
A. Trần Huy Liệu (1901-1969)
GS Trần Huy Liệu là nhà cách mạng lão thành. Ông gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng (Nguyễn Thái Học) năm 1928 rồi ly khai VN QDĐ để được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1936.
Tại Quốc dân Đại hội tại Tân Trào tháng 8 năm 1945 cùng với đồng chí Trường Chinh, ông ứng cử vào chức Chủ tịch Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam. Kết quả cuối cùng ông làm chức phó Chủ tịch (tuy chức Phó, sau lãnh tụ Hồ Chí Minh nhưng có chân trong Thường trực Ủy ban).
Trần Huy Liệu thời trẻ rất mê con dâu Thượng thư Phạm Quỳnh (vợ Phạm Giao - anh cả nhạc sĩ Phạm Tuyên). Hạ tuần tháng 8 năm 1945 Trần Huy Liệu cùng Nguyễn Lương Bằng thay mặt chính phủ lâm thời vào Huế nhận ấn kiếm thoái vị của vua Bảo Đại. Đến Thượng tuần tháng 9 năm 1945 cả hai cha con Phạm Quỳnh, Phạm Giao bị giết, rồi Trần Huy Liệu lấy bà vợ Phạm Giao làm vợ bé.
Do đó mà mặc dù tham gia cách mạng từ rất sớm, đã nắm chức vụ rất cao từ Cách mạng Tháng Tám nhưng Trần Huy Liệu không bao giờ vào được vào Trung ương Đảng kể cả chức vụ Ủy viên Dự khuyết. Từ một Nhà cách mạng, ông trở thành một Trí thức - Nhà sử học. Lịch sử mà ông viết bao gồm những nội dung chính sau đây:
1. Kết tội cụ Phan Thanh Giản bán nước, qua đó kết án và xóa sạch công lao xây dựng đất nước của các Triều vua Nguyễn và chúa Nguyễn.
2. Dựng nên hình tượng lịch sử Lê Văn Tám nhưng cuối cùng không chịu giữ kín mà thừa nhận Lê Văn Tám là nhân vật hưu cấu do chính tay Trần Huy Liệu nặn ra. Làm điều này ông đã góp phần làm nặng thêm nghi ngờ rằng lịch sử của đảng ta được xây dựng từ sự giả dối.
3. Thiết lập quan điểm lịch sử cho rằng: Lịch sử Việt Nam thực sự bắt đầu từ khi ra đời của Đảng CSVN và lãnh tụ Hồ Chí Minh.
4. Xây dựng giai thoại trong Viện Sử học, ca ngợi tài ngoại giao của Bác Hồ bằng câu nói trứ danh: Bác có đường lưỡi tuyệt vời.
(kỳ sau: B. GS Nguyễn Khánh Toàn)
Phụ chú:
Sự kiện Trần Huy Liệu cướp vợ Phạm Giao được nhiều lão thành cách mạng chứng kiến. Tuy nhiên, bài viết của GS Văn Tạo đăng trên website http://phamquynh.wordpress.com/ lại nói rằng:
1. Việc cách mạng bận rộn nên không thể lo được việc riêng
2. Bà Nguyễn Thị Hy là vợ bé của Phạm Giao, và thời điểm đó (tháng 8-9/1945 bà đã ly thân với ông Phạm Giao và đang hành nghề bán thuốc ở Hà Nội trong khi vụ án xảy ra ở Huế). Ý nói ông Liệu cưới bà Hy là ngoại phạm vụ Phạm Giao.
Cả 2 lập luận trên lại không được vững chắc:
Phần lớn các lão thành cách mạng có tên tuổi và chức vụ lớn ở xứ ta đều đa thê. Ba vợ như ông Lê Duẩn; hai vợ là các ông Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, những ông không có vợ bé chính thức như Hoàng văn Hoan, Tố Hữu, Nguyễn văn Trân, Nguyễn Côn, Xuân Thủy, Hoàng quốc Việt. Những ông được phép bỏ vợ già cưới vợ trẻ như Trần Xuân Bách, Cù Huy Cận. Những ông ngoài Trung ương được lấy vợ lẽ như Trần huy Liệu, Nguyễn khánh Toàn, Hoàng minh Giám.
Làm lãnh đạo có ai bận rộn hơn đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, cho nên lập luận vì bận việc nước mà không lo được việc thu vén cho bản thân là ngụy biện.
Còn cho rằng bà Hy là vợ bé ông Giao mà lại ly thân thì càng vô lý, không thực tiễn, trái với bản sắc dân tộc.
