Bia trên đảo Hoàng Sa |
Nhóm Croissant (Nguyệt Thiềm) ở phía Tây gồm 5 đảo do VNCH quản lý, gồm:
Quang Hòa (Duncan),
Duy Mộng (Drummond),
Cam Tuyền (Robert),
Vĩnh Lạc (Money aka Kim Ngân) và
Hoàng Sa (Pattle)
Trước 1974, lực lượng của quân lực VNCH trên đảo chỉ bao gồm 1 Trung đội địa phương quân, luân chuyển mỗi 6 tháng. Trung đội này thuộc Tiểu khu Quảng Nam, đóng quân trên đảo Hoàng Sa cùng với một toán khí tượng thuộc dân sự.
Như nhiều người đã biết, trước khi trở thành Bên Thua Cuộc, VNCH đã không giữ được nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Đáng tiếc là, Chính phủ Hà Nội (VN Dân chủ Cộng hòa) khi ấy đã xem việc Trung Quốc chiếm phần còn lại của Hoàng Sa như là việc của người dưng.
Năm 1956, nhân lúc VNCH đang ổn định chính quyền, Trung Quốc chiếm 5 đảo thuộc nhóm Amphitrite. Nghĩa là TQ chiếm 1/2 quần đảo Hoàng Sa thuộc nhóm đảo Amphitrite 7 năm sau ngày họ chiếm trọn chính quyền từ tay Quốc dân đảng.
Nhóm Amphitrite (An Vĩnh) ở phía Đông gồm 5 đảo
Tây Sa Châu (West Sand),
Triệu Thuật (Tree Island),
Vĩnh Hưng (Phú Lâm aka Woody Island),
Thạch Đảo (Rocky Island) và
Đông Đảo (Lincoln Island)
Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công hàm (*) công nhận tuyên bố ngày 4/9/1958 về chủ quyền lãnh hải của Chính phủ Trung Quốc (**) trong đó có nhiều điều trên thực tế là vu khống.
Chú thích:
Công hàm 14/9/1958
(**) Tuyên bố 4/9/1958
Dịch sang tiếng Việt:
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải
(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)
Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa nay tuyên bố:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ (Penghu ở eo biển Đài Loan), quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa
(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Ðài Loan và Bành Hồ hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa. Ðài Loan và Bành Hồ đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
57 comments:
Chú thích hình đầu bài: Hoàng Sa là bãi chim ị.
Cho dù quần đảo này không thuộc TQ thì cũng thuộc sở hữu toàn dân, đâu đến lượt những người ngồi đây khai thác lợi ích từ nó.
Ka
trời hết nói
hui: tính nói chuyện đạo đức à?
mở rộng tầm mắt nhờ còm của bác Lý
Vậy thì bàn chuyện chia cắt lãnh thổ để trả lại cho Chiêm Thành và Chân Lạp nhé hay là cảm ơn các Cụ đã có công thống nhất lãnh thổ cũng được.
Quần đảo này cũng chỉ là tài sản vật chất, không hơn không kém, đừng tự huyễn hoặc tổ tiên để lại cho con cháu nên thế hệ sau phải có trách nhiệm giữ gìn, giả sử nhà bạn có giá cao, bạn có sẵn sàng bán đi không, huống hồ thứ chưa bao giờ là của bạn, việc gì phải quan tâm nó. Các Cụ cũng vậy thôi, bán nó cho người trả giá cao nhất. Ai ném đá thì chịu vậy.
Bạn Ka nói quá đúng rồi...phần lớn người VN không biết Hoàng Sa nằm ở đâu hay có bao nhiêu đảo...với lại bần nông chã có quyền lợi gì với nó...mong TQ chiếm mịa Trường Sa luôn cho rồi
Giả sử HSđược đầu tư thành Macao hay Cỏng thì ai là lợi nhất. Những đại gia lừa cỡi phi cơ riêng ra HS mất 30 phút, đi Boat chỉ mất vài giờ. Bọn Tân cương Tây tạng mới cả Hoắc long giang đừng có mơ mà đến HS du hí trừ phi cỡ triệu phú ông Tơn.
"Địa-Lý Biển Đông với Hoàng-Sa & Trường-Sa" của Vũ Hữu San theo tôi nghĩ là cuốn sách đầy đủ nhất về HS và TS các bạn nên đọc.
Download tại đây: Địa-Lý Biển Đông với Hoàng-Sa & Trường-Sa
haha... tôi không mơ là sẽ được đáp máy bay ra Hoàng sa chơi bài trong casino, uống rượu Mao đài và qua đêm với một kiều nữ trong một khách sạn lộng lẫy..., tôi chỉ mơ một điều đơn giản là các ngư dân VN lầm than mà trong số đó có anh em, quyến thuộc và thân hữu của tôi ra khơi và trở về bình an với những chiếc thuyền con đầy cá trong sự vui mừng và nụ cười rạng rỡ trên gương mặt nhăn nheo sạm nắng của những bà mẹ, bà vợ của họ... và từ những thuyền cá đó, con cái họ sẽ được đến trường trong những tấm áo lành lặn với những cây bút, cuốn vở tinh tươm... Tôi đang khóc đây...
Ước mơ của tôi ngày càng xa vời... tạ ơn Đảng và Bác...
Các kinh tế gia (ngài CMác hay ai đó) nói rằng săn bắn hái lượm là kinh tế XH nguyên thuỷ. Sao không nghĩ thay Đánh Bắt bằng Nuôi trồng (trồng cây gì nuôi con gì, hehe) cho theo kịp thời đại. Bể đông là ngư chường quá nhỏ bé, nhẽ đã cạn kiệt cá tôm, hơn nữa oánh bắt xa bờ dành cho những kẻ có máu mặt (máu liều.
Làm dịch vụ là xu hướng chung tất yếu đấy, xin đừng bàn lùi kẻo lạc hậu, hehe.
Nhăn răng không có gì sôi sục thì lãnh tụ fải nghĩ ra cái để khiến nhăn răng sôi sục.
Chớ nhăn răng mà để đầu óc thanh thản rồi lo nghĩ những thứ vớ vẩn liên can đến cái bụng đang sôi, rồi dững thứ "thuế không ai cả" (1 ngày đẹp trời lĩnh lương, bỗng tình cờ mất một cơ số tiền "lễ" không ai cả) thì chế độ lung lay fết á. Nhân Dân sẽ không còn đc hưởng ưu đãi "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu". Thế thì chết cha.....!!!
Tớ là tớ ủng hộ B nhen, cứ fải chửi thằng Tàu thật lực mấy vụ "Cắt Cáp H"...! Chế độ mất công cướp đc chứ có fải trên trời rơi xuống đâu mà chả lo giữ.
Bác gì đó nói nhờ nó giữ giùm cho yên tâm, mai mốt cần thì biểu nó trả mấy hồi, lo gì, anh em đồng chí phải tin nhau chớ. Chưa cần nên chưa biểu nó trả thôi. Trái tim nó còn giữ giùm thì ba cái đồ lông lá là chuyện gì.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130119/quyet-liet-vi-hoang-sa.aspx
Dear all,
Bài viết này trình bày một số khía cạnh về lịch sử mà lâu nay người ta không nhắc đến, hoặc đề cập một cách hời hợt. Đó là:
- Chính phủ VN DCCH không xem Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của mình
- Cho đến 1974, QĐ Hoàng Sa vẫn là nơi hẻo lánh. 5 đảo phía Đông do quân Trung cộng chiếm đóng. Và VNCH còn đang bận chống đỡ sự tấn công từ miền Bắc nên giữ nguyên trạng.
Vì 2 lý do trên, những tuyên bố đại loại "QĐ Hoàng Sa thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước CH XHCN VN" là vô căn cứ đối với quốc tế và dối trá đối với dân.
Bee,
Bạn nói thế là sai. Kinh tế biển chủ yếu là đánh bắt hải sản, phơi nước biển lấy muối chỉ là phụ. Biển đủ cung cấp thực phẩm cho nhân loại.
Công nghiệp cũng phải khai thác tài nguyên thiên nhiên như là một hình thức săn bắn hái lượm vậy.
Bài viết trên báo Thanh niên có nội dung gần với entry này.
Bạn Ka này nói ẩu nha. Đã ai bán cái gì. Ngày xưa vua tiêu nhiều tiền quá cũng phải mắc nợ nần. Không phải muốn in tiền bao nhiêu cũng được.
Đất Chiêm là đất có được do giao hảo, vụ trao đổi Huyền Trân Công chúa lấy 2 châu. Hoặc do mua bán trao đổi hồi chúa Nguyễn mà có. Và các sắc tộc đã chung sống hòa bình cho đến 1975.
Không phải bạn có đất rồi muốn làm gì thì làm. Trước đây, ngay cả ở miền Bắc XHCN, các dân tộc thiểu số sống trong các khu tự trị, theo đường lối sinh hoạt đặc thù của họ. Chỉ sau 1975 người Kinh mới ồ ạt lên khai thác và áp đặt văn hóa dưới xuôi, như là không dạy tiếng dân tộc.
Bạn lại nói tiêu cực nữa. Vấn đề là, hiện tại, nhiều việc, nhất là cơm áo đáng quan tâm hơn là mấy cái đảo. Bạn cũng cần phải trau dồi để khi làm lãnh tụ biết cách điều hành.
Ông Vũ Hữu San là Hạm trưởng Hải quân, nên tài liệu của ông có giá trị.
Hehe, tại sao chúng ta, những con sâu cái kiến không nghĩ được chuyện gì xa hơn chóp mũi ?
Để chiếm toàn bộ miền Nam giàu có, chỉ đổi vài cái đảo chim iả đáng gì ? Nên nhớ thời điểm 1958, ngoài đó đúng chỉ có cứt chim, dầu chưa ai để ý đến, đánh bắt xa bờ chưa có khả năng, thế thì giữ làm gì. Các tủ lạnh đã làm đúng câu 'thả con săn sắt, bắt con cá rô'.
Miền Nam là một thực tế B có thể sờ, biển Đông là thứ ngoài tay với. Chịu khó nhìn bằng con mắt cuả người ở thập niên 50' thì hiểu thôi ?
Chúng ta cũng thấy, B không hề có bất cứ chiến lược nào, hay động thái nào đối với đám đảo chim iả trong suốt hơn 20 năm chiến tranh, điều đó cho thấy sau khi ký công hàm 1958, B đã hoàn toàn quên hẳn nó trong ý nghĩ (hàng bán rồi, nghĩ làm gì ???).
Sự việc chỉ nóng lên khi tìm ra lợi nhuận khai thác dầu, khả năng vươn xa ra ngoài khơi đánh bắt sau này.
Phải chăng chính B mới là người không nên có mặt ngoài đó, phải chăng B đã vì lòng tham mà bội ước với bạn vàng ???
Các cô HVB hay nói là bọn đế quốc Mỹ giúp tiền bạc vũ khí cho miền Nam nhằm nô lệ, thực dân. Thế bọn Tàu, Nga giúp cho miền Bắc cũng tiền bạc, vũ khí mục đích làm gì ? Hỏi tức trả lời !
Anh 42 nói đúng nhưng chưa đủ,
Nếu B không chiếm cho được miền Nam thì miền Bắc sẽ ôm nhau chết đói. Đừng ai so sánh với Bắc Hàn, vì cho đến nay, theo ông Bá Thanh thừa nhận, VN còn thua xa Bắc Hàn.
Sau năm 1975, phải kéo bằng được kinh tế miền Nam xuống cho bằng với miền Bắc để cả 2 miền cùng tiến lên CNXH ở cùng một mức.
Đa số người Việt hiểu sai về cuộc chiến, theo hướng:
- cuộc chiến huynh đệ tương tàn
- miền Nam đánh thuê cho Mỹ và đồng minh; miền Bắc đánh thuê cho Liên xô và Trung Quốc
mà không hiểu tại sao người Mỹ phải đổ quân vào VN bằng mọi giá đến mức phải lật đổ ông Diệm
Lúc đó, thập niên 50 khác nhiều với bây giờ. Liên xô chuẩn bị nhập TQ vào Liên bang xô viết giống như các nước Trung Á khác. Mỹ cần một vị trí thích hợp để kịp thời can thiệp vào Hoa Nam khi Liên xô chiếm Hoa Bắc. Không có lựa chọn nào tốt hơn là đóng quân ở VN.
Thày nói nói thế cũng đúng nhưng chưa đủ. Bạn Lào chắc thèm cá quá mà làm các hồ thuỷ điện trên sông Mêkong đặng nuôi cá, cá sông không to bằng cá bể nhưng có cũng hơn không. Gần đây có tin mực nước sông hồng thấp nhất trong 100 năm qua. Việc khống chế nguồn nước nội địa mới làm nảy sinh nhiều vấn đề.
Mọi người nên nhớ, mẫu quốc Pháp là giống thượng đẳng nên có tầm nhiền cả trăm năm. Khi người Pháp còn ở nơi ni thì đó là Đông dương. Khi họ bỏ chạy thì nơi ni lại trở thành indoChina. Chân lý đơn giản ấy nhiều khi bị cố tình lãng quên, tệ thật.
Thày lại đánh giá anh 2 quá cao so với anh 3. Anh 3 tuy lạc hậu nhưng là tứ cường sau WW2, tức bên thắng cuộc. Anh 2 tuy tham lam nhưng cũng biết chọn chỗ dễ ăn, xương xẩu thì phải bỏ. Anh 2 mà tham thế thì ảnh đã tính chiện đòi lại Alaska rồi ấy chớ.
Bác Lý, không thể có chuyện chết đói được, cứ chiến đấu chống Mỹ là sẽ được chu cấp đầy đủ. Cuộc chiến kéo dài không phải là điều các Cụ mong muốn nhưng các Cụ cũng không dám dừng cuộc chiến để ngồi vào bàn thỏa hiệp. Nếu dừng thì chế độ sẽ lung lay, không phải do áp lực từ phương Bắc mà vì lòng dân không muốn.
"Đã ai bán cái gì."
No free lunch. Các nước anh em giúp đỡ có phải vô điều kiện đâu bác Lý.
"Chỉ sau 1975 người Kinh mới ồ ạt lên khai thác và áp đặt văn hóa dưới xuôi, như là không dạy tiếng dân tộc."
Đoạn này bác Lý xem lại, không lẽ người dân tộc không muốn học tiếng Kinh và áp dụng văn hóa người Kinh?
Xin sửa lại: không thể có chuyện chết đói được, cứ chiến đấu chống Mỹ là sẽ được chu cấp đầy đủ, không nhất thiết phải giành chiến thắng. Tuy nhiên, cuộc chiến kéo dài không phải mong muốn của các Cụ. Vấn đề là các Cụ không dám dừng cuộc chiến để thỏa hiệp. Nếu dừng thì chế độ sẽ lung lay, không phải do áp lực từ phương Bắc (thách thì chúng cũng không dám) mà vì lòng dân không muốn.
Tóm lại những thứ cần quan tâm trước hết:
- giá xăng, thuế phí liên quan đến xe cộ đi lại
- thuế thu nhập và tùm lum thuế khác
- giá lương thực, nhu yếu phẩm (như vụ trứng bị làm giá còn quan trọng hơn)
- giá sữa, giá thuốc
- đi học như thế nào, đi chữa bệnh như thế nào.
Nếu VN là một quận của bất cứ nước nào hay do người hành tinh nào khác cai trị thì cũng chẳng quan tâm, miễn họ lo tốt mấy khoản đó.
Đúng vậy, nơi nào sống tốt nơi đó là quê hương, tổ quốc và cội nguồn dù đó là TQ.
Các bạn muốn mà được à, ai cho.
Bạn Bee quả là thiếu thông tin,
Xây đập, làm thủy điện bên Lào, Kam là chủ trương lớn của B. Các tập đoàn nhà nước đang có cổ phần để nắm phần thi công và phân phối điện sau này.
Lưu lượng nước sông Hồng giảm có tác động thế nào thì tớ không biết nhưng nước sông Mekong giảm lại có lợi cho kinh tế hơn. Khi đó sản lượngh lúa sẽ giảm, là cơ hội để chuyển đổi kinh tế nông nghiệp sang kinh tế dịch vụ.
Bạn Ka còn trẻ nên không biết, miền Bắc đói thực sự từ khi tiến hành cách mạng XHCN.
Kinh tế dịch vụ là sao bác? chẳng lẽ bỏ trồng lúa đi trade commodities? Thi du như Nike làm dịch vụ thì phải có thằng làm tôi mọi cho nó( các công ty gia công). Nếu sản lượng giảm thì nông dân có chut lợi là giá tăng nhưng dịch vụ thì thằng khác nó làm rồi...
Bạn bee cần phải học môn Đảng sử (và Lịch sử đảng CSLX),
Ngay từ khi mới thành lập, trong chính cương sách lược đảng ta nêu rõ: Đảng CS Đông dương là một chi bộ của QTCS.
Từ một nước Nga của Lenin năm 1917, sang những năm 20 của thế kỷ trước, đã thâu tóm được các nước Trung Á sáp nhập với nước mẹ Nga thành Liên bang xô viết. Năm 1940 sáp nhập 3 nước Baltic.
Sau 1945, LX gây ảnh hưởng đến các nước Phi châu. Mỹ châu có Cu ba và Grenada.
Ở VN, có lẽ bạn chưa sống vào thời ấy, lấy quan hệ với Liên xô là hòn đá tảng. Đấy chỉ là cách nói, thực tế phụ thuộc hoàn toàn cho đến khi LX tan rã.
Sự mở rộng chư hầu của nước Nga là một thực tế. Và sự thôn tính nước Mỹ, không phải Alaska là một dự trù.
hay quá, bác Lý toét quả có suy nghĩ vượt tầm. Quan trọng nhất bác rất hay tụt quần B mà đéo làm gì được Bác. thế mới tài. dcm.
Nhẽ Bác thấm nhuần tư tưởng bám vào thắt lưng địch mà oánh, khà khà?
Chưa nói đến dịch vụ, tớ chỉ yêu cầu nông dân miền Tây giảm sản lượng lúa đi 1/2 là đời sống kinh tế của họ đã tốt hơn. Và khi đó họ tiêu thụ nhiều sản phẩm Nike hơn.
Các bạn hay nhầm lẫn khái niệm: các nhà đầu tư chọn xứ có nhân công rẻ, đó là sai lầm. Nhà đầu tư với mục đích bán hàng tại chỗ là chủ yếu chứ không phải chế biến một nơi rồi bán cho mới khác. Thí dụ: tại sao không sản xuất lốp tại VN mà lại bán mủ sang TQ để gia công lốp xe ở bên đó. Trả lời: vì TQ là thị trường tiêu thụ lốp xe lớn nhất nhì TG.
Tớ có tuột quần ai. Tớ chỉ nói cái người ta chưa nói.
Bây giờ VN phụ thuộc vào nước Mẹ nhiều quá, từ địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa, vậy có nên học tiếng Trung không bác Lý hay là học một ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh?
Bạn có tiếng Phổ thông là một lợi thế, cho dù làm chủ hay làm thuê. Ngay cả bọn Hong Kong còn phải học tiếng Phổ thông. Còn chần chừ gì nữa.
Bác Lý nói toàn những thứ mà có thể gọi là tầm giải ảo. Nếu ai đã từng làm trong công việc business matching với đối tác nước ngoài thì sẽ hiểu hơn ý trên của bác Lý. Nhân công giá rẻ chỉ là 1 phần phụ trong consider của các tập đoàn, cái họ cần là thị trường hàng hóa (kể cả cung ứng lẫn tiêu thụ) tại bản địa. Việt Nam có nguồn lao động giá rẻ dồi dào tuy là 1 lợi thế nhưng như vậy là chưa đủ để họ bỏ tiền ra đầu tư. Giá thành nhân công cho dù sản xuất ở đâu đi nũa cũng chỉ chiếm phần nhỏ trong giá thành sản phẩm nên nó có nhỏ hơn nữa thì cũng không tăng phần lợi nhuận là bao. Họ rất sẵn sàng sang Việt Nam sản xuất những ngành gây ô nhiễm như xi măng, sắt thép, dầu khí, hoặc chỉ đặt hàng các công ty bản địa gia công đơn giản. Hoặc đầu tư sản xuất những mặt hàng thiết yếu như coca cola, kem đánh răng, dầu gội đầu, sữa tắm, xe máy, vận tải v.v... ngoài ra các ngành khác không có ăn nên chưa có ai dám đầu tư. Chỉ cần google thôi cũng đủ thấy, khỏi tìm đâu xa những ngành nước ngoài đầu tư vào VN. Rồi so sánh với Malaysia, Thailand, Indonesia sẽ thấy.
Gần đây có hiện tượng Myanmar, tuy nhiên thì câu chuyện đầu tư vào Myanmar ở thời điểm hiện tại vẫn chỉ là những ngành như đã đầu tư vào VN. trong tương lai, nếu Myanmar có chính sách phát triển đươc chuỗi cung ứng tốt thì mới có thể qua mặt VN.
Bài này của bác Lý hay quá. Đúng là em còn quá trẻ để biết mấy chuyện thế này. Tuy nhiên, có 1 nguyên tắc là những thông tin Bê cho phép đăng tải nhiều khi đi ngược lại sự thật nên cần đối chiếu kỹ hơn.
42 có phải hơn 37?
Bác nào am hiểu về gió mùa trên biển, giải thích tại sao người Việt lại làm ăn ở đó trước người Tàu?
ôi rồi ôi ! cãi nhau làm gì !..làm gì còn ai nữa
ông bà nào biết tiếng Trung vào mạng nhà nó mà xem dân tầu nó nghĩ gì ! trừ bọn bị nhồi sọ còn đa số dân tầu nó cũng thừa nhận - Hải nam , Đài loan với hàng nghìn đảo ven bờ thậm chí sát bờ mà mãi đến sau này còn chưa chiếm được hết - "thật vô duyên và chơ trẽn khi ra nhận ở mãi tít ngoài xa nơi nếu có đắm tầu cũng không thể dạt vào được (TS-HS) ! "
- Trong sử sách và thậm trí cả đến trong truyện cổ tích người Hán còn không có cả danh từ" Biển "cho nó dõ dàng là của mình .Bao đời nay Danh từ Biển của TQ nó tương đương như việc ta nói đến một sứ sở của ai đó , thậm chí trong các điển cố ,truyện cổ tích cuả TQ Biển như là 1 sứ sở ma quỷ ..vậy nói đến đảo trên biển thì là điều dối trá nhất có thể tưởng tượng ra
Welcome Phương Anh,
Chuyện biển đảo không phải chuyện của dân đen, rõ ràng rồi. Entry này chỉ nhắc đến một sự kiện lịch sử. Tớ chỉ nói cái mà báo đảng cố ý không nhắc tới, đó là:
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) không xem Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của mình, do đó mà những tuyên bố đại loại "QĐ Hoàng Sa thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước CH XHCN VN" là vô căn cứ đối với quốc tế và dối trá đối với dân.
Chứng tổ chủ topic vẫn có chút ít niềm tin ! chỉ có người dân thì có thể bàn nhưng không thể làm gì được . còn nói đến chính quyền làm gì cho mệt họ đâu có cần gì ngoài đống của cải cướp được !
hehe. Để xem bác bật thế nào? tuyên bố không giá trị sao B lôi ra nhiều vây? mà tại sao bác lại đưa entry ra vào thời gian này?hehe.
Bác lý có bình luận gì khi hôm nay lá cải đưa tin Phi lật Tân sẽ kiện khựa ra tòa quấc tế? khà khà
Thủ tục thôi, kiện thành viên Hội đồng Bảo an thì chẳng có tác dụng gì.
Tuy nhiên, kiện tụng chứng tỏ sự việc ấy - tranh chấp - đang tồn tại.
Nói láo
Bạn Tồ,
Bạn cần phải chứng minh. Nếu không tớ sẽ xem là spam.
@Ka: Từ góc nhìn và kinh nghiệm ít ỏi của tôi (qua vài năm làm việc với người dân tộc Tây Nguyên) thì: họ hoàn toàn bị áp đặt và sự phản kháng luôn thường trực trong tâm thức họ. Đương nhiên là những người tôi tiếp xúc, ko dám phóng chiếu nhận định này lên tất cá các dân tộc.
Vị thế của Phi khác xa của Lừa. Phi có thể làm được nhiều việc mà Lừa làm không được.
Bạn Ka hãy tìm đọc Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về quyền của người bản địa.
Trong đó, cấm người di cư từ nơi khác đến đồng hóa người bản địa.
Bạn bè người dân tộc của tớ hiện nói tốt tiếng Tàu, tiếng Việt nhưng không còn nói được tiếng dân tộc nữa.
Cồng của Bác Toét lúc nào cũng có chất lượng . tôi đang đọc hết bài của Bác để biết thêm tí .xin cảm ơn tâm huyết của Bác Toét.
Post a Comment