Thursday, May 5, 2011

Chốn nghỉ mát Abbottabad (Pakistan)

Thủ lãnh al Qaida Osama bin Laden bị hạ sát vào ngày 1/5/2011 vừa rồi tại nơi ẩn náu nhiều năm là ngôi nhà riêng ở Abbottabad, một thành phố có khí hậu ôn đới phía Đông Bắc xứ Tây Hồi.

Abbottabad được Đại tá James Abbot phát hiện năm 1953, một khu rừng có khí hậu ôn đới giữa xứ sa mạc Ấn. Nơi này về sau được đặt theo tên ông được dùng làm nơi nghỉ dưỡng cho sĩ quan mẫu quốc và thuộc địa giữa xứ sở Ấn độ nóng nực. Cần nhắc lại là Pakistan thuộc Ấn độ và đã được người Anh chia ra theo khu vực tôn giáo trước khi trao trả độc lập cho xứ này.

Trên độ cao 1,260m nhiệt độ không quá cao mà không quá thấp tập trung trong khoảng 12 đến dưới 30 độ C. Do có khí hậu mát mẻ nên ngoài chức năng làm nơi nghỉ mát giữa mùa hè, Abbottabad còn là nơi huấn luyện binh lý tưởng.

Ở nước ta cũng có vùng đất tương tự như vậy, Đà Lạt được bác sĩ Alexandre Yersin phát hiện năm 1890. Ông đề nghị thành lập thành phố phục vụ nhu cầu nghỉ mát cho xứ Nam kỳ và đã được Thống đốc Paul Doumer chấp thuận. Kiến trúc sư Ernest Hébrard được giao việc thiết kế tổng thể đô thị.

Thành phố Đà Lạt là những ngôi biệt thự kiểu Thụy Sĩ lấp ló trên những sườn đồi thông ở độ cao 1,500m. Sân golf sớm nhất Đông Dương và có thể nói cả Á châu được xây dựng ở đây. Võ bị Quốc gia được thành lập năm 1950

8 comments:

Cô Cấn said...

Bác Lý.Thì những ai có khả năng(tiền)đều ở chỗ sướng.OSAMA có bao nhiêu bác nhỉ.
Thấy bảo cơ quan tỉnh Lâm Đồng chuyển xuống Bảo Lâm ít sướng hơn.
Em thấy dân nghèo ở Đà Lạt không hợp.Tỉnh Ở đấy làm xấu ĐL nhưng mà chuyển đi dân sẽ phá hết rừng.

Lý Toét said...

Thế dân nghèo ở đâu thì hợp? Nhẽ du mục trên ghe giống như Cánh đồng bất tận thì thích hợp với dân nghèo.

Ai làm cho họ nghèo? Đừng nói rằng tại họ làm cho họ nghèo nhé.

Cô Cấn said...

Bác Lý chưa hiểu ngu ý của em.
Đà Lạt xấu đi vì bình dân ở đông quá.
Bán ĐL cho tây thừa tiền xây thành phố mới mà ĐL đẹp hơn.Dân Sài Gòng được hưởng nhiều hơn.Nam Tây Nguyên phát triển tốt hơn.

Lý Toét said...

Đà Lạt mà chi, hãy ra Hà Nội khu gọi là phố cổ. Cả chục hộ gia đình trong một căn nhà ống. Tiền bồi thường cho một căn nhà loại này nhẽ mua được cả chục căn 3 phòng bên Mỹ.

Meo Luoi said...

Gần đây ở Hà Nội đang có việc âm thầm thâu tóm các căn nhà trên phố, thậm chí phố cổ. Đặc điểm: 1. giá đưa ra ít nhất là 1 tỷ/m2 2. nhu cầu mua là nhiều nhà 3. nhà thu mua hiện tại mới đang có một chủ (hoặc rất ít chủ) và có giấy tờ rõ ràng. Các căn nhà nhiều thế hệ và nhiều người, nhiều đời chủ thì chưa thể mua.
Việc giải tỏa phố cổ HN nên chăng: rằng nên thì rất là nên. Nhưng e là nếu chỉ vào tay một số cá nhân manh mún, thậm chí một số nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ biến thành những nhà cao tầng, kính, kiến trúc dị hợm, chẳng ra cổ điển, chẳng ra hiện đại.
Chỗ bán kem Tràng Tiền đang định quy hoạch thành chung cư cao cấp giá 10.000 đô.

Toan Do said...

Hehe, em nghe kể ở ngoài HN có dự án đường trên cao chỗ phố hàng Ngang gì đó, con đường này băng ngang qua 1 căn nhà 50m2, chủ đầu tư đồng ý đến bù 65 tỷ, tính ra 1,3 tỷ/m2, đồng chí chủ nhà tham lam không chấp nhận, điên quá UBND Hà Nội tiến hành cưỡng chế giải tỏa luôn. Không biết có thật không nhưng nghe thì đúng là văn hóa "Phố cổ" :-D

Lý Toét said...

Còm của 2 bạn rất thú vị.
Khu phố cổ hiện nay được phát triển sau khi Pháp quy hoạch đô thị Hà Nội. Chủ những căn nhà này được xem là "tề" nên đã vào Nam sau 54, trong đó nhiều người còn giữ bằng khoán mang theo tới Mỹ làm kỷ niệm.

Sau 54 những căn nhà vô chủ được phân cho cán bộ, mỗi người trên dưới 10m2, nên một số nhà có nhiều gia đình khác nhau cùng ngụ. Tât nhiên là được phát không và nhiều người sử dụng nên chỉ ký hợp đồng xanh với Sở Nhà đất, với giá rất là tượng trưng. Năm tháng một số sang nhượng, một số chủ cũ làm ăn được mua lại.

Giấy tờ gốc của những căn nhà kiểu này là những tờ hợp đồng xanh, tờ giấy này được lưu giữ và lưu lạc theo các cá nhân ở đủ các mức độ thế lực. Nên tuy mang danh không có giấy tờ nhưng các quan nhà đất không dám cấp chủ quyền, sở hữu được xem là những người hiện có hộ khẩu trong đó. Theo đó những người ở nhờ hay thuê lại đương nhiên được xem là chủ.

Ai cũng kiên quyết bám trụ và chỉ sợ mình bán hớ nên khó có ai mua nổi và tiếp tục kéo dài tình trạng bẩn thỉu như hiện tại.

Câu chuyện của Toan Do kể giống như khu Eden Sài Gòn. Các hộ dân người sau đòi đền bù cao hơn người trước, Vincom bế tắc. Quan mới phán: nhà này quý vị được cấp, nay quý vị muốn lấy tiền hay lấy tờ Quyết định.

Meo Luoi said...

Vấn đề ở VN là vậy: đất đai không phải là sở hữu của người dân nên nếu chủ dự án được CQ hậu thuẫn thì người dân cứ ngậm ngùi mà nhận tiền và ra đi.
Lý do không ra đi có nhiều: 1. mong có được đền bù lớn hơn 2. không hài lòng với nơi tái định cư hoặc không được bố trí tái định cư 3. những lý do khác (muốn giữ lại một ngôi nhà nào đó mà không muốn nó bị phá hủy đi, hoặc không đồng tình với cách người ta sử dụng mảnh đất thu hồi).
Trừ những dự án đặc biệt quan trọng (về mặt an sinh, phúc lợi, quốc phòng, kinh tế) còn lại các dự án thương mại thì không có lý do gì CQ lại can thiệp trong việc thương lượng với người dân. Chủ đầu tư sẽ chấp nhận trả đến giá nào mà họ còn có lãi.
Mong rằng người dân sẽ được đền bù cao còn hơn rơi vào các tay cá mập. (có thể nhận xét này hơi cảm tính).
Riêng về kem tràng tiền: đây là hợp tác xã, nhưng hiện nay chắc rằng các xã viên ngày xưa đã không còn trong cơ cấu (tự rút ra, tự bán đi) mà hưởng lợi từ dự án siêu căn hộ.
Kết quả sẽ là có thêm một công trình kiểu gì nữa đây?