Tuesday, January 24, 2012

Vị trí của Trí Thức trong xã hội Việt Nam


Trí thức (có dấu sắc), nguyên nghĩa - tri thức (không có dấu sắc) sản quyền nghĩa là người có tri thức và biết sử dụng tri thức đó.

Ở Liên xô, trí thức là những người có trình độ chuyên môn và đã trải qua trong lò tôi luyện Goulag, Tổng công trình sư Korolev là một điển hình; hoặc bị vắt chanh bỏ vỏ như Lev Landau.

Ở Trung Quốc, trí thức được Mao Trach Đông cụ thể hóa và định lượng rõ ràng.

Ở Việt Nam, trí thức là những người có bằng cấp bất kể thật hay giả và là một trong những tiêu chuẩn đứng vào hàng ngũ cán bộ nguồn để được đè bạt trong tương lai. Hoặc trí thức dùng để trang trí cho mục đích tuyên truyền, GS Tôn Thất Tùng là điển hình với công trình "mổ gan khô" biến mất cùng với sự tồn tại của sinh học của ông.

Trái lại, trong những xã hội dân chủ, trí thức lại không được coi trọng vì mọi người được trả lương theo năng lực và có quyền phát huy rộng rãi năng lực của mình.

Chính vì vậy mà vai trò của trí thức chỉ có thể được bàn ở những chế độ XHCN (đồng nghĩa với tươi đẹp) và không được ai thèm đếm xỉa đến ở những chế độ dân chủ (mà sách vở hay phê bình là CNTB thối nát).

Phân tích trên đây để chỉ ra rằng trí thức chỉ là công cụ cho nhà cầm quyền, họ sử dụng sự hiểu biết về chuyên môn đáp ứng sự cai trị lâu dài của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, do là công cụ nên sức mạnh của trí thức "phát huy" tùy theo người sử dụng. Để so sánh ta lấy thí dụ con ngựa Xích Thố trong Truyện Tam Quốc.

Ngựa Xích Thố là chiến mã có sức mạnh mà ai cũng biết, những kỳ tích của nó chỉ thể hiện khi người cỡi nó là Quan Vũ, nhưng đó chỉ là bề ngoài. Giá trị của ngựa Xích Thố lại là ở chỗ giá trị trao đổi của nó:

Đổng Trác mất Xích Thố nhưng được đạo quân của Đinh Nguyên kèm khuyến mãi Lữ Bố

Tào Tháo mất Xích Thố nhưng đổi lại hạ được hai mãnh tướng Nhan Lương và Văn Sú của Viên Thiệu, chìa khóa để thắng Thiệu.

Trong cuộc đấu tranh giai cấp, nhà cầm quyền nắm trong tay mạng lưới tình báo với trang bị hiện đại để đối phó với đội ngũ "phản biện" không có thông tin tin cậy trong tay. Cho nên trí thức trong tay "giai cấp vô sản" chỉ như những con ngựa, khá thì dùng để trao đổi, kém hơn chỉ dùng để cưỡi, không hơn.

17 comments:

Cô Cấn said...

Đầu năm ai lại thế!
CÀNG CAY NGHIỆT LẮM CÀNG OAN TRÁI NHIỀU. Nguyễn Du

Lý Toét said...

Bài trả lời Bọ Lập của Ngô Bảo Châu so với bài viết của tớ có khác chi nhau.

Cô Cấn said...

Bọn em thì nghĩ đơn giản thôi:Trí thức là ông giáo làng dạy bọn trẻ biết chữ và biết vài thứ khác.Cao hơn có thể là Thần Nông dạy dân nghề trồng lúa...

Lý Toét said...

Hãy dùng kiến thức để kiếm tiền. Thế thì đừng lên gân, rằng "sứ mệnh của trí thức" phải thế này thế nọ.

Làm nghề dạy học cũng như nhiều nghề chuyên nghiệp khác. Không nên quá phóng đại vai trò của "ông thầy" cũng như VN tụt hậu như ngày nay không thể đổ thừa cho những "ông thầy".

lvdunght said...

Chính vì nhiều người đòi hỏi trí thức phải thế này thế nọ, xem công nhân, nông dân không phải là trí thức nên mới ném đá NBC. Cháu thấy NBC trả lời phỏng vấn quá chuẩn và định nghĩa về trí thức của chú Lý đưa ra rất đúng.

Lý Toét said...

Ngô Bảo Châu là người có trình độ chuyên môn tóan, dĩ nhiên là người đã có tên tuổi. Tuy nhiên, nghề Toán ở VN lại không cần thiết lắm nhất là tại thời điểm hiện nay, công nghiệp VN chưa chế tạo nổi cái đinh ốc.

Vấn đề là, nhiều người có học, có kiến thức cho nên có lý lẽ vì thế mà có ảnh hưởng tới việc định hướng nhiều người. Những người này ta xem là trí thức (không trùm chăn), cần thiết phải có những cơ sở lý luận chắc chắn dựa trên những thông tin chính xác - điều này khó thực hiện ở xứ ta. Nếu định hướng sai lại rất nguy hiểm, trong quá khứ đã xảy ra như vậy (nhất là thời kỳ 45) dẫn đến hậu quả như ngày nay.

Dương Thường Trực said...

Đọc bài ở blog Bọ Lập...em thật chẳng hiểu các bác ấy trao đổi vì mục đích gì...!? Hay chỉ vì hơn thua nhau trong câu nói? Theo thiển nghĩ của em.....ta hãy sống như đúng một công dân chấp hành đầy đủ luật pháp và hiến pháp. Hãy lo cái bụng ta và gia đình ta đã rồi hẵn bàn đến cái vi mô, vĩ mô của đất nước.! Tích lũy kiến thức là để có thể thức thời...chứ ko phải để xem xem...mình có phải là trí thức không?
Chúc các bác vui,

Lý Toét said...

Dear Get,

NBC phát biểu đại ý rằng: ta chỉ nên nói (phê bình hay phản biện) những gì mà ta nắm rõ hay đã đào sâu nghiên cứu, tránh những phát biểu giống như ở Hội trường Ba Đình. Ở đó ông Thuyết GS Văn chương lại không bàn về văn chương mà lại bàn về bauxyt để đến nỗi mắc lỗi ngớ ngẩn như không thể xây dựng được đường sắt lên độ cao 700m.

Còn Bọ Lập lại phân biệt các loại Trí thức chân chính và Trí thức trùm chăn. Trí thức chân chính là trí thức dám dùng tên tuổi của mình đứng về "lẽ phải" cãi lại nhà cầm quyền. Còn Trí thức trùm chăn là loại ăn lương để mách nước cho nhà cầm quyền chống lại nhóm trí thức kia. Đại khái vậy.

Rõ ràng 2 quan niệm khác nhau, nên ông nói gà bà nói vịt là chuyện dễ hiểu.

Dương Thường Trực said...

Em chưa rõ lắm về GS Tôn Thất Tùng với công trình "mổ gan khô"..! Bác có thể giải thích thêm ko?
Cảm ơn bác,

Lý Toét said...

Đại khái, mổ gan trong Ngoại khoa rất phức tạp vì khó cầm máu. Tuy nhiên BS Tôn Thất Tùng lại mổ gan không chảy máu và "công trình" của ông được gọi là "Mổ gan khô".

Là công trình khoa học, tại sao thế giới không áp dụng?
Ngoài việc tuyên truyền trên báo chí, "công trình" này được phổ biến hạn chế trong Y giới, chỉ những người tham gia trực tiếp mới biết số liệu cụ thể - tỷ lệ tử vong rất cao.

Phương pháp Mổ gan khô: Dùng tay ngắt những phần gan hỏng thay vì dùng dao. Những ca "thành công" thì đưa lên báo chí, những ca tử vong thì ỉm đi. Nó đóng vai trò tích cực trong việc động viên các y sĩ ngoài chiến trường mạnh dạn cắt cụt chi chiến sĩ bị thương trong điều kiện thiếu phương tiện và thuốc men.

Củ Chuối Tây said...

Phương pháp Mổ gan khô: Dùng tay ngắt những phần gan hỏng thay vì dùng dao. Những ca "thành công" thì đưa lên báo chí, những ca tử vong thì ỉm đi. Nó đóng vai trò tích cực trong việc động viên các y sĩ ngoài chiến trường mạnh dạn cắt cụt chi chiến sĩ bị thương trong điều kiện thiếu phương tiện và thuốc men.
Tang thương cho dân tộc này. Nó bị đánh đổi bởi những từ ngữ hy sinh vì dân tộc á chú Lý?

Lý Toét said...

Hy sinh cho quyền lợi của Lãnh tụ mà người ta cứ thuyết minh là vì Dân tộc. Người ta mượn danh Quốc gia, Dân tộc dẫn đến đa số người Việt bị mắc bẫy tư duy:

1. Dễ tin vào những thông tin dựa vào danh nghĩa Dân tộc. Cho nên lịch sử mới bị xuyên tạc.

2. Cá nhân hẹp hòi ích kỷ những chuyện nhỏ nhưng lại không thiết đến quyền lợi bản thân ở những việc lớn. Thí dụ: "quyết liệt" chống dự án đường sắt cao tốc vì "lo sợ" dự án ấy lỗ, mà trên thực tế Trung ương đảng quyết định cả rồi, nếu TƯ quyết thì liệu dân đen có "quyết liệt" được hay không.

Dương Thường Trực said...

Dear bác Lý,
Em chỉ biết rằng.....phát triển giao thông công cộng sẽ có lợi cho dân ta về nhiều mặt...và điển hình là chi phí xăng dầu. Vậy bác có thể khai sáng thêm dùm em được không?
Cảm ơn bác

Lý Toét said...

Cái này dễ hiểu mà. Những nước văn minh đều đi làm bằng phương tiện công cộng. Người ta chỉ dùng xe hơi để đi chơi và đi chợ.

Day-dreaming said...

Bác Lý có nói ở những bài trước là nếu phát triển giao thông công cộng thì CP mất khoản thu lớn ở những phí liên quan đến xăng dầu...thế nên việc này ko phải là không làm được mà CP không muốn làm.

VThang said...

Bat doc bat truong phu!Da la nguoi lam chinh tri Quan trong noi phai co nguoi Theo! Dung sai lich su se phan xet,nhan thuc cua moi nguoi Dan o trong mot nuoc,chau luc co khac nhau!chi mong DI doc tri doc,muon the che nhu au my la dieu khong the nhung nhu Singapo la dieu co the

Lý Toét said...

VT viết tiếng Việt không dấu nhé. Nhắc nhở lần 1.