Sunday, May 29, 2011

Vinashin và Petro Vietnam, ai thắng ai

Tin nổi bật ngày 27 tháng 5 năm 2011, huy động toàn bộ hệ thống chính trị lên án sự kiện 3 tàu chiến của TQ phá hoại thiết bị và đe dọa tàu thăm dò Bình Minh 02 của Petro Vietnam (viết tắt là PVN) vào lúc 5:30 sáng ngày 26/5/2011 trong vùng biển cách bờ biển Phú Yên 120 dặm (xin lỗi độc giả vì một câu quá dài).

Những bài viết đanh thép tố cáo TQ vi phạm nghiêm trọng chủ quyền tại điểm cách bờ 116 dặm. Đường cơ sở ven bờ lục địa mà những bài báo đó dẫn chứng chỉ bao gồm Mũi Đại Lãnh và 10 đảo ven bờ như Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Nhạn (Kiên Giang), Hòn Đá Lẻ (Cà Mau), Cồn Cỏ (Quảng Trị). Còn những đảo và quần đảo khác không thấy nhắc tới như thể khẳng định phía bạn toàn quyền hành động bên ngoài giới hạn 200 dặm.

Về mặt thiệt hại kinh tế, sự gián đoạn công việc đã được tiếp tục một ngày sau đó, chi phí phục hồi đoạn cáp cảm biến mà phía bạn làm đứt không lớn, tất nhiên là không nhiều đến mức 60 triệu đô. Về căn bản ta không có khả năng ứng chiến với lý do chủ yếu là ta không có tàu đủ sức đáp ứng với tàu bạn. Việc đóng tàu chiến để bảo vệ quyền lợi trên biển lại nằm trong tầm tay của Vinashin, cho thấy vai trò quả đấm thép của tập đoàn này về an ninh quốc phòng.

Cũng như Vinashin, PVN là một tập đoàn kinh tế nhà nước, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Về nguyên tắc lẽ ra cả hai được sự quan tâm như nhau, nhưng trên thực tế lại khác.

Vinashin được sự bảo lãnh của chính phủ, đã vay của nước ngoài số vốn quy nợ 600 triệu đô cam kết trả dần trong 10 kỳ mỗi kỳ 60 triệu đô. Đến kỳ trả nợ đầu tiên 20/12/2010, Vinashin với tư cách là một con nợ đã khước từ. Bên cạnh đó chính phủ làm ngơ không can thiệp, cho rằng đây là vấn đề doanh nghiệp tự chủ giải quyết.

Sao lại bên trọng bên khinh như thế. Cùng là tập đoàn kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, Vinashin lẽ ra phải được hệ thống chính trị hậu thuẫn tương đương. Việc chính phủ có thái độ ứng xử rất khác nhau đối với 2 tập đoàn đã có tác dụng xấu:

1. Không tranh thủ được sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Không được các hãng thông tấn lớn trên thế giới đưa tin sự kiện trên,
2. Quần chúng không biết giới hạn lãnh hải của ta đến đâu để mà đấu tranh bảo vệ chủ quyền,
3. Nhà đầu tư hoang mang không biết nên tiếp giữ cổ phiếu Vinashin hay PVN.

***
Chính ông Phó Tổng PVN thừa nhận chuyện "cắt cáp" đã diễn ra nhiều lần.

5 comments:

BS Hồ Hải said...

Tớ không hiểu tại sao nợ của Vinashin đã được chính phủ đảm bảo bằng trái phiếu mà đến nay báo chí đưa tin chính phủ lờ chuyện nợ của Vinashin làm các chủ nợ lo sợ và mất lòng tin? Hay là chỉ có những gói nợ mà Vinashin tự đi vay không thông qua chính phủ mới bị nằm trong tình trạng lờ chuyện trả nợ?

Lý Toét said...

2 khoản này khác nhau bác ạ

1. Chính phủ bán 730 triệu đô trái phiếu chính phủ, số tiền này giao hết cho Vinashin để tăng vốn.
2. Vinashin vay khoản vay trả góp giá trị 600 triệu đô (thực nhận 5XX triệu đô tiền mặt), trả góp 10 lần cách nhau 6 tháng mỗi kỳ 60 triệu đô.

Lý Toét said...

Một chiến dịch tuyên truyền khéo léo để phát động cái gọi là "lòng yêu nước"
Với đồng chí Miệng nói hòa bình không xưng bá - Tay làm phức tạp hóa tình hình
Với kẻ thù Tương lai tốt đẹp trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ
Hãy sục sôi, sôi sục bằng cái bụng đói.

Toan Do said...

Bài tuyên truyền quan hệ Việt Mỹ phô quá, ví dụ:
- Phỏng vấn ông Cường hôm 26/5, giờ mới đưa tin, sao không đăng sớm hơn, biết đâu không bị cắt cáp?
- Mới thấy có ông đại sứ Việt "tin tưởng mạnh mẽ" vào mối quan hệ này, thế còn ông đại sứ Mỹ tại Việt đâu? Ổng có tin tưởng vào cái gì không?
Hehe.

Lý Toét said...

@ Toan Do,
Mọi tuyên truyền nhằm lôi kéo sự ủng hộ của dân chúng. Bọn báo chí bị ép buộc nên viết bài hơi phô.