Tuesday, November 30, 2010

Công nghệ "rải đinh"



Định nghĩa: rắc những mảnh sắt đã được chặt nhỏ trên tuyến đường nhiều xe gắn máy đi lại để tạo ra sự cố thủng săm hay vỡ bánh.
Mục tiêu: tăng số lượng người có nhu cầu vá hay thay ruột

Bài viết này viết nhân dịp ngày Nhà Giáo VN và không nhằm đi sâu vào công việc của những người được gọi là "đinh tặc".

Nghề giáo ở xứ ta được xem là "nghề cao quý". Nghề cao quý là răng? Hiểu đơn giản nó là cái nghề được đông đảo quần chúng trân quý hơn nghề khác, chẳng hạn như so với nghề sản xuất vật chất như là công nhân, hay nghề dịch vụ như là hốt rác, hay nghề mài đũng quần như là công chức, hay nghề "hiệp sĩ" như công an.

Thật vậy, nghề giáo đã từng được trân trọng bằng quan hệ theo Khổng giáo: Quân - Sư - Phụ, nghĩa là đặt thầy cao hơn cả cha. Hay Nhất Tự Vi Sư, Bán Tự Vi Sư nghĩa là dạy nửa chữ cũng là thầy.

Thế còn bây giờ nghề giáo có còn là cao quý không. Thưa rằng còn, và chỉ còn trong khẩu hiệu, vì ngày nay nghề giáo xét về bản chất không khác gì nghề rải đinh cả.

Monday, November 29, 2010

Đọc báo

Không biết tự bao giờ, mỗi khi giở báo ra đọc, chỉ thấy có tin xấu. Hình như phóng viên cho rằng đăng tin xấu mới được độc giả cho là trung thực hay sao.

Duy tu bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống công trình công cộng là việc làm bình thường. Không có chuyện để nói hay sao mà phải bới móc như chuyện này. Báo chí vốn đã đẩy nhiều người vào đường cùng, nay không biết có ý gì nữa đây.

Mặt vỉa hè đoạn này đã hỏng, không sửa thì để làm gì, sát với bó vỉa đã sụt mất vài hàng gạch. Kiểu lát gạch như thế này thích hợp với tải là bộ hành. Nếu ô tô lạm dụng sẽ làm mau hỏng.

Đây là gạch tự chèn, nên lớp cát vàng đồng thời là lớp lót. Người công nhân này làm đúng kỹ thuật. Nhưng bị báo dèm pha là Không có máy đầm, công nhân dùng thước để san phẳng nền... Xin thưa, đầm và san là 2 nguyên công khác nhau, không ai san thay cho đầm cả.

các cụ bảo Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe.

Saturday, November 27, 2010

Dân chủ, có cần không?

Cách nay mấy năm thiên hạ ì xèo về bức hình cô Hoàng Lan với anh Nguyễn Tiến Trung bắt tay và ôm hôn thắm thiết với vợ chồng Tổng thống Bush tại nhà riêng (không phải dinh) của Tổng thống. Người ta bình rằng những người dân chủ được Tổng thống Mỹ quốc kính trọng.

Nếu chỉ bắt tay nguyên thủ nước bự mà trở thành nhà dân chủ thì tôi e rằng ở nước ta có quá nhiều nhà dân chủ.

Đặng Thành Tâm và Obama

Đặng Thành Tâm và Medvedev

Friday, November 26, 2010

Đấu giá và Từ thiện (3)

Từ thiện và lợi ích của doanh nghiệp

Không có ai cho không ai bao giờ, là triết lý của doanh nhân. Cả 3 chủ thể Người cho, Hội và Người mua có Được cái gì không, và có được nhiều không. Trả lời là: được cái gì thì người ta mới làm, có thể là tiếng tăm, có thể là lợi ích ngắn hạn, có thể là lợi ích dài hạn.


Xin lấy ví dụ Bộ 4 Linh (gọi tắt là Bộ) được trả giá 47.9 tỷ đồng cho tiếng cồng cuối cùng, đây là số đẹp 10 nút (không phải số bù). Trước đây Bộ thuộc quyền sở hữu của ông Võ Ngọc Hà, ông Hà mua nó ở đâu bao nhiêu tiền không ai biết nghĩa là chưa có giao dịch thực tế. Sau khi được báo chí thổi phồng Bộ có giá triệu đô, thực tế nó không có gì nổi bật ở Triển lãm sinh vật cảnh đại lễ 1000 năm Thăng Long. Ông Hà chấp nhận hiến nó với điều kiện trả cho ông 1 triệu đô la Mỹ.

Nếu có ai mua của ông Hà giá một triệu đô chắc chắn ông phải đóng thuế VAT 10% là $100,000 (một trăm ngàn đô). Rõ ràng ông Hà chỉ cần bán nó lấy 1 triệu đô ròng không thuế mà thôi, và thực sự ông chẳng đóng góp tiền bạc gì cho từ thiện cả. Thực chất đây là mượn danh nghĩa từ thiện để bán hàng trốn thuế. Từ thiện nếu có ở đây là phần chênh lệch giữa giá mua tại phiên đấu giá được so với giá bán lại ngay sau đó nếu có người mua. Không phải không có lý khi ông Đạt, người trả 47.9 tỷ đồng nói rằng ông chỉ làm từ thiện cho Hội chứ không cho ông Hà.

Đấu giá và Từ thiện (2)

Cho tặng và rao bán

Kêu gọi đóng góp cho miền Trung là một việc làm tốt, và tiền gom được bằng cách bán những sản phẩm độc đáo do doanh nghiệp và cá nhân dâng tặng bằng cách đấu giá những món ấy. Kết quả đấu giá là thế này, theo như ban tổ chức thì người trả giá cao nhất không có hoặc vật đấu giá bị mang đi nơi khác hoặc có ý đổ thừa cho nghiệp vụ của nhân viên.

Nếu xem Hội Hồng thập tự (gọi tắt là Hội) là người tổ chức, Quá trình Từ thiện - Đấu giá phải bao gồm các bước sau:
1. Đóng góp cho từ thiện. Cá nhân hay doanh nghiệp (gọi tắt là Người cho) giao vật phẩm cho Hội, Hội có nghĩa vụ giữ và niêm phong. Tạm xem vật phẩm nay thuộc sở hữu của Hội.
2. Hội viết thư mời những Cá nhân hay doanh nghiệp (gọi tắt là Người mua) có thiện ý và khả năng tài chính tham gia đấu giá.
3. Tổ chức đấu giá bằng cách thuê Người môi giới là doanh nghiệp có chức năng bán hàng có giá trị để bảo đảm việc đấu giá được thực hiện đúng luật và đầy đủ trình tự, tốt nhất là thuê những công ty chuyên nghiệp về tổ chức sự kiện.

Do Hội muốn mau chóng đưa cuộc đấu giá và quyên tiền đến thành công tốt đẹp nên đã bỏ qua cả 3 bước trên hoặc có nhưng không thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Chẳng hạn như vật phẩm vẫn thuộc sở hữu của Người cho, nghĩa là Hội đã bán cái mà Hội chưa có. Thay vì giới hạn người tham gia đấu giá, ban tổ chức cho phép người trả giá đến từ hư vô, tức là từ những số điện thoại không xác định.

Đấu giá và Từ thiện (1)

Đấu giá và Đấu thầu

Đấu giá (Auction) là các thủ thuật chọn một người trong số nhiều người muốn mua nhằm bán một sản phẩm đơn chiếc với một giá lớn nhất có thể. Việc đấu giá thường áp dụng cho sản phẩm độc nhất như là cổ vật hay một sản phẩm thủ công như bức vẽ hay một thứ hàng hiếm như tem. Đấu giá là hành động ngược với Đấu thầu (bid) mà ở đó chọn một người trong số nhiều người muốn bán với một giá nhỏ nhất mà vẫn có lời. Đấu thầu thường được sử dụng cho các công trình xây dựng hạ tầng.


Xét về nguyên lý thì mọi giao dịch ngoài chợ từ con cá lá rau đều tuân theo qui luật đấu giá, từ đó hình thành nên giá thị trường. Vì vậy mà có thể nói đấu giá là hành động lâu đời từ khi loài người biết trao đổi hàng hóa.

Sự việc được xem là Đấu giá ngoài vật phẩm hiện hữu và được niêm phong các bên tham gia gồm có: Người Bán, Những người mua và Người môi giới. Nếu vật phẩm có giá trị không cao lắm Người bán có thể làm chức năng môi giới.

Đấu giá bao gồm 3 giai đoạn: Ra giá - Trả giá - Đảm bảo thực hiện trong đó việc bảo đảm thực hiện quyết định việc đấu giá có thành công hay không. Với doanh nghiệp bảo đảm thực hiện bằng tiền thế chân hay bảo lãnh của ngân hàng, doanh nghiệp có thể buộc phải mua hoặc phải trả một số tiền phạt tùy quy định. Với cá nhân các bà đi chợ, đó là danh dự của người mua hàng. Trả giá rồi mà không mua có thể nhận cái lườm nguýt, đốt phong long, chửi hoặc thậm chí bị ăn đòn.

Thursday, November 25, 2010

Ai dễ bị bề hội đồng

Vụ hành hạ trẻ em mới đây được báo chí mở chiến dịch từ báo Người lao động đến báo Lao động, Thanh niên, chưa kể những báo mạng khác nhưi dantri, vnexpress.

Nạn nhân là một cháu bé thủ phạm là một người phụ nữ mà báo chí gọi là đàn bà. Người phụ nữ không có doanh nghiệp mà cũng chẳng có việc làm có nghĩa là đạt tiêu chuẩn của một cốt cán. Vụ việc có tên gọi là bạo hành trẻ em mà trong đó những hành vi đã được luật bảo vệ trẻ em điều chỉnh. Khi chưa ra tòa, báo chí không có quyền kết luận và không được đăng hình ảnh của thủ phạm cũng như nạn nhân nếu chưa được phép.

Xem một vụ khác đó là vụ con bị hiếp dâm mẹ bị đánh . Nạn nhân là một bé gái 6 tuổi và mẹ của em, thủ phạm là tên Nguyễn Văn Anh 16 tuổi con cán bộ ngụ cùng địa phương (độc giả không thể tìm thấy tên của tên này bằng cách tìm trên internet). Vụ này cuối cùng báo đăng là thủ pham đã bị bắt, chấm hết và không ai còn nhắc tới nữa.

Xét về tính chất, vụ án hiếp dâm nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ bạo hành. Nhưng ở đây cách xử sự của báo chí thì ngược lại, họ đưa tin hời hợt vụ hiếp dâm nhưng lại tổ chức một chiến dịch cho vụ bạo hành. Tên Nguyễn Văn Anh trú tại xóm 13 xã Hương Thủy huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh chưa ai thấy dung nhan trên mặt báo, thậm chí đến tên cũng được viết tắt thành N.V.A. Ngược lại mẹ con chị Tuyết là nạn nhân lại được thường xuyên được trương trên mặt báo mà chưa chắc đã được sự đồng ý của nạn nhân. Công an huyện nói rằng vụ án này không có bằng chứng.

Phải chăng ngày nay, người lao động không còn được xem là cốt cán của chế độ.

Giai cấp công nhân, anh là ai?

Theo định nghĩa, giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên phong, trực tiếp hoạc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Nhưng trong thực tế, giai cấp công nhân được hiểu là tầng lớp nghèo, đầu tắt mặt tối, phải gửi con ở những "nhà trẻ" tự phát không có giấy phép hành nghề, cô bảo mẫu chưa qua huấn luyện. Và đặc điểm chung của nhà trẻ loại này là tập trung ở những nơi đông nhà trọ công nhân với giá cước từ 300 đến 350 ngàn mỗi tháng. Mà gửi tại những nhà trẻ loại này chỉ là con của công nhân, tuyệt không thấy bé nào con cán bộ kể cả chức trưởng ấp.


Khi chưa biết độ tuổi của bé, bài báo đoán bé chứng 2 tuổi, nhưng thực tế như bố cháu thừa nhận, bé được 3 tuổi rồi. Có nghĩa là dinh dưỡng trong gia đình công nhân không được bảo đảm.

Gửi trẻ tuy tốn kém nhưng người công nhân gắng sức tăng ca để lo. Nhưng họ không thể gửi con ở trường công một phần vì không có hộ khẩu, một phần do giờ làm việc trong nhà máy không cùng với giờ làm việc của nhà trẻ chính quy. Họ phải làm nhiều đến mức mà cả nước đều biết chuyện trừ mẹ đẻ của bé phải đi làm ca.

Người ta tính đem vụ này ra xét xử hình sự và bắt buộc phải nâng cấp những nhà trẻ loại này. Những người công nhân sẽ tiếp tục chịu thêm gánh nặng vì phí gửi trẻ sẽ không còn là 300-350 ngàn nữa mà có thể gấp đôi. Và cha mẹ của 5 em đang ở nhà bà Phụng còn lại không biết sẽ gửi con cho một "nhà trẻ" tương tự nào đây.

Quả là lý thuyết với thực tiễn cách xa vời vời.

Wednesday, November 24, 2010

Bán được hàng, mừng hay lo?

Theo lẽ thường, bán được hàng hóa hay dịch vụ là mục tiêu của nhà sản xuất hay nông gia hay người làm dịch vụ. Khi nhu cầu tăng cao là điều đáng mừng chứ sao lại lo người nước ngoài mua vét hàng.

Báo Thanh niên giật cái tít xanh dờn: Trong khi nguồn cung không đủ đáp ứng tiêu thụ trong nước dẫn đến giá tăng cao thì mỗi ngày đang có hàng ngàn con heo được xuất sang Trung Quốc. Họ lo cho cân bằng cung - cầu hay lo cho người nông dân không có heo ăn hay đơn giản chỉ là bài Hoa.

Lũ sông Cửu Long, bạn hay thù?

Mùa lũ sông Cửu Long mà dân gian gọi là Mùa Nước Nổi bắt đầu từ hạ tuần tháng 6 âm lịch và lên đến đỉnh vào quãng rằm tháng 8.


Những tai họa do lũ gây ra đó là:
- Khó khăn về chỗ ở
- Trẻ em chết đuối do bất cẩn của cha mẹ
- Chết do rắn bò lên chỗ cao cắn

Mặt khác những lợi ích do lũ đem lại không thể tính được bằng công:
- Mênh mông lũ đem lại phù sa màu mỡ cho ruộng đồng
- Rửa phèn rửa mặn
- Làm chết cỏ dại xen lẫn với lúa
- Diệt chuột và côn trùng như kiến và rầy
- Nguồn lợi thủy sản với cá Linh là điển hình

Tuesday, November 23, 2010

A dua bầy đàn hay định hướng XHCN?

Tin báo vietnam.net bị hack cũng bình thường như bao tin khác, có gì quan trọng hơn đâu. Thế mà các báo trong nước lẫn ngoài nước loan tin nhặng xị cả lên.

Báo Lao động loan tin mà không bình gì. Lề trái trá hình copy từ một nơi khác. Ông nội phản động giả danh này thì dựng trận địa giả.

Tờ lá cải cao cấp BBC loan một tin không xứng với danh của nó. Ngoài việc đưa tin, RFI còn bình loạn rằng vietnam net bị đánh sập là do gần đây đưa tin "nhạy cảm". Chi nhánh của bộ 4T hải ngoại đưa ra bong bóng.

Xin các ngài, các Ngài hãy để em nó bình yên. Vietnam net bị sập có nghĩa là nó tạm bị sập, và nó sẽ được "khắc phục" sau đó không lâu để hoàn thành nhiệm vụ của nó.

Tất cả họ cùng loa lên một bài ca với ngụ ý muốn nói: vietnam net là báo mạng cấp tiến, có số độc giả đông đảo, có nhiều ý kiến trái chiều. Tóm lại các báo cả trong hay ngoài nước, những báo tự nhận là lề phải hay lề trái cùng đồng thanh cho rằng vietnam.net là nguồn thông tin đáng đọc trong thời buổi hiện nay.

Saturday, November 20, 2010

Công an ta tài lắm

Chỉ bằng những chứng cứ nhỏ nhoi là hình ảnh mờ nhạt trong clip dài 1 phút rưỡi, công an ta đã tìm ra thủ phạm vụ tung video clip lên mạng. Nói như vậy để cảnh báo các đồng chí dân chủ cuội dưới một nick ảo, ngồi sau PC rằng mọi hành vi của các đồng chí đều có thể được phát giác và công bố.

Friday, November 19, 2010

Bong bóng cổ vật?

Một bình gốm chiều cao 16 inches được cho là chế tác vào thập niên 1740 đời Càn Long thời nhà Thanh được mua giá 43 triệu bảng (tương đương 68 triệu đô) với giá khởi điểm 500 ngàn bảng trong phiên bán đấu giá ngày 12 tháng 11 tại Bainbridges, Tây Luân Đôn.


Cộng với tiền 20% tiền cò cho nhà Christie, người mua giấu tên từ Hoa lục phải trả 53 triệu bảng (tương đương 83 triệu đô)

Thursday, November 18, 2010

Tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng có ý đồ gì?

Bài viết về cách mạng tháng 10 đăng báo Quân đội nhân dân của tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng có đoạn viết Cách mạng Tháng Mười đã tỏ rõ vai trò tiên phong và khả năng tổ chức, lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh giành chính quyền “từ trong tay bọn nhà giàu để giao lại cho những người nghèo, từ trong tay bọn bóc lột để giao lại cho những người lao động”, đưa nhân dân lên làm chủ, tổ chức xây dựng xã hội mới, thay đổi căn bản địa vị của họ trong xã hội.

Được biết tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng có học vị Tiến sĩ, có học hàm Phó Giáo sư tức là một người thầy có uy tín, một cá nhân có địa vị được xã hội kính trọng. Bài viết có ý kêu gọi quần chúng nhân dân đấu tranh giành chính quyền “từ trong tay bọn nhà giàu để giao lại cho những người nghèo, từ trong tay bọn bóc lột để giao lại cho những người lao động”, đưa nhân dân lên làm chủ, tổ chức xây dựng xã hội mới, thay đổi căn bản địa vị của họ trong xã hội.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trên con đường hoàn thiện xây dựng kinh tế thị trường, chính quyền các cấp đã hết sức cố gắng bảo đảm quyền lợi vật chất của nhân dân tuy đâu đó tồn tại sự không công bằng một cách cục bộ. Bài viết rõ ràng đã ngầm chống lại chủ trương từng bước ổn định đời sống nhân dân, thể hiện sự công khai tuyên truyền và khích động quần chống lật đổ chính quyền hiện tại dưới vỏ bọc một bài viết ca ngợi cách mạng tháng 10.

Tuesday, November 16, 2010

Đổi tên South China Sea thành Biển Đông Nam Á, rồi làm gì nữa?



Quĩ Nguyễn Thái Học có "sáng kiến" tức cười đó là đổi tên Biển Đông tức là South China Sea thành Biển Đông Nam Á. Cái tên South China Sea do ai đặt và thực sự có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của các quốc gia liên can?


Theo địa lý học vùng biển được quốc tế gọi là South China Sea có phạm vi từ eo Mallacca đến eo Đài Loan, bắc là bờ biển TQ, đông là bờ biển VN, phía tây là Phi Luật Tân, phía nam là Mã Lai và Nam Dương.

Thời Trung cổ những khác niệm về địa lý được hiểu khác với bây giờ. Ta hay Tàu thấy biển cùng hướng với mặt trời mọc nên đều gọi là Biển Đông ở VN và Đông Hải bên Tàu. Người Tàu còn có Nam Hải cũng như ta có Biển Tây.

Thế ký 16 những thương nhân Tây Ban Nha thống trị châu Mỹ còn thương nhân Bồ Đào Nha cùng với Hà Lan khai thác thị trường Đông Á. Các thủy thủ Bồ Đào Nha đặt tên biển này là Mar da China (nghĩa là Biển Trung Hoa) và China Sea trong tiếng Anh, sau tên này được điều chỉnh thành South China Sea để phân biệt với biển Hoàng Hải.

Cách đặt tên này tồn tại ở nhiều địa phương cho đến ngày nay, đó là Vịnh Mễ Tây Cơ xứ Cờ Hoa, Vịnh Ba Tư bên bờ biển Ả Rập Saudi, sông Jordan xứ Do Thái, Sai Gon Str. ở Hồng Kông (thuộc TQ). Cái tên bản thân nó không phụ thuộc vào chủ quyền. Mỹ đang thuê BP khai thác dầu trên Vịnh Mễ, Sông Jordan không thuộc về người Jordan và đường Sài Gòn bên Háng Coỏng tất nhiên thuộc về người Tàu.

Các cụ bảo rằng: Cái áo không làm nên ông Thầy tu. Những kẻ giả danh khất thực mới cần khoác chiếc áo cà sa màu vàng, còn ông Thầy tu chỉ bận tu phục khi làm lễ. Cái tên chỉ thật sự có ý nghĩa khi cái tên đó gắn liền với Giấy khai sinh từ người Bồ.

Về Pháp lý, cái tên gắn liền với quyền Thừa kế. Nếu anh thay tên đổi họ, anh sẽ mất nguồn gốc, anh sẽ mất quyền thừa kế từ cha mẹ. Về ranh giới Việt - Trung bằng văn bản cổ chỉ có những văn bản Hòa ước Pháp quốc - Mãn Thanh là cơ sở có giá trị nhất. Ranh giới trên biển đã được thỏa thuận giữa nhà Thanh và thực dân Pháp đều dùng tên biển Nam Hải. Nay việc vận động đổi tên này đã làm vô hiệu hóa tất cả những văn bản từ thời thực dân mà theo đó VN có nhiều quyền lợi kinh tế biển hơn là thỏa thuận hiện tại.

Hố sụt trên đường

16.11, giao lộ Điện Biên Phủ - Bàn Cờ (trước số nhà 479 phường 3, quận 3, TPHCM) hố rộng 2m sâu 2m


12.11, đường Trương Định (quận 3) xem trong ảnh đây là doạn TĐ nối dài. Hố đường kính 1m sâu 1.5m

11.11, đường Lý Thường Kiệt (phường 4, quận Tân Bình-TPHCM) hố sâu hơn 2,5 m


8.11, khu vực chợ Thủ Đức (phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TPHCM) mặt đường Võ Văn Ngân


26.10, giữa đường Tô Ký ngã tư Tô Ký - Nguyễn Ảnh Thủ (phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP HCM), 2m3 sâu 1m . Bên dưới có 3 van nước




20.10, ngã 4 Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu phía chợ Tân Định. Hố rộng 1m2 sâu 1m, ống cấp nước phía dưới.



15.10, 0,5m2 sâu nửa mét tại giao lộ Nguyễn Du - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM).


13-10, trước số nhà 294 Nguyễn Văn Đậu (P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) có đường kính gần 1m, chiều sâu hơn 1m




12.10, 1206 Kha Vạn Cân (giao lộ Hoàng Diệu 2 (P.Linh Trung Q. Thủ Đức TP.HCM)
sâu khoảng 3m đường kính gần 2m


10.10 ngã tư Võ Thị Sáu - Hai Bà Trưng, Q.1.


8.10 đường dẫn lên cầu Kiệu.




7.10 mặt đường đường Phan Văn Trị (Q.Bình Thạnh)



5.10 đường Lê Quang Định (Q.Bình Thạnh)


25-9, ngã tư Phạm Văn Hai và Bùi Thị Xuân (P.1, Q.Tân Bình, TP.HCM), có đường kính 0,5m hàm ếch khoảng 4m2 và sâu hơn 2m .


14.9 một hố sâu khoảng 3m, rộng 4m xuất hiện trên đường Lê Văn Sỹ (Q.3)

13.9, hố sâu gần 1m, rộng 2m xuất hiện gần giao lộ Võ Văn Vân - đường liên ấp 1, 2, 3 (H.Bình Chánh).


28.8, một hố sâu khoảng 3m, rộng 6m đột ngột xuất hiện tại hẻm 368 Lê Văn Sỹ (Q.3).



1.8, giao lộ Phan Đình Phùng- Hoàng Văn Thụ (ngã tư Phú Nhuận), quận Phú Nhuận - TP.HCM, hố sâu hơn 2 mét, rộng hơn 3 mét


Phương Thanh (liệt kê)
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201042/20101013020243.aspx

Wednesday, November 10, 2010

Đem ca khúc Việt ra thế giới

Hà Nội mùa vắng cơn mưa



Lyric:
Hanoi's This season... absent the rains.
The first cold of winter make your towel's gently in the wind.
Flower stop falling, you in side me after class
on Co Ngu street is our steps slowly return

Hanoi's This season the sky is not sunny.
Deserted street slanted dried brachs.
Small shop is unsteady a poetry.
Lake's Tay,Lake's Tay... occault

Hanoi 's This season, the nostalgia in heart
We are remember night cold hands,
The warmth give your to naive age
Image, Image, still here


Lời Việt của Trương Quý Hải
Hà Nội mùa này... vắng những cơn mưa.
Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh.
Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp.
Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về.

Hà Nội mùa này chiều không buông nắng,
Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô,
Quán cóc liêu xiêu một câu thơ.
Hồ Tây, Hồ Tây tím mờ.

Hà Nội mùa này lòng bao nỗi nhớ.
Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay,
Hơi ấm trao em tuổi thơ ngây.
Tưởng như, tưởng như còn đây


Tình đất đỏ miền Đông



Lyric
The young rice is waiting for every light rain. The blooming rice is waiting for source water to fall. The whole homeland is excited about the perfume of new earth which is waiting for human strength to care for young buds. Anyone who' passed by the eastern red land heard bloodshed staining it red so many times. The ground became green by prompt human manuring making mature rice laden on the green hillside.
The clear ride flows east ward and becomes red. Red water waves overflow lapping against the lands. The vast rice field once burried forering invaders. Each person shows his own confidences. In war time eastern people have been brave. In working they have been heroic as welt. Earth source freely joins new force with man. Spreading out to the horizon with brilliant spring. Father land! We love you forever. The victory today will start Our building ten fold. The victory today will start rebuilding you better!


Lời Việt của Lê Hành
Cây lúa non chờ từng cơn mưa nhỏ, cây lúa trổ chờ nước đổ trên nguồn.Cả nước quê hương rạo rực thơm đất mới.Đang chờ sức người vun xới (ơ...... ơ...) những mầm xanh.Ai đã qua vùng miền Đông đất đỏ, nghe máu đổ nhuộm hồng đỏ bao lần.Mặt đất lên xanh nhờ người nhanh tay bón, cho hạt lúa vàng nặng trĩu những sườn non.Con nước trong về miền Đông con nước đổ, sông nước đỏ dào dạt vỗ quanh bờ.Ruộng lúa mênh mông từng vui chôn giặc Mỹ.Trông từng con người cũng thấy (ơ..... ơ...) những niềm tin.Trong đấu tranh người miền Đông anh dũng, trong lao động người lại cũng anh hùng.Mạch đất ung dung cùng người chung sức mới.Dang rộng chân trời rạng rỡ những mùa xuân.Tổ Quốc ơi ! Ta yêu người mãi mãi.Từ trận thắng hôm nay, ta xây lại bằng mười.Từ trận thắng hôm nay, ta xây lại đẹp hơn.
a
a

Công dụng của nón bảo hiểm hay tác hại khi không đội nón bảo hiểm

Công dụng của nón bảo hiểm ra sao đã được mô tả chi tiết ở đây. Bài viết này nói về công dụng của nó ở khía cạnh bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.


Nhưng tác hại của việc không đội nón bảo hiểm sẽ vô cùng lớn lao và đôi khi thảm khốc. Khi tai nạn giao thông mà không có mũ bảo hiểm có thể dẫn tới nguy cơ chấn thương sọ não, gẫy cổ, liệt toàn thân, nói chung là mức độ tàn phế không thể hình dung ra được.

Một chiếc xe máy có thể làm cho một chiếc xe hơi hư hỏng gần như hoàn toàn và ngược lại người ngồi trên xe máy khó bảo toàn được tính mạng.


Và sức khỏe người đi xe bị suy giảm nghiêm trọng do không đội nón bảo hiểm ngay cả khi không hề xảy ra tai nạn giao thông. Mới đây hạ tuần tháng 4 anh Huỳnh Tấn Nam (không biết có bà con gì với Huỳnh Tấn Phát hay Huỳnh Tấn Mẫm không) đã bị thương do không đội nón bảo hiểm khi lưu thông trên đường từ nơi làm việc trở về nhà.


Theo báo Sài Gòn Giải Phóng anh Nam bị xe cảnh sát giao thông ép ngã, đồng chí công an dùng dùi cui đánh vào vai. Sau khi cú ngã trí mạng, anh Nam còn bị 2 công an tên Duy và Hiếu đánh trấn áp phủ đầu. Giám định anh Nam bị thương tật 77% vĩnh viễn. Theo hình chụp, anh Nam bị chấn thương cột sống cổ, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Bài học đối với chúng ta là: lên xe thì phải đội nón để không phiền đến công an chăm sóc.

Bảo vệ trẻ em?

Tin được gọi là "nóng" từ vietnam.net, các đứa trẻ ở một nhà mở ở Đồng Nai bị hành hạ. Tác giả bài báo không ghi tên thật hay bút danh mà chỉ viết tắt. Bài báo định hướng sự phẫn nộ cho độc giả vào một "nhà mở" do Tỉnh đoàn quản lý.

Tôi có ý kiến thế này, trong một gia đình đông con như thế, liệu cha mẹ ruột có tránh khỏi hành hạ trẻ như vậy. Nói đâu xa, báo đồng nghiệp là dantri có tin và hình ảnh minh họa bé gái 14 tuổi bị cha mẹ ruột ngược đãi xiềng và gốc nhãn cả ngày bất chấp mưa nắng.

Vấn đề đặt ra là đã bao giờ số trẻ mồ côi và cô nhi viện ở nước ta phát triển thành số lượng lớn mạnh như ngày nay? Do đặc điểm xã hội hay đây là ngành kinh doanh béo bở.

Tuesday, November 9, 2010

Bạn giữ của bằng cách nào?

Kết quả điều tra online trên báo vnexpress.net cho thấy một kết quả khả quan. Cho đến thời điểm khảo sát tổng số người được hỏi là 15,626 người

Có 33.5% số người được hỏi chọn cách giữ tiền Việt
Có 31.5% số người được hỏi chọn cách bảo toàn vốn bằng bất động sản
Có 26.2% số người được hỏi chọn cách giữ ngoại tệ các loại
Chỉ có 8.8% số người được hỏi chọn cách cất vàng

Thuế cao có chống nhập siêu

Bộ Tài chính đề nghị giảm thuế nhập khẩu xe hơi từ 80% xuống còn 70% có giá trị từ năm 2011. Cơ sở lý luận của việc đánh thuế cao là để hạn chế nhập khẩu xe hơi là mặt hàng gây nhập siêu.

Đồng thời báp Pháp luật VN loan tin sẽ không đánh thuế nhập khẩu vào xe hơi vào năm 2012.

Trước đó báo Tuổi trẻ nêu lên việc bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu xe tải từ 80% còn 30% .
(2 b continued)

Sự nhiệt tình của Ban Chống Ngập (?)

Theo Trưởng phòng Chống ngập sở GTCC ông Đỗ Tấn Long: Triều cường lớn cộng với mưa gây áp lực lớn đẩy nắp gang bật ra khỏi miệng hố ga. Ông đã điều động hàng trăm nhân viên ra gác tại các vị trí nắp hố ga để bảo vệ sự an toàn cho người lưu thông.

Ông Long nói đúng, cái nắp gang đó ở trạng thái bình thường nếu không có dụng cụ, 2 người lớn khó lòng lấy được nó ra. Nhưng ông tiết lộ rằng nó đã bị nước đẩy bật ra ngoài, ở chỗ này ông hơi nói quá, khi mực nước xấp xỉ với cao độ của cái nắp thì không cần phải áp lực cao đâu ông ạ. Điều tiết lộ của ông cho thấy vị trí nắp hố ga đã được các kỹ sư thiết kế hơi thấp so với yêu cầu.

Saturday, November 6, 2010

Mất mùa tại thiên tai (?)

Liên tiếp các trận lụt kinh hoàng ở miền Trung, theo đó là những tổn thất và những chuyện cứu trợ dở khóc dở cười. Ông Trần Viết Ngãi đương kim Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng hùng hồn tuyên bố rằng "Thủy điện không gây lũ lụt".

Theo ông Ngãi thì thủy điện không những không gây hại mà trái lại chỉ làm những điều lợi như ngăn dòng chảy, điều tiết lũ, cắt lũ bla bla bla. Ông ấy còn nói thêm, xả lũ là để bảo vệ đập khỏi vỡ chứ không gây ra lũ. Ông ấy bảo những ai nói thủy điện gây lũ lụt là thiếu hiểu biết, là mơ hồ về nguyên lý họat động của thủy điện.

Cuối cùng ông chủ tịch than thở rằng thủy điện miền trung có quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh không có lời. Mùa khô thì không có nước để chạy còn mùa mưa thì người ta không cần.

Nguyên lý vận hành thủy điện thực ra rất đơn giản hầu như ai cũng biết, đó là tích nước, làm quay turbin, và phát ra điện. Nhưng có 3 điều mà dân ngoài ngành ít biết được đó là:
1. Đập được sử dụng trước khi sự ra đời của thủy điện
2. Làm thủy điện không nhất thiết phải xây đập
3. Có một loại nhà máy thủy điện bơm nước ngược trở lại thượng lưu

Loại 1 là đập nước để tạo hồ chứa nước nhân tạo như hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phú Ninh (Quảng Nam). Các đập này có vai trò điều tiết nước để tưới khi hạn, tích nước chống lũ khi mưa. Đập nước ở những nơi mà từ trước tới nay không cần có nghĩa là đập đó chỉ có tác dụng tích nước phát điện và xả nước khi lũ, chứ nó không có tác dụng chống lũ như ông quan kia nói.

Hồ chứa nước

Loại 2 là dụng một phần lưu lượng dòng sông hoặc lưu lượng con sông nhỏ, xây một cái đập lấy lệ. Loại này thế năng dòng nước tính bằng độ cao chứ không phải lưu lượng

Nguyên lý thủy điện phân lượng

Loại 3 phát hết công suất vào giờ cao điểm và dùng năng lượng thừa bơm nước trở lại hồ chứa vào giờ thấp điểm. Với cùng công suất thì lạo này cho phép xây đập và hồ chứ nhỏ hơn. Nước chảy xuống rồi lại bơm lên không có lợi về mặt năng lượng nhưng về bảo vệ môi trường thì lợi ích không đo đếm được.

Đó là không kể đến việc nhiều chủ quản cùng khai thác nhiều trạm phát điện trên cùng một lưu vực dọc theo sông từ thượng lưu đến hạ nguồn. Khi lũ xảy ra lượng nước dưới hạ lưu là lớn nhất nên chỉ cần xả ở đây khi cần. Nhưng thực tế xảy ra việc ông thượng lưu sợ vớ đập nên xả manh động dẫn đến ông hạ lưu buộc phải xả sơm hơn kế hoạch cũng để bảo vệ "đập" của mình. Khen ai khéo đặt tên, Đập chỉ biết Phá thôi.

Giáo sư Phạm Phụ (không biết có được JIPV vinh danh không) tiết lộ rằng các chủ đầu tư nhà máy thủy điện tiết kiệm chi phí nên không thuê những chuyên gia về thủy văn thủy điện. Những chuyên gia này như nuôi quân đánh trận, quá trình nghiên cứu tích lũy của họ thì lâu nhưng giải một bài toán trong thời gian rất ngắn. Những chuyên gia này ở VN được trọng dụng do không có thị trường nên dần dần mai một.

Điểm tin kinh tế ngày 5 tháng 11 năm 2010

Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản lên 9% tăng 1% so với trước, ông Lê Đức Thúy Chủ tịch ủy ban giám sát tiền tệ phát biểu "không thay đổi tỷ giá u ét đê từ nay đến Tết", và Thống đốc ngân hàng nhà nước tuyên bố "sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp"

Friday, November 5, 2010

Có phải em, Hà Nội?(2)


Hà Nội, một phong cách sống, hiếm có ở một nơi khác trên mảnh đất hình chữ S này. Phải chăng đó là một thứ kỷ luật như sơn nhằm bảo đảm đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Nước thủy cục hay còn gọi là nước phông ten, có ở Hà Nồi từ thời mồ ma thực dân Pháp.
Tháp nước Hàng Đậu

Tháp Đồn Thủy (ngày nay)

Cho thấy thói quen dùng nước sạch có từ cách nay hơn trăm năm. Thói quen đó ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Đây là ngõ phố Vọng Hà quận Hoàn Kiếm, bước đầu đưa du khách đến với hệ thống dẫn nước muôn vàn phức tạp bên trong.

Còn đây là khu tập thể ngành Bưu điện phố Ngọc Khánh quận Ba Đình.

Đây là nhà B4 khu tập thể Thành Công quận Ba Đình

Và chung cư Lê Phụng Hiểu, trong đó phố Lê Phụng Hiểu dài khoảng 800m một đầu là Bắc Bộ phủ và khách sạn Metropole, giữa phố là sứ quán Hà Lan và sứ quán Ý, góc Lê Thái Tổ là biệt thự của cựu (nay đã là cố) chủ tịch ủy ban hành chính Hà Nội.

Mạng nước sạch nội bộ nói lên tính cách của người "thủ đô", đó là
Quy củ và kỷ luật, tuân thủ điều lệnh

Đó là "tính tập thể"

Là "tấc đất, tấc vàng"

Bản chất "cần cù"

Và cuối cùng là "mạnh ai nấy chạy"