Wednesday, September 21, 2011

Cách sơ chế trái nhiệt đới

Gọt vỏ bỏ mắt Thơm (dứa)


Bên Tàu


Ở ta


Dụng cụ đắt tiền kiểu Âu Mỹ


Qua Thái


Xứ Phi

Gọt vỏ xoài


Kiểu Việt Nam


Kiểu Ấn mọi


Kiểu Thái


Kiểu Phi

20 comments:

Day-dreaming said...

Vietnam ta cần mẫn một cách tội nghiệp, không nhu cầu làm mới, không có nhu cầu động não,....
Hay là việc đó nhỏ, thường tình quá không cần...phải cái to hơn mới bõ công...
Nhìn phép so sánh mà buồn...
Cảm ơn Bác cho phép so sánh rất hay.
(P/s: mới đọc blog của Bác gần đây, thường xuyên thấy rất nhiều điều hay. nhưng hôm nay mới comment.)

Lý Toét said...

Dear Giấc mộng ban ngày,

Những clip đấy thể hiện văn minh của mỗi xứ.

Người Tàu chịu cải tiến công cụ, có thể nói cho tốc độ nhanh nhất nhưng không giữ được sạch.

Âu tây lạm dụng công cụ nhưng không gọn gàng và đặc biệt bỏ đi phần ngon nhất.

Ta vừa yếu về công cụ, vừa kém về công nghệ và không giữ được sạch.

Người Thái đã cố gắng làm tốt nhất trong khả năng.

Người Phi tốt nhất cả công cụ, công nghệ và mức độ bảo đảm vệ sinh. Đặc biệt họ tuyệt đối không chạm tay vào thức ăn.

tualua said...

Nhìn chung thì hầu hết các kiểu gọt thơm và xoài thì tôi đã từng thấy ở VN đặt biệt kể cả kiểu mới của phương tây.
Duy chỉ có một cách mà tôi chưa từng thấy ở VN là cách gọt xoài của người Phi, thật là pro!

knk said...

Cám ơn bác Lý mấy video clip này, cá nhân em thích phương pháp của người Thái, đúng là dân bán cho khách du lịch chuyên nghiệp.
Không biết có ai từng nhìn thấy tấm ảnh quảng cáo máy hút bụi của Panasonic trên báo giấy (quên tên tờ báo gì rồi)cách đây khoảng hơn 1 năm chưa, cái máy hút bụi đặt cạnh 1 cây chổi tre và 1 lời so sánh nhẹ nhàng bên dưới. Có lẽ tấm ảnh quảng cáo này đã bị rút xuống ngay sau đó.

Lý Toét said...

Để ý bà gọt thơm người Phi cầm trái thơm bằng cái cán chứ không phải cuống trái.

@ Từa Lưa,
Đó là văn hóa.

@ knk,
Phi chứ?

gucgo said...

cảm ơn bác, bài rất hay cho thấy tâm và tầm của dân. Dân Trung quốc cũng bị đàn áp như mình nhưng họ chịu động não hơn

Cô Cấn said...

Bác mong con dâu như vậy liệu anh nhà có hiểu lòng cha!

Mấy nỗi khổ của đang ông:
Thứ nhất nhà dột
Thứ nhì vợ vụng
Thứ ba dao cùn

Lý Toét said...

Cậu Đậu Tương còn gia trưởng như thế à,

Ba cái "Thứ" của bạn trách nhiệm phần lớn thuộc về bạn.

Hãy học tập quý tộc Trung Hoa, họ không để vợ làm việc nhà. Tại sao à, phụ nữ bó chân thì không phải làm việc.

Cô Cấn said...

Bác ơi,Cung quan tốt+cung thê tốt = Đại Quan.

Kid Rock said...

Dụng cụ của Tây Âu sử dụng cần có sức mới được, vệ sinh, và hơi phí. Còn về khoản 'bỏ đi cái ngon nhất' thì hơi chủ quan, vì cách ăn, khẩu vị của Đông và Tây hơi khác. Có những món, kiểu, mình thấy ngon, nhưng họ thì không, và ngược lại.

Lý Toét said...

Rock nhận định hơi chủ quan nhé,

Món dụng cụ kia không cần nhiều sức lắm, moment xoắn chỉ cần tương đương mở nút chai là được. Cái chính là phương pháp này làm chảy nước, kém vệ sinh.

Người ta đã chứng minh chất bổ dưỡng của trái cây càng ra vỏ càng tốt. Không thể so sánh như kiểu ta ăn lòng heo khen ngon được. Thực tế ăn phủ tạng động vật có hại cho sức khỏe.

Day-dreaming said...

Xin được ngoài lề về "cái ngon" trong ẩm thực.
Ở ta: dù biết mười mươi món có độc hại, không văn minh như: món cà muối xổi,tiết canh, phủ tạng động vật,...nhưng ngon miệng thì vẫn không bỏ.

Còn em nghe mấy vị ở Đài Loan: cứ là bổ dưỡng, dù khó ăn thì vẫn ăn, ăn liền rồi thấy ngon ngay. ( Món ăn của họ nhiều vị thuốc khó ăn kinh khủng)

Thế nên Việt Nam làm sao mà khá lên bằng các nước khác, các Bác nhỉ?

Lý Toét said...

Dear Giấc mộng ban ngày,

Đó là một góc của vấn đề ẩm thực. Mỗi sắc dân có văn hóa ẩm thực khác nhau.

Tây phương dựa trên phân tích dinh dưỡng. Chế biến cầu kỳ nhất ở Âu châu là người Ý rồi đến người Pháp do thừa hưởng từ thời La Mã thống trị toàn vùng Địa Trung Hải.

Người Tàu ăn để đem lại sức khỏe tình dục, nên món ăn của họ có phần quái gở như là thai nhi.

Người Nhật ăn những món có lợi cho sức khỏe để làm việc nên những món của họ có phần khó ăn như thịt cá tươi sống.

Người Việt chỉ ăn lấy ngon, hay nói thô thiển là "ăn cho sướng mồm" bất kể hậu quả. Tuy niên món ăn Việt có yếu tố khoa học ở trong đó, chẳng hạn như măng hay cà tuy không bổ dưỡng nhưng với liều lượng vừa phải lại có lợi cho tiêu hóa.

Rượu cũng vậy không bổ dưỡng vầ mặt phân tích dinh dưỡng nhưng lại là thứ uống đắt tiền và thực sự có lợi nếu dùng đủ.

Thực đơn gia đình ở VN nói chung vừa không đủ chất lại vừa lãng phí và chế biến mất nhiều thời gian, lại không tốt cho môi trường. Trong này có rất nhiều nội dung sẽ được đề cập trong một dịp khác.

Day-dreaming said...

Thanks Bác. Ẩm thực, quả thật nó nói lên rất nhiều về văn hóa, đặc trưng dân cư, vùng miền....Kiến thức em chưa đủ rộng nên xin chờ Bác chia xẻ tiếp.

sofia said...

Em thì lại thấy món ăn Việt vừa cân bằng, vừa hợp với khí hậu (nóng, ẩm) đấy chứ: Ví dụ như một bữa ăn bình thường ở miền Nam: đầu cá nấu canh chua, mình cá thì kho tộ. Vừa đủ dinh dưỡng (đạm, rau xanh, tinh bột (cơm)), vừa dễ ăn, dễ tiêu hóa, vừa phù hợp với khí hậu nóng, ẩm. Em không nghĩ rằng thức ăn của Tây là phù hợp với ngừoi Việt. Em từng sống một thời gian ở châu Âu, nghĩ lại các món Âu mà giờ vẫn ngán, và không thể ăn ở VN được vì không phù hợp. Thử tuởng tượng 1 bữa trưa hè nóng nực ở Việt nam, mà xơi 1 đĩa thịt bò bít-tết ngồn ngột thịt+khoai tây+ruợu vang. Ăn xong chắc đầu bốc hỏa luôn!.
Mấy video clip xem cũng khá thú vị, tuy nhiên bác Lý hơi không công bằng khi trong phần gọt xoài, bác lại đưa clip gọt xoài rất chi là vụng về, có vẻ như quay ở nhà của một ai đó. Chứ em cam đoan là hầu như các bà bán hàng trái cây dạo ở Việt nam đều có thể gọt xoài nhanh, gọn, đẹp như kiểu THái. Gọt thơm thì em cũng từng chứng kiến nhiều người bán hàng gọt thơm cũng rất điệu nghệ, vệ sinh, cầm cuống thơm gọt như người Phi. Còn kiểu gọt xoài của người Phi thì quả thật rất độc đáo, chưa từng thấy ở VN, nhưng xem ra bỏ hơi nhiều phần vỏ, hơi phí phạm :-)

Lý Toét said...

Dear Sofia,

Ông bà ta vẫn dùng nó từ ngàn đời mà, nhưng tựu trung lại ẩm thực VN có những đặc điểm sau đây:

1. Gia giảm nhiều thứ, mua dùng không hết gây lãng phí
2. Người chế biến đòi hỏi phải có tay nghề, và chế biến mất nhiều thời gian. Do đó việc chuẩn bị một phần cơm cũng mất thời gian.
3. Luôn luôn có thức ăn thừa
4. Hạn chế trong chế biến công nghiệp. Gây ra mùi khó chịu nếu dùng bữa trong văn phòng

Bữa trưa: người chuẩn bị không làm nhanh được do mỗi người chọn mỗi món. Ăn cũng lâu chiếm mất thời gian nghỉ ngơi.

Bữa tối mất thời gian chế biến, chiếm thời gian giải trí, nghỉ ngơi.

Những đặc điểm đó không thích hợp cho sinh hoạt hiện đại. Nên học tập kiểu Nhật Hàn, tinh gọn mà đủ chất.

Còn nếu ăn steak giữa trưa hè nóng nực thì phải vào phòng máy lạnh chứ.

Tớ cố gắng tìm clip thích hợp mà chưa thấy, bạn nào giúp.

Cái công đoạn mà các bạn được xem trong clip, bà gọt thơm còn nguyên công gọt đầu tra cán vào trái thơm, rồi gọt vỏ. Sau clip này là công đoạn xắt trái thơm thành từng miếng, chỉ sử dụng mũi dao. Nguyên tắc là: Tuyệt đối tay không chạm vào thức ăn.

Nguyen Sang said...

Tôi đọc lốc anh Lý nhiều, thế mà vẫn sót bài này.
Chỉ vài clip mà minh họa rõ nét phong tục, cách làm việc của nhiều dân tộc.
Công nhận bài này thú vị thật.

Lý Toét said...

Cảm ơn Nguyen Sang.

ngoan said...

Bác lý viết một bài về chế biến thức ăn sao cho dinh dưỡng, đủ sức khỏe và tiết kiệm đi bác.

Cháu thấy ngay torng gia đình cháu cách chế biến thức ăn của bố mẹ hình như vừa lãng phí và có gì đó chưa đủ dinh dưỡng hay thừa dinh dưỡng. Nói chung không cân bằng dinh dưỡng.

Có cái cháu quan sát, người Việt mình mập (tức là đối tượng có thừa đồ ăn) nhưng sao da không sáng,người âu thì da rất sáng. do dinh dưỡng hay do khí hậu. Mấy đứa trẻ khi còn nhỏ da sất sáng, lớn lên da tối lại mặc dù vẫn cho uống sữa tươi và không tiếc tiền cho ăn. Lúc này bé lớn ăn theo người lớn.



Lý Toét said...

Ngoan,
Nguyên liệu chế biến mua ở ngoài chợ đã bị tẩm độc rồi còn gì nữa. Một chủ trương đúng đắn là Thịt tươi chỉ được bán trong vòng 8 tiếng sau giết mổ được được toàn dân phản đối, người đề xuất quy định này bị kỷ luật.