Thursday, August 29, 2013

Trợ giá cho ô tô để chống thất thu ngân sách

Bài trước: Doanh số ô tô giảm gây thất thu ngân sách
Tham khảo:
- Bán xăng cho Kampuchea là ích nước lợi nhà
- Giải pháp cứu dự án bauxyt khỏi lỗ

Thành tích đóng góp của ngành ô tô cho ngân sách. Lấy số liệu năm 2012,

Toyota bán được 24,927 chiếc xe nội địa nộp ngân sách 384 triệu đô tương đương 8000 tỷ đồng. Bình quân mỗi chiếc xe do công ty chế tạo tại Toyota Vietnam nộp ngân sách 320 triệu đồng.

Trường Hải bán được 32,474 xe, nộp ngân sách 4,141 tỷ đồng, bình quân mỗi chiếc xe đóng góp cho NS 127 triệu đồng.

Ford Vietnam bán được 2332 xe, nộp ngân sách 419 tỷ đồng, bình quân mỗi chiếc xe bán ra nộp cho ngân sách 179 triệu đồng.

Thuế xăng tại Việt Nam
Theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP về phương pháp tính giá xăng, giá xăng hiện tại 24,250 đ/l được phân bổ theo cơ cấu như sau:


Thuế chiếm 33% giá xăng

Theo đó, giá nhập khẩu chiếm 64% giá xăng, 4% thuộc về nhà phân phối xăng dầu và 33% là thuế đóng cho ngân sách(*). Hay nói cách khác, cứ 3 đồng mua xăng là có 1 đồng tiền thuế ở trong đó.

Một chiếc xe tối thiểu chạy 2000km mỗi tháng, tiêu thụ 200 lít xăng. Đóng góp cho ngân sách 200l * 24,250đ * 33% = 1.6 triệu hay 19.2 triệu tiền thuế xăng mỗi năm. Rõ ràng, cơ hội cho mỗi chiếc xe bán ra là 19.2 triệu đồng tiền thuế xăng mỗi năm, chưa kể các dịch vụ khác đồng hành với chiếc xe.

Muốn thúc đẩy doanh số bán xe, cần phải sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Sự trợ giá này được hậu thuẫn bởi thuế xăng, xem như ngân sách nhà nước không bị thiệt hại, nhà chế tạo xe hơi nội địa không phải giảm giá và người mua xe được hưởng lợi một cách cụ thể.

Đơn giản trước mắt là, mỗi chiếc xe sedan (hoặc xe tương đương) bán ra được trợ giá bằng giá trị tương đương 100 triệu. Đề nghị các phương án trợ giá như sau:

1. Giảm 100 triệu ngay khi mua xe. Nhà nước sẽ đền bù cho nhà chế tạo xe từ sự gia tăng tiền thuế thu từ xăng trong 5 năm.
2. Cấp phiếu mua xăng có giá trị 20 triệu đồng mỗi năm trong suốt 5 năm.

Chú thích:
(*) Phí bình ổn chỉ chiếm 1% giá xăng nhưng người tiêu thụ xăng phải đóng vĩnh viễn không được trả lại. Phí này sẽ được nhà nước phân phối dần cho nhà cung cấp xăng, nên có thể nói 5% giá xăng thuộc về nhà phân phối xăng cũng không sai.

Tham khảo cơ cấu giá xăng tại Mỹ
Trong cơ cấu giá này: Dầu thô chiếm tỷ trọng trong giá xăng tương đương với xăng nhập khẩu của VN. Vì vậy mà giá xăng tại VN thường cao gấp 1.2 lần Mỹ quốc (giá hiện tại khoảng $3.6 mỗi gallon xăng).

Friday, August 23, 2013

Doanh số ô tô giảm gây thất thu ngân sách

Gì có thể thiếu, thuế phải thu đủ

Xem trước:
- Tăng trưởng thu ngân sách bao giờ cũng cao hơn tăng trưởng GDP
- Biện pháp thu phí bảo trì đường bộ

Nguy cơ thất thu ngân sách
Chi ngân sách năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước. Riêng năm 2012 thu ngân sách giảm so với 2011.

Thu ngân sách 2012 đột ngột giảm

Tình hình thực hiện thu NSNN năm 2013
Theo Bộ Tài chính, sáu tháng đầu năm, tại các địa phương trọng điểm, thu NSNN  không đạt 50% dự toán có Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Ðà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hồ Chí Minh - đầu tàu kinh tế của cả nước, tổng thu NSNN chỉ đạt 47,73% dự toán năm. Các địa phương bảo đảm tiến độ thu hơn 50% dự toán hầu hết là các nơi có số thu nhỏ.

Trên phạm vi cả nước, đến hết tháng 7, tổng thu NSNN ước đạt 429.165 tỷ đồng, bằng 52,5% dự toán (thấp hơn nhiều so với kỳ vọng 7/12 = 58%).  Cả nước đã phải huy động 127,33 nghìn tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ để bù đắp bội chi NSNN.

Ngân sách 2013 có nguy cơ thất thu

Nguy cơ thất thu ngân sách năm 2013 và các năm sau hoàn toàn nằm trong tầm tay. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thất thu ngân sách là do doanh số bán lẻ ô tô sụt giảm.

Doanh số ngành ô tô không tăng trưởng mà còn suy giảm
Sau đỉnh cao 2009, doanh số ô tô đi xuống

Đóng góp của ngành ô tô cho ngân sách
Ngành ô tô Việt Nam có năng lực chế tạo, lắp ráp 460 ngàn chiếc mỗi năm, tạo việc làm cho hơn 80 ngàn lao động. Chỉ riêng thuế thu trên đầu xe bán ra, hàng năm đóng góp cho ngân sách hơn 1 tỷ đô la.

Năm 2012, sản lượng ô tô bán ra chỉ bằng 1/2 so với đỉnh cao 2009. Tuy có khả quan vào cuối quí II năm 2013 nhưng thị trường chững lại vào tháng 7 và VAMA đã đặt chỉ tiêu phấn đấu bằng doanh số của năm 2012.

Theo Tổng giám đốc Toyota Vietnam, Thuế chiếm 60% giá trị xuất xưởng của chiếc xe. Việc tăng hay giảm doanh số bán xe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu ngân sách. Doanh số của một hãng xe giảm có thể gây thiệt hại đến 1/2 thu ngân sách của một tỉnh.

Doanh số bán xe tuột dốc còn làm mất đi một  nguồn thu khác ngoài thuế, đó là Phí bảo trì đường bộ.
(bài này được viết với sự trợ giúp số liệu từ thành viên Kao Nguyen)

Kỳ tới:
Trợ giá cho ô tô để chống thất thu ngân sách

Friday, August 16, 2013

Chống phá giá và cách tính thuế

Năm 2012, Mỹ nhập khẩu 3.4 tỷ đô tôm từ các nước Á châu chủ yếu xuất xứ từ 7 nước theo thứ tự giảm dần: Thái 1.1 tỷ đô, Nam Dương 634 triệu đô, Ấn Độ 551 triệu, Equador 500 triệu, Việt Nam 426 triệu, Mã Lai 142 triệu và TQ 102 triệu đô.

Các nước xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ đã được tính thuế bổ sung - thuế chống trợ cấp hay còn gọi là thuế chống phá giá. Thuế suất lần lượt là Mã Lai 10.8-54.5%, TQ 18.2%, Equador 10.1-13.5%, Ấn Độ 5.54-6.16% và Việt Nam 1.15%-7.88%. Tại sao Thái và Nam Dương là 2 nước xuất nhiều tôm sang Mỹ lại không phải chịu thuế này. Sao lại mỗi nước có mức thuế suất khác nhau. Cơ sở nào để tính thuế hay đó là sự tùy tiện nào của sở thuế Liên bang.
(Nguồn: Reuters)

Thương mại từ cổ chí kim đều mua hàng hóa ở nơi có giá rẻ chuyên chở đến bán tại nơi có giá cao hơn. Còn mang hàng từ nơi đắt đến bán tại nơi rẻ hơn rõ ràng là có hoặc gian lận thương mại chiếm đoạt thị trường hoặc là có trợ cấp của chính quyền, thông thường trợ giá bằng cách giảm thu ngân sách. Xin lấy trường hợp VN làm thí dụ.

Theo nguyên lý đó, nhà buôn chỉ tiến hành thương vụ khi giá bán lẻ bên Mỹ ít nhất phải bằng giá bán lẻ tại VN cộng với chi phí vận chuyển, bảo quản và bảo hiểm vượt đại dương. Giá sẽ được xây dựng theo sơ đồ sau:
Quy luật thương mại: Giá nơi mua bao giờ cũng thấp hơn giá tại nơi bán

Trên thực tế thì giá bán lẻ bên Mỹ dường như rẻ hơn tại VN. Cụ thể là $4-5 mỗi pound so với 300 ngàn đồng 1 kg tại VN. Cơ cấu giá trên thực tế trở thành:
Thực tế: Hàng hóa đi từ nơi giá cao hơn đến nơi có giá thấp hơn

Theo sơ đồ trên rõ ràng là có sự trợ giá ở đâu đó trong chuỗi giá trị, bằng một hình thức kín đáo nào đó.

Để duy trì nguyên tắc hợp lý của thương mại nghĩa là mua từ nơi rẻ hơn bán cho nơi đắt hơn, bộ Thương mại Mỹ phải bổ sung một sắc thuế. Thuế này được tính toán sao cho giá nhập khẩu vào Mỹ (giá USIP) phải cao hơn, hoặc ít ra phải bằng với giá bán buôn tại VN (giá FDP). Nguyên tắc này được gọi là Nguyên tắc Zero, được thể hiện bằng sơ đồ giá sau:
Nguyên tắc zero để tính thuế chống phá giá

Thí dụ khác, giá tôm cùng loại ở Thái chỉ khoảng 200 bath tương đương 132 ngàn đồng mỗi kg (giá này chưa bằng một nửa giá tại VN, 1 bath ăn 660 đồng theo tỷ giá yết tại vietcombank). Đó là lý do tôm Thái không bị đánh thuế trợ cấp.
Giá tôm tại Thái thời gian gần đây

Giá tôm yết tại Ecuador $15.95 mỗi pound nên chịu thuế suất cao gấp 3 lần so với VN.
Salvatore Anastasi , owner of the Ninth Street Market purveyor, holds extra jumbo shrimp from Ecuador, selling for $15.95 a pound.

Tại Trung Quốc giá tôm tại Hàng Châu 35 RMB Yuan mỗi kg so với $5 mỗi pound tại Boston.

Những thí dụ trên cho thấy những xuất xứ của hàng hóa chịu thuế chống phá giá chẳng oan chút nào.

Dấu hiệu nhận biết hàng hóa nào vào Mỹ sẽ bị đánh thuế chống phá giá nếu giá bán lẻ tại nơi xuất xứ của nó có giá đắt hơn giá bán lẻ tại Mỹ.

Xem thêm:
- Phương pháp thu mua và xuất khẩu gạo
- Giải pháp cứu dự án bauxyt khỏi lỗ
- Làm thế nào để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài
- Phá giá để hỗ trợ xuất khẩu, lợi cho ai
- Khái niệm bị hiểu lầm 2: Xuất siêu thì tốt, nhập siêu thì xấu

Tham khảo:
- Hiệp định về Chống bán phá giá (căn bản dựa theo Thỏa hiệp Mậu dịch và Thuế quan GATT 1994) http://www.mof.gov.vn/portal/pls/portal/SHARED_APP.UTILS.print_preview?p_page_url=http%3A%2F%2Fwww.mof.gov.vn%2Fportal%2Fpage%2Fportal%2Fmof_vn%2F1371593%2Ftct&p_itemid=45972718&p_siteid=33&p_persid=0&p_language=vi 

Wednesday, August 7, 2013

Khái niệm bị hiểu lầm 2: Xuất siêu thì tốt, nhập siêu thì xấu


Trước đây, hồi thập niên '80 của thế kỷ trước, có thành ngữ "Bao giờ cho đến ngày xưa", như là một mơ ước đến đời sống mới cách đó vài năm. "Ngày xưa" để ám chỉ thời kỳ trước đó 10 năm, thời kỳ sống nhờ vào nhập khẩu từ các nước anh em XHCN, chủ yếu từ Trung Cộng.  Từ cây kim, sợi chỉ cũng từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa XHCN anh em.

Bài trước: Những khái niệm bị hiểu lầm: 1 tăng trưởng GDP

Báo chí ta thường nói đến nhập siêu như là một bất lợi và xuất siêu như là một thành tích đáng tự hào. Thực tế đời sống đa số quần chúng lại không phải như vậy, mà có thể ngược lại.

Sự sung túc của mọi tầng lớp nhân dân được thể hiện bằng chi tiêu của họ. Thông thường, những gì "thừa" thì được xuất khẩu và nhập khẩu những hàng hóa thiếu hoặc chưa sản xuất được hoặc vì giá trong nước cao hơn giá nhập khẩu.

Xuất khẩu là bán hàng hóa trong nước thu được ngoại tệ để tiết kiệm. Còn nhập khẩu là ta bỏ ngoại tệ ra để mua hàng hóa về tiêu thụ trong nước.

Để thúc đẩy tăng trưởng các nhà nước đều thống nhất dùng các biện pháp sau:
1. hoặc tăng thuế hay thu NSNN
2. hoặc tăng mức đầu tư
3. hoặc tăng tiêu dùng
4. hoặc tăng xuất khẩu
hoặc kết hợp các biện pháp trên

Nhà nước Việt Nam chủ trương tăng trưởng bằng tổng hợp các biện pháp (1), (2) và (4). Cụ thể là

- Thuế năm sau tăng hơn năm trước, bình quân tăng trưởng thu NSNN khoảng 20%
Tăng trưởng thu ngân sách so với tăng trưởng GDP

- Cố gắng đầu tư bằng mọi giá thí dụ khuyến khích đầu tư BĐS trong những năm qua; bóc đường nhựa làm đường bê tông xi măng hiện nay
Tăng trưởng đầu tư so với tăng trưởng GDP

- Giảm nhập siêu và tiến tới xuất siêu
Giảm nhập siêu, lần đầu tiên xuất siêu 2012

Trong 4 động lực tăng trưởng, có 3 yếu tố tăng nhanh hơn sự tăng trưởng GDP chung. Tất yếu, yếu tố tiêu dùng của toàn dân phải giảm xuống tương ứng.
Đời sống sút kém cùng với thành tích phát triển kinh tế

Đời sống của nhân dân thường đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước. Những năm nào nhập siêu càng nhiều thì năm ấy đời sống dân ta càng sung túc.

Thursday, August 1, 2013

Nhạy cảm blogger

Kinh tế thế này thì Kền Kền cũng đói
Xem trước:
- Báo chí cách mạng: hồng và chuyên
- Đừng quên Chức năng của báo chí cách mạng là tuyên truyền
- Tội làm lộ bí mật nhà nước
- Đọc báo giấy (SGTT) 

Nghị định 72 mới chỉ được truyền thông quốc doanh nhá nhá mà chưa có hiệu lực thi hành đã làm cho các blogger rúng động. Linh hồn của nghị định trên được hiểu là: Không được thông tin tổng hợp trên các blog cá nhân dẫn nguồn từ báo đảng.

Dưới chế độ XHCN tốt đẹp của chúng ta, báo chí tư nhân không được phép hoạt động. Có đến trên 700 đầu báo đủ hình thức từ báo in (nhật báo, tuần báo), báo tiếng (các đài phát thanh), báo hình (các đài truyền hình trung ương và địa phương), đến báo mạng (internet). Đặc điểm thông tin từ báo chí quốc doanh là:
- Nhanh nhảu đối với tin quốc tế,
- nhưng Chậm chạp đối với tin trong nước,
- và đặc biệt là thông tin không đầy đủ và thường bị làm sai lạc.

Cần phải có cái nhìn thông cảm với anh em phóng viên báo đảng. Họ viết bất chấp sự thật chỉ cần tuân theo chỉ dẫn của cấp trên. Ai viết bài có xu hướng cảm tình với quần chúng hoàn toàn có nguy cơ bị thổi còi. Nhiều người muốn được tự do viết bài đã phải ra khỏi biên chế như nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh. Những phóng viên còn trong biên chế, thoải mái viết các đề tài cướp-giết-hiếp để được yên thân, lãnh lương tháng và bổng lộc mà không sợ bị "tuýt còi".

Vì thế mà, báo chí cách mạng vừa nghèo thông tin vừa không đáng tin cậy. Sự phát triển của blog, báo chí cách mạng không còn là nguồn tin duy nhất nên công chúng đã tìm đến những nguồn tin khác ngoài báo chí cách mạng. Công chúng tìm đến những trang web có thông tin đáng tin cậy hơn, có tính tổng hợp thông tin kinh tế xã hội như cafef, gafin etc. Một số web khác đăng lại những tin tức từ báo đảng nhưng có hình thức hấp dẫn hơn nên có đông độc giả hơn như 24h.

Bên cạnh đó, blog ra đời là một phương tiện thuận lợi cho việc truyền tin. Đó là các hệ thống yahoo, google, wordpress, multiplier etc, được sử dụng rộng rãi. Trong số những blog này có trang ba sàm đã tổng hợp thông tin khá toàn diện nên được đông đảo bạn đọc đón nhận như là một trang nhà. Chỉ cần đọc phần điểm tin ba sàm là có thể nắm hết mọi thông tin diễn ra trong ngày.

Do đó mà, báo chí quốc doanh càng ngày càng ít người đọc hơn, hiệu quả doanh thu quảng cáo thấp, hiệu quả tuyên truyền bị tê liệt và nguy cơ cáo chung của nền báo chí cách mạng.

Giới blog đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. Toàn cõi VN có trên 5 triệu thuê bao internet với 20 triệu người sử dụng. Nếu lấy giá cước tối thiểu mỗi thuê bao phải đóng trong 1 tháng là 220 ngàn đồng thì mỗi năm cước internet đem lại doanh thu ít nhất là:
5 triệu x 220 ngàn đồng x 12 tháng = 13.2 ngàn tỷ đồng, đóng góp vào 0.5% GDP.

Nguyên nhân ra đời của nghị định 72 không phải diệt blog mà là dùng nghị định để hợp pháp hóa việc đóng cửa các trang web đang dần dần chiếm lĩnh thị phần của báo đảng, để bảo vệ thành quả của báo chí cách mạng.

Những cán bộ chấp bút soạn thảo nghị định theo sự chỉ đạo nên ý tứ của họ không phải chuẩn mực để bắt buộc phải theo. Do ngôn từ khắt khe và có phần tùy tiện trong nghị định đã làm một số blogger nhạy cảm thái quá. Trong quá khứ, Pháp luật Việt Nam cũng có thời ngớ ngẩn khi cấm cá nhân mang quá 5kg gạo trong hành lý chỉ với mục đích làm phép thử xem quần chúng này dễ cai trị đến mức độ nào.