Friday, April 27, 2012

Truyện Cái bẫy chuột của La Fontaine

Tựa:
Câu chuyện cưỡng chế ở Văn Giang Hưng Yên đang rất nóng. Nhưng trên các diễn đàn tranh luận sôi nổi về tính đúng đúng sai rất là vô trách nhiệm. Có nơi võ đoán liên hệ vụ này với quyền lợi gia đình của Thủ tướng. Kết quả là việc cưỡng chế đã thành công nhưng không tốt đẹp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đợt cưỡng chế bằng bạo lực khác của công an sau này. Hôm qua là Tiên Lãng, hôm nay là Hưng Yên, vậy ngày mai sẽ diễn ra ở đâu. Chúng ta hãy tỏ thái độ một cách có trách nhiệm với sự kiện này.


Xin kể truyện Chiếc Bẫy Chuột của La Fontaine

Bác Nông dân đi chợ mua một Cái Bẫy Chuột về nhà. Trước nguy cơ bị mất mạng, Chuột cầu cứu sự giúp đỡ với các gia súc khác trong nông trại.

Chị Gà Mái đang bươi đất, dửng dưng:
Nguy cơ với anh đấy à, chân tôi dài, quyết không thể bị dính bẫy chuột.

Khá hơn một tý, anh Lơn chia sẻ:
Rất tiếc, tôi không giúp gì cho anh được. Tuy nhiên, tôi sẽ cầu nguyện cho anh không vướng vào bẫy.

Với Bò, Chuột nhận được câu trả lời:
Tôi hiểu sự lo âu của bạn, nhưng tôi biết làm gì đây.

Đơn độc, không ai chia sẻ, Chuột ta phải một mình ngày đêm cảnh giác hết sức tránh cái bẫy chuột tàn nhẫn.

Một đêm, nghe tiếng bẫy xập, vợ bác Nông dân bèn thắp đèn đi soi Chuột. Chuột đâu không thấy lại bị con Rắn mổ vào chân. Biết bị rắn độc cắn, bác trai tức tốc chở bác gái đi bệnh viện cấp cứu.

Giữa lúc giá viện phí tăng, giá thuốc còn tăng trước cả giá viện phí, bác Nông dân quyết định giết Heo rồi mổ Bò lấy tiền mua thuốc mà cũng không cứu được bác gái. Bác gái qua đời, bác trai phải giết nốt con Gà Mái làm mâm cơm cúng.

Bài học rút ra:

Cuối cùng Cái bẫy chuột lại làm thiệt mạng những con không phải là Chuột. Chúng ta đang sống trong một cộng đồng. Mọi biến cố xảy ra xung quanh chúng ta, không ít thì nhiều cũng có ảnh hưởng đến chúng ta.

Hôm nay, người dân Hưng Yên bị cưỡng chế một cách dễ dàng. Có gì bảo đảm chắc chắn rằng, nạn nhân bị cưỡng chế ngày mai không phải là Ta.

58 comments:

Củ Chuối Tây said...

Chu trình của nghề nông gồm: làm đất, gieo mạ, cấy lúa, bơm nước làm cỏ, thu hoạch không thay đổi nên về cơ bản tư duy của nông dân rất đơn giản và trình tự không cần thêm bớt nhiều. Các cụ nằm chõng tre cũng suy ra thứ cần: Nhất nước nhì phân tam cần, tứ giống.
Nay nhờ có thu hồi đất nhằm phát triển các khu đô thị sinh thái, phát triển kinh tế nhằm tiến tới tạo bước đột phá đưa đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại 2020. Cho nên việc cưỡng chế thu hồi đất nông nghiệp nhằm các việc trên có tác dụng của nó:
+ Một là tạo ra bộ mặt đô thị khang trang, giúp cho dân Văn Giang từ đời dân nông thôn trở thành người phố.
+ Hai là việc mất đất sẽ khiến nông dân thay đổi tập quán tư duy nông nghiệp trước đây.
+ Ba là việc đền bù do mất đất sẽ kích thích các ngành nghề phát triển: bán xe máy, xây nhà, và một số nghề phụ phát triển.
Kết luận: ủng hộ việc thu hồi nhằm phát triển khu đô thị sinh thái.

nguyenxuanviennc.blogspot said...

Gió Chuối nên tìm hiểu nông dân Xuân Quan, Công phụng huyện Văn Giang họ đang làm nghề gì và với chính sách như hiện nay, họ trở thành người phố thì được lợi hơn cái gì. Bạn cũng nên xem khu vực này đã là khu sinh thái như thế nào dù chỉ là qua google earths và cuối cùng cũng lưu ý với bạn đây là vùng ven sông Hồng trong lịch sử xa xưa đã từng 18 năm liền vỡ đê để thấy rằng để có khu nông nghiệp trù phù chủ yếu trồng cây cảnh thu nhập cao vời làng xóm, đông ruộng có những con đường beton đẹp hút hồn để thấy rằng người dân nơi đây họ sống lao động như thế nào.

nguyenxuanviennc.blogspot said...

- http://vneconomy.vn/20120427034120373P0C17/nhon-nhip-dau-tu-bat-dong-san-tai-van-giang.htm
-

mai xuân dũng said...

Xem nhiều clip về vụ cưỡng chế ở Văn giang. Điều rút ra là đảng ta vĩ đại thật. Nhân dân đã bị đảng khuất phục để giải phóng đất đai thoát khỏi sự chiếm đóng của nông dân.

Củ Chuối Tây said...

@ Hoathanhque: Đã nói là việc lấy đất làm khu sinh thái giúp cho nông dân phải thay đổi tư duy và việc đó là việc của dân nhằm thích hợp trong hình thái kinh tế mới. Còn việc được lợi gì thì đã rõ, xin đơn cử các bài hát ca ngợi: từ ngày có Đ**g đời ta tươi sáng hơn, nhờ có Đ**g mới có sách mới áo hoa...chỉ nhờ ca ngợi từ quần chúng mà giúp Đ**g ta sống khỏe suốt hơn tám thập niên qua. Cho nên cần phải biết ăn theo.
Việc cánh đồng trù phú 18 năm liền không đồng nghĩa với nó trù phú mãi, xin xem thêm: Do ảnh hưởng kinh tế thế giới, do bọn tư bổn giãy chết gây ra làm kinh tế nước ta rơi vào khó khăn suốt trong 5 năm trở lại đây. Xu hướng toàn cầu hóa và ảnh hưởng giữa các quốc gia các khu vực đang rất lớn nên chỉ cánh đồng nhỏ chưa đáng lo ngại bằng kinh tế nước nhà. Mến thân

Anonymous said...

Tưởng như chẳng liên quan tới mình ai dè, mình lại chết trước. Đó có phải là thói quen chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không có thói quen nhìn xa trông rộng, hay đây đã là cái tật có hữu không thể bỏ của đại bộ phận dân việt “Đèn nhà ai, nhà nấy rạng”?.
Ông La Fontaine thật chí lý khi cho vào biến cố con mụ vợ bị rắn cắn, rồi tất cả đều trở thành vật tế thần một cách rất tự nhiên, đố ai có thể tìm thấy chi tiết nào gượng gạo với các biến cố xẩy ra sau đó, còn chuột vẫn sống sót, nhưng vẫn chỉ là chuột. Thử nhìn lại vụ Văn Giang rồi đặt câu hỏi biến có này có phải là biến cố bị động hay không ? Nhưng ai có năng lực nhìn xa trông rộng hãy trả lời giùm cái. Nhưng có những trang mạng hình như đã sụp bẫy ? như bài viết này[http://nguyentandung.org/chinh-tri/nguyen-tan-dung-nguyen-thanh-phuong-va-ecopark-loi-dung-van-de-xa-hoi-de-pha-hoai.html]. Các bác những tinh hoa hãy tỏ thái độ một cách có trách nhiệm đi cho hậu sinh chúng cháu được nhờ

nguyenxuanviennc.blogspot said...

èo,Gió Chuối làm mình nhớ lại hồi bé, trời rét căm căm, chỉ có manh áo rách nhưng cả lớp vẫn hát say sưa "có sách mới, áo hoa, đây nhờ ơn Đ..ta"

Tiny said...

Ngay trong giấy tờ nhà đất cấp cho mình mà họ ghi là Quyền sử dụng chứ không phải là quyền sở hữu thì có thể hiểu rằng họ thâm đến chừng nào. Một số người đã cảnh báo nhưng chả phải ai cũng hiểu được: có thể nó "nhạt" vì để lâu nên quên và mỹ từ tuyên truyền quá xuất sắc.

Nhìn thấy trước mắt là dân Hưng Yên mất đất, nhưng ảnh hưởng của nó đâu chỉ có vậy: nhiều người thất nghiệp và đói thì sẽ làm gì? là tiền lệ cho các vụ "mất đất bằng bạo lực khác"? tạo ra mâu thuẫn xã hội ngày càng lớn? sự phân biệt giai cấp ngày càng rõ? sự bất mãn và mất niềm tin ngày càng cao?
Tiếp theo có thể là tất cả dân đen: là Vàng dưới mỹ từ giúp nước, khai thác nguồn lực trong dân, khoan sức dân...
Mất đến nơi mà chưa tỉnh ra được.

Lớp lớp người mới tiến lên giành quyền tư hữu về mình cho đến khi tanh bành đất nước thì sinh loạn.

Meo Luoi said...

Có người nói: trước đây bà con nông dân được CQ CM cướp đất từ địa chủ chia cho. Nay bà con được CQ lấy đất chia lại cho người giàu mà.
Trên trang mạng đầy rẫy bình loạn. Có người bảo bản chất của Tiên Lãng và Văn Giang là khác nhau: Tiên Lãng là đối đầu giữa nông dân vs CQ, còn Văn Giang là giữa nông dân với doanh nghiệp (xem blog Beo). Nếu giữa nông dân với doanh nghiệp thì sao công an lại vào cuộc? đây là quan hệ dân sự cơ mà. Hay là vì việc nay có quan hệ tới lợi ích của hoàng tộc.

tualua said...

Tôi thấy bài viết của bác Toét rất hay, mang tính cộng đồng cao. Tuy nhiên, ở cái đất nước VN này, tất cả mọi thứ điều là sở hữu của toàn dân. Thì việc CQ thu hồi của người này hay cưỡng chế của người kia giao cho người khác là chiện rất chi bình thường.

Mặc dù vậy bài học rút ra là, không nên đặt bãy chuột để bắt chuột mà phải dùng biện pháp mạnh tay hơn như là mua thuốc chuột về rãi quanh nhà để mau chóng giết được chuột. Và điều nảy để nhằm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Thiên đàng. hehe..

Cô Cấn said...

Ai chả biết CCRĐ là cần có điều trưng mua của nhà giàu thì Chính phủ phải trả tiền mà nông dân lại mang ơn địa chủ bán rẻ.

Nay lấy ruộng làm nhà,đường mà mua của những người chưa muốn bán thì làm sao mua được.

Dân Văn Giang buộc phải hi sinh đất đai để giúp Chính phủ lần cuối cùng.

Chính quyền tỉnh nào tuyệt đối ủng hộ các nhà đầu tư thì quan chức được cấp trên đánh giá cao.Dân không bầu họ vẫn trúng như thường.Lúc nào căng thì mượn tạm vài cái đầu quan huyện.

Lý Toét said...

Cảm ơn mọi người đã bàn luận sôi nổi,

Trong sự kiện Văn Giang có 3 chủ thể tham gia đó là:

- Nhà đầu tư Ecopark: người bỏ tiền mua đât, xây dựng công trình rồi bán. Mục tiêu hợp pháp của họ là mua đất với giá rẻ nhất, bán BDS với giá cao nhất.

- Các hộ nông dân địa phương: là người bán đất, đi nơi khác sinh sống. Nguyện vọng của họ là chấp hành chính sách của nhà nước, yêu cầu đền bù đủ cho họ tái lập cuộc sống mới với thu nhập ít ra cũng bằng như nơi ở cũ.

- Nhà nước, ở đây là chính quyền địa phương. Vai trò của nhà nước ở đây là: làm hài hòa quyền lợi giữa hai bên mua bán.

Trên thực tế thì sao?

Lý Toét said...

Nhà đầu tư đã đề nghị mức giá đền bù và đã được một số chủ đất đồng ý bàn giao. Một số khác không đồng ý với mức giá trên và nhà đầu tư cũng không chịu thương lượng với lý do: các chủ đất đã được đền bù nhận tiền rồi tiêp tục khiếu kiện đòi thêm, họ không thể đáp ứng được vòng xoáy yêu sách như vậy.

Những người ủng hộ cưỡng chế dựa trên lập luận như trên: họ kết án người chủ đất tham lam, có 1 đòi 2. Không thể đáp ứng được lòng tham, phải cưỡng chế.

Ở đây mới cần vai trò của chính quyền. CQ có thể yêu cầu chủ đất chứng minh thu nhập từ mảnh đất, nếu thu nhập nhiều như thế phải đi chung với nó là mức thuế thu nhập đã đóng tương đương. Lâu nay anh không đóng thuế cho nhà nước, anh ăn cắp của dân, tội hình sự phải đi tù. Tớ bảo đảm, chủ đât chỉ dám đòi hỏi mức đền bù vừa phải.

Nhưng tại sao chính quyền không làm như vậy mà phải dùng chuyên chính vô sản để cưỡng chế. Câu trả lời như muôn thưở: LÀM THẾ LẤY GÌ ĂN?

Lý Toét said...

Về phía Nhà đầu tư, họ không cần phải thương lượng mà chỉ yêu cầu chính quyền giao cho họ cái gọi là đất sạch.

Các chủ đất thì cho rằng:

một là, chính quyền làm cấp dưới cho NDT, điều này xin mọi người xác nhận;
hai là, NDT thuê chính quyền cưỡng chế với tiền công xứng đáng.

Nên họ không chịu giá đền bù như quy định của NDT và kéo lên dinh Thủ tướng biểu tình.

Phe ủng hộ cưỡng chế chưng ra các bằng chứng luật lá chứng tỏ việc cưỡng chế là đúng. Xin mọi người bàn luận, tối nay tớ sẽ trở lại.

Lý Toét said...

@ Củ Chuối,
Nông dân người ta ăn bánh vẽ bao năm nay rồi. Khi nào có dịp tớ sẽ kể về những kế chống đối của nông dân ta rất là nông dân nhưng không phải là không có lợi ích cho họ.

@ Quê Thanh Hóa,
Đền bù đủ cho họ, họ sẽ đi thôi, nhất là đánh thuế nặng. Vùng này trước đây là Khoái Châu là nơi hy sinh phá đê sông Hồng để cứu Hà Nội. Nay không còn lũ lụt đe dọa là nhà ơn Nhà máy thủy điện Sông Đà, của Xê za phải trả cho Xê za.

@ Hiếu, Tiny, Mèo, Từa Lưa, Đậu Tương,
Những thứ đó liên quan đến tính không đúng đắn pháp luật hiện hành, tớ sẽ phân tích sau.

Thanh Long said...

Theo cháu, việc nông dân không được Nhà nước (công an, quân đội, địa phương) bảo vệ quyền lợi đã phá hủy vẻ đẹp của hình ảnh Búa Liềm ấy. Hình thái kinh tế chính trị hiện giờ mang cái chất phong kiến mà trong bài "VỀ MẶT LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU" đã nói lên cụ thể. Hình thái ấy phục vụ ai vì cái gì thì cũng đã quá rõ. Mâu thuẫn xã hội thì có và để lượng chuyển thành chất thì cần dư luận, tiếc rằng truyền thông đã ngăn cản đều đó. Trong tương lai, phân hóa giàu nghèo sẽ ngày càng sâu sắc, tiếc rằng song song với điều ấy thì tính thích nghi của những con cừu cũng ngày càng phát triển để tiếp tục bị xén lông đến sát da. Sự hùng cường của nước nhà chỉ trông chờ vào ông ấy "CHUYỆN ĐÔNG, CHUYỆN TÂY VÀ CHUYỆN NƯỚC VIỆT".

Củ Chuối Tây said...

CQ có thể yêu cầu chủ đất chứng minh thu nhập từ mảnh đất, nếu thu nhập nhiều như thế phải đi chung với nó là mức thuế thu nhập đã đóng tương đương.

Điều này có gì khác nhau giữa đất thu hồi của nông dân phải đóng thuế với những căn hộ như thế này thưa chú Lý Toét?

Anonymous said...

Chuyện La Phông Tênh hay, nhiều ý nghĩa, nhiều cách hiểu, tuy nhiên cách hiểu như Lý Toét có vẻ là cách hiểu hơi khiên cưỡng, theo ý của người viết thì nên hiểu như sau:

1. Nếu không phải là chủ nhà thì nên câm miệng

2. Muốn sống, hãy là con vật vô giá trị (không có giá trị gì hết) (tuy nhiên... xem bên dưới)

3. May nhờ rủi chịu hay nói cách khác: may mắn là do công ơn của chủ nhà còn rủi thì là do số phận

4. Túm năm tụm ba bàn chuyện (không phải do chủ nhà tập hợp) thì lợi không thấy mà hại ngay trước mắt

Tổng hợp tất cả những cái đó là gì? Tôi nói đồng bào nghe rõ không?

Hỏi tức là đã trả lời tất cả những thắc mắc

Lý Toét said...

Tạm ngưng câu chuyện Cưỡng chế Văn Giang, tớ viết bài kỷ niêm 30 tháng 4

Anonymous said...

Dear bác cần chỉnh và các bác!
Để thêm phần rôm rả, nhà em xin diễn dịch cái truyện của ông La Phông Teng theo cách hiểu thô thiển sau ( em ghét ngụ ngôn):
Xin được gán nhân vật vợ chồng cho tầng lớp thượng lưu; Lợn, Gà, Bò cho tầng lớp trung lưu; Chuột cho tầng lớp hạ lưu- chuột chạy cùng sào mà :D.
- Thượng lưu : nắm và mặc sức diễn dịch luật pháp
- Trung lưu : Vận dụng và tìm cách để không phạm luật
- Hạ lưu : Đếch cần và cũng không muốn biết luật pháp ( chỉ cần cơm thôi)
Nhưng khi thượng lưu áp đặt và diễn dịch luật pháp như “Xe to thu phí to, xe nhỏ cũng được thu phí to”, hay “bệnh tuyến dưới phải vào tuyến dưới, bệnh tuyến trên được vào tuyến trên”, làm loạn thuật ngữ “thỏa thuận’và“thương lượng” v.v. Làm cho bon hạ lưu điêu đứng, kết quả là “việc ông đéo làm nữa, ông về quê húp cháo” “đất ông đéo giao nữa để đó ông mặc cả thêm” v.v. Còn bọn trung lưu thì sao, bọn này thì lo bới lông tìm vết để xem có kẽ hở pháp luật nào không, rồi thì ngồi tỏ thái độ thương xót cho bọn hạ lưu cũng có, mà chê bai dè bửu bọn hạ lưu cũng nhiêu, và cũng chỉ làm thế thôi. Rồi đùng cái mới thấy mình điêu đứng vì chúng nó đéo làm việc, đòi lương cao, mình đéo có nhà ở vì chúng nó đéo giao đất trong khi mình đã nộp tiền rồi. À hóa ra bọn này chết trước!
Hết.
P/S ; có nhiều người hạ lưu nhưng cứ tưởng mình là thượng lưu, lại có nhiều người là thượng lưu nhưng éo biết ngày mai mình thành hạ lưu. Khổ thế đấy. Xin lỗi Chú lý vì đã lỡ viết chưa kịp pót.

Tiny said...

Hình như Chú Lý đang muốn "Chúng ta hãy tỏ thái độ một cách có trách nhiệm với sự kiện này".

Theo em thì "bế tắc" vì "mấy ông ngồi salon tự đặt luật, mấy anh thi hành cứ thế mà làm, ai phản đối thì họ nói chống người thi hành công vụ; nhóm người có thể thay đổi luật thì trên 90% có cái đầu gật sẵn. Lu loa lên một tý thôi chứ có dám làm gì đâu!"
Khó quá! không khéo thì bị gán cho cái tội vi phạm điều 4 HP, dù từ đời ông cha em đến giờ chưa bao giờ được bỏ phiếu cho điều ấy huhuhu.

Em chờ nó "cùng tắc biến": thà một lần đau!

Lý Toét said...

Dear Tiny,

Như tớ đã phân tích một phần về quá trình dự án - đền bù - giải tỏa (phàn sau nói về luật lệ xứ ta liên quan đến chuyện này), chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân xung đột để không đi vào cảm tính.

Cảm tính sẵn vốn có ác cảm với chính quyền (thực tế chính quyền VN XHCN từ khi nó có đã bao giờ làm được điều gì cho dân) cho rằng nông dân đòi hỏi đúng, chính quyền hùa theo NDT thế là sai. Nhận định này tuy không khác sự thật là mấy nhưng ủng hộ việc dùng gậy gộc chống lại áo giáp, khiên mộc, lựu đạn cay và dùi cui điện (máy taser) vừa sai, vừa đẩy nông dân vào chỗ chết. Ủng hộ như thế thà cứ dửng dưng còn hơn.

Truyện này nhắc chúng ta rằng, tai họa sẽ đến với ta nếu ta dửng dưng với người khác. Nó đến với ta, ta xử nó như thế nào?

Anonymous said...

Đã nói Lý Toét có nhiều sai lầm về bản chất nhưng Lý Toét cứ nói là sao nhỉ? Phân tích:
Trích:
thực tế chính quyền VN XHCN từ khi nó có đã bao giờ làm được điều gì cho dân
Hết trích

Sai cơ bản, không phải cứ nghĩ chính quyền VN XHCN không mang lại quyền lợi về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho nhân dân là phủ nhận hoàn toàn chính quyền VN XHCN, trong lịch sử nước ta chỉ có duy nhất chính quyền VN XHCN mang lại những điều sau:

- Tôn vinh bần nông, đặc biệt là bần cố nông, chưa có chế độ nào mà ai cũng phải cố gắng để trở thành bần cố nông (gọi tắt là bần nông luôn), bần nông là 1 vinh dự, sự giàu có, thậm chí chỉ cần có đủ ăn đã là 1 sự xấu hổ, nhục nhã không thể nào tưởng tượng nổi, dẫn chứng: thiên đàng 1954 ở Bắc và 1976 ở Nam

- Thúc giục được sự trả thù, càng tàn bạo trong trả thù thì càng được tôn vinh, sự tôn ty trật tự trong XH kiểu như cha con vợ chồng mà càng đả phá càng có giá trị, dẫn chứng CCRĐ và cải tạo công thương nghiệp

- Tôn vinh sự liều lĩnh, khả năng tự tử, khả năng giết người, khả năng máu lạnh của tính cách Giao Chỉ, tham khảo: các tấm gương anh hùng, liệt sỹ hoặc thương binh trên báo Đảng

Trích:
tai họa sẽ đến với ta nếu ta dửng dưng với người khác. Nó đến với ta, ta xử nó như thế nào?
Hết trích

Tai họa đến thì phải chịu thôi, phận con ong cái kiến thì chỉ biết cắm đầu mà chịu, đã nói là "may nhờ rủi chịu" mà còn xử sự gì nữa? Thực ra đôi khi chuyện bất hanh đối với người này lại là niềm hạnh phúc với người khác, ví dụ như: "may quá, mình bị thiệt/lỗ ít hơn thằng hàng xóm", rất chi là nhân văn!!! Nếu điều kiện kinh tế tốt thì chuyển dần gia đình và của cải sang các nước khác, tất nhiên nếu bản thân đang nằm trong 14 người chủ gia đình thì yên tâm hơn, yên tâm hơn thôi chứ không phải là yên tâm hoàn toàn nhé, dẫn chứng: anh B.ch bị quản chế tại gia, anh H.an bị xử tử (vắng mặt), anh P.an bị đuổi khỏi tổ chức, anh gì (quên tên rồi) bị xử với câu nói nổi tiếng: nó lật tao thì tao lật nó .v.v. Kết luận: thực hiện theo cấp trên: chuyển bớt gia tài và gia đình sang các nước pháp quyền (chỉ pháp quyền không có thêm chữ khác)

Tổng kết: Lý Toét nên đọc nhiều và kỹ hơn báo Đảng: Nhân dân, TCCS, Hà nội mới, Công an các loại (bao gồm cả An Ninh Thế Giới) và QĐND

Hỏi ngoài lề: tìm sách hướng dẫn cách nuôi lừa và dạy dỗ lừa, ai biết chỉ giúp, cảm ơn trước

Lý Toét said...

Bắt đầu spam rồi đó nha,

Chưa bao giờ "tôn vinh" bần cố nông

Cái gì "trả thù" ở đây, lộn xộn

Cái gì "liều lĩnh", phải nói là "chính sách khoan hồng" chứ.

Hãy học kỹ trước khi nói.

AnTin,jsc said...

Thanks Bác. Chứ các blogger bình loạn gần đây kiểu cứ tai nạn xảy ra xe to là phải bồi thường cho xe nhỏ. Chưa ai nhìn ra gốc rễ vấn đề cả.

Lý Toét said...

Mọi người có thấy cần phải phân tích tính hợp pháp của luật xứ ta không.

Củ Chuối Tây said...

Việc làm chia sẻ sự hiểu biết luôn cần thiết mà chú. Xin chú cứ phân tích.

nguyenxuanviennc.blogspot said...

Đọc thấy Lý Toét có mấy định đề hay phết, đề nghị bác cho anh em được học hỏi góc nhìn của bác về luật cửa xứ ta nhé. Thank bác

Meo Luoi said...

THeo Mèo hiểu thì có các khía cạnh sau:
1. Loại đất đai thu hồi: đất nông nghiệp: đây là loại đất thuộc sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) phân cho người dân sử dụng. Do đó, theo luật đất đai, nếu chính quyền có yêu cầu thu hồi, người dân phải trả lại(không thương lượng)?
Ngoài ra, thu hồi đất lúa, là giá quy định của nhà nước + các đền bù hỗ trợ nếu có (đền bù hoa màu, vật kiến trúc, hỗ trợ gạo, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.
2. Mối quan hệ giữa bên thu hồi và bị thu hồi đất:
Nếu đúng là công ty Việt Hưng thỏa thuận với tỉnh Hưng Yên về việc đổi hạ tầng (đường) lấy đất và có quyết định của thủ tướng (phó thủ tướng NTD ký năm 2003?) thì đây là mối quan hệ giữa nông dân và chính quyền là chính. Có thể Việt Hưng và Hưng Yên đã nhắm chỗ đất Văn Giang này vì lẽ, đây là khu vực đẹp, thuận lợi giao thông và nhất là toàn đất lúa, thì việc bồi thường sẽ dễ dàng chăng?
3. Ngoài các dự án ưu tiên (nhóm A) thì tất cả các dự án còn lại, theo luật (?) chủ đầu tư phải thương lượng với người bị thu hồi đất. Nếu là đất thổ cư thì phải căn cứ theo giá thị trường có tham khảo giá của tỉnh.
Vấn đề của Văn Giang có lẽ là ở chỗ thỏa thuận của Hưng Yên với Việt Hưng. Do đó, mâu thuẫn trực tiếp là giữa nông dân với chính quyền chứ không phải Việt Hưng.
Nhìn chung các dự án ở VN bây giờ toàn xén đất lúa vì rẻ, dễ (không phải lo tái định cư cho người dân, giá đất rẻ như cho không) và chỉ cần bắt tay được với chính quyền địa phương. Bao giờ mà giá đất lúa cũng cao bằng hoặc hơn đất thổ cư, may ra mới hạn chế được việc lấy đất nông nghiệp tràn lan như hiện nay.

Ví dụ: thu hồi đất nông nghiệp ở Hải Dương: với đất lúa đồng bằng bà con sẽ có tiền thu hồi như sau:
1.tiền đất: 60.000đ/m2
2. hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp: 120.000đ/m2
3. đền bù hoa màu: 4.000đ/m2
tổng cộng: 184.000đ/m2
4. hỗ trợ gạo: 30kg/khẩu x 12 tháng nếu mất đất từ 70% trở lên. 6 tháng nếu mất đất dưới 70%.
Như vậy, đất nông nghiệp là rẻ nhất. mà lại không phải lo tái định cư và không có giá trị vật kiến trúc trên đất (đôi khi khá lớn).
So sánh với đất thổ cư:
1. tiền đất: theo giá thị trường ở thời điểm lập: (ví dụ đất mặt đường ở một xã tại Hải Dương được đề nghị là 13 triệu/m2
2. Giá trị vật kiến trúc, cây cối (cây cảnh,...): theo giá trị đánh giá thực tế
3.Hỗ trợ di dời & thưởng khi di dời đúng tiến độ
4. Tái định cư (nếu lấy đất ở khu tái định cư thì sẽ trừ đi giá trị được đền bù).

Lý Toét said...

Có ngay, có ngay.

Tiny said...

Em thử đóng vai trò một nông dân để đặt câu hỏi với chú Lý với hy vọng được chú chia sẻ kiến thức và biết cách ứng phó trong giai đoạn này nếu nó áp trực tiếp vào mình.

Về giá đề bù và thỏa thuận không đạt được, em lấy ví dụ về món đồ cổ: chiếc xe vespa cũ trong nền kinh tế thị trường. Có thể sau bao năm sử dụng thì giá trị chiếc xe trong nhà em nó gần như bằng không, bán ra thì không có ai muốn mua để chạy, nhưng ít ra có nó thì em cũng chạy chợ kiếm ít tiền lai rai sống được. Một ngày, có anh săn đồ cổ đến muốn mua, nếu em không biết anh í là ai, nghĩ là anh í mua về chạy, chắc em cũng bán rẻ mạt, nhưng nếu biết anh í đang săn, đương nhiên là em sẽ hét giá chứ. Em nghĩ đây là kinh tế thị trường mà (không có định hướng XHCN hihihi).

Tiny said...

Em thấy câu của chú quá đúng “LÀM THẾ LẤY GÌ ĂN?”. Vì họ không muốn chia sẻ lợi nhuận với chủ đất (có lẽ đây cũng là thu nhập khó chứng minh) nên đó mới là cớ sự chính để tranh chấp.
Ngoài ra, nó còn nhiều khúc mắc khác như: vấn để chuyển nghề; chuyển đổi loại đất: sao có một số người dễ dàng chuyển đổi thế- phân biệt giai cấp à?. Ngay cả cái quy trình giải tỏa đền bù mấy ảnh nhiều khi còn không tuân thì lấy gì dân tụi em nghe: khi đến giải tỏa, họ yêu cầu trưng lệnh/quyết định ra thì mấy ảnh làm dấm da dấm dúi, không rõ ràng (có lẽ sợ trả thù).

Chứng minh thu nhập: cái này đúng là khó, nhưng em nghĩ nguyên nhân cũng tại anh tại ả cả. Mấy quan chức giầu sụ, của nổi của chìm quá xá thế kia có chứng minh thu nhập không mà kêu dân nó chứng minh, chưa kể là đáng lẽ phải đóng 100 đồng thuế thì có khi dân mất mấy chục đồng để lót tay rồi, chứ không mà yên được à. Blogger ĐC là một chứng minh sống động nhất: tội trốn thuế khi nghĩa vụ ràng buộc là của người đi thuê- kiểu gì cũng xử được nếu muốn; bạn nào đi làm giấy tờ mà bị phạt có thể nghe đến luật 50-50.

Tiny said...

Vụ đồng ý và ký giấy rồi còn đòi nữa thì đúng là sai thật, nhưng cũng có thể hiểu được cho nông dân là (1) quy hoạch ở VN XHCN lúc nào cũng là bí mật để dễ đánh lừa (2) với giá bồi thường rẻ mạt và không có phương án chuyển đổi nghề thì cái lo lấn át lý trí, có khi là làm liều.

Các vụ giải tỏa, cưỡng chế như này xảy ra nhiều nơi và thường có sai phạm trong quy trình/luật của chính các ảnh đặt ra (thống kê trên báo VN có đến hơn 70% các vụ khiếu kiện về tranh chấp đất đai) nên hễ cứ có vụ nào xảy ra thì đương nhiên dân tụi em sẽ nghĩ ngay đến thành kiến thật khó bỏ: “KHÔNG LÀM THẾ LẤY GÌ ĂN?”

Lý Toét said...

Dear all,
Ta quay lại với luật lá trong câu chuyện cưỡng chế ở Hưng Yên.

Giới ủng hộ cưỡng chế cho rằng cưỡng chế đúng luật với lý do Quyết định đầu tư của Thủ tướng ký căn cứ vào Luật (chính xác là Nghị định nhưng bản chất của nó là luật do Thủ tướng ký) 1993 chứ không áp dụng theo Luật 2003 có giá trị sau khi ký.

Có những vấn đề sau đây

Một là, đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật được hưởng tình thế có lợi hơn. Trường hợp này, chủ đất bị thu hồi được hưởng quyền áp dụng Luật 2003 vì nó tiến bộ hơn.

Hai là, quyết định lấy căn cứ theo Luật 1993 trong khi Luật 2003 đã là nhu cầu thực tiễn mà trong thực tế nó đã có hiệu lực thi hành. Ở đây đã có sự gian lận. Giai cấp thống trị đề ra luật để cai trị nhưng chính họ lại "lách" cái mà họ đã viết ra. Rõ ràng giai cấp thống trị ở đây đã ngồi xổm lên luật pháp, mà luật này bản thân nó do giai cấp thống trị soạn ra theo hướng có lợi cho họ.
Nói ngắn gọn, quyết định này vi hiến.

Ba là, Không phải tất cả những văn bản sai trái đều phải được thi hành. Thí dụ công hàm ký ngày 14/9/1958 về công nhận lãnh hải Trung cộng phải được vô hiệu vì nó chỉ đại diện cho một nhóm nhỏ lợi ích ở Trung ương đảng.

Kết luận: tờ quyết định thu hồi đất cho dự án Echopark vô giá trị do nó có căn cứ trái pháp luật và động cơ vụ lợi. Nên không thể căn cứ vào một văn bản vô trá trị để đánh giá đúng sai.

Lý Toét said...

Lazy Mèo,

"Thu hồi" nhưng có trả tiền thì không còn là thu hồi nữa mà là mua theo giá bị ép. Ngược lại, khi cần mua miếng đất để canh tác lại phải mua theo giá thị trường tùy thuộc vào phẩm chất miếng đất.

Giá trị miếng đất không phải tùy tiện mà đánh giá, nó phải được tính dựa trên lợi tức mà nó đem lại, gia giảm thêm theo tùy tính độc đáo của miếng đất. Nên không khó để tính được cho sát với giá trị của nó.

Văn bản luật không phù hợp cần phải sửa. Nếu không thanh toán bằng tiền có thể bằng đất ở vị trí khác với giá trị sinh lợi tương đương.

Lý Toét said...

Dear all,
Nói chung, chế độ độc chiếm quyền phân phối đất đai được khoác cái áo "sở hữu toàn dân" đã đến hồi cáo chung. Sở hữu phải tuân theo luật lệ của thiên hạ thôi, không thể khác được.

Câu hỏi đặt ra là: chính quyền dùng chuyên chính vô sản để cưỡng đoạt, người bị cưỡng chế phải làm gì đây?

Không thể dùng sức mạnh rất hạn chế lại vô tổ chức để chống lại cường quyền mà lại số đông được. Đâu đó đã có những vụ đã bị chìm xuồng về mặt dư luận. Xin đơn cử 2 vụ: vụ Giám đốc công an tỉnh bị đánh bomb; và vụ nhà tay cục phó công an bị đột nhập "lấy mất một số tiền", kẻ trộm không phải vào lấy tiền mà lấy mạng.

Củ Chuối Tây said...

Một xã hội mà chế độ cai trị luôn ngồi xổm trên cái bồn cầu luật pháp và kêu gào bọn thấp cổ bên dưới chấp hành các loại văn hóa chúng nghĩ ra như văn hóa giao thông, văn hóa học đường, văn hóa ứng xử thì mong sao tiến bộ. hu hu

Thành Lợi said...

Bọn CS ( chó săm ) đã dùng chính sách ngu dân trị mấy chục năm nay rồi, và bây giờ bọn CS cũng không muốn nền giáo dục phát trển như vậy sẽ khó trị. cứ để người dân thiếu hiểu biết làm càng rồi ghép tội đó là đỉnh cao trí tuệ của 14 con chó săn.
14 con chó săn này sắp chui lỗ cống rồi. Bàn cầu cũng không có chỗ cho 14 con chó săn này đâu. Lòng dân căm phẫn chỉ có chết.

Thành Lợi said...

(tiếp theo)
Bởi vì sao phải để cho dân trí ngu. Xin thưa bởi vì người dân mà khôn quá thì 14 con chó dại này không đủ khả năng tri thức để phản biện lại những đòi hỏi chính đáng của người dân. Cho nên 14 con cẩu ( viết ngắn gọn của từ CS )tìm mọi cách để cho dân trí càng thấp càng tốt. Đúng là tư duy của loài cẩu. Cầu trời cho bọn cẩu này chết càng sớm càng tốt. Đồ sâu dân mọt nước. Hỡi lũ cẩu CS ( chó săn ).

dao vien said...

thanh loi spam qua. Chj biet noi cho suong mieng minh thoi ma k chiu nghi cho moi nguoi j het.

Tiny said...

Có cách nào giải không chú ơi?
Chả lẽ lại du kích chiến nữa?!
Cách này chả văn minh tý nào và oan khiên chồng chất thì đến ngày nào mới giải được.

P/S: phần trên chú giải thích về luật đã rõ rồi. Cám ơn chú.
Ai cũng đã hiểu là ở VN XHCN thì luật là của giai cấp cai trị - i.e luật rừng.

Lý Toét said...

Tí nỵ,

Hoạt động thực tiễn khác với tiểu thuyết, sự cao thượng là hy sinh lợi ích của số ít và đem lại lợi ích cho số đông.

Lực lượng vũ trang phải dùng số đông mới hành động được do bản tính con người là hùa và say máu. Diệt một cá nhân trong tập thể ấy giống như điểm huyệt, ít gây thiệt hại nhất.

Meo Luoi said...

Bác Lý,
Vấn đề giá trị miếng đất theo bác nói là đúng. Nhưng theo luật của Việt Nam, cụ thể kể cả luật đất đai năm 2003 và các nghị định, thông tư kèm theo thì cái này chỉ áp dụng cho đất thổ cư. Thế nên mới có cái gọi là giá thị trường khi thu hồi đất thổ cư. Riêng đất nông nghiệp thì vẫn tính theo kiểu đền bù mà Mèo đã dẫn chứng ở Hải Dương, trong một dự án đang tiến hành. Đất nông nghiệp được coi là đất của nhà nước giao cho dân canh tác, do vậy, khi nhà nước thu hồi (đại diện là chính quyền địa phương) thì dân không có thể thương lượng giá hơn.

Meo Luoi said...

Việc ngồi xổm này thường xuyên diễn ra. Có một dự án BOT đã thương lượng với Việt Nam trước khi luật XYZ được sửa đổi, nhưng ngày kết thúc đàm phán và ký kết là ngày sau khi luật XYZ sửa đổi có hiệu lực, nhưng nhà đầu tư và bên Việt Nam không muốn áp dụng luật mới do nó khó hơn, phức tạp hơn và tăng giá trị đầu tư lên, nên làm đơn lên Thủ tướng xin áp dụng luật cũ. Thủ tướng ra một công văn, thế là được áp dụng luật cũ liền. Hỏi vậy thì có phải ngồi xổm trên luật pháp không?

Meo Luoi said...

Đồng ý với bác Lý là luật đất đai cần phải được sửa đổi. Thì các vấn đề ở Văn Giang, Tiên Lãng mới ít xảy ra. Chừng nào sở hữu đất đai vẫn thuộc nhà nước thì chừng đó còn các vụ việc cưỡng chế đàn áp thu hồi đất.
Bây giờ với vụ Văn Giang cụ thể, bác Lý tư vấn nên làm thế nào? Lập đại diện của dân Văn Giang và kiện UBND huyện/UBND tỉnh Hưng Yên ra tòa vì đã làm sai pháp luật?

Lý Toét said...

Mèo Lười,

Vấn đề ở chỗ đó đó. Anh (chính quyền) viện cớ đất nông nghiệp để áp giá rẻ mạt nhưng cũng chính anh, qua một tờ giấy A4 với con dấu đỏ hợp thức hóa nó từ cám thành vàng trong khi trong tay anh chẳng có đất.

Nếu nói đât là của chính quyền thì bậy rồi, hết thuốc chữa. Luật sai thì phải sửa, không thể ăn theo luật sai để kiếm chác, nông dân đấu tranh vì cái này.

Cũng mảnh đất đó, nếu huy động xây doanh trại, tớ bảo đảm dân sẽ dâng đất mà không lấy tiền.

Lý Toét said...

Cảm ơn Mèo Lười đã có những comment có giá trị,

Nhà đầu tư với tư cách là nhà mua đất, chủ đất với tư cách là người bán đất, cả hai đều muốn được hưởng những lợi thế đối với pháp luật. Chính vì vậy vai trò của chính quyền phải làm trung gian để dung hòa sai biệt này.

Nhưng sai biệt sẽ trở thành mâu thuẫn nếu như chính quyền nhúng mũi vào để trục lợi. Và thực tiễn bao năm qua là như vậy.

Về vấn đề tổ chức tập thể khiếu kiện, nó đã đụng đến điểm huyệt của chế độ. Sức mạnh của chế độ là tổ chức nên họ rất sợ những tổ chức quần chúng nhen nhóm mà không dưới sự lãnh đạo của họ. Nên về thực tiễn chính quyền sẽ tìm mọi cách "phân hóa" bằng cách chọn cá nhân ít đất bị mất nhất, cho họ ít quyền lợi, rồi tạo ra bằng chứng ngụy tạo tố cáo người đứng đầu phản động. Tớ chỉ có cách Phá mà chưa có cách Xây.

Từ khi được thành lập, chính quyền cách mạng chưa bao giờ làm điều gì vì lợi ích của số đông dân chúng.

Lý Toét said...

Welcome Thanh Long,
Người ta quên nên đã cất búa liềm đi thì nay ta phải mang nó ra trở lại.

Meo Luoi said...

Còn cho những người không ở Văn Giang thì phải làm sao đây bác Lý?
Nhân vụ này, và các vụ sau nữa, thì người dân sẽ phải làm sao? Thật là một câu hỏi khó đúng không bác Lý. Hôm nay trên báo chủ tịch UBND Hưng Yên đổ cho có bàn tay xúi giục bà con của các phần tử phản CM và phản động quốc tế. Các trang mạng thì không ai dám ủng hộ bà con Văn Giang. Còn thua xa vụ Đoàn Văn Vươn.

Lý Toét said...

Báo chí được Bật (ON) trong vụ Vươn Hoa Cải. Còn trong vụ này báo chí được lệnh Tắt (OFF). Tự do báo chí là đây chứ đâu. Nên bản báo cáo gần đây của Freedom House đã "đánh giá cao" tự do báo chí của Việt Nam.

Nông dân phải làm sao à? Họ đã có Búa và Liềm trong tay, chỉ cần học tập kinh nghiệm của đảng là đủ.

Nguyễn Quang said...

Bác lý ơi cho Nguyễn Quang hỏi vài điều, chắc cái entry này là hợp nhất lại kín nữa.

Trước khi Bác Hải tấp Wolken thì chả ai lên tiếng, nhưng sau khi bác ấy ra tay thì ai cũng tấp vào. Làm NQ cứ nghĩ tới khi Hồ Duy Dung còn chức chả có ai dám đông tới, khi bị Minh Thái Tổ cách chức rồi thì 1 loạt bản tấu lên. cái đám quan này cũng chỉ là một đám vô thức ăn hôi theo sự dẫn dắt của Chu nguyên Chương, nghĩ mà ức chế. Sau khi Nguyên Chương chết thì có khá gì? đám quan đó cũng chẳng phò tá nổi hoàng thượng để gian thần lông hành rồi đến Thành Tổ cướp ngôi.

Lý Toét said...

Quang nói gì tớ không hiểu,

Về cô Vân Đức quốc (có thể là JC ngày trước), tớ điều chỉnh cô ấy trước tiên chứ không phải bác Hải.

Nhận định chung của tớ: có ấy viết nhiều nhưng không có ý, và những thông tin cố gắng lượm lặt được lại giống như báo Công an. Đôi khi cổ có những ý riêng nhưng lại hơi kỳ quặc.

Tóm lại, chấp phụ nữ làm gì.

Nguyễn Quang said...

NQ cũng nghĩ về comment's Wolken như thế. Ý em là bác Hải có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến đám đông, Sau khi bác chỉnh Wolken họ có tấp với cường độ cao như bác Hải đâu. nhiều người không chỉ ra Wolken sai ở chỗ nào mà đã nhận xét như JM. ấy chả phải là sự vô thức à.

Lý Toét said...

Con người ta vốn tự nhiên có tính "hùa" nên Chuột Jerry cũng chỉ là té nước theo mưa thôi.

Ta có thể làm "hiệp sĩ" đứng ra bảo vệ cho cô Vân. Miễn đừng tấn công cá nhân là được rồi.

Chúc vui.

Nguyễn Quang said...

Cỡ như Bác Hải độ còn không nổi sao NQ đọ nổi, cứ để cô ta sống với tư tưởng của mình là tốt hơn.

cheer!

Lý Toét said...

Cứ chấp với người Tâm thần thì mình cũng sẽ thành người Tâm thần.

Nguyễn Quang said...

Bài "Bấthủ Thập Dâm Công" của An Hoàng vừa bựa vừa hay, NQ quả thật khâm phục cái kiểu này. ai mà cung luyện như thế thì xã hộ hạnh phúc lắm lắm.

Lý Toét said...

Những gì hay tớ mới giới thiệu