Sunday, January 30, 2011

BBC xỏ lá

Bài về Tranh chấp Biển Đông mới nhất của BBC, trong phần nêu nội dung tranh chấp, BBC bản tiếng Việt viết: "Philippines, Trung Quốc và Việt Nam hiện đang có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa". Điều đó có nghĩa rằng quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn không có tranh chấp.

Cảm ơn BBC.

Friday, January 28, 2011

Ách tắc giao thông, do đâu?

Một tai nạn bình thường, xe lật, hàng hóa bị đổ xuống đường gây ách tắc giao thông suốt 6 giờ liền. Tài sản trên thùng xe là thứ dễ sử dụng và dễ tiêu thụ, bia lon (như trong hình).

Thông thường một vụ tai nạn xảy ra, việc làm đầu tiên chủ phương tiện là khắc phục sự cố, khắc phục thiệt hại do phương tiện của họ gây ra, cho nên việc giữ gìn tài sản chỉ là chuyện phụ nếu nó không liên quan đến án hình sự. Việc khắc phục hậu quả bao gồm các công vệc sau: đưa nạn nhân đến bệnh việc, giải tỏa chứng ngại vật để bảo đảm giao thông và tiến hành phân luồng (nếu cần) hay cử người ra hiện trường để điều tiết giao thông.

Nhưng vụ việc trên cầu Bến Thủy sáng nay người ta lại giải quyết theo một hướng khác, đó là huy động toàn bộ lực lượng cảnh sát giao thông tỉnh Nghệ An, không ngoại trừ sự phối hợp với đồng nghiệp hà Tĩnh tỉnh bạn. Việc huy động một lực lượng lớn như vậy lại làm cho giao thông khu vực trở nên tê liệt, có chỗ nào mâu thuẫn ở đây?

Số là lực lượng CSGT đó không làm đúng chức năng của họ là hướng dẫn an toàn giao thông, mà họ đã làm hết sức mình để bảo vệ số tài sản bị đổ từ trên thùng xe xuống mặt cầu. Dân chúng địa phương là những người cố gắng giải tỏa chướng ngại vật là các thùng bia 333 gây cản trở giao thông và uy hiếp an toàn giao thông. Họ đã bằng mọi cách dọn dẹp đống hàng hóa đó lấy khoảng trông để đủ đi lại 2 chiều trên cầu.

Đáng tiếc là lực lượng chính quyền đã ra sức cản trở quá trình giải tỏa đó và gán cho người dân cái tội mà họ không có đó là "hôi của". Kết cục là cầu Bến Thủy bị tắc trong 6 giờ, chưa kể có thể phát sinh rủi ro khi đó là nguy cơ cầu sập.

Nhiệm vụ mới của quân đội

Mới đây Thành đội có quyết định chuyển đổi chức năng, ngoài chức năng bảo vệ tổ quốc Thành đội còn lãnh thêm nhiệm vụ nặng nề khác là chống phản động trong nước liên kết với các thế lực thù địch ở nước ngoài.

Về kinh tế, TP HCM đã được đ/c Hứa Minh Lượng, Tổng lãnh sự TQ ban tặng lời khen nguyên văn là "đồng chí Hứa Minh Lượng cho rằng Việt Nam có nhiều điều để phía bạn học hỏi, nhất là công tác xóa đói giảm nghèo"

Tuesday, January 25, 2011

Cầu Westgate xứ Úc thòi lòi


Nhìn tấm hình trên ai đó sẽ nghĩ rằng đây có thể là:
1. Đống ve chai
2. Tàn tích của chiến tranh
Mà ít người nghĩ rằng đây là một tượng đài về khoa học kỹ thuật tại trường Đại học Monash.

Monash là ông nào, là cái ông có chân dung được in trên tờ giấy bạc AU$100, người ta gọi ổng là Sir. Monash tức là Hiệp sĩ Monash. Chủ đề chính của bài viết này là biến cố sập đổ cầu Westgate Melbourne trong quá trình xây dựng vào năm 1970.

Cầu Westgate bắc qua sông Yarra nối quận Geelong với trung tâm thành phố Melbourne, nước Úc. Cây cầu nằm trên xa lộ huyết mạch M1 và là một trong những biểu tượng của tiểu bang Victoria.

Vào một buổi trưa, thình lình một tiếng nổ long trời và nhịp nối giữa 2 trụ P10 và P11 nặng 2000 tấn rơi xuống sông. Sức chấn động làm vỡ những cửa kính trong những ngôi nhà lân cận. Sự sụp đổ gây ra đám cháy lớn do dầu diesel, tai nạn làm chết 35 công nhân.

Khi hợp long sai lệch giữa 2 đầu là 11.4cm. Các kỹ sư đã đề ra phương án là đè phía cao xuống bằng một tải trọng bao gồm 10 khối bê tông mỗi khối nặng 8 tấn rồi gông lại để kéo cáp dọc. Việc này đã làm biến dạng thay đổi nội lực trong dầm cầu. Kết quả khi gông được tháo ra cũng là lúc mà dầm thép vỡ ra biến dạng và rơi xuống sông.

Cầu Westgate bị sập năm 1970 và khánh thành năm 1978 với kinh phí 202 triệu đô trong đó 31 triệu đô để khắc phục do việc sập trong khi thi công. Cầu được khai thác thu phí với giá 60 cent mỗi lượt và dự kiến hoàn vốn sau 40 năm. Thực tế lại không như dự kiến đó là nhiều lái xe tránh trả tiền cầu nên đã đi vòng do đó mà việc thu phí đã được hủy bỏ từ năm 1985.

Monday, January 24, 2011

Sân bay Domodedovo bị đánh bom, ai chịu trách nhiệm?

Một kịch bản thông thường: đánh bom tự sát chỗ đông người, thủ phạm là người Trung Á thường được gán cho là Hồi Giáo, nó phản ánh mâu thuẫn giữa người dân bị trị tại các nước cộng hòa tự trị thuộc Nga ở Trung Á với chính quyền Nga hoặc chính quyền bù nhìn bản xứ đại diện cho Nga.

Mâu thuẫn giữa người Bắc Caucasus với chính quyền Nga thì ai cũng rõ, ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Vấn đề là cách thức giải quyết vấn đề như thế nào, cách giải quyết không khoan nhượng ngay từ lời nói. Ông tổng thống Medvedev nói "Tôi sẽ vặn cổ chúng nó". Ông Thủ tường Putin: "Chúng tôi sẽ lôi chúng ra khỏi ống cống". Chính quyền Moscow tuyên bố "Kinh Quran là loại kinh kích động, cần phải hạn chế". Trong khi Bush được xem là tổng thống có IQ thấp đã phát biểu sau vụ 11/9 làm chết cả ngàn người "Cần phải tìm ra thủ phạm để đưa đi xét xử".

Trong chiến tranh Chechen, chính sách của Putin là "Không tù binh" và thực tế cũng đúng như phương châm. Lính Nga bắt được du kích Chechen sẽ tra khảo, lấy tin xong rồi thủ tiêu. Trong vụ bắt con tin ở Nhà hát Vòng bi Putin đến hiện trường gật đầu rồi ra quyết định. Lực lượng an ninh Nga bắn hơi cay vào nhà hát rồi tiêu diệt những kẻ bắt con tin. Kết quả là số con tin chết gấp bội so với quân bắt cóc. Nguyên tắc xuyên suốt là ra tay tàn độc, giết nhầm hơn bỏ sót. Hậu quả là chiến tranh được dâng đến tận Mạc Tư Khoa, người dân cảm nhận được hơi thở của chiến tranh trên làn da. Người dân Slave đâu có nhu cầu chiếm hữu đất đai của người Chechen, mà đó chỉ là tham vọng của giới cầm quyền Moscow.

Diễn biến mới nhất Thủ tướng Putin tuyên bố thề sẽ trả thù. Bắt đầu vòng lặp mới Lôi dưới cống lên - Ngắt đầu. Lấy Oán báo Oán để bao giờ cho hết hận thù đây.

Sunday, January 23, 2011

Việt Nam là một chủ nợ

Tin chính phủ Mỹ mang nợ vượt ngưỡng $14,000B (mười bốn ngàn tỷ đô la) được Thông tấn xã Việt Nam trịnh trọng phát đi nhằm gửi một thông điệp gì?
1. Nước Mỹ sắp phá sản
2. Nợ công của VN chỉ ngấp nghé 50% quá an toàn so với Nợ của chính phủ Mỹ đã vượt 100% GDP
3. VN xuất siêu với Mỹ nên VN là một chủ nợ của Mỹ, lo lắng khi con nợ mất khả năng chi trả.

Trước khi bàn về nợ của người ta, chúng ta hãy xem nợ của chính chúng ta. Hầu như ít người biết chính phủ ta đang nợ bao nhiêu, và lại càng không biết cơ cấu món nợ đó, nói cách khác là có thể biết rằng chủ nợ đâu đó là nước ngoài nhưng không biết cụ thể là nợ nước nào, nợ dân chúng nước đó hay là nợ chính phủ nước đó.

Chúng ta dễ tìm ra số liệu của các chủ nợ WB, ADB, Nhật bản hay một vài nước châu Âu. Nhưng không có số liệu về nợ các nước XHCN chỉ biết rằng phong trào Xuất khẩu lao động núp dưới mỹ từ Hợp tác lao động sang các nước Đông Âu thập niên '90 của thế kỷ trước chính là để trả nợ. Hay việc chia sản phẩm trong Liên doanh Vietso Petro hay ủy thác cho Hải quân Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh cũng là để trả nợ cho Liên sô hay Nga. Con số rất mù mờ và ít được chú ý.

Đặc biệt chi viện của chính phủ CHND Trung Hoa (tự là TQ) là con số đáng kể phải nói là chiếm phần lớn trong tổng số viện trợ từ các nước XHCN. Nhưng trong thực tế không hề thấy hành động nào dù nhỏ để chứng tỏ bằng chứng là đã trả nợ cho TQ. Xin nói rõ viện trợ không có nghĩa là cho không.

Quay lại món nợ của tên đế quốc đầu sỏ đang giãy chết là Hợp chúng quốc Mỹ. Tổng số nợ của chính phủ Mỹ là 14 ngàn tỷ đô. Nhớ lại thời Clinton đã sạch nợ, qua 2 nhiệm kỳ của Bush với nửa nhiệm kỳ Obama tăng lên nhiều quá, do đâu. Phải chăng do mua bom đạn để thả vào làng mạc bên Afghanistan hay Iraq, không phải số này đã trong khoản chi quân sự 2 tỷ đô mỗi ngày. Vậy sao nợ nhiều vậy. Hóa ra chính phủ nó thất thu nên phải vay tiền để chi những khoản đã được ấn định từ trước không hồi tố được.

Phân tích cơ cấu tổng số 14 ngàn tỷ này chiếm hơn 1/3 là nợ các nhà băng Mỹ chiếm đến 5 ngàn tỷ. Bọn nhà băng dã man thật, cho vay cắt cổ ngay cả chính phủ của nó. 9 ngàn tỷ kia gọi là nợ công chúng, tức là công chúng toàn thế giới mua T-bond kiếm lời. Nên nhớ nước nào cũng bán bond tại sao lại nhằm bond Mỹ tức T-bond mà mua, bond của một con nợ thần sầu. Những người có tiền họ khôn lắm ạ, họ bỏ tiền mua những bond có tính thanh khoản tốt tuy phân lời có thể không cao.

(còn tiếp)

Thursday, January 20, 2011

Đâu là những lý do làm cho giá vàng tiếp tục tăng cao?

Lời bạt ngày 16/4/2011:
Trong tuần qua, giá vàng thế giới tính theo đồng đô la lập thêm kỷ lục mới. Bài này được đăng cách đây 3 tháng, nhưng cho đến nay còn thời sự.

Trong vòng một tháng gần đây, những tin về thất nghiệp Mỹ giảm hay kinh tế Đức hồi phục nhanh làm cho giá vàng hạ đôi chút. Nhưng theo chuyên gia Peter Krauth giá vàng có thể lên đến $1900 so với dưới $1400 mỗi ounce như hiện nay, do 4 lý do chính

1. Lạm phát
Các hoạt động kích thích tăng trưởng của tất cả các nước trên toàn cầu đã tạo ra lạm phát. Trong suốt 2 năm Chính phủ các nước Mỹ, Âu, TQ, Nhật Bản và các nước khác thi nhau tăng chi tiêu và in tiền. Nhiều ngàn tỷ mỹ kim thanh khoản được bơm vào thị trường khiến cho lạm phát tăng vọt. Trên thực tế 2 mặt hàng thực phẩm và xăng dầu không được tính vào chỉ số giá tiêu dùng CPI vì chúng có nhiều biến động. Chiến dịch bơm thanh khoản lần 2 trị giá 600 tỷ của Mỹ đã không kích thích tăng trưởng và giảm thất nghiệp như mong muốn. Thay vì đầu tư vào kinh tế Mỹ, luồng tiền đó lại chảy vào các nền kinh tế mới nổi nơi mà chúng được đổ vào những mặt hàng giữ giá như vàng. Với việc bơm tiền EQ2 không hiệu quả rất có thể FED Mỹ sẽ phải tiếp tục các đợt khác nữa. Lạm phát sẽ lây lan và bám rễ rất khó trị. FED sẽ phải đối phó bằng cách tăng lãi suất để kềm chế lạm phát và chặn đà tăng trưởng tín dụng. Thế nhưng phản ứng của các ngân hàng trung ương thường bất ngờ và quá chậm dẫn đến những vụ phá sản như ngân hàng Lehman Brothers. Sự mất lòng tin vào đô la làm cho giá trái phiếu Mỹ giảm mạnh và buộc phải tăng lãi suất trái phiếu. Cứ mỗi 18 ngày Hoa Kỳ bán ra một lượng nợ bằng sản lượng khai thác vàng trong 1 năm, HK có tổng vay nợ với giá trị bằng 1/3 tổng số lượng vàng hiện có trên thế giới.

2. Lượng cung vàng tăng yếu, thấp hơn nhiều so với lượng cầu
Bất chấp giá cao nhưng các công ty khai thác vàng không thể đáp ứng nhu cầu này. Giai đoạn 1997-2001 các cty chỉ khai thác quặng vàng với hàm lượng cao do giá vàng thời kỳ này xuống thấp kỷ lục. Từ năm 2001 giá vàng tăng liên tục các công ty chuyển sang khai thác quặng với hàm lượng thấp dẫn tới sản lượng vàng giảm. Trong 5 năm qua phẩm chất quặng vàng giảm 30% từ 1.8 xuống còn 1.3g vàng mỗi tấn quặng. Các nguồn quặng vàng được phát hiện hiện nay chỉ có hàm lượng 0.6g vàng một tấn, có nghĩa là để đạt được sản lượng hiện tại các cty phải khai thác khối lượng quặng gấp đôi. Giá trị của vàng tăng cao đến nỗi hàng triệu tấn phế thải vàng trước đây được xem là “quặng”, và phế phẩm trong quá trình khai mỏ được xem là trữ lượng trong đất. Dưới góc độ kinh tế mỗi khi Cầu tăng thì Cung cũng phải tăng theo qua đó giữ giá hàng hóa được ổn định. Tuy nhiên điều này không xảy ra với vàng đơn giản là không có nguồn quặng mới để tăng sản lượng khai thác và thay thế lượng vàng đi vào tiêu dùng. Trong năm qua sản lượng vàng trên thế giới tăng 3% trong khi giá vàng tăng 20%.

3. Cầu bùng nổ
Ấn và TQ chiếm 35% dân số thế giới là 2 quốc gia ưa chuộng vàng trong đó Ấn luôn là nuốc tiêu thụ vàng nhiều nhất trên thế giới. Năm ngoái Ấn nhập 500 tấn, trong 9 tháng đầu năm 2010 thì lượng nhập khẩu này bị phá vỡ. Dự báo nhu cầu tiêu thụ vàng của Ấn tăng 11% trong năm nay. Trong khi mức nhập vàng của TQ trong 10 tháng đầu năm nay tăng gấp 5 lần năm ngoái. Trong bình diện thế giới, dầu tư vào vàng sẽ tăng dẫn đầu là TQ, Ấn, Nga và Thổ. Theo hội đồng vàng thê giới thì lượng vàng tích trũ năm 2009 tăng 49% do ngày càng có nhiều là đầu tư thích vàng vật chất hơn là để vàng ảo trong tài khoản. Tổng giá trị đầu tư vào vàng trong quí 3 năm 2010 tăng đến mức kỷ lục là 9.6 tỷ đô la tăng 60% so với cùng kỳ vào năm ngoái. Nhu cầu vàng để trang sức và vàng trong công nghiệp cũng tăng tương ứng trong quí 3 là 8% và 13% so với năm trước. Một nhóm khách hàng đặc biệt trên thị trường vàng là các ngân hàng trung ương ở trung Đông hoặc châu Á. Trong năm qua các ngân hàng trung ương Ấn, Sri Lanka và Moritus đã mua tổng cộng 212 tấn vàng từ IMF với giá $1050 per oz, sau đó là Banglades mua 10 tấn với giá 1275. Ngân hàng trung ương Nga tiêu thụ hết 65% sản lượng vàng của nước này trong 2009 với khoảng 130 tấn. Trong khi đó Iran tuyên bố chuyển 45 tỷ mỹ kim dự trữ qua hình thức euro và vàng. Một số quốc gia Trung Đông khác chuyển 200 ngàn thùng dầu khai thác mỗi ngày sang vàng tương đương với 140 tấn vàng mỗi năm.

4. Đầu tư vàng vẫn còn dư tiềm năng
Đó là các nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức chưa sử dụng hết tiềm năng trên thị trường vàng. Có nghĩa là phân tích biểu đồ chu kỳ giá vàng lần trước cho thấy là tại thời điểm ngay sau khi giá mặt hàng này chạm đến đỉnh thì cổ phiếu của các cty liên quan đến vàng chiếm 26% tổng giá trị cổ phiếu trên toàn cầu nhưng trong năm 2009 các cổ phiếu vàng chỉ chiếm tỷ trong 0.8% đó là một con số không đáng kể. Rõ ràng là vàng còn tăng giá cho đến khi các cty kinh doanh vàng chiếm một tỷ trọng tương xứng trong danh mục của các nhà đầu tư.

Nguồn tham khảo http://moneymorning.com/2010/12/02/gold-price-forecast-four-reasons-the-yellow-metal-will-hit-1900-an-ounce-in-2011/

Wednesday, January 19, 2011

Mừng tân Tổng Bí thư đăng quang

Kết quả bầu bán cuối cùng được công bố, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đắc cử chức vụ Tổng Bí thư TƯ DCS VN. Với phương châm Đảng là tiên phong của dân tộc và kết tinh của tinh hoa đất nước, chức vụ Tổng Bí thư là Nguyên thủ quốc gia về thực chất, còn chức Chủ tịch nước chỉ là nghi lễ.

Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư đời thứ 8, Ngài sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944, một sinh nhật Tứ quý 4. Sinh nhật nước Trung Hua dân quốc ngày 10 tháng 10 gọi là ngày Song thập, nên sinh nhật Ngài TBT phải gọi là ngày Tứ tứ.

Theo tiểu sử Ngài TBT hoàn toàn được đào tạo dưới mái trường XHCN, không còn dấu vết nào của nền giáo dục thực dân. Và Ngài là một nguyên thủ đầu tiên được đào tạo bài bản hệ chính quy và có bằng cấp cao nhất so với các vị tiền nhiệm. Ngài có học vị giáo sư tiến sĩ ngành Xây dựng (đảng), mừng cho đất nước ta bước vào giai đoạn kỹ trị.

Ngoài chức vụ Tổng Bí thư, các vị giữ trọng trách cao nhất của nhà nước lập thành một khẩu hiệu nghe rất kêu, ứng với vận nước mới, đó là Sang - Trọng - Hùng - Dũng. Hy vọng là như vậy.

Mừng nước ta có nguyên thủ quốc gia mới, mừng vận nước mới.

Thursday, January 13, 2011

Từ Đại hội đến Đại hội (2)

Đảng đã lãnh đạo nhân dân đến kháng chiến chống Pháp và công cuộc cải cách ruộng đất thành công, cải tạo công thương nghiệp bước đầu xây dựng CNXH và công nghiệp hóa đất nước. Từ Quân đội Quốc gia trong chính phủ Liên hiệp dần dần trở thành Bộ đội cụ Hồ rồi Quân đội nhân dân. Khẩu hiệu từ "Trung với Nước ..." trở thành "Trung với Đảng..."

Đại hội III tháng 9 năm 1960 đánh dấu giai đoạn quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuộc chiến Trường kỳ thề Đốt cháy dãy Trường Sơn. Đại hội với sự tham dự của 525 đại biểu và 51 dự khuyết, đại diện cho 500 ngàn đảng viên của cả ba miền đất nước, và lần đầu tiên có sự chứng kiến của đại diện 16 Đảng Cộng sản và Công nhân.

Tại Hội nghị TƯ lần thứ 15 khóa II tháng 1 năm 1959 đảng ta ra nghị quyết về cách mạng miền Nam trong đó đấu tranh vũ trang là chủ yếu nhằm quấy rối đi đến lật đổ chính quyền độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm. Để đối phó, chính quyền VNCH ban hành Luật 10/1959 nhằm trừng trị những «tổ chức quấy phá» an ninh. Tác giả Đề cương chính trị miên Nam, đồng chí Lê Duẩn được tín nhiệm bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TƯ đảng Lao động VN

Tuesday, January 11, 2011

Từ Đại hội đến Đại hội (1)

Chào mừng sự kiện lớn và ngày hội lớn nhất của toàn dân ta diễn ra trong suốt một tuần lễ, Đại hội đảng lần thứ 11. Trong đó sự lớn mạnh của đảng ta thể hiện bằng số lượng đảng viên phát triển được qua các kỳ đại hội.

Tại Đại hội I diễn ra vào tháng 3 năm 1935 với sự tham dự của 13 đại biểu đại diện cho 200 đảng viên trên toàn cõi Đông Dương. Trong tài liệu của wiki có thể sửa đổi được thì còn số này là 500. Đại hội dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Nghị quyết của Đại hội này là lên án bọn quốc gia cải lương chống phá cách mạng như Phan Bội Châu (đang bị Pháp giam lỏng từ năm 1925), Bùi Quang Chiêu (người được Trần Dân Tiên nhắc đến trong tác phẩm Những mẩu chuyện ...), Huỳnh Thúc Kháng.

Tuy thiệt hại nặng nề sau thời Mặt trận bình dân (1936-1939) đảng ta đã trưởng thành lớn mạnh đủ lãnh đạo nhân dân thành công cuộc cách mạng tháng Tám. Theo tài liệu mà bọn Phòng II Pháp không kịp thủ tiêu, số lượng tù nhân liên quan đến chính trị của các đảng phái vào khoảng 5,000 người. Vào thời kỳ này những đảng viên trẻ có năng lực nắm những cương vị cao trong đảng. Trong số đó có đồng chí Đặng Tính tuổi mới đôi mươi nắm chức vụ bí thư tỉnh ủy Hải Dương, đồng chí sau này nắm chức vụ Tư lệnh Không quân QĐ ND VN.

Tuy rút vào bí mật dưới cái tên Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác, trong cuộc kháng chiến chống Pháp số lượng đảng viên đã phát triển không ngừng. Đến Đại hội II tháng 2 năm 1951 có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết đại diện cho 766 ngàn đảng viên. Đại hội bầu đ/c Trường Chinh làm Tổng Bí thư BCH TƯ đảng Lao động.

Triển vọng kinh tế Việt Nam

Việt Nam được xem là nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất thế giới. Trong khi cả thế giới lâm vào suy trầm chưa thấy đường ra, kinh tế VN vẫn phát triển với tốc độ trên 6% hàng năm. Cá biệt có những năm tăng trưởng 8-9%.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 12 tháng 3 năm 2010 quyết định VN sẽ trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Với mục tiêu và đà tăng trưởng đó, kinh tế VN vào năm 2050 sẽ ở vị trí nào trên bản đồ kinh tế thế giới?

Tập đoàn Kiểm toán Pricewaterhouse Coopers (viết tắt là PwC) của Vương quốc Anh chuyên về tư vấn kinh tế quốc tế đã tính toán ra một kết quả không ngờ. Ấn bản tháng Giêng 2011 đã xếp kinh tế VN đứng vào hạng 14 trên toàn thế giới vào năm 2050, nghĩa là xếp hạng cao hơn Ý, Gia nã đại, Nam Triều Tiên, Tây Ban Nha, Á rập Saudi và Á Căn Đình.

Sáng kiến trong chăn nuôi

Bò là gia súc được nuôi lâu đời ở nước ta. Bò để kéo cày, kéo xe và làm thịt. Bò là giống guốc chẵn nhai lại, thức ăn là cỏ nên có thể chủ động nguồn thức ăn trong tự nhiên. Thịt bò có giá trị dinh dưỡng cao và nuôi bò là ngành kinh tế có hiệu quả cao.

Tuy nhiên ngành nông nghiệp VN đã phát hiện ra một nguồn thức ăn dồi dào khác cho giống nhai lại này.

Bò mẹ bê con thản nhiên xơi rác

Tuesday, January 4, 2011

Cách đưa tin giật gân của báo chí

Phóng viên Duy Tính báo Pháp luật TP loan một tin loại chó cán xe. Nội dung tin vắn tắt như sau: một phụ nữ 24 tuổi đột tử được đưa tới bênh viện Sài Gòn để khám nghiệm tử thi. Để câu khách, pv Duy Tính chỉ đưa ra 2 trong số nhiều kết quả xét nghiệm đó là có vết kim tiêm và nhiều tinh dịch trong cơ thể.

Mục đích của xét nghiệm tử thi là để xác định nguyên nhân cái chết. Do đó cần biết nạn nhân đã ăn gì, tình trạng cơ học của cơ thể như có bị đánh hay không. Còn các tiêu chí khác để tham khảo và nhất là những chỉ tiêu riêng tư như tinh dịch không được công bố rộng rãi.

Trong bài pv Duy Tính chỉ nêu ra 2 chỉ tiêu là vết kim tiêm và tinh dịch có ngụ ý nạn nhân này là dân nghiện ma túy và dâm đãng. Nếu nạn nhân là người bị suy thận mãn tính phải chạy thận nhân tạo hàng tuần thì sao?

Người chết đã là một thiệt thòi, xin các nhà báo đừng dùng ngòi bút của mình để "giết" thân nhân của nạn nhân thêm một lần nữa.

Đừng làm những con kền kền.