Sự kiện đồng chí đại úy công an tỉnh Cần Thơ từ chối nhận 100 triệu đồng bị nghi là tiền hối lộ từ một quan chức cao cấp của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (*) đã được làm rõ. Ngân hàng Phát triển Việt Nam là người bị hại trong một vụ án lừa đảo giá trị vật thế chấp vay tiền. Cơ quan chức năng đã xác định hành vi "biếu" 100 triệu đồng là sai nhưng không vi phạm pháp luật, số tiền 100 triệu đồng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam dự kiến sẽ bị tịch thu sung công quỹ. Đây không phải là tiền hối lộ mà chỉ là tiền "lót tay" cho đơn vị điều tra và cá nhân đồng chí cán bộ trực tiếp thụ lý vụ án như là một hình thức "hỗ trợ".
Sự kiện trên được hiểu là, "hỗ trợ" thì được phép mà hối lộ thì không hay nói cách khác "hỗ trợ" là hình thức được khuyến khích vì không vi phạm pháp luật. Tang vật (100 triệu đồng) sẽ bị tịch thu và hạch toán vào chi phí của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Câu chuyện hiểu lầm thịnh tình của ngân hàng đối với cơ quan điều tra trở thành hối lộ đến đây là hết và đã có một kết thúc có hậu. Không dừng lại ở đó, về nghiệp vụ kinh tế, có một số bài học được rút tỉa.
100 triệu là rất nhỏ so với tài sản gộp của một ngân hàng, thậm chí cũng chỉ quá nhỏ so với tài sản riêng của một vài cá nhân cổ đông của ngân hàng nhưng lại không nhỏ đối với sổ sách kế toán. Thủ tục kế toán, mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được ghi vào sổ sách và có chứng từ gốc kèm theo.
Theo quy định, để rút ra 100 triệu tiền mặt cần phải 5 lần rút, mỗi lần 20 triệu và được hạch toán trong tài khoản tạm ứng nội bộ. Trường hợp vị giám đốc cầm 100 triệu đi mời nhậu là vi phạm nguyên tắc quản lý tiền mặt. Trong thực tế, ngân hàng có thể chi tiếp khách với số tiền lớn hơn 100 triệu đồng bằng tín chấp giấy giới thiệu với nhà cung cấp, xong dịch vụ sẽ trả tiền một lần theo hóa đơn của nhà cung cấp mà hoàn toàn không cần phải rút tiền mặt.
Lẽ ra, sau khi lập biên bản "đưa hối lộ", tang vật 100 triệu đồng phải được trả lại cho quỹ tiền mặt của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để hoàn trả tạm ứng. Việc tịch thu sung công quỹ 100 triệu đồng đã đưa đến việc hạch toán vào khoản chi ... "đi nhậu" mà không cần chứng từ thanh toán.
Ràng buộc của việc rút 100 triệu là chỉ cần sự đồng ý của hội đồng quản trị mà không cần tất cả các cổ đông biết. Suy rộng ra, rút 10 tỷ để hội đồng quản trị "đi nhậu" hoặc 100 tỷ cho một thành viên hội đồng quản trị đi công việc thì các cổ đông cũng không cần phải biết.
Việc rút ruột dễ dàng, thường xuyên và liên tục như vậy khiến cho vốn thực tế của doanh nghiệp giảm. Thêm nữa, các cổ đông chủ chốt lại thoái một lượng vốn lớn là lý do làm thị giá các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán mỗi ngày mỗi giảm.
Với doanh nghiệp là ngân hàng, tiền mặt được rút ra theo hình thức "đi nhậu" hoặc tương tự. Kết quả là lợi nhuận ngân hàng thì được hiện thực hóa bằng tiền mặt còn các khoản vay của khách nợ thì ở lại.
Kỹ thuật trên được gọi là Tẩu tán tài sản.
Tham khảo:
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/08/bieu-dai-uy-cong-an-100-trieu-dong-de-di-nhau/
-----
(*) Ngân hàng Phát triển Việt Nam: tiếng là ngân hàng nhưng Ngân hàng Phát triển Việt Nam không phải là một ngân hàng thương mại. "Ngân hàng" này có chức năng cấp phát vốn từ nguồn ngân sách chứ không phải từ nguồn huy động như các ngân hàng thương mại khác.
Sự kiện trên được hiểu là, "hỗ trợ" thì được phép mà hối lộ thì không hay nói cách khác "hỗ trợ" là hình thức được khuyến khích vì không vi phạm pháp luật. Tang vật (100 triệu đồng) sẽ bị tịch thu và hạch toán vào chi phí của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Câu chuyện hiểu lầm thịnh tình của ngân hàng đối với cơ quan điều tra trở thành hối lộ đến đây là hết và đã có một kết thúc có hậu. Không dừng lại ở đó, về nghiệp vụ kinh tế, có một số bài học được rút tỉa.
100 triệu là rất nhỏ so với tài sản gộp của một ngân hàng, thậm chí cũng chỉ quá nhỏ so với tài sản riêng của một vài cá nhân cổ đông của ngân hàng nhưng lại không nhỏ đối với sổ sách kế toán. Thủ tục kế toán, mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được ghi vào sổ sách và có chứng từ gốc kèm theo.
Theo quy định, để rút ra 100 triệu tiền mặt cần phải 5 lần rút, mỗi lần 20 triệu và được hạch toán trong tài khoản tạm ứng nội bộ. Trường hợp vị giám đốc cầm 100 triệu đi mời nhậu là vi phạm nguyên tắc quản lý tiền mặt. Trong thực tế, ngân hàng có thể chi tiếp khách với số tiền lớn hơn 100 triệu đồng bằng tín chấp giấy giới thiệu với nhà cung cấp, xong dịch vụ sẽ trả tiền một lần theo hóa đơn của nhà cung cấp mà hoàn toàn không cần phải rút tiền mặt.
Lẽ ra, sau khi lập biên bản "đưa hối lộ", tang vật 100 triệu đồng phải được trả lại cho quỹ tiền mặt của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để hoàn trả tạm ứng. Việc tịch thu sung công quỹ 100 triệu đồng đã đưa đến việc hạch toán vào khoản chi ... "đi nhậu" mà không cần chứng từ thanh toán.
Ràng buộc của việc rút 100 triệu là chỉ cần sự đồng ý của hội đồng quản trị mà không cần tất cả các cổ đông biết. Suy rộng ra, rút 10 tỷ để hội đồng quản trị "đi nhậu" hoặc 100 tỷ cho một thành viên hội đồng quản trị đi công việc thì các cổ đông cũng không cần phải biết.
Việc rút ruột dễ dàng, thường xuyên và liên tục như vậy khiến cho vốn thực tế của doanh nghiệp giảm. Thêm nữa, các cổ đông chủ chốt lại thoái một lượng vốn lớn là lý do làm thị giá các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán mỗi ngày mỗi giảm.
Với doanh nghiệp là ngân hàng, tiền mặt được rút ra theo hình thức "đi nhậu" hoặc tương tự. Kết quả là lợi nhuận ngân hàng thì được hiện thực hóa bằng tiền mặt còn các khoản vay của khách nợ thì ở lại.
Kỹ thuật trên được gọi là Tẩu tán tài sản.
Tham khảo:
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/08/bieu-dai-uy-cong-an-100-trieu-dong-de-di-nhau/
-----
(*) Ngân hàng Phát triển Việt Nam: tiếng là ngân hàng nhưng Ngân hàng Phát triển Việt Nam không phải là một ngân hàng thương mại. "Ngân hàng" này có chức năng cấp phát vốn từ nguồn ngân sách chứ không phải từ nguồn huy động như các ngân hàng thương mại khác.
76 comments:
Theo gợi ý từ bài Công nhân trá hình khách du lịch là một nguồn thu (Lý Toét), RFA nhắc nhở nhà cầm quyền VN - “Sao không quản lý xuất nhập cảnh đối với Trung Quốc?”
Đọc cácbài viết về vụ này thấy khó hiểu quá bác Lý ạ. Hành vi để tiền lại tại nhà riêng sao có thể gọi là " hỗ trợ " nhỉ. Cái này phải gọi là hối lộ mới đúng. Còn sung vào công quỹ là công quỹ nào? quỹ của công an điều tra hay quỹ của nhà nước. Tiền nào thì được sung vào công quỹ ? Còn việc tiếp khách thì chi ph1i tiếp khách hàng năm của một doanh nghiệp có hạn chế là bao nhiêu tiền khi mà tiếp khách trong phạm vi tiền đó thì hoàn toàn không phải giải trình.
@ Son Ngoc: Thấy bác Lý phân tích cái này rất chí lý, học môn kế toán Doanh nghiệp sẽ thấy: Lấy tiền ra thì dễ nhưng hoàn ứng tức là chứng minh việc sử dụng số tiền đó rất khó. Thế nên nhiều doanh nghiệp cuối năm cứ quay cuồng việc hợp thức hóa sổ sách!
Sơn Ngọc,
Tớ luôn trung thành với nguồn báo đảng. Không tin báo đảng thì tin ai.
Từ "hỗ trợ" được dùng rộng rãi ở xứ ta khi phải "đóng góp" cho một ai đó. Trong trường hợp này có thể là mua sâm Cao Ly hay mua cao hổ cốt Ấn Độ hoặc sừng tê Nam Phi để bồi dưỡng cho cán bộ chiến sĩ phá án. "Đi nhậu" là một cách nói bình dân.
Có định mức cho Chi phí tiếp khách đúng rồi nhưng phải có chứng từ đi kèm. Còn trong trường hợp bài này phân tích thì không cần chứng từ với giải thích "đi nhậu".
Việc này có nguồn gốc từ thời bao cấp.Lấy tiền công tiêu riêng gọi là tham ô thì bị nội bộ tố ngay và xử nặng nhưng lấy tiền công mà chi cho "tập thể" thì rất an toàn.Hết việc có thể gi ra được thì gi là"nhậu tiếp khách"
Hành vi đưa hoặc nhận "hối lộ" là vi phạm pháp luật.
"Biếu", "Lót tay", "chạy",... không phải là 1 hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể có vị quan chức đã nhận tiền "lót tay" lên đến hơn nửa tỷ đồng vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Coi cụ thể ở đây .
Còn ở đây "hổ trợ", "đi nhậu",... càng không phải là hành vi vi phạm pháp luật, cùng lắm, chỉ là sai phạm hành chính mà thôi!
Hi all,
Bài viết này nêu ra mấy vấn đề sau:
1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam không phải là một ngân hàng thực thụ mà chỉ mà một thứ quỹ, gọi là quỹ đen cũng không sai.
Giống như Kho bạc, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể dùng tiền rảnh rỗi để cho vay như là một thứ kế hoạch 3.
Vì không là ngân hàng thương mại nên Ngân hàng Phát triển Việt Nam không cho phép rủi ro nợ xấu.
2. Một hiện tượng phổ biến là hàng năm, thậm chí hàng quý các cơ quan công quyền như Ủy ban nhân dân, Công an thường hay tống tiền các đơn vị kinh doanh đóng trên địa bàn với danh nghĩa "đề nghị hỗ trợ". Thông qua việc "hỗ trợ" hay "bồi dưỡng" có thể biến một hành vi phạm pháp như đưa hối lộ trở thành "không vi phạm" như đã nói trên đầu bài. Điều đó càng khẳng định nguyên tắc Pháp luật phục vụ giai cấp thống trị.
3. Một sự việc có thể được xem là hành chính hay truy tố hình sự là "nhờ một phần lớn" công của lực lượng điều tra.
100 triệu là lớn so với lương của một công nhân nhưng rất nhỏ so với quy mô một đối tượng điều tra - ở đây là khoản vay nợ 191 tỷ đồng, và cũng nhỏ để một cán bộ điều tra cân nhắc làm lệch vụ án. Tức là số tiền 100 triệu đồng là nhỏ so với lỗi của vị Giám đốc Chi nhánh kia, nên sự từ chối là lẽ tất nhiên. Để bảo toàn sinh mạng chính trị của mình, đ/c Đại úy kia đã làm một việc an toàn nhưng chưa chắc có lợi cho việc thăng quan tiến chức của đ/c ấy.
4. Vấn đề tài chính ở ta tạo ra rất nhiều kẽ hở để rút ruột một doanh nghiệp. Cán bộ ngân hàng dễ dàng mang tiền mặt đi giao dịch mờ ám thì cũng dễ dàng rút tài sản khỏi doanh nghiệp để tẩu tán đi nơi khác mà các cổ đông không quan trọng của doanh nghiệp không hề biết. Đó là lý do đùng một cái sáng dậy thấy tài sản của doanh nghiệp thành số âm, mớ cổ phiếu ta đang giữ trong tay trở thành giấy lộn.
Bác xem vụ này: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120810/ep-chi-hoa-hong-giam-doc-phong-giao-dich-lanh-an.aspx
Bác phân tích dùm em 2 vụ này giống và khác nhau chổ nào?
Hãy tự phân tích đi rồi tớ sẽ bổ sung (nếu cần).
Chuyện chi thêm cho ngân hàng là bình thường. Thí dụ NHTM bị NHNN ép lãi suất 15% nhưng kỳ vọng của NHTM là 18%, thì họ ép khách hàng phải chi thêm 3% là bình thường.
Tương tự như mua ngoại tệ giá quy định phải trả phí, vậy thôi.
Đừng suy nghĩ tiêu cực.
Em nghĩ cái điêm 1 của bác Lý cần xem lại, chưa đúng lắm; bác có thế search trên mạng là tháy ngay các quy định pháp lý về VDB và một số tình hình của nó
Sai điểm nào thì chỉ ra, phát biểu khơi khơi như vậy tớ sẽ xem là spam.
Cháu xin có ý kiến:
Thứ nhất:
Việc rút tiền mặt mà không được hạch toán chi phí thường diễn ra nhiều ở các DNNN hoặc các tổ chức hành chính sự nghiệp, nơi mà ban lãnh đạo còn tiếp tay cho sự tham ô và tha hóa
- Với các doanh nghiệp tư nhân hay có vốn đầu tư nước ngoài thì chi 1 đồng cũng cần phải có hóa đơn, chứng từ thì việc rút ruột DN sẽ khó khăn hơn.Ngoại trừ các khoản tiền phải hối lộ quan chức, nhà quản lý thì không có hóa đơn, chứng từ và người ta phải hoạch toán bằng các thủ thuật kế toán.
Thứ hai:
- Để rút ruột một doanh nghiệp, người ta có thể lập các hợp đồng khống hoặc thông đồng với đối tác để hưởng phần chênh lệch từ giá trị hợp đồng
em chịu nhất cái số 4 của cụ Lý, do đó em có lời khuyên các bác là hãy tránh xa chứng thối, đừng đem những đồng tiền nhọc nhằn của ta đi nuôi béo các ông chủ, để mấy ổng đi sắm siêu xe, biệt thự và nuôi chân dài... hehe... còn như bị Bê lùa thì em chịu thua, chưa biết cách phòng... bác nào có cao kiến thì chỉ giúp.
Spirit,
Có thể họ tạm thời để ngoài sổ rồi sau đó ghi "ké" vào một khoản khác. Trước đây hay nghe nói các vụ đấu giá, trả nhiều tỷ những vật vô dụng. Đấu giá hay từ thiện cũng có thể rửa tiền.
Vấn đề là doanh nghiệp tư nhân (thực sự) phải bở hơi tai để tăng trưởng và có lợi nhuận nên cơ hội để tẩu tán tài sản là ít. Ngược lại DNNN vừa được ưu đãi thị trường, vừa được ưu đãi chính sách lại vừa được nhà nước cấp vốn tiêu không hết mới có cơ hội để tẩu tán tài sản.
Giàu,
Các đại gia múc cháo ra rồi đổ nước lã vào, cứ tiếp tục như vậy đến khi nồi cháo chỉ có nước mà không có cái.
Dear Bác MrRich !
Cháu nghĩ nếu bị Bê lùa thì nên học cách phòng bệnh hơn chữa bệnh. Ví dụ như ngân hàng Viet Capitl đã nhìn thấy những khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam nên đã bâu bà Phương làm chủ tịch HĐQT nên bây giờ tuy không phải là đại gia trong hệ thống ngân hàng Việt Nam những vẫn được tăng trưởng tín dụng là 12 % trong năm 2012.
Nên cháu nghĩ nếu bác nào mà trong tình trạng " đánh hơi " thấy Bê lùa thì nên chọn một em diện " con cháu các cụ " ngồi vào một vị trí như Tổng Giám Đốc, Phó Tổng.... ngồi chơi xơi nước một thời gian, chờ cho sống yên biển lặng thì cho em nó nghỉ.
Cheers !
Bị B lùa thì chỉ còn mỗi nước vượt biên.
Lấy ví dụ 1 công ty XD nhà nước:
- Khi đấu thầu công trình, có nguồn vốn bất kỳ. Nếu trong gói thầu có nhiều cty tham gia đấu: tư nhân, liên doanh, nhà nước... Thì phần nhà nước với nhau đã có thỏa thuận quân xanh quân đỏ. vấn đề là 2 đối thủ còn lại!
- Năng lực thi công đương nhiên có thừa. Vấn đề là giá! Theo giá cả thị trường thì nếu làm công trình đó và có lời thì cần trúng giá 100 tỷ. Các cty tư nhân và liên doanh có thể giảm bớt lời đấu 97 hay 96 tỷ. Họ sẽ đấu 95 hay 94. Miễn sao trúng thầu công trình.
- Trong quá trình thi công, khoán thầu... Tiền tạm ứng 1 phần sẽ được các xếp ghim lại đầu tư vào BDS... Phần còn lại các nhà thầu phụ phải ứng phụ. Đương nhiên, giá khoán sẽ rất cao!
- Do vậy, khi quyết toán công trình sẽ lên 120 hay 140 tỷ và công ty bị lỗ trên 1 công trình. Nhưng với thủ thuật kế toán thì báo cáo hằng năm vẫn lời cho đến khi công ty không còn công trình nào để đấu (giống hiện tình ngày nay). Thủ thuật: lấy công trình trúng sau đắp cho công trình trúng thầu trước...
- Khi thị trường XD đóng băng, kế toán potay. Lỗ một lổ to chà bá! Túi các sếp đã to. Đành tính cú cuối: cổ phần hóa cty. Tài sản cty bao gồm nhà xưởng, máy móc, đất đai... được định giá và phân quyền mua cổ phần với giá rất "thơm". Có thể bằng 1/50 hay 1/100 giá trị thị trường. Tất cả công nhân viên cty đều được quyền mua cp, đương nhiên trong hạn mức (có thể khoảng 30%).
Quá trình tẩu tán hoàn tất. Một nhà tư bản ra đời!
Về vụ này , tôi nghĩ chắc đã có sự gặp gỡ nhau vài lần để thỏa thuận gì đó , chứ ko thể có chuyện tự dưng ông GĐ Ngân hàng cầm tiền đến nhà Đại úy , và ko gặp rồi để lại nhà ? Mà tại sao ông GĐ lại biết được Vụ án đó là do Đại úy thực thi ? Mà có ít gì đâu chứ , nếu qui ra thóc thì những 25 tấn , bằng một Gia đình nông dân bình thường làm trong 25 năm ! Trước đây tôi đã từng nghe nói ông GĐ PMU18 có phát biểu rằng : " Phàm cái gì ko mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền ! " . Vậy thử hỏi trường hợp ông GĐ Ngân hàng ko cầm 100 triệu tới , mà cầm 1 hoặc vài tỷ tới thì Đ/c Đại úy có đem xung Công quỹ ko ?
Hiii... bác vanbinh chưa biết về cách làm việc và hoạt động của các đ/c CA kinh tế rồi!
Tất cả các doanh nghiệp nhà nước hằng năm hoặc 3 năm 1 lần các ảnh đều đến làm việc trong 1-3 ngày hoặc hơn để kiểm tra, kiểm toán. Đương nhiên vụ "hỗ trợ" là điều tất yếu! Bao nhiêu công ty lỗ lã, thất thoát tài sản đổ vỡ mà mí anh CA kinh tế này có phát hiện hay cảnh báo trước đâu?
Bác nói đúng, nếu cầm hơn số đó thì có khi chúng ta không có phải còm ở đây vì vụ này!
100triệu cụ á! Bèo hơn cá kèo.
''Trong quá trình thi công, khoán thầu... Tiền tạm ứng 1 phần sẽ được các xếp ghim lại đầu tư vào BDS... Phần còn lại các nhà thầu phụ phải ứng phụ. Đương nhiên, giá khoán sẽ rất cao"
-> thủ đoạn chiếm đoạt vốn đầu tư rất tinh vi bằng cách chậm giải ngân, chi trả tiền ứng độ vài quý cho đến vài năm.
Việt,
Thanh toán công trình không chỉ 1.2 hay 1.4 mà có thể lên tới 2.0 hoặc 2.5 giá ban đầu. "Thất thoát" ở đó chứ đâu.
Chuột Rồng,
Người ta sẽ để đến gần hết năm mới giải ngân. Đó là lý giải tại sao các dự án ráo riết chạy vốn vào những ngày cuối năm.
Trường hợp này được xem là "đánh giá thấp năng lực cán bộ". Đừng nghĩ cấp bậc Đại úy là bèo, chẳng gì người ta cũng mang chức Đội trưởng.
Thầy Lý móc quá tầm rồi.
100 trẹo nầy được hiểu là tiền cá nhân tên GD, ku Đại úy nhắm nuốt không trôi nên không dám nhận. Bài học Võ Thanh Bình & Nguyễn Đấu Tranh còn đó mà. Để 100 trẹo nổi lềnh bềnh theo chiếu nhậu thì cũng cần ít ra chừng đó để đội nó lên. Tất nhiên tiền từ 1 chủ, dễ gì các tay trùm để tiền mình trôi một cách phi lý như vậy.
Hoàng Hạt Đỗ,
Có cần phải gượng ép như thế không.
Rủi ro trong kinh doanh là chuyện thường chứ phi lý cái gì.
Mấy cái trò lách luật này xưa rồi diễm ơi. Lỗi này là do cơ chế thôi bác Lý ơi, đâu phải do mấy ảnh cán bộ đâu!? mà bác cho là vi phạm pháp luật được. hehe..
Từa lưa,
Tớ có nói ai phạm luật đâu. Tớ chỉ chỉ ra nguyên nhân giá cổ phiếu sụt giảm là do bị rút ruột (hợp pháp).
Bác Lý,
Tôi tưởng Việt Nam đã dùng hệ thống kế toán nước ngoài rồi mà?
Quê Hương,
Không những Việt Nam dùng Kế toán để ghi chép kinh doanh như thế giới, mà họ cũng đi những nhãn xe thế giới người ta đi, bận veston giống thế giới người ta bận.
Các công ty Việt Nam (gồm đa phần là các công ty nước ngoài tại VN) có áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Nhưng nói thật, cũng là cố gắng để duy trì cái vỏ được như vậy. Bởi vì, theo quy định của Việt Nam, phải áp dụng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, cộng thêm các văn bản, quy định rất bản sắc Việt Nam. Thứ hai, các quy định về thuế má của Việt Nam, hoặc theo kiểu chẻ sợi tóc làm tư, hoặc theo kiểu để lạc đà chui lọt qua lỗ kim, làm các doanh nghiệp phải thu xếp rất nhiều. Do đó, công việc của kế toán, gian khổ và vất vả nhất không phải là phản ánh trung thực các nghiệp vụ phát sinh như nó-đang-là, mà phải theo kiểu như nó-phải-là. Học hành bài bản ở Anh, Mỹ về VN làm kế toán á? Coi chừng vỡ mặt.
Người ta cố tình rơi vào tình huống rủi do này mà bác.
Vấn đề là 100tr tiền nhậu dự kiến lại không là bao so với "quả" được lại từ An Khang.
Mèo,
Kế toán nhằm phục vụ ông chủ, viết cho ông chủ đọc
Ở nước ngoài, ông chủ là các cổ đông
Ở VN ông chủ là Trung ương đảng, thể chế thành các cơ quan nhà nước.
Tương tự GDP là bảng tổng kết tài sản quốc gia
GDP của Mỹ là chi tiết và rõ ràng nhất
Trong khi GDP VN chỉ thể hiện con số tổng qua đó thể hiện tăng trưởng.
Cho nên kế toán ở ta rắc rối, khó đọc để che dấu những cái gian dối của kẻ cầm quyền trong chi tiêu. Không phải ngẫu nhiên mà tớ hay nói tỷ lệ đầu tư/chi công/chi tiêu dân chúng là 50/30/20.
Ai làm kế toán sẽ thấy rằng ở VN tỷ lệ tiền công trên tổng giá thành rất thấp. Cho nên nghiệp vụ kế toán ở ta là làm sao giấu kín sự chuyển dịch giữa giá trị vật tư - tiền công ngoài sổ.
Tớ nghe tức cười quá,
Người ta "làm ăn" mà gặp rủi ro thôi. Không ai "cố ý rơi vào tình huống rủi ro" đâu.
Bác Lý,
Ở đâu cũng vậy, sẽ có những nghiệp vụ làm đẹp sổ sách. Không chỉ có ở Việt Nam. Liên hệ tới trường hợp các phí tư vấn mà các công ty in tiền của Úc, các công ty Nhật Bản ghi sổ để hợp thức hóa các khoản tiền chi cho đối tác Việt Nam.
Mèo muốn nói đến những khía cạnh các giao dịch minh bạch, nhưng, không đủ điều kiện ghi sổ theo quy định Việt Nam: ví dụ: các chi phí không đủ hóa đơn, chứng từ do người bán là cá nhân, không phải là pháp nhân. Khi đó, nếu ở nước ngoài, miễn anh có đầy đủ tài liệu chứng minh đó là giao dịch có thật và hợp lý, anh có quyền ghi vào chi phí. Ở Việt Nam lại khác, và vì cái này, nhiều khi phải sửa chữa, ghi chép thành sự việc khác.
Báo cáo tài chính cho ông chủ đọc. Ông chủ ở đây là rất nhiều (cổ đông, ngân hàng, chủ nợ,...) và các bên liên quan (chính quyền, thuế, nhân viên, khách hàng,...). Các quy chuẩn kế toán quốc tế, khá chuẩn mực trong cách hệ thống, ghi chép, nhưng cũng khá linh hoạt chứ không cứng nhắc như của VN.
Quan trọng hơn, nếu đúng theo tinh thần của kế toán thì 'substance over form' ('bản chất vượt trên mẫu'). Tôn trọng tinh thần này, kế toán phản ánh đúng giá trị của giao dịch, chứ không phải dùng form mẫu để make-up giao dịch. Còn ai giỏi hơn kế toán viên trong việc make-up số liệu? Kế toán ở Việt Nam, đang phải làm cái này, từ mức độ nhỏ đến to. Nếu xét hết, hầu hết kế toán viên không đảm bảo độ trung thực và liêm chính nghề nghiệp. Vì nếu liêm chính, thì DN cạp đất mà ăn?
Sắp đến lễ Vu lan 15/7AL. Bác Lý viết về việc đốt vàng mà đi. Đốt vàng mã tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho xã hội, tăng chi tiêu của người dân (thành thị). Vìa vậy cần phải được khuyến khích phát triển nhanh và mạnh hơn.
Em nhớ mang máng là tục đốt vàng mã ở nơi công cộng đã bị Bê cấm, riêng cái vụ này thì ở cty em cũng đốt và về nhà em cũng đốt... ai nói gì hoặc chê bai gì em cũng mặc kệ vì em cảm nhận việc đốt vàng mã đem lại nhiều lợi ích cho cả âm lẫn dương... ý cụ Lý ra sao nhỉ? nếu cụ chịu viết các trãi nghiệm của cụ ra thì tuyệt biết mấy.
Hỏi về Kinh tế vàng mã, hơi khó nhưng tớ sẽ cố gắng.
Đốt vàng mã cũng như uống rượu, là Cầu của sản xuất nguyên liệu giấy. Một người tiêu tiền tạo công ăn việc làm cho 1 số người khác.
Có đóng góp cho ngân sách thông qua thuế TTĐB, cũng qua đó mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho người gia công nếu trốn được doanh thu.
Mang lại lợi ích về tâm linh cho người tiêu thụ.
Nếu kể về sự lãng phí thì đốt vàng mã không lãng phí bằng một cuộc bầu cử. Kinh tế kém thì người ta giảm đốt vàng mã nhưng phiếu in cho bầu cử thì không.
Việc khó nhất của tụi nó là giải trình cho hối lộ. Cách làm phổ biến là tạo ra một doanh vụ ma, rồi doanh vụ này bị lỗ. Một công ty tư vấn có tiếng ở Nhật bị xoá sổ vì lý do này.
Kế toán ở ta mà ghi sổ sách theo như nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì sẽ bị làm khó dẫn đến dẹp tiệm. Nghiệp vụ kế toán căn bản ở ta là Dấu doanh thu và Thổi phồng chi phí. Vì thế mà năng suất lao động ngày càng giảm, cầu thành tiền lương trong giá ngày càng thấp.
Bác hiểu được từ "quả" của em thì sẽ hết tức cười.
Hoàng Hạt Đỗ,
Tớ tức cười ở chỗ "cố tình rơi vào tình huống rủi ro". Rủi ro không phải mục tiêu mà là "dự trữ" để đề phòng.
Ai đã từng đi Lễ ăn hỏi hẳn biết nghĩa của "lại quả".
Tiếng lóng "lại quả" để ám chỉ tiền mua một gói thầu, nó gần như discount nhưng phi pháp vì trả tiền cho cá nhân. "Lại quả" ở đây là một chi phí mà nhà thầu có thể tính trước.
Còn trong việc đi vay vốn thì lại khác. Ngân hàng bắt chẹt người đi vay tiền trong khi người đi vay lại là một Client của ngân hàng, là người đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Người vay buộc phải hối mại cho ngân hàng để được khoản vay. Với chi phí vay vốn quá cao như vậy thì buộc phải kinh doanh rủi ro cao. Chuyện này lại không tính trước được.
Bởi thế tớ mới nói đây là chuyện làm ăn.
Dear all,
Xin phép được tiếp tục câu chuyện của chú Lý:
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/08/dai-uy-tu-choi-nhan-100-trieu-dong-duoc-thang-ham/
Mời mọi người thưởng thức.
Ông này chuẩn bị tinh thần nhận nhiệm vụ mới ở vùng sâu vùng xa, hehe
Khả năng này cao
hoặc có thể xác minh lý lịch gặp phải hạt sạn nào đó. Tội này là tội đạp đổ nồi cơm đây.
Như vậy ngân hàng đầu tư phát triển việt nam (BIDV) chỉ xài 2 loại tiền
1 là tiền In và 2 là tiền thuế hả bác Lý ?
Bản chất ngân hàng là lấy tiền đi đầu tư cho vay ăn lãi mà nghe báo đảng nói nó chả cho ai vay thì đào đâu ra lãi !
Đồng chí công an kia từ chối nhận "hỗ trợ" đã đành sao còn công khai cho báo chí biết nhỉ ? Có lợi gì cho đồng chí ấy ?
Và bác nào làm giám đốc cái chi nhánh ngân hàng đó không hiểu trình độ đã tốt nghiệp cấp 2 chưa mà lại đem có 100 triệu để xóa vết đen 191 tỷ nhỉ ?
Phiền bác Lý trả lời cụ thể thêm cho đồng bào
Chết, nhầm chết
"Ngân hàng" mà tớ nói tới là là cái này http://www.vdb.gov.vn/
Còn ngân hàng mà Yêu quê hương hiểu nhầm là cái này http://bidv.com.vn/
Ở phía trên tớ đã trình bày chức năng của "ngân hàng" Phát triển VN rồi, đại khái nó không phải ngân hàng thương mại.
Vụ việc đang trong vòng điều tra, sao YQH lại võ đoán như vậy (về vụ 100 triệu với 191 tỷ).
hehe... cụ Lý viết về kinh tế vàng mã gượng gạo ác, nếu cụ có trãi nghiệm tâm linh gì về tục đốt vàng mã thì chia sẻ cho hậu bối biết với.
Tục đốt vàng mã có thể dễ dàng tra cứu trên web.
Riêng tớ không quan tâm đến chuyện này vì nó chẳng ảnh hưởng gì tới mình. Ai chế tạo hoặc kinh doanh thì tớ ủng hộ, mà có thể là tớ không biết chừng. Nó cũng như mọi nghề khác, khâu tiếp thị sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh.
Nghề này không có số liệu nên không định lượng được. Ngay cả các vật liệu liên quan đến nó như nhang đèn cũng không có số liệu.
Trước đây khi túng thiếu và không có nhu cầu thì tớ không đốt. Gần đây theo đề nghị của thầy cúng thì có đốt chút đỉnh gọi là, không lạm dụng.
Nhiều người tớ biết, đốt khá nhiều và cầu kỳ, nghi lễ chứng tỏ họ có thoả mãn về tâm linh. Còn tớ, ngay cả cúng còn không cần phải thắp nhang thì đốt vàng mã có nghĩa lý gì.
Tại sao lại có thành kiến với đốt vàng mã nhỉ?
Các loại giấy làm vàng mã theo kiểu cũ là loại giấy bồi, chất lượng kém. Sau này công nghệ làm cầu kì hơn để thỏa mãn đủ loại nhu cầu. Đó cũng là quy luật cung cầu vậy.
Việc đốt vàng mã đáp ứng cả nhu cầu tâm linh và kinh tế.
Về mặt tâm linh là để người sống yên tâm cho người thân của mình đã chết có thứ để tiêu xài trong một cõi nào đó, cái đó đúng sai không cần bàn vì có ai trãi nghiệm được việc đó đâu? Mỗi khi đốt vàng mã (nhang) cũng là một giây phút nhớ đến người thân của mình, cái đó tốt cho tâm hồn của mình, cũng chẳng xúc phạm gì tới ai.
Về mặt kinh tế, rõ ràng công nghệ làm và kinh doanh vàng mã đã đóng góp một ngành nghề đáng kể cho nhiều người kinh doanh. Mọi người thường trách những trọc phú bỏ nhiều tiền để đốt chẳng có ý nghĩa. Thật ra tại sao lại không? Chính những người đó đã chấp nhận chi số tiền mà họ cảm thấy xứng đáng và họ đã góp phần làm kinh tế cho những người liên quan rồi. Đừng khuyên họ sử dụng tiền đó vào việc từ thiện nào đó vì việc nào ra việc nấy, khi thấy thích hợp là họ sẽ làm thôi.
Chỉ nên góp ý về việc vứt giấy tiền vàng bạc (hàng mã) trên đường, dưới sông... khi có đám tang để bảo vệ môi trường, coi như hối lộ lại một cửa một dấu vậy, không chi rãi lung tung để tạo nên một bầy sâu dưới cõi âm.
Việc đốt cũng cẩn thận chẳng gây hỏa hoạn là tốt rồi.
Đầu lọc,
Có ai thành kiến với vàng mã đâu nhỉ,
Chưa có số liệu để phân tích nghề này, nhưng muốn tham gia kinh doanh lĩnh vực này thì làm marketing không khó.
Vừa đọc qua báo đài một lượt ! Các nhà thầu xây dựng bi giờ đã bỏ của chạy lấy người rồi ( ôm tiền đặt cọc của người mua nhà lúc dự án còn trên giấy hoặc lúc mới xây dựng phần thô)
Đợt này báo chí vận động dân chúng bỏ chạy khỏi bất động sản chứ không còn cố tử thủ nữa !
Có nhiều kịch hay để xem đây !
Nhẽ đống tài sản của gã đầu bạc cũng được bọn tiền cho bê trong cơn đói khác, phải ko bác?
Phần lớn quan chức cất trữ tài sản của họ trong BĐS. Thà để hoang chứ quyết không giẩm giá.
Sở dĩ có tình trạng này là vì ở VN không có thuế BĐS.
Không phải vậy đâu, Bùi Trúc
Không có chuyện chiếm đoạt tài sản như là cách mạng vô sản nữa. Bầu Kiên cũng chỉ là diễn viên, đằng sau sân khấu là những người khác.
Câu chuyện này phản ánh có "đấu tranh" thực sự phía sau sân khấu.
nghe giang hồ đồn rằng có thể do tên bay đạn lạc từ vụ đánh nhau ở vịnh Ba Tư, nhẽ có lý
Dear all,
Tin bầu Kiên bị bắt được xem là tin "rúng động". Được biết, bầu Kiên bị bắt "vì liên quan đến một vài sai phạm kinh tế".
Trong bài Bức tranh Kinh tế Việt Nam đã phân tích: Lãi gộp của ngành ngân hàng gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế. Các ông chủ Ngân hàng không cần phải làm gì cả, chỉ cần ngồi không để hưởng thực lợi, việc gì phải gây ra "Sai phạm kinh tế".
Sống ở Việt Nam, thật là không an toàn, ai cũng dễ dàng vướng vào một "tội danh" nào đó trong mạng "lưới Pháp luật VN". Đơn giản nhất sở hữu vàng và đô la là một trong những "sai phạm kinh tế".
Quan trọng là thời gian ra đòn thôi. Nếu muốn bắt về lí do sai phạm kinh tế thì không những Bầu Kiên mà các bầu khác đều có thể bị bắt ngay và luôn. Luôn luôn hợp pháp, luôn luôn công bằng.
Tốt nhất là đại gia thì nên cho vợ con thoát Lừa ngay và luôn để tránh thời điểm bất trắc này. Đang vào tháng cúng cô hồn và năm xảy ra doom days. Thoát Lừa giúp bảo tồn được nguồn tài chính và nhân lực.
Đã có những trường hợp "thoát Lừa" hay thoát nạn thành công.
Cũng may mình không phải là đại gia nên đỡ lo vụ này.
http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/589023/EVN-lai-rong-400-dongkWh-tpp.html
Hôm trước bác Lý đã cho anh em hiểu về xăng dầu, nay báo quốc doanh chính thức phơi bày những "khó khăn" của kinh doanh điện.
Nếu phát điện cạnh tranh từ 5 đến 10 năm trước thì có phải phát huy được mọi nguồn lực trong xã hội, đồng thời tránh việc trì trệ chậm đổi mới do 1 mình một chợ từ sản xuất đến bán hàng trong ngành điện?
Thông tin như báo nói liệu có phải tín hiệu của sự thay đổi trong tư duy điều hành của các ảnh hay không bác Lý?
Đầu lọc,
He he, đối tượng được "Trung ương quản lý", dễ gì thoát, tài sản dễ gì tẩu tán.
Trên kia tớ đã viết: nghề chủ ngân hàng là nghề ngồi mát ăn bát vàng, việc gì cần phải "sai phạm". Cho nên tội "sai phạm" chỉ là cái cớ.
"May mà không phải đại gia" - gì mà tự ti thế, tớ phê bình.
Xi ma cai,
Theo tớ, ngành điện khá minh bạch đấy chứ
Báo chí chĩa mũi dùi vào ngành điện để nghi binh cho mối lợi từ ngành xăng dầu.
Tuy nhiên, cùng là sở hữu Nhà nước nhưng có ngành thơm, có ngành không thơm lắm. Tớ nghi đây là bước đầu chuẩn bị cho kế hoạch cổ phần hóa ngành điện để hóa giải khoản nợ khủng của EVN.
Sẽ có người đặt câu hỏi, Petrolimex cũng cổ phần hóa mà không ai mua. Vấn đề là giá trị - giá cổ phần không tương xứng, thứ hai cổ đông thường chỉ ăn cổ tức trên sổ sách, còn các cổ đông chủ chốt đã rút ruột bằng con đường khác.
hehe... chiều này em về ăn cúng 100 ngày ông cậu có nghe mấy ông anh bàn tán xôm tụ về bầu Kiên... đây chỉ là màn dạo đầu thôi, còn nhiều vụ hay để hóng hớt... đọc báo lề phải phải chịu khó động não một chút để tìm ra các mối liên hệ... giống như là xe tơ ấy:
xe tơ phải giữ mối tơ
dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh...
Để tìm ra được mối tơ quả là gian nan vất vả, chúc các bác tìm ra được mối tơ, đó là sự thật ẩn sau một đống giả dối mà Bê tung ra.... hehe...
Không định nhắc lại, "báo đài" nói nhiều quá rồi nhưng vì đây là số liệu của thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình nên em cập nhật ở đây !
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/85509/no-xau-chua-den-muc-hot-hoang--nguy-kich.html
Ông Bình khẳng định “nợ xấu hết sức đáng báo động nhưng chưa đến mức độ hốt hoảng, nguy kịch quá”. Theo Thống đốc, do 84% nợ xấu hiện nay vẫn có tài sản đảm bảo nên “nếu có cơ chế hợp lý sẽ xử lý được với chi phí thấp nhất”.
Một cơ chế như “công ty mua bán nợ” được các ĐB chất vấn, Thống đốc cho biết NHNN đã nghiên cứu xong phương án và sẵn sàng trình Chính phủ để đưa ra thảo luận.
84% nợ xấu có "tài sản đảm bảo" vậy ai trả lời giúp mình 84% tài sản đảm bảo là cái gì ở đây ?
Và động tác xoa dịu dư luận là luân chuyển CEO trong các tổng Cty. Vốn của CEO ở nơi cũ coi như chi phí tranh cử...Chỉ có những cổ đông quần chúng luôn là người chỉ được sơi váng beer.
Tớ nói đây là tin "rúng động" là bởi vì nó đã tác động đến TTCK. VN-index hôm qua gần như 100% giảm kịch sàn.
Mua vui cũng được một vài trống canh. Tuy vấn đề kinh tế lụn bại cũng nằm ở Trung ương đảng (mối tơ ở đây chứ ở đâu) nhưng tìm được con dê tế thần vào lúc này cũng tốt.
Dân chúng thỏa mãn, bừng bừng khí thế ủng hộ đảng và nhà nước "diệt trừ tham nhũng".
Ong,
Quần chúng có váng mà húp còn đỡ. Dân chúng kiệt sức mua đến mức không tiêu thụ nổi số nông phẩm làm ra hay khai thác được.
Yêu quê hương,
Làm gì có cái gọi là "nợ xấu". Ngân hàng cho vay nắm đằng chuôi như phân tích ở đây.
16% nợ xấu còn lại "không có tài sản đảm bảo" sẽ được NHNN mua hết, có lẽ ông Bình muốn nói vậy.
Vừa đọc được tin này về vụ tiền hối lộ thấy hay hay. Trích:
"vụ đưa và nhận hối lộ liên quan tới Nguyễn Đình Thản, Tổng Giám đốc Vinaconex 10 - Đà Nẵng. Đầu năm 2007, ông Thản bị Công an TP Đà Nẵng bắt quả tang nhận hối lộ 200 triệu đồng, lập biên bản, quay phim thừa nhận phạm tội tại chỗ. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, ông Thản được tại ngoại và sau đó xảy ra việc mất vật chứng quan trọng là phong bì đựng tiền. Hậu quả, ông này thay đổi thái độ, từ khai nhận tội sang phản cung, nói đó là tiền vay mượn... Vụ này cho đến nay bị trả hồ sơ nhiều lần, vẫn bế tắc. Thủ tướng đề nghị chánh án TAND Tối cao sớm kiểm tra, đánh giá lại vụ án, có hướng xử lý dứt điểm."
Có những chuyện rất dễ xảy ra nhỉ? Có nghịch lí không?
Bạn bè tớ làm trong ngành CAM cho biết: Tội phạm kinh tế mà đối tượng là cán bộ nhà nước thì dễ xử như quân cờ trong túi áo.
Cho nên, có thể khẳng định vụ tay Thản kia đã được dàn xếp. Báo chí mà không im thì có thể bị khởi tố vì một lý do nào đó giống như vụ Hoàng Khương.
Tiền là Tiền, đâu phải là vật mà là "vật chứng". Trong vụ bắt quả tang hối lộ phải bao gồm 3 bên: người đưa hối lộ, kẻ nhận hối lộ và người làm chứng.
Tang chứng trong vụ hối lộ là: hối lộ để mua cái gì, chứ không phải những tờ bạc trong phong bì.
"Tiền là Tiền, đâu phải là vật mà là "vật chứng""; "Tang chứng trong vụ hối lộ là: hối lộ để mua cái gì" @Bác Lý.
Trừ khi là ý bác Lý ở khía cạnh khác luật, mà bác chưa trình bày, chứ cứ dựa vào luật mà nói thì tiền là vật chứng nếu nó là phương tiện phạm tội, hay mang dấu vết tội phạm.
Luật hình có định nghĩa vật chứng: "Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội".
Vật chứng là tiền thì xử lý thế này: "Vật chứng là tiền.. phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng"
H,
Các cụ mình đã có truyện dân gian "Đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương" để chứng tỏ hình thái tồn tại của tiền tệ.
Tiền sau khi lập biên bản rồi thì phải trả lại cho "người bị hại" hay "khổ chủ để" đưa vào lưu thông chứ không được "giam tiền" như vậy.
Nếu đã là "vật chứng" thì đâu nhất thiết phải gửi ở ngân hàng, mà phải niêm phong ở cơ quan công an, rồi chụp hình đăng báo như thế này:
[img]http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/10/09/cd7danhnguoi_091009b.jpg[/img]
Làm đủ thủ tục như H nói thế mà vẫn mất "vật chứng" như bài báo mà Đầu lọc dẫn nguồn.
Bác Lý,
Có lẽ bác đang chỉ ra thực tiễn "King is Law"? và luật chỉ dành do dân chúng. Có thể có thực tế như vậy.
Còn cứ theo pháp luật mà nói thì tiền có thể là vật chứng. Vật chứng là tiền khi được gởi ở ngân hàng thì cũng hữu ích như dùng để "mua mắm, mua tương"; tiền đó không bị giam. Hơn nữa, đó là lúc chưa xác định được tiền ấy thực sự như thế nào.
Nếu tiền ấy là hợp pháp từ người bị hại, thì được trả cho họ. Đúng y như ý bác.
Những trường hợp khác bác chưa nêu, tiền ấy không hợp pháp thì được sung công; tiền mà không rõ thuộc sở hữu của khổ chủ nào thì cũng sung công.
Tớ trích dẫn 1 câu của H:
Vật chứng là tiền khi được gởi ở ngân hàng thì cũng hữu ích như dùng để "mua mắm, mua tương"; tiền đó không bị giam.
hết trích.
Nếu ngân hàng phải trả lãi cho số tiền đó: nó không còn là vật chứng nữa
Nếu phải trả tiền thuê ngân hàng giữ: nó là vật chứng. Tuy nhiên, trong trường hợp như thế này thì người ta giữ tại kho tang vật của công an mà không cần phải mang đến ngân hàng để gửi - một hình thức giam ở nơi khác.
"Tang vật" phạm tội nó gắn liền với việc tịch thu rồi tiêu hủy. Và không thể làm điều đó với tiền.
Trường hợp bị sung công quỹ, nó không còn là "tang vật" nữa.
Tiền là hàng hóa - hàng hóa đặc biệt. Nếu chế độ không thừa nhận, bỗng chốc nó trở thành giấy lộn.
Em gúc thấy luật tố tụng hình có quy định rành rành tiền có thể là vật chứng đấy. Cách xử lý vật chứng là tiền như đã nêu trên cũng là dẫn ra từ luật.
Lẽ nào ý bác là luật quy định thế nhưng ta phải hiểu khác đi? hay luật định vậy là không đúng bản chất của tiền. Bác cứ chỉ giáo thêm.
H,
Luật thể hiện ý chí cai trị của giai cấp thống trị cho nên không luận Đúng hay Sai nhưng rõ ràng luật của ta không công bằng, ngay cả với tiền.
Trong một vụ hối lộ, chứng cứ là mua lấy một sự thuận lợi, mua lấy một lợi thế; chứng cứ hạch toán là một lượng tiền mất đi mà không thể giải trình hợp lý. Còn tiền chỉ là phương tiện để thanh toán sự mua bán những thuận lợi ấy.
Còn nói về vật chứng là một xấp tiền khi ra toà chẳng chứng minh điều gì cả. Nếu bị cáo không nhận không lẽ chứng minh bằng dấu tay, mà dấu tay lại chỉ lưu trên cái bì thư. Toà phán quyết bị can tội hối lộ dựa vào những tang chứng khác chư không phải từ cái bì thư tiền đó.
Bác Lý,
Luật VN không bằng. Nhất trí với bác. Xã hội sao thì luật vậy.
Vấn đề cụ thể đang trao đổi là tiền có phải là vật chứng trong án hình sự không.
Sự khác biệt ý kiến ở đây là do không thống nhất về khái niệm vật chứng /tang vật mà thôi.
Bác tự giới hạn khái niệm vật chứng, như "tang vật phạm tội nó gắn liền với việc tịch thu rồi tiêu hủy". Khái niệm (như là quy ước, tạm không bàn đúng hay sai) của bác khác biệt với định nghĩa của luật hình VN.
Bác chê luật ta không công bằng ngay cả với tiền. Theo bác, tiền không nên coi là vật chứng. Vậy ta nhìn ra bên ngoài. Em thấy nhiều nơi người ta điều xem tiền có thể là vật chứng trong vụ án hình sự,
Ví dụ: Điều 1417-1417.9, Luật hình bang Cali
H,
Hóa ra là chúng ta hiểu nhầm.
Ta đang bàn vật chứng là tiền ở hình thái các tờ giấy bạc (bank note). Ý tớ muốn nói là những tờ giấy bạc không phải là bằng chứng. Còn hối lộ bằng tiền hay kim loại quý hay một cái gì đó có giá trị được mua bằng một số tiền lớn.
Còn ở trên tớ đã trình bày bằng chứng phải là: việc mua bán đổi chác một sự thuận lợi, một lợi thế; việc chi tiền của người đi hối lộ mà không có giải trình hợp lý. Đó là tiền chứ là gì, và đó là bằng chứng để kết tội. Luật Calif muốn nói tới tiền như thế này chứ không phải những tờ giấy bạc.
Bác Lý,
Ở đoạn 2, bác đề cập đến chứng cứ.
Những tình tiết bác nêu ở đoạn 2 (việc mua bán, việc chi tiền, ect) sẽ được gọi là CHỨNG CỨ (evidence) để kết tội. Các chứng cứ này được xác định bằng vật chứng (exhibit) (ngoài ra còn bằng lời khai, các tài liệu...)
Điều khoản đã dẫn của luật Cali là quy định về VẬT CHỨNG (exhibit), không phải về chứng cứ. Đại khái nó cũng gần giống như luật VN về cách đối xử với tiền, đều không có ý là các tờ bạc (note), đều có thể cho vào kho bạc, NHƯNG VẪN LÀ EXHIBIT ĐỂ XÁC ĐỊNH EVIDENCE.
H,
Tớ quay trở lại bản tin của Đầu lọc:
Đầu năm 2007, ông Thản bị Công an TP Đà Nẵng bắt quả tang nhận hối lộ 200 triệu đồng, lập biên bản, quay phim thừa nhận phạm tội tại chỗ. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, ông Thản được tại ngoại và sau đó xảy ra việc mất vật chứng quan trọng là phong bì đựng tiền. Hậu quả, ông này thay đổi thái độ, từ khai nhận tội sang phản cung, nói đó là tiền vay mượn...
ngưng trích
Rõ ràng trong trường hợp này, Tiền chỉ là phần Xác, còn Hành vi liên quan đến số tiền đó mới là phần Hồn của vụ án. Chính vì coi những tờ giấy bạc là tang chứng nên mới có cớ phản cung.(Thực ra mấy ông CS điều tra bày ra vụ mất tang chứng này)
Tớ dẫn thí dụ cho dễ hiểu:
TH1: xe đụng, giữ xe làm tang chứng
TH2: cồn vượt chuẩn khi lái xe nhưng chưa gây tai nạn, xe không bị giữ nhưng phải kéo đi vì tài xế bị mất quyền lái xe.
Trong khi ở VN, lỗi tài xế nhưng lại giam xe.
Tiền hối lộ cũng vậy, nếu có đủ nhân chứng, luật sư của bị can xác nhận thì tiền trả lại cho người bị hại - tức là tiền của ai trả cho người đó.
Post a Comment