay dân dụng mới của Nga.

Ngoài nước Nga, có khoảng 50 nước trên thế giới có thể Chế tạo được máy bay. Vậy theo một số quan chức kể trên ngoài Mỹ không có nước nào là đối thủ hàng không của Nga.

Hai là, đã có tiền lệ là một tư lệnh hải quân Nga từng cáo buộc Hải quân Mỹ chịu trách nhiệm cho vụ đắm tàu ngầm Kursk vào tháng 8/2008, làm 118 thủy thủ thiệt mạng bởi rất nhiều tàu Mỹ đã ở trong vùng phụ cận của cuộc tập trận trên Biển Barents.
Hay thật, tự mình gây ra tai nạn rồi đổ thừa cho những người quan sát.

Ba là, một cựu lãnh đạo Cơ quan không gian Nga Yury Kotev từng cho rằng tàu thăm dò sao Hỏa bị mắc kẹt trong quỹ đạo trái đất hồi tháng 11 năm ngoái có thể là do radar của Mỹ trong khu vực.
Một dự án bao giờ cũng phải có khảo sát hiện trạng để tránh rủi ro. Anh đi trên đường anh phải tránh con bò chứ con bò nó không tránh anh.

Bốn là, một quan chức tình báo quân sự GRU, có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của Không quân Mỹ tại sân bay Jakarta nhận định rằng "Chúng tôi biết họ có công nghệ đặc biệt (mà chúng tôi cũng có) để có thể làm nhiễu sóng từ dưới mặt đất hoặc khiến hệ thống đọc các tham số bị hỏng”.

Một bài khác đăng trên báo Công an thuật lại kỳ tích của Liên sô bắn hạ chiếc máy bay trinh sát U-2 của Mỹ. Thời đó máy bay U-2 bay ngoài tầm với của kỹ thuật tên lửa đối không của Liên sô. Liên sô đã dùng điệp viên cài đặt hệ thống làm thay đổi chỉ thị thông số độ cao khiến cho phi công tuy bay ở tầm thấp nhưng lầm tưởng là đang bay ở trần bay. Bằng cách đánh lừa như vậy, Liên sô đã kéo U-2 xuống thấp thích hợp với tầm bắn của tên lửa và bắn hạ nó.

Mới thấy, nghi vấn đó chỉ là, suy bụng ta ra bụng người.

Ghi chú:
*VOV viết tắt của chữ Voice of Vietnam nghĩa là Tiếng nói Việt Nam. "Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước CHXHCNVN" là lời giới thiệu của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, tiếng nói chính thức của "Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam"

Đường đường là một cơ quan thông tấn cấp nhà nước, VOV lại đăng lại bài từ báo Dân trí, một tờ báo mà phóng viên thời sự quốc tế chỉ ngồi ở văn phòng làm tin bằng cách lượm lặt các thông tin trên mạng internet

Nguồn tham khảo:
Các nước chế tạo máy bay trên thế giới (wiki)
Bí mật bắn hạ máy bay do thám U2 (CAND)
Nga nghi ngờ vụ tai nạn máy bay Sukhoi có bàn tay của Mỹ (VOV)

Cập nhật, bổ sung:
Sukhoy là máy bay ít có thành tích tác chiến mà có nhiều tai nạn trong khi biểu diễn

SU-27 rơi trong show biểu diễn ở Sorensen

Sukhoi Su-27 at Air show 2009 in Radom, Poland

Một chiếc SU-30 khác rơi tại hội chợ Paris Le Bourget 1999

Và cuối cùng, chiếc SSJ-100 bị nạn bay theo phong cách biểu diễn danh bất hư truyền của Sukhoi

Wednesday, May 23, 2012

Lún do đâu?

Lún vệt bánh xe ở Mỹ

Lún vệt xe là một dạng hư hỏng áo đường phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây. Đây là dải lún theo vệt bánh xe ở những làn đường xe tải nặng chạy. Nó có nguyên nhân trực tiếp từ giá nhiên liệu tăng dẫn đến công nghệ chế tạo lốp xe chịu được áp suất lớn hơn nhằm giảm nhiên liệu tiêu thụ.

Đặc thù chi phí phi vận tải cao ở Việt Nam, nhà vận chuyển cần phải tăng tải trọng cho mỗi chuyến xe trong nỗ lực hạ giá thành vận chuyển. Lốp xe chịu được áp suất cao hỗ trợ việc nâng tải trọng hàng hóa so với thiết kế. Các kỹ sư tính toán rằng nâng áp suất lốp từ 76psi lên 140psi tương đương với tăng tải trọng trục xe lên 1 tấn.

Ngoài ra, lún vệt xe còn được cho là do các nguyên nhân:
+ Chất kết dính asphalt
+ Nền đường đầm không chặt
mà không có nguyên nhân do địa chất (vì do địa chất sẽ gây ra dạng hư hỏng khác)




Sau vài lần nhà thầu sửa chữa bằng cách bóc lớp áo đường bị hỏng rồi thảm bê tông asphalt lại, có thể kết luận do nền đường đầm không đủ chặt hoặc quá chặt làm mất đàn hồi.

Lún tại Đại lộ Đông Tây

Mặt khác, lún vệt xe tại Đại lộ Đông Tây lại được các chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân, xin trích:

TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên BCH Liên hiệp các Hội Khoa học TPHCM cho biết, ông theo dõi khá kỹ sự việc lún ĐLĐT từ khi mới đưa vào sử dụng, từ những việc lún nhỏ như lún các mố cầu vượt đến lún mặt đường. Theo ông, có 3 nguyên nhân gây lún ĐLĐT.

Thứ nhất, dọc ĐLĐT là một khu đô thị mới đang phát triển nhanh về mảng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nên chính tình trạng khai thác nước ngầm quá mức, không có sự quản lý đã gây ảnh hưởng đến hiện tượng sụt lún nền đường.

Thứ hai, ĐLĐT vốn là vùng đất bồi nên nền rất yếu. Khi thi công xong, các công nhân với kỹ thuật hiện đại tô vẽ lên một bộ mặt khá đẹp cho con đường nhưng thực chất bản chất của đường là yếu do đó khi có tải lên là lún.

Thứ ba, một yếu tố ngoài chuyên môn nhưng cũng nên nghĩ đến đó là chất lượng công trình, không thể nói thẳng là có sự rút ruột về chất lượng, nhưng kỹ thuật thi công không đúng cách đã khiến chất lượng công trình ngày càng tệ hơn!

Kỹ sư Vũ Đức Thắng, Hội cầu đường cảng TPHCM khẳng định: Việc lún ở ĐLĐT đã là việc ai cũng nhìn thấy và không giấu giếm gì được nữa. ĐLĐT chạy qua quận 2 được xây dựng trên nền đất yếu thì lún, dù không có xe lưu thông thì vẫn có thể xảy ra quá trình tự lún. Tuy nhiên, xuất hiện những vị trí lún, nứt cục bộ thì có thể do quá trình xử lý chống lún không tốt nên chỗ lún nhiều, chỗ lún ít. Nếu lún đều thì không thể xuất hiện những vị trí nứt, gãy được. Nguyên nhân đường lún ở ĐLĐT có thể nói chắc chắn có phần do nền lu yếu, không thử tải đúng chất lượng.

ngưng trích

Ông Thắng đã nêu nguyên nhân cụ thể: do đầm không chặt và không thử tải đúng quy phạm. Dù sao ông Thắng cũng nêu lên được nguyên nhân cụ thể tuy không đầy đủ.

Theo TS Ninh, nguyên nhân thứ nhất là do khai thác nước ngầm quá mức gây ra lún sụt nền đường. Ông nói hơi thừa, lún do sụt mực nước ngầm là một quá trình lâu dài có tác dụng trên một vùng có diện tích lớn tính bằng phường quận, không thể chỉ lún trên một con đường mà đặc biệt chỉ lún cục bộ trong một làn đường.

Cũng theo TS Ninh, nguyên nhân thứ hai là địa chất vùng quận 2 yếu, kết hợp với nguyên nhân thứ ba có lẽ ông muốn nói do phương pháp thi công không thích hợp tạo ra sản phẩm nền đường yếu. Nếu nên đường yếu thì sẽ lún cả con đường và lún nhiều hơn ở làn xe nặng và mặt cắt đường sẽ là cong lõm hình lòng máng chứ không hằn vệt bánh xe. Đại lộ Nguyễn Hữu Cảnh có chỗ lún tới 1m là một thí dụ về mặt đường lõm.

Đúng là ông Tiến sĩ huề vốn, lún ở đó chứ đâu.

Nguồn tham khảo:
Sụt lún đại lộ Đông Tây "không giấu giếm được gì nữa" (bee.net)

Cập nhật:
Bổ sung hình minh họa nguyên nhân thứ 3: lún do biến dạng mặt đường

Và dưới đây là minh họa giải pháp do thành viên hieu (Hiếu?) đề nghị

 Gia cường lớp beton asphalt bằng lưới thép