Xây dựng tượng đài là công việc bình thường để khẳng định tính ưu việt của chế độ, nhất là biểu tượng của cái gọi là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ý tưởng xây dựng tượng đài hoành tráng quy mô lớn nhất Đông Nam Á đưa đến một bản dự toán tổng mức đầu tư 410 tỷ đồng (20 triệu đô la hay 10 ngàn lượng vàng). Số tiền đó là lớn nếu so sánh với kinh phí xây một căn nhà tình nghĩa hay chi giúp đỡ hộ nghèo, nhưng không lớn nếu chỉ so sánh với chi phí bảo trì của một số
công trình văn hóa không liên quan gì đến cách mạng.
Công trình này khởi đi với dự trù 55 tỷ đồng sau được tu chỉnh thành 80 tỷ, cho đến cuối năm 2010
hiệu chỉnh trượt giá thành 120 tỷ.
Như thường lệ, những công trình không có sự đồng thuận ở cấp cao nhất thì sẽ nảy sinh những "phản biện". Phản biện đầu tiên là một
clip video mô tả sự khó nhọc và nguy hiểm để học trò bơi qua sông đi học mỗi ngày. Với cảnh cuồn cuộn sóng nước, khán giả có cảm giác là đây là một đoạn phim truyện chứ không phải phóng sự. Và báo chí đăng lên trang nhất sự kiện
Học trò bơi tới trường, nghe có vẻ thê thảm nhất thế giới.
Sự thực là, sông suối ở trên nguồn không phải lúc nào cũng có nước. Bình thường vào mùa khô học trò lội qua suối để đến trường. Khi lũ về với lưu lượng lớn, ngay cả người lớn cũng không thể bơi mà vượt qua được, phải chờ hết lũ hoặc qua cầu. Mà mùa mưa lại lọt vào kỳ nghỉ hè của học sinh, nên mùa lũ chiếm khoảng 2 tháng trong lịch học. Tất nhiên không phải ngày nào cũng có lũ, nên vào mùa lũ nếu không có cầu học trò chỉ phải gián đoạn việc học tổng cộng khoảng 10-15 ngày.

Trẻ em bao đời nay vẫn sống và sinh hoạt hòa đồng với thiên nhiên bao đời nay chứ không phải bây giờ mới phát sinh.
Các báo lề phải đồng loạt tấn công vào tượng đài tội nghiệp. Nào là
Xây tượng đài 410 tỉ đồng: Chưa thấy lãng phí, hay Tượng đài 410 tỉ: Thiếu tiền vẫn xây, rồi
Mẹ Việt Nam anh hùng có cần tượng đài 410 tỉ? Các báo đồng loạt đề cao tính lãng phí của công trình, so sánh nó với những công trình dân sinh như cầu vượt lũ.
Để tác động thêm vào tính "lãng phí" của công trình, có bài viết về sự thổ lộ của bà con mẹ Thứ, nguyên mẫu của bức tượng rằng "
Mẹ tôi chắc không vui nếu tượng đài tốn kém". Nhà báo đã đi quá đà trong trường hợp này,
mẹ Thứ là nguyên mẫu tức người mẫu của công trình chứ không phải tỉnh Quảng Nam xây dựng tượng đài mẹ Thứ. Xin nhà báo đừng đánh tráo khái niệm, hãy để cho mẹ yên nghỉ.
Các diễn đàn trong và ngoài nước bắt đầu hòa vào bản đồng ca "phản đối lãng phí, khóc thương học trò". Đó là
MỘT CẢNH TƯỢNG QUÁ ĐAU LÒNG TRÊN ĐẤT NƯỚC TA! hoặc
Rơi nước mắt trước cảnh học sinh bơi qua sông đến trường và những phiên bản tương tự.
Và kết quả ngoài sự mong đợi, không chỉ những tờ báo nhỏ hay blog cá nhân mà những tòa báo hoạt động bằng kinh phí của chính phủ Anh Mỹ cũng bắt đầu nhỏ những giọt nước mắt. Diễn đàn BBC giật tít
Tranh cãi quanh Tượng đài Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng với chục trang bình luận chung qui cũng chỉ phê phán sự lãng phí và thói hình thức. VOA Mỹ quốc còn giật gân hơn nữa
Công chúng bất bình trước dự án Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng cũng chỉ những đăng phát biểu tiêu cực.
Quý vị hoạt động bằng kinh phí của chính phủ có ngân sách minh bạch nên phải làm tin sao cho xứng với sự ủy quyền đó. Quý vị nên có những nguồn tin tại chỗ hay trực tiếp tới nơi xem chứ đừng nên ngồi ở văn phòng rồi viết bài dựa theo tin tức của báo lề phải. Xin nhắc lại với quý vị là những tin tức được đăng đồng loạt ở các báo trong nước là tin đã được
chuẩn bị kỹ lưỡng và nhào nặn chu đáo.
Sự việc sẽ diễn là: vẫn xây tượng đài quy mô như thế nhưng vật liệu rẻ tiền hơn nhưng vẫn bảo đảm tính dân tộc và hiện đại, kinh phí còn lại sẽ dụng cho mục đích khác thiết yếu hơn.

Bình luận của người viết: Tượng đài xấu quá, sao bà mẹ Việt Nam cứ phải già và khắc khổ hay là nó vận vào dân tộc này.
Bonus: Tượng đài Mẹ Tổ quốc ở Volgagrad