Monday, September 24, 2012

Thảm họa thủy điện không chỉ là vỡ đập

Xem thêm: Thảm họa vỡ đập Bản Kiều

Nước Nga từ lâu là một cường quốc về Thủy điện. Hai công trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam là Hòa Bình và Trị An đều do Nga giúp đỡ xây dựng.

Phong cảnh hùng vĩ
Từ phía hạ lưu
Thảm họa nhà máy Thủy điện Sayano-Shushenskaya có nguyên nhân cơ khí nhưng gây hậu quả là phá hủy gần như toàn bộ cơ cấu phần phát điện, gây thiệt hại không nhỏ về người và của. Thủy điện Sayano-Shushenskaya trên sông Yenisei có quy mô 10 tổ máy mỗi tổ có công suất 640MW nặng 960 tấn. So sánh với Thủy điện hòa bình của VN có 8 tổ máy mỗi tổ công suất 200MW nặng 340 tấn. Nhà máy cung cấp 2/3 sản lượng điện vùng Đông Sibir.

Tuabin thu năng lượng



Vào hồi 8 giờ 13 phút 25 giây (giờ địa phương) ngày 17 tháng tám năm 2009, Tổ máy số 2 phát nổ, áp lực nước thổi bay tất cả theo chiều thẳng đứng từ bệ đỡ, turbin, trục, mũ, vòng bi, rotor và stator máy phát. Lưu lượng đầu đường ống áp lực gây ngập tràn nhấn chìm tức khắc 75 người đang làm việc trong tòa nhà chứa máy.

Trước vụ nổ

Sau vụ nổ

Nước ngập gây ra chập điện tạo ra sự phát nổ ở các tổ máy còn lại. Các tổ máy số  2, 7 và 9 bị phá hủy hoàn toàn. Các tổ máy còn lại bị hư hỏng một phần trừ tổ máy số 6 đang bảo trì.

Mảnh vụn văng ra xa

Tại vị trí tổ máy phát

Cụm rotor, stator và trục

Sườn rotor

TT Nga và Bộ trưởng Khẩn cấp

Nguyên nhân của thảm họa không liên quan gì đến đập nước. Cơ quan chức năng kết luận nguyên nhân sai sót trong việc lắp ráp các chi tiết của tổ máy số 2. Kết quả là phá hủy toàn bộ 10 tổ máy và làm chết ngộp 75 cán bộ vận hành.

Nước phải xả bỏ
Tốc mái 3 gian máy

Máy còn nhưng sàn bị phá hủy

Nội thất phòng máy
Phim do một người quay được bằng máy di động vào thời điểm vụ nổ

Nguồn tham khảo:
Sayano Shushenskaya accident – presenting a possible direct cause
(International Water Power and Dam Construction Magazine)

11 comments:

Cô Cấn said...

Rằng thì là mà.Máy rỏm nên có lẽ đánh lạc hướng sang động đất?

Lý Toét said...

Không phải, nguy cơ vỡ đập chỉ là chuyện nhỏ. Ở những nơi có khối lượng lớn, nhiều bất trắc xảy ra.

Unknown said...

Cường quốc xây cho dân cường quốc xài (gọi là hàng nội địa) mà còn thế, đừng trách công nghệ tàu giá rẻ nuôi nấng nguy cơ, hehe

LaoHac said...

Áp lực lớn, một trục trặc nhỏ cũng có thể dẫn đến sự cố và áp lực thổi bay tất cả để lại đống hoang tàn, đổ nát - thảm họa thủy điện thể hiện rõ nhất điều này. "Ở những nơi có khối lượng lớn, nhiều bất trắc xảy ra" - Rất hay!

VIỆT said...

Ý bác Lý là nhắc các cơ quan chức năng là nên kiểm tra toàn diện nhà máy chứ không riêng gì cái đập!

Vì động đất xảy ra thường xuyên, liên tục. Có thể làm hư hỏng 1 bộ phận nào đó. Có thể là đinh vít bệ đỡ rotor hay stator, mạch điện hay... có thể gây sự cố nghiêm trọng!!!

Hoang Anh Tuc said...

Đây có phải là nhìn Shushenskaya si nghĩ dìa Ninh thuận không nhở

Lý Toét said...

Dear all,

Mọi người có để ý trong các tấm hình chụp, những con người ở đó rất nhỏ bé so với các chi tiết máy bị phá hủy.

Trong một tổ hợp Hồ - Đập - Nhà máy phát điện có rất nhiều thứ ẩn kín trong đó mà người ngoài ngành không thể biết được. Và càng không thể biết được điều gì sẽ xảy ra khi mà các quan chức trong ngành còn đang ngâm cứu.

Thủy điện Sông Tranh ban đầu chỉ là rò rỉ nước, sau này báo chí phát hiện có tác động của động đất và những gì phóng viên biết mà chưa tiết lộ.

nokia said...

Thủy điện tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động đến môi trường. Nhiệt điện thì thiếu than. Điện hạt nhân là lựa chọn sáng suốt cho xứ mình?

uyeen said...

Hehe, mua điện China cho mau thấy

phanhậuhoà said...

Thuỷ điện thì có các nguy cơ như vỡ do áp lực chẳng hạn như: vỡ đập, vỡ đường ống, vỡ tổ hợp thiết bị tua bin…Còn gây nên sự cạn kiệt hơn vào mùa khô ở các dòng sông do mất rừng đầu nguồn, lũ to hơn tại hạ lưu khi mùa mưa bão đến. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến các loài thuỷ sinh như cá…trên dòng sông đó do đập nước ngăn chận. Nhưng tôi lại thấy một cái lợi khác ngoài việc phát điện ra là tận thu gỗ rừng đầu nguồn.

Lý Toét said...

Phải có lợi người ta mới làm chứ. Nhưng vấn đề là lợi cho ai, hại cho ai.

Xem chủ trương "Doanh nghiệp quốc doanh làm chủ đạo" thì biết ai lợi, ai hại. Phải không.