Lẽ ra giữa thời lạm phát hai con số, chứng khoán phải được các nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm mới phải. Do mua trước bán sau nên hoạt động sản xuất kinh doanh không những không bị thiệt hại bởi lạm phát mà còn có cơ hội kiếm lời từ lạm phát. Thực tế, từ tay to cho đến các nhà đầu tư cò con đều muốn rút vốn ra khỏi thị trường để gửi tiết kiệm với lãi suất cao ngất ngưởng được mời mọc từ ngân hàng. Giống như dòng vốn đưa vào khi thị trường lên, nay dòng vốn rút ra khỏi thị trường đang gặp nhiều ách tắc từ những quy định, mà những quy định đó nhằm hạn chế sự xuống dốc của thị trường.
TTCK Việt Nam 11 năm tuổi, mà không lớn. Với những quy định cứng nhắc như là biên độ, T+4, cấm hedge nhằm tích lũy doanh thu cũng như lợi nhuận cho các công ty chứng khoán trong buổi đầu thị trường non trẻ. Sau một thời gian ngắn được UBCKNN nâng đỡ, các công ty chứng khoán, với con chim đầu đàn là Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã mau chóng tích lũy lợi nhuận thành những con khủng long, tranh mua tranh bán với các nhà đầu tư, chiếm một tỷ trọng lớn trong sức Cầu của thị trường. Những lúc thị trường đi lên, tuần tự như tiến chỉ số thị trường tăng điểm ngày nào cũng như ngày ấy một tỷ lệ nhỏ hơn biên độ 5% một chút xíu. Những khi bảng điện tử rực rỡ một màu xanh, quyền mua lại ưu tiên cho các tay to, kế đến là Tự doanh của công ty chứng khoán. Đối với nhà đầu tư nhỏ, mua được chứng khoán từ những tay môi giới quả thật là qua khe của hẹp, được chăng hay chớ được mã nào hay mã ấy, những mảnh rơi vãi (lô lẻ).
Ai tạo ra cái cửa hẹp ấy, và tạo ra để làm gì để đến hôm nay. Những ngày thị trường xu hướng giảm, số điểm mất không nhiều, không vượt quá 5% nhưng lại ít cơ hội để nhà đầu tư bán tháo. Tình trạng khổ đau này dân buôn chứng gọi là bị kẹp, tức là muốn bán rẻ hơn biên độ cũng không được, phải chờ cho nó rẻ hơn rồi không biết có bán được không. Và thị trường đi xuống từng bước một chắc chắn như khi nó đi lên.
Trong tâm lý người xứ ta, một quán ăn tốt không phải vì có món ăn ngon hay vì phục vụ chu đáo mà bởi vì nó đông khách (có thể không chính xác nhưng là một quan niệm phổ biến). Bệnh viện tốt phải là bệnh viện bác sĩ làm không hết việc, 2-3 bệnh nhân nằm chung một giường (cũng không hẳn đúng nhưng là một sự thật). Thị trường chứng khoán không nằm ngoài quy luật ấy, và nó được các công ty chứng khoán triệt để tận dụng và lợi dụng.
Công ty chứng khoán lấy doanh thu môi giới làm phương tiện và hoa hồng môi giới làm mục tiêu, còn chức năng được gọi là tự doanh là phụ. Tự doanh có nhiệm vụ thu tiền thù lao bằng chứng khoán (không phải tiền mặt) từ những doanh nghiệp mà công ty chứng khoán tư vấn; cân đối cung - cầu trên sàn giao dịch; mua bán những lô lẻ đáp ứng nhu cầu nhỏ nhất của nhà đầu tư. Trên thực tế, tự doanh lại là "nhà đầu tư" trên cả thực thụ, có quyền ưu tiên (vì là người nhà), không cần tiền mặt (vì dùng vốn của công ty). Mảng tự doanh này đem lại tỷ trọng đáng kể trong tổng lợi nhuận của công ty chứng khoán.
Thời chứng khoán lên hương cũng là thời mà thị giá chứng khoán của những công ty chứng khoán lên như diều, những broker qua đào tạo vội được các giới khác ngưỡng mộ. Lợi thế tự doanh của công ty chứng khoán nó có nguyên nhân và kết quả từ những quy định biên độ, quy định T+4 và quy định chống hedge.
Muốn thị trường chứng khoán khởi sắc trở lại, cần loại bỏ những hạn chế về biên độ, không cần sáng tạo mà chỉ cần làm những gì như thông lệ quốc tế như là bán trước - mua sau (nghĩa là T-), mua bán kỳ hạn, magin (đòn bẩy - cái này đã ngầm cho phép). Tức là trả lại cho thị trường những gì thuộc về thị trường, mời những công ty chứng khoán có danh phận trên thế giới vào làm công tác môi giới.
19 comments:
Thời loạn mới cần những người như bác LÝ.
Gia Cát gặp minh chủ chưa gặp thời.
Cách đâyg khoảng 8 -9 năm gì đấy, khi còn là SV. Trong 1 buổi semina ( của Khoa tổ chức thôi !!) về chuyện có nên hay không cho phép nghiệp vụ "Mua, Bán khống". Hầu hết các SV kinh tế khi đó đều nói không nên. Nhưng Giám Đốc Cty CK Bảo Việt lúc đó - Mr Phạm Uyên Nguyên đã nêu ra 1 câu chuyển rất hay làm em nhớ mãi : "Các bạn có tin vào sự tồn tại của Ma hay không ?. ở VN chúng ta, người ta, khi Tết đến, người ta hay dựng cây Nêu để duổi tà ma mặc dù chả biết Ma có tồn tại hay không. Chúng ta vì có quá nhiều nỗi sợ nên cái gì cũng không dám thực hiện. Mà lịch sử con người phát triển đến ngày hôm nay la do quá trình chịu học hỏi, chấp nhận khám phá để từ từ tích lũy kinh nghiệm. Nếu chúng ta cứ cấm, thì thị trường CKVN sẽ đi về đâu??”
Hic, không ngờ, câu chuyện này đến hôm nay vận còn nguyên giá trị. Phải chăng đã đến lúc chúng ta phải chấp nhận
http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2011/03/uncharted-water.html?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+Giangle+%28giangle%29
@ XT, cái này gọi là định hướng từ khi còn là học trò, triệt tiêu tư duy độc lập.
Tuy chưa phát triển đầy đủ, sàn vàng ở VN đã có những tác dụng tích cực, nhờ nó mà trong dân chúng đã tích lũy được một lượng vàng vật chất làm những người "điều hành chính sách" thèm muốn.
Thị trường CK hôm nay đang dò đáy. Hiện vn-index giảm chỉ bằng 1/2 của ngày hôm qua, tức là chỉ mất chưa đến 2%. TTCKVN, cố lên.
Sáng nay theo bản tin của FBNC 7h phân tích thì TT CKVN sẽ còn "đỏ đèn" đến hết tháng là ít !! Tội nghiệp các investor, nhìn tài sản của mình bị "hao mòn" từ ngày mà bất lực không làm gì được !!
Người ta bị cái gọi là "biên độ" không thoát ra được.
TTCK ở đâu cũng có phân biệt, ưu tiên cho người có nhiều tiền hơn mua trước bán trước, cũng là lẽ công bằng. Tuy nhiên người ít tiền có một công cụ khác đó là giá, có thể trả giá cao hơn để được mua, ra giá thấp hơn để được bán. Ở đây việc khống chế biên độ đã trói chặt họ lại.
Báo chí có nói phong thanh đến "NDT nước ngoài phải trả giá". Có nghĩa là phải chờ tay to rút vốn ra hết mới đến lượt các NDT cò con.
TTCK VN lên như bão, xuống như thác đổ, là tổng hợp của những nguyên do sau:
1. Các cty CK dưới sự bảo kê của UBCKNN: tranh mua tranh bán với NDT
2. Các cổ đông sáng lập, các cổ đông lớn: họ rút tiền ra khỏi thị trường để đầu tư vào nơi "có lợi hơn" đó là nhà đất.
3. Các NDT thứ cấp: không đầu tư mà chỉ lướt sóng.
Chổ " Nhà đầu tư nước ngoài phải trả giá" Em chưa hiểu lắm !! Có phải ý của Báo Chí muốn nhắc đến " mòn đế giày" - hậu quả của lạm phát ?
Hịc, Những cty truyền thông lớn và có uy tín như Bloombrg mà đưa tin và đánh giá " TTCKVN là thị trường kém nhất châu á năm 2011" thì xem như đúng là sắp đến ngày... rồi !!
http://www.bloomberg.com/news/2011-05-24/overseas-investors-sell-vietnam-stocks-for-third-straight-day.html
@ XT,
Phần lớn nguồn gốc vốn của "Nhà ĐT nước ngoài" từ các Thiên đường thuế như Cayman, British Islands nên họ đầu tư vào TTCKVN không nhất thiết phải sinh lời ròng. Mục tiêu của họ là những đồng đô la hợp lệ được đóng dấu bởi TTCKVN. Tuy nhiên mất quá 30@ giá trị thì lại không được chấp nhận.
Do vốn lớn, họ là BBs nên được ưu tiên bán trước, họ giải ngân xong mới đến lượt các NDT cò con.
Đúng là càng dọc càng thấy mình.. dốt quá !! heheh, Cảm ơn Bác Lý
Những vấn đề bác Lý toét đưa ra đều là những điều mà tất cả các "nhà đầu tư" trên TTCKVN mong mỏi từ rất lâu rồi. Mỗi lần VNINDEX lao dốc thì những vấn đề như T+2, mua bán trong phiên, mở nhiều tài khoản, bán khống.. lại trở thành đề tài nóng.
Người ta van xin UBCK, có người chửi rủa UBCK nhưng UBCK vẫn rất "bình tĩnh". Lãnh đạo họ không điếc, họ có liêm sỉ đấy nhưng họ phải vì lợi ích của họ trước tiên cái đã. Họ thực chất chỉ là 1 mắt xích trong nhóm gọi là "Nhóm lợi ích", họ là một phần của hội mà TTCK gọi là Market Maker - những người có quyền lực cao nhất trên TTCK. Họ được mua bán T+0, bán khống, được UBCK chống lưng tiếp tay.
Nếu bây giờ UBCK cũng cho phép các nhà đầu tư nhỏ lẻ quyền được mua bán T+0, bán khống.. thì quyền lợi đặc biệt của các Market Maker sẽ mất. Lúc đấy thì việc kiếm tiền ( hay cướp tiền ) trên lưng các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ khó khăn hơn rất nhiều! Vậy thì cứ "Bình tĩnh" thôi..
@ GI,
Tại anh tại ả hết. TTCK lên vùn vụt, xuống ầm ầm có sự góp phần của cả các công ty chứng khoán (công ty con của ngân hàng, thao túng UBCKNN), của các cổ đông lớn, của các nhà đầu tư tham gia thị trường thứ cấp.
Các cổ đông lớn, thay vì củng cố sức mạnh tài chính của công ty, họ lại pha loãng cổ phần (chia nhỏ, tăng vốn điều lệ), cổ đông sáng lập sang nhượng cổ phần rút tiền ra mua đất.
Nhà đầu tư thứ cấp lướt sóng thu lời làm mất vai trò huy động vốn của TTCK.
Thưa Bác !
Cháu rất muốn tìm hiểu thêm về chứng khoán phái sinh ? Cháu rất mong Bác giúp đỡ !
Dear Thành,
Thuật ngữ tài chính rắc rối nhỉ. Trong bài tớ đề cập đến mua bán option nói chung và bán khống nói riêng là phái sinh đó.
Trong thương mại mua bán tiền trao cháo múc gọi là bán lẻ, còn mua bán theo hợp đồng, nghĩa là giao dịch trong tương lai gọi là bán buôn. Phái sinh nó cũng nằm trong nghĩa đó.
Khi đặt bút ký hợp đồng, bạn không phải trả hết tiền lô hàng mà chỉ phải trả một phần gọi là tiền cọc. Số tiền cọc này không phải tùy tiện mà theo một quy luật: không gây thiệt thòi cho người bán hàng.
Giả dụ bạn đặt cọc 5% giá trị lô hàng, tại thời điểm giao hàng giá hàng tăng thêm 6% so với thời điểm ký hợp đồng, người bán đã thiệt mất 1% nếu họ giao hàng cho bạn thay vì bán ra thị trường.
Ở đây 1/5%=20 gọi là đòn bẩy tài chính, nghĩa là bạn có thể mua gấp 20 lần số tiền bạn có, và 5% là giới hạn mà bạn bị mất tiền cọc.
Khái niệm Cơ bản là như vậy, bạn có thể tra cứu trên net để biết thêm chi tiết.
Chứng khoán phái sinh là chứng được mua bán trong tương lai và nhà cái tức là các cty chứng khoán sẽ ra kèo cho khách hàng lựa chọn (option).
Dear Bác !
Cháu có một số thắc mắc mong Bác giúp đỡ :
Về bản chất thì những nghiệp vụ trong chứng khoán phái sinh có bản chất giống với nghiệp vụ bán không !
Bác cho cháu hỏi là nguyên nhân tại sao mà nghiệp vụ bán khống bị pháp luật cấm ở Việt Nam và Nhà nước ta đang khuyến khích phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ?
Những ảnh hưởng tiêu cực của hình thức bán không đến nền kinh tế là gì vậy Bác ?
Ngoài Việt Nam mình cấm các hình thức bán khống thì trên thế giới, những nước phát triển như Mỹ, Nhật , Hàn Quốc, Các nước châu Âu...có cấm các hình thức bán khống không Bác ?
Cháu xin chân thành cảm ơn !
Cheers !
Dear Thành,
Bán khống là một hình thức chứng khoán phái sinh. Nghiệp vụ cụ thể là vay chứng khoán của nhà cái rồi bán lấy tiền tất nhiên tiền này nhà cái giữ.
Thời 2006-2007 TTCK đang được thổi bong bóng, chứng khoán các loại mua thì khó bán thì dễ, thậm chí nhà cái còn tranh mua (mảng tự doanh) với nhà đầu tư. Cho nên việc nhà cái cho nhà đầu tư cò con vay CK không đem lại lợi ích cho nhà cái bằng việc nhà cái tự giữ những CK để đầu cơ. Và các nhà cái từ chối bằng cách vận động UBCKNN cấm bán khống.
Bản chất TTCK là nơi buôn bán nợ. Muốn TTCK lành mạnh thì buộc phải chấp nhận nghiệp vụ phái sinh.
Mong THành hiểu vấn đề.
Dear Bác !
Bác đang nói giả thiết là các nhà đầu tư cò con vay tiền các nhà cái thông qua hình thức bán không chứng khoán để kiếm lời từ nhà cái, mà tại sao Bác không đặt giả thiết là các nhà cái lợi dụng hình thức bán khống để kiếm lới từ đám đông những nhà đầu cơ cò con ?
Bản chất những nhà đầu tư cò con như trong bài Bác viết là luôn chịu thiệt thòi trong các giao dịch chứng khoán so với các nhà cái. Như vậy nếu hình thức bán khống được ban hành thì người lợi sẽ là nhà cái chứ ạ ?
Thưa Bác. còn câu cuối về hình thức bán khống trên thế giới, cháu mong Bác trả lời giúp cháu ?
Cheers !
Dear Thành,
Nghiệp phụ phái sinh trên sàn CK là nhu cầu của TTCK ở những nước có nền kinh tế thị trường. Đây là phát minh và ứng dụng của họ, đem lại thanh khoản cho TTCK sao họ lại cấm. Giống như bên họ có tư nhân ra báo chí, còn ta thì cấm.
Các NĐT không phải kiếm lời từ nhà cái mà từ thị trường. Còn chức năng của nhà cái là cân bằng thị trường (tức là khớp lệnh) và nhà cái được hưởng hoa hồng cả bên mua lẫn bên bán.
Phải đặt trong bối cảnh TTCK 2006-2007 được bơm kịch liệt, chỉ có người mua mà không có người bán, nếu xuất hiện dư bán nào lập tức các Tay to hút về, NĐT cò con không thể tham gia đầu tư khi giá còn thấp. Tác dụng của bán khống là tạo ra nguồn cung cho thị trường, thị trường bớt nóng và NĐT cò con có cơ hội đầu tư CK.
Trong thực tế do cấm bán khống nên NĐT cò con chỉ có cơ hội tham gia khi lượng cầu giảm, lúc đó thị giá CK đã ở mức cao hơn giá trị của nó nhiều lần. Và kết quả là NĐT cò con ôm lấy phần lỗ. Lợi ích ở đây là lợi ích gián tiếp.
Ý nghĩa của những nghiệp vụ phái sinh này là NĐT cò con ít vốn cũng được tham gia bình đẳng, đó là tôn chỉ của kinh tế thị trường.
Anh Chị quan tâm Bất động sản
Vui lòng liên hệ:
Sàn GD BĐS Smartland
Chuyên viên tư vấn bất động sản
Ms. Thạch Băng – 0916 258 925
Căn hộ cao cấp Vinhomes Central Park tại TPHCM hoặc Can ho cao cap Vinhomes Central Park tại TPHCM
Câu chuyện vẫn còn giá trị ! Cảm ơn bạn nhiều
......................................
Mr. Hồ Cung
Chuyên viên kinh doanh Toyota Tân Cảng
Click xem chi tiết: Bảng giá xe Toyota Camry đã qua sử dụng tại TPHCM hoặc Bang gia xe Toyota Camry da qua su dung tai TPHCM
Post a Comment