Xem thêm:
CPI âm nhưng lạm phát chưa được loại trừ
Muốn được khám chữa bệnh, điều kiện tiên quyết là có tiền hoặc có thẻ bảo hiểm y tế chưa hết hạn
Sau khi giảm ít dần rồi đụng đáy vào tháng 8 ở mức 5.04%, lạm phát tăng trở lại vào tháng 9 lên 6.48%. Theo báo cáo, chỉ số CPI tháng 9 so với tháng 8 là 2.2%. Phân tích cơ cấu của việc tăng giá.
Cước viễn thông tăng 0,01%.
Giá thực phẩm giảm 0,07%
Giá lương thực tăng 0,35%
Giá ăn uống nhà hàng quán ăn tăng 0,27%
Cước vận tải lên 3,83%
Nhóm giá tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng, chỉ số giá tăng 2,18%
Riêng ngành Giáo dục và Y tế lại tăng đột biến
Giá các dịch vụ giáo dục tăng tới 10,54%.
Giá thuốc tân dược tăng 17%,
Giá dịch vụ y tế tăng 23,87%.
Số liệu trên, đáng lưu ý ở chỗ:
Lương thực thực phẩm chiếm trọng số 0.4 /1 trong rổ hàng hoá lại không tăng nhiều, có tác dụng kéo chỉ số CPI trong kỳ xuống. Nhóm nhà và dịch vụ nhà ở ngang bằng với CPI bình quân.
Trong kỳ, do cầu thực phẩm giảm dẫn đến tình trạng người chăn nuôi thua lỗ phải bán với giá thấp hơn kỳ vọng để tiêu thụ, song tình trạng này chỉ tạm thời. Do không tiếp tục duy trì đàn giống gối đầu, khi gia súc gia cầm hiện tại được xuất chuồng hết, nguồn cung sẽ sụt giảm nghiêm trọng sẽ là lúc giá thực phẩm tăng phi mã. Đây là một dự báo có cơ sở.
Những mặt hàng tăng giá trên 10% là: Dịch vụ y tế tăng 23.87%, Thuốc tân dược tăng 17%, Dịch vụ giáo dục tăng 10.54%. Có vẻ như, việc tăng giá vô tội vạ được khuyến khích để chống giảm phát.
Các nhà quản lý Giáo dục và Y tế, xin đừng té nước theo mưa.
53 comments:
Bê không cho ăn đồng đều thì phải cho từng nhóm ăn một có sao đâu chú Lý? Việc tăng này là có cơ sở để nhằm che đậy việc chỉ số GDP đạt mục tiêu báo cáo và tiếp tục mị dân về thành quả điều hành kinh tế bằng việc bơm tiền đầu tư công các tháng cuối năm.
Giá các dịch vụ giáo dục tăng tới 10,54%.
Giá thuốc tân dược tăng 17%,
Giá dịch vụ y tế tăng 23,87%.
sao 3 ngành này lại tăng khủn khiếp quá vậy ?vùng nông thôn sao cho con cái đi học,người nông dân họ không bệnh sao trời !lỡ như bệnh họ lấy tiền đâu mà trị bệnh?
trước năm 2008 tôi có đi học lớp đấu thầu xây dựng .ông thầy tôi có nói .riêng ngành tân dược ,y tế. là giá thầu càng cao là dễ trúng thầu nhất,còn gía mà thấp là rớt
Tại sao người dân kêu giờ nhiều cướp giật ngoài xã hội ?
Vì dân đói không có gì để làm thì họ phải đi cướp mới có miếng ăn !
Chất lượng cuộc sống xã hội phản ánh sức khỏe của nền kinh tế từng quốc gia !
Trước kia trộm cướp vớ vẩn luôn là những người không đc học hành , ngày nay dễ có khi tóm đc cả tiến sĩ cũng nên!
Chào Bác Lý,
1. Theo như phân tích của Bác (trích:"Do không tiếp tục duy trì đàn giống gối đầu, khi gia súc gia cầm hiện tại được xuất chuồng hết, nguồn cung sẽ sụt giảm nghiêm trọng sẽ là lúc giá thực phẩm tăng phi mã". => Người nông dân nên tiếp tục (nếu có thể) chăn nuôi con giống gối đầu để đón đợt tăng giá phi mã làm lợi nhuận.?
2. Để ủng hộ việc điều tiết tăng CPI của chính phủ thì nên chăng các mặt hàng thực phẩm nên tăng giá?
Nhiều khi người ta phải cầu cho mưa để còn " tát nước theo mưa " mà kiếm chác chứ , nếu như người Việt yêu nước nào cũng ưu tiên dùng hàng Việt thì chả còn người nào muốn tát nước theo mưa nữa . Chính nhiều loại hàng hóa nhập khẩu , họ bí mật giá mua , còn giá bán thì thôi rồi Lượm ơi , họ dùng đủ các loại chiêu để tung giá lên trời , chỉ những người tiêu dùng là chịu thiệt hầu bao , việc này B có biết , song có lẽ cũng vì lợi ích nhóm nên đã Xi nhan cho bọn tát nước đua nhau thao túng .
Dear all,
Câu hỏi đặt ra của bạn Quang Vinh rất thú vị, nó liên quan đến thực trạng kinh tế VN. Tớ xin đi sâu vào vấn đề bạn ấy đặt ra. Ở đây tớ dùng từ "gia súc" với ý nghĩa là gia súc và gia cầm.
Câu hỏi thứ nhất, tại sao người nuôi gia súc không nuôi gối đầu để hưởng lợi sau này. Hiện nông gia không còn tiền để duy trì những gia súc kỳ vọng xuất chuồng, vay ngân hàng thì không có cửa. Mà trong nghề này ai cũng biết gia súc tới lứa mà không xuất chuồng được thì chỉ có lỗ tới lỗ, không có hòa vốn. Giải pháp của họ hiện nay là gửi con giống cho người quen, những người còn trống chuồng nuôi, còn bản thân họ phải dùng tiền doanh thu ít ỏi duy trì đàn gia súc tới lứa không bị gầy đi.
Hiện nay, những người có nhiều tiền là những người không nuôi gia súc. Nếu những người này bắt đầu đầu tư nuôi gia súc thì còn lâu mới lấy lại vốn và bắt đầu vòng xoáy mới "giồng cây gì, nuôi con gì". Hay nói theo ngôn ngữ thời thượng bây giờ là "đầu tư ngoài ngành". Nếu bạn Quang Vinh có tiền thì bây giờ là cơ hội cho bạn đấy.
Câu hỏi thứ hai của bạn, những gì tăng giá được thì người ta đã tăng rồi. Đó là xăng dầu, tân dược, và dịch vụ giáo dục, y tế là những thứ mà hoặc phải mua hoặc không có quyền trả giá. Còn thực phẩm nó phụ thuộc vào mãi lực, càng tăng càng mất mãi lực. Người ta có thể ăn ít đi nhưng không thể không đổ xăng, không thể không mua thuốc tân dược khi bị bệnh.
Dịch vụ giáo dục tăng do nhu cầu học hành tăng như này này :
[/img]http://edunet.com.vn/tin-giao-duc/689/libs/tiny_mce/uploaded/Thong%20Tin%20Giao%20Duc/Van%20de%20Giao%20duc/05_2012/chenchan.jpg[/img]
Ý của Hiếu là phí Giáo dục tăng là do luật Cung - Cầu
[img]http://edunet.com.vn/tin-giao-duc/689/libs/tiny_mce/uploaded/Thong%20Tin%20Giao%20Duc/Van%20de%20Giao%20duc/05_2012/chenchan.jpg[/img]
Tớ lấy từ nguồn báo đảng, không biết có đáng tin hay không
Nguồn: http://laodong.com.vn/Kinh-te/Chi-so-gia-tieu-dung-thang-9-tang-22-so-voi-thang-8/85054.bld
vụ y tế tăng là phải thôi, nhu cầu chữa bệnh nó như thế này kia mà :
[/img]http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9d/ab/29/tao-quan18.jpg[/img]
Lo thay đổi lối sống lành mạnh hơn để đỡ bệnh tật, đỡ làm nạn nhân của ngành Y tế. Ở đó mà mị dân.
Cướp giật nhiều là do Nhà nước thiếu kinh phí nên "đặc xá" cho phạm nhân trước thời hạn. Xem thêm http://www.baomoi.com/Home/HinhSu/bee.net.vn/Vua-moi-ra-tu-da-di-cuop/7110150.epi
Muốn post hình thì làm theo hướng dẫn của tớ ở phía dưới.
Có mỗi lương thực thực phẩm là có thể chủ động giảm khẩu phần thì do đã bán cả thóc giống,
và Bán heo non lấy tiền mua cám. Mặc dầu có thể “bóp miệng” nhưng vẫn cần ăn, nên gia cát dự lạm phát sẽ tăng chóng mặt là phải.
Kiến nghị :
- Chính phủ cần lập thêm cái gọi là quỹ bình ổn “nhu cầu giáo dục”, “nhu cầu y tế” , cơ chế hoạt động giống quỹ bình ổn xăng dầu.
- Đối với lương thực thực phẩm cần ra nghi định tạo hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các tổ chức như này được hoạt động dễ dàng.
Do độc quyền chứ không phải do "bí mật", bạn Vân Bình ạ.
Dịch vụ y tế tăng là phải thôi, nhu cầu chữa bệnh nó như thế này kia mà :
[img]http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9d/ab/29/tao-quan18.jpg[img]
Nhà nước đừng làm gì cả, để y tế, giáo dục là ngành dịch vụ. Chỉ cần tạo ra luật đúng đắn, rồi thực thi chúng. Tự thị trường sẽ điều tiết.
Làm sao không "té nước theo mưa" được hả thầy Lý ? Trong tự nhiên, xã hội, kinh tế... mọi thứ đều có tính liên hoàn, huống chi xưa nay Y Tế & Giáo Dục là 2 ngành béo bở thuộc lại bậc nhất, có lẽ chỉ kém công nghiệp vũ khí. Khi xem xét yếu tố giá cả ở đầu ra, cần đánh giá tất cả các nhóm yếu tố đầu vào, còn không chỉ là duy ý chí. "Chiến dịch diệt chim sẻ" của Mao là một ví dụ. Dân ta hay đặt nặng yếu tố đạo đức nên hay có ý kiến này nọ, chứ nếu xem đây cũng chỉ là 2 ngành kinh tế như các ngành thì cũng dễ xử. Có điều kinh nghiệm ở ta cho thấy những người làm trong ngành giáo dục thường thiếu... giáo dục, làm trong ngành văn hóa thường thiếu văn hóa, làm trong các ngành y tế thì là mà ....Các bác tự hiểu. Kính !
Hieu,
Chớ dại mà yêu cầu lập quỹ, nhân dân có nhìn thấy đồng tiền quỹ bao giờ đâu. Quỹ bình ổn xăng dầu có bình ổn được giá bao giờ đâu.
Từ trước đến nay Bê rất quan tâm đến sự nghiệp trồng người và cứu người, quả là thế thật, cụ thể bằng việc ưu tiên phân bổ NSNN. Số liệu 2011 thằng gúc cho thấy:
- Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2011: 595.000 tỷ đồng, tăng 6,4% so với ước thực hiện năm 2010
+ Dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo: 110.130 tỷ đồng, tăng 13,9% so dự toán năm 2010
+ Dự toán chi sự nghiệp y tế: 43.200 tỷ đồng, tăng 30,9% so dự toán năm 2010.
Tổng chi cho Tế_Dục chiếm 26% trong đó Dục 18% và Tế 8%
Theo Số liệu bác Lý: những thằng té nước theo mưa kinh nhất là 2 thằng Dục, Tế.
Kiểu này Bê chắc phải tăng chi cho Dục Tế cỡ 50% tổng thu NSNN thì may ra chúng mới thôi té nước?
Xem lời bình minh họa của thành viên Hiếu tại
bán thóc giống
và
bán heo non
để biết thêm chi tiết
Dear all,
"Quỹ bình ổn" ở xứ ta là một thứ thuế hãi hùng. Lạm phát có thể ngừng nhưng "quỹ bình ổn" thì không. Và hãi hùng hơn khi mà không một cắc nào từ quỹ này chảy vào ngân sách nhà nước.
Cách nay mấy tháng, báo đảng còn tuyên truyền láo khoét rằng đại ý là "Người dân vẫn muốn Nhà nước can thiệp vào giá".
Trên thực tế có những mặt hàng tuy không được bình ổn trên danh nghĩa nhưng được bình ổn trên thực tế, đó là bia, rượu và thuốc lá. Suốt 5 năm nay giá những mặt hàng trên tăng ít hoặc không tăng giá, bỏ xa số liệu CPI được công bố. Trước đây 1 tô phở có giá bằng 1 gói thuốc (Craven A) hoặc 1.5 lon bia (333). Nay cũng 1 tô phở mua được 3 gói thuốc hoặc 4 lon bia.
Hai bạn Lâm Viên và Simacai tung hứng được đấy. Đừng quên rằng ở xứ ta có một số lượng không nhỏ Nhà hàng, doanh nghiệp có doanh thu từ ngân sách nhà nước.
1. Tâm lý của nông dân ta là "lấy công làm lời" nên hầu như chi phí lao động không được cộng vào giá thành làm nông dân thiệt đơn thiệt kép.
2. Ngoài trồng trọt và chăn nuôi nông dân ta cũng không biết làm gì khác nên hầu như chỉ trồng trọt và chăn nuôi cầu dạng cầu may, hên thì gặp giá xui thì lỗ chịu.
3. Do không có vốn nên khi chăn nuôi/trồng trọt thường mua chịu thức ăn/phân bón theo giá cao nên thường chấp nhận bán lúa non hay vừa bán xong đã trả nợ k còn đồng nào.
4. Nhà em chăn nuôi từ nhỏ em chỉ thấy rằng: " Khi Giá heo cao thì giá cám rẻ và ngược lại khi giá heo bèo như cho thì giá cám lại ngất ngưởng"
5. Cơ hội đó nhưng cũng như bao cơ hội khác tiềm ẩn nhiều rủi ro từ: nhân sự, bệnh dịch, báo chí(đăng một tin là điêu đứng nông dân)
6. Nếu ký hợp đồng bao tiêu đầu ra thì: cũng như anh làm công không có cơ hội trúng lớn. an toàn cao.
Haiz, thằng nào mạnh té nước được thì cứ việc, có gì mà phải xin chứ bác Toét. Cứ tăng đi, tới khi nào dân nghèo chịu ko nổi nữa thì hay ho thôi mà. kaka...
Thầy Lý dạy chí phải, nếu thực hành pháp lệnh tiết kiệm triệt để, cấm tất cả công chức đi nhậu (như mới đây ở Bình Dương mới ra), đảm bảo 3/4 số nhà hàng trên toàn quốc sẽ dẹp tiệm trong 3 ngày. Nói đâu xa ở bên Tào, khi cấm quan chức có bồ nhí, cả ngành công nghiệp hàng xa xỉ lao đao ngay bác ợ! Chỉ có Nhật là khôn hơn, nó nhậu ở cấp nhà nước, khi biến tiền nhậu thành vốn ODA cho các nước khác vay. Muốn vay tiền của nó xài xây sân bay, cầu đường, cao tốc... phải kèm theo điều kiện chỉ được mua đồ của nó, dùng kỹ sư của nó bla bla... nhưng hạch toán giá đắt gấp mấy lần. Rốt lại tiền của nó lại chảy vào túi nhà nó, dân nó nhậu thoải con gà mái. Àh quên, thày dùng từ "...không nhỏ" nghe thời thượng quá, hot quá thày ạh, hệt như các cụ nhà mình hay dùng ...
Thông cảm cho B!Không cho té nước thì không sai bảo được ở dưới.Rơi vãi một số tiền không phải của mình mà đổi được sự trung thành của kẻ dưới kể cũng đáng.
Dear all,
Tớ đã đặt cái tựa thừa chữ. Xin đọc lại là "Té nước theo mưa".
bác lỳ *(Ý của Hiếu là phí Giáo dục tăng là do luật Cung - Cầu)*
sao giáo dục cung cầu kiểu gì kì cục vậy bác lý?
theo tôi biết là .sản phẩm mà bán nhiều người mùa thì sản phẩm đó giá càng rẻ chứ .nay sao nó lại tăng?
cũng có 1 cái kỳ thứ 2.giáo viên than đói,học sinh ,sinh viên than khổ vì giá học phí tăng quá cao,vược quá thu nhập của gia đình họ.người thì bán đất ,bán nhà,vay mượng mới có tiền đi học
vậy học sinh ,sinh viên ,giáo viên ai là người chiệu thiệt .khi mà sinh viên việt nam tiếp cận thiết bị giáo dục lạc hậu
Đọc bài của các bác thật là buồn, bây giờ nếu thất nghiệp thì làm sao sống? Sẽ chẵng còn nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào đất nước này nữa...sinh ra con cháu thì chắc chúng chẵng có tương lai nào sáng sủa...
Hai mươi năm nay ở VN , Tớ chả thấy có thằng Tư bổn rẫy chet nào nó chịu bỏ Tiền ra Đầu tư vào 2 ngành Y tế và Giáo dục cả , có lẽ do 2 ngành này ít có thặng dư ? quả là chuyện kỳ lạ ! Trong khi 2 ngành đó là những miếng bánh quá ngon sơi , hay là chúng vẫn còn nhiều cái ngu ngơ ? Trong 20 năm qua , tổng số các Trường Đại học chỉ tăng có ... 5 lần , và tổng số các Giường Bệnh lại tăng những ... 2 lần , các con bệnh thoải mái nằm ôm nhau 2 người / 1 giường ( rộng 0,8 mét ) cho tình cảm , quả là chuyện kỳ lạ thứ hai ! Cái kỳ lạ thứ ba chính là cái mà bạn Tuong Can 6:12 đã nói ở trển , các cái lạ này liệu có phải là định hướng của B ko nhỉ ? Hay là do B chủ trương vầy để phòng ... Chống tham nhũng ?
Dear all,
Thấy mọi người tham gia tích cực vào công cuộc "phê và tự phê", "chỉnh đốn đảng" với những "đấu đá" lâu lâu rò rỉ ra bên ngoài. "Chỉnh đốn Đảng" bản thân nó mang tính nội bộ đảng nên người ngoài khó biết để mà nhận định, nên tớ muốn mọi người quay lại với thực tại.
CPI tháng 9 tăng đột biến là hậu quả của các biện pháp chống nguy cơ giảm phát trong tháng 8. Tuy nhiên, mọi cố gắng của chính sách đã không đẩy được giá thực phẩm lên do đường biên đóng, sức mua nội địa giảm, nhà hàng vắng khách.
Giá không tăng làm mất động lực đầu tư vào ngành chăn nuôi và khi hết lượng gia súc tồn kho sẽ là lúc giá thực phẩm tăng phi mã. Giá tăng đồng nghĩa với việc thịt tẩm hóa chất là phổ biến.
Huy nói ngược rồi,
Nhiều người mua có nghĩa là Cầu tăng - giá tăng
Nhiều người bán nghĩa là Cung tăng - giá giảm
Ai tạo ra tình trạng Cung không đủ Cầu trong 2 ngành Y - Giáo.
Nhiều lần tớ đã nói, các nhà đầu tư đầu tư vào xứ nào phụ thuộc vào tiêu thụ của xứ đó chứ không vì "nhân công rẻ".
Y - Giáo là 2 lĩnh vực siêu lợi nhuận, trên cơ sở ai cũng có lúc có bệnh và ai cũng phải đi học.
Số trường Đại học tăng 50 lần, tuyển sinh từ vài trăm lên vài ngàn.
Số giường bệnh không thể tăng nhiều để giữ quan hệ Cung - Cầu: Số giường bệnh không thể nhiều hơn số bệnh nhân.
Ồ, thế thì vanbinh không cập nhật rồ, tính đến 31/05/2012, đã có 83 trường tư béo bở trên 336 trường ĐH&CĐ công lập rồi. Phần lớn tiền đầu tư là từ kiều hối gửi về từ các nước tư bổ̉n giẫy chết 20 qua đấy chứ. Nếu lấy vào TB 900 SV/trường/năm x 83 trường thì đã có gần 300.000 sinh viên tư với mức học phí cao ngất ngưỡng, từ 3 - 50 lần học phí công rồi. Chưa kể các du học sinh ra nước ngoài, với chi phí lên đến gần cả tỷ đô/ năm... hehe, ai nói dân ta nghèo nào. Đó là tớ chưa nói đến các bậc học khác với hàng nghìn trường tư, quốc tế từ mầm non-trung học nhé. Trường Canada, APU, ABC.... ờ SG thu học phí mỗi năm cả chục nghìn bucks/ HS, đều như lặt rau, nhẹ nhàng gấp tỷ lần các trường công, nơi các tricky teachers đểu cáng ngày đêm bạc tóc, vắt óc nghĩ ra trăm phương nghìn kế, tiểu xảo đe dọa, dọa nạt các học sinh bé bỏng thân yêu, mầm non thơ ngây phải quẹt nước mắt, nước mũi chong đèn đến học thêm hàng đêm.
Còn về Y Tế thì FV, Tâm Đức, Hoàn Mỹ, Vũ Anh, Bình Dương...thôi khỏi nói nữa, cái này chắc bác Hồ (H) rành hơn ai hết hehe...
Mấy hôm nay dân mạng mất rất nhiều thì giờ vào một câu phát biểu của tay công an "Tự do là cái con cặc".
Nó bình thường chứ có gì lạ đâu để mà mọi người mất thời gian bình phẩm. Từ khi ra đời, lực lượng công an cách mạng của ta đã làm nhiều chuyện bỉ ổi hơn thế là điều không cần phải tranh cãi.
Có người còn bảo đó là xuyên tạc câu nói của cụ Hồ, câu "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Xin nhắc lại, câu gốc của Tôn Dật Tiên tự Trung Sơn phát biểu "Không có gì quý hơn độc lập, tự do và hạnh phúc".
Có người còn bảo đó là xuyên tạc câu nói của cụ Hồ, câu "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Xin nhắc lại, câu gốc của Tôn Dật Tiên tự Trung Sơn phát biểu "Không có gì quý hơn độc lập, tự do và hạnh phúc".
Thế ra ta đúng là cóp và bệt của nước mẹ tàu. Vậy mà dân đen cứ chối đây đẩy và húng hắng khi đảng kích động bởi mấy hòn đảo chưa từng nhìn thấy. Chết cười.
Thày Lý chỉ được cái nói đúng. Tôn tiên sanh, một trong ba... "Cao Đài tam thánh" ở Tây Ninh, đã sáng lập chủ nghĩa “Tam dân” (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) để đánh đuổi nhà Mãn Thanh. Về sau sau ông cụ nhà mình qua bển, search thấy cái file này nên vận dụng sáng tạo, amend thêm tí cho nó phù hợp với tình hình, chứ hồi ấy làm gì có gu gờ để copy paste như bi giờ.
Dear thầy lý,
Mong thầy cho vài lời nhận xét về các đinhj chế ngoài ngân sách của việt nam bao gồm quỹ dự dữ nhà nước , quỹ hổ trợ nhà nước, bảo hiểm xã hội. Tại sao nó lại ngoài ngân sách? Em chỉ muốn biết về nhận xét của thầy về nó không quan trọng đúng sai, em cám ơn thầy trước.
Có thể nói thế này, đó là những quỹ mờ ám. Có quỹ được lấy từ tiền ngân sách ra để lập quỹ - quỹ hỗ trợ gì đó; có những quỹ được nặn ra từ túi người lao động - quỹ hưu bổng aka BHXH và quỹ BH y tế; được nặn từ túi người đổ xăng - quỹ bình ổn. Ai cũng biết các quỹ này được tiêu rất mờ ám: quỹ hưu bổng cạn; quỹ bình ổn như một thứ hụi chết;
Người ta phải tách nó ra khỏi ngân sách bởi vì:
- NSNN được kết sổ hàng năm
- NSNN thu từ thuế đã chiếm 29% rồi, nếu thêm mấy quỹ kia nữa thì người ta sẽ cảm thấy "người lao động" không được cái gì cả.
Chuối và Viên,
Tôn tiên sanh: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do và hạnh phúc".
(đúng ngữ pháp)
Ông Cụ: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"
Lẽ ra phải viết là "Không có gì quý hơn độc lập và tự do" (nối bằng chữ "và".)
Xem đấy để biết ai gốc, ai ngọn.
Cốp bết đầu tiên của Ông Cụ đây:
"Tá vấn tự do hà xứ hữu..."
(Bài "Thanh minh", tập "Nhật ký trong tù", thơ Ông Cụ, làm 1942-1943)
Câu gốc:
"Tá vấn tửu gia hà xứ hữu"
(Bài "Thanh minh", thơ Đỗ Mục, thế ký IX, đời Đường)
Điều này chứng tỏ Cụ rất siêng đọc sách, sách Tàu thấm vào tâm của cụ, ám ảnh cụ nên thơ cụ bị ảnh hưởng.
Tớ có thằng bạn học. Y mở đầu một bài văn về quê hương, "Quê hương tôi có con sông xanh biếc". Hoá ra y nhập tâm một bài thơ của Giang Nam.
Tuy nhiên, những điều ta thán trong bài thơ "Thanh minh" là cụ phịa. Cụ thể là cụ chẳng bị giam mà chỉ là bị dẫn độ lên thành phố Liễu Châu trong suốt 90 ngày. Trong thời gian bị dân tụi Tàu Tưởng phải gởi cụ trong nhà lao vào ban đêm.
Thời gian ở Liễu Châu, cụ làm khách của Trương Phát Khuê.
Tế Hanh mờ bác, hehe, hông phải Giag Nam
tôi nói theo một khía cạnh khác bác lý ,đâu phải lúc nào cũng Nhiều người mua có nghĩa là Cầu tăng - giá tăng
Nhiều người bán nghĩa là Cung tăng - giá giảm
bác lý ! sản phẩm này là loại sản phẩm phổ thông chứ không phải là hàng xa xỉ ,không cần phải đánh thuế theo mức tiêu thụ đặt biệt.hàng hóa giáo dục và dịch vụ y tế là hàng nội địa.không phải hàng hóa ngoaị nhập
( trừ thuốc ngoại nhập)đây là nhu cầu thiết yếu của xã hội
vd: ở mỹ , nhật .người tiêu thụ điện càng nhiều giá càng giảm
vd:một lớp học bác mở chỉ nhận được 20 học viên
với 1 lớp học 90 học viên giá thu học phí như nhau.
Ai tạo ra tình trạng Cung không đủ Cầu trong 2 ngành Y - Giáo? câu hỏi này chắt ai cũng biết.như câu hỏi này dành cho thiên lôi trả lời
tại sao bộ trưởng bộ giáo dục vn không qua brunay học
Tớ nhầm, cảm ơn Bùi Trúc.
Quy luật Cung - Cầu lúc nào cũng đúng. Vì vậy mới cần sự can thiệp của cộng đồng để điều hoà tác dụng của quy luật này. Công cụ để can thiệp là Thuế.
Còn câu hỏi "Ai tạo ra tình trạng Cung không đủ Cầu trong 2 ngành Y - Giáo"? Trả lời: Là những ai trục lợi nhờ sự mất cân đối Cung - Cầu này.
Trong nghề y, họ chọn những bác sĩ thiếu kinh nghiệm đứng ra nhận bệnh nên cho nhập viện cả những bệnh nhân không cần thiết phải nhập viện. Không tăng trưởng bệnh viện là một biện pháp giảm Cung.
Trong nghề giáo, đó là tạo ra nhiều tiêu chuẩn giáo dục. Tăng trưởng trường học chậm hơn tăng trưởng dân số cung là một biện pháp giảm Cung.
Bác Lý giải thích giúp Mèo 'tội' của những người từng làm ở ACB bị truy tố với?
Đây chỉ là chuyện nội bộ của họ với nhau - giữa ông chủ thực sự của ACB và các cán bộ chủ chốt của họ - nên nó cực kỳ mờ ám. Nó liên quan đến vụ Huỳnh Thị Huyền Như, tóm tắt như sau,
Huyền Như làm giả hồ sơ để ACB gửi tiền vào Vietinbank, rồi rút tiền đó ra khỏi Vietinbank. Vietinbank nói họ vô can trong vụ này vì họ là nạn nhân lừa đảo nhưng không thiệt hại gì.
Còn bộ sậu ACB bị bắt vì "cố ý" gửi tiền vào Vietinbank ăn tiền lót tay (đâu 3%).
Đây mới là sơ khởi, chưa đến mục "mở rộng điều tra".
Mèo thấy hơi lạ nhỉ. Nếu ACB gửi tiền vào Vietin bank ăn lót tay thì có vấn đề gì nhỉ? Đó là kinh doanh cơ mà. Kể cả có cho nhân viên gửi tiền dưới danh nghĩa cá nhân và bị lừa đảo, chiếm dụng vốn thì đó là chuyện nội bộ của ACB.
Tất nhiên là điều tra mở rộng cũng có nhiều điều khác.
Thế mới bí hiểm
Bác hui,
Cái ví dụ của bác em giải thích thế này . Theo qui luật cung cầu: cung tăng - giá không đổi; cầu tăng- giá cũng không đổi bác àh. Bác nhầm lẫn khái niệm một chút.
Còn giải thích của thầy lý là chuẩn rồi.
Post a Comment