Tuesday, March 12, 2013

Bán xăng cho Kampuchea là ích nước lợi nhà

Xem trước:
- Ngành kinh doanh hot năm 2013: xăng dầu và vàng 

Xăng dầu nhập tiểu ngạch vào Kampuchea

Sau những năm tháng miệt mài đầu tư để tăng trưởng, kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu bế tắc. Nguyên nhân là đầu tư tăng trưởng liên tục vào BĐS nhưng đầu ra đầu ra lại giảm dần. Kinh tế thế giới suy thoái là yếu tố gây trở ngại cho Xuất khẩu. Thị trường trong nước thì kiệt quệ sức mua. Trừ xăng dầu và các loại thực phẩm thiết yếu, hầu hết hàng hóa trong tình trạng ế ẩm. Bán được hàng là vấn đề sinh tử và là nhu cầu bức xúc vào lúc này.

Một mặt hàng đang được bán chạy là xăng dầu bán lẻ xuất qua biên giới bằng con đường tiểu ngạch được tiêu thụ ở thị trường Kampuchea.

Xăng dầu bán lẻ là xăng dầu đã đóng các loại thuế và nộp phí bình ổn cho nhà nước.
- Các loại thuế bao gồm: Thuế nhập khẩu 12%, Thuế TTĐB 10%, Thuế VAT 10%.
- Các loại phí bao gồm: Phí cầu đường 1000 đ/lít, Phí bình ổn 1000 đ/lít.

Giá xăng này đã bao gồm các loại thuế, phí cho ngân sách và lãi cho DN

Nếu không tính lãi của doanh nghiệp buôn bán xăng dầu, mỗi lít xăng nhập về bán lẻ phải đóng thuế và phí cho nhà nước giá trị tương đương 1/2 lít.

Do thuế nhập khẩu xăng của Kampuchea là 15% cao hơn ở VN, các thứ thuế và phí khác tương đương nên hiện nay xăng dầu được tiểu thương mua gom theo giá bán lẻ, chở sang bán ở Kampuchea  kiếm lời.

Xăng dầu xuất sang Kampuchea qua con đường tiểu ngạch đã phải gánh tất cả những thứ thuế và phí cho chính phủ Việt Nam. Hoạt động thương mại trên đây đã đem lại lợi ích:
- cho nhà nước bằng thuế và phí xăng dầu, tương đương 1/2 giá nhập khẩu
- cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của VN
- cho tiểu thương buôn bán tiểu ngạch sang Kampuchea

Thất thoát (nếu có) ở đây chỉ là thuế nộp cho Bộ Tài chính Việt Nam mà lẽ ra số tiền này phải nộp cho cho chính quyền quốc gia Kampuchea.

149 comments:

LNVT said...

Dear bác Lý,

Việc xuất xăng dầu sang Kampuchea là ích nước lợi nhà thì rõ rồi. Tuy nhiên, xăng dầu tuồn qua Kampuchea lại rất ít có liên quan đến cơ quan thuế của VN.

Mặt hàng xăng dầu tại miền Nam chia làm 02 loại: có hóa đơn chứng từ và không có hóa đơn chứng từ. Loại có hóa đơn thì được trân trọng nâng niu như trứng, và đương nhiên phải ưu tiên bán trong nước.

Loại không có hóa đơn sẽ được ưu tiên dành cho xuất khẩu, vì bên bển không cần hóa đơn.

Còn những ai được phép tạo ra loại xăng dầu không hóa đơn thì có trời mới trả lời được.

Lý Toét said...

Bạn hiểu sai về kinh tế rồi,

Xăng nhập về phải đóng đủ thuế mới được thông quan. Thông quan xong rồi thì bán đi đâu cũng được. Ai cần hóa đơn thì bạn ghi, ai không cần thì thôi.

Vấn đề là dân Kam mua xăng của VN nghĩa là không đóng thuế cho NN Kam. Xăng này là xăng lậu về phía Kam chứ không lậu ở phía VN.

Trường hợp "tạm nhập, tái xuất" nhưng tiêu thụ tại thị trường VN sẽ được đề cập trong một dịp khác.

BS Hồ Hải said...

Xăng bên Campuchea cao hơn giá bên mình đến >5K cụ bán lẻ. Trong khi đó, 2 cây xăng khác nhau cách nhau 1km giửa Phnompenh thì gióa lại cách nhau từ 2.5K đến 5K cụ mỗi lít, nhưng chả ai quan tâm đến việc mua giá rẻ.

Lý Toét said...

Vấn đề là, Kam đã và đang viện trợ cho VN tiền thuế xăng thông qua việc nhập xăng tiểu ngạch từ VN. Và chứng tỏ rằng, ngân sách nhà nước Kam không quá phụ thuộc vào thuế xăng như VN. Nền kinh tế có lớn hay không là ở chỗ đó.

Báo chí VN thay vì ngậm miệng ăn tiền, đã lu loa rằng "xăng xuất lậu" gây thiệt hại cho kinh tế VN.

Anonymous said...

- Nền kinh tế của ta là có định hướng XHCN, do đó Đảng-Nhà nước bao cấp rất nhiều thứ trong đó có xăng dầu (báo Đảng nói thế, không tin Đảng thì tin ai?), bán xăng dầu lậu chính là ăn cắp tiền của Đảng và Nhà nước (dẫn chứng: sợt công ty xăng dầu đang bị lỗ, mà công ty xăng dầu bị lỗ thì đời sống CB CNV xăng dầu cũng khó khăn, cứ nghĩ đến cảnh 1 CB CNV xăng dầu sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về mà lương 1 năm mới gần 24.000 Mỹ Kim - dưới chuẩn nghèo của Mỹ - thì cứ trào nước mắt vì thương xót cảnh nghèo khổ)

- Mua xăng chỗ rẻ bán xăng chỗ đắt chính là 1 dạng kinh doanh của Tư bản Mại bản, tiễn lãi (chênh lệch) đó lẽ ra phải bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp, đánh thuế thu nhập cá nhân và phải nộp thuế môn bài. Vậy mà đám tư sản mại bản này lại trốn thuế, đây là hành vi không chấp nhận được

- Hành vi buôn lậu xăng vào Cam Bu Chia là hành vi phá hoại nền kinh tế nước bạn, nên nhớ Cam và ta là bạn bè: năm vừa ròi Cam làm chủ tịch hội Nhậu Nhẹt (aka A Si Ân) thì Cam đã giúp ta tránh được các thế lực thù địch phản động (mà đứng đầu là đế quốc Mỹ) đưa chuyện Tây Sa và Nam Sa ra bàn, với ngợi bạn chí tình chí nghĩa như thế thì không thể cho phép đám dân đen phá hoại tình cảm hữu nghị

Kết luận: rất có thể đám buôn bán xăng dầu này chính là các thế lực thù địch phản động

xichlo said...

Họ chuyển xăng qua Camb rần rần bằng xà-lan (và có thể thêm các phương tiện bụ bự khác)... Ở bên đây thấy mấy xà-lan ấy hoài... Hình ảnh mấy can xăng trong bài của bac' Lý đúng là để "minh họa" thôi.

LNVT said...

Em có anh bạn làm nghề bán xăng. Anh bạn này nhập xăng từ Petrolimex về bán lẻ, dĩ nhiên là ăn hoa hồng trên mỗi lít (khoảng 300 đồng gì đó).
Về khoản xăng chính hãng này thì công ty phải xuất hóa đơn chứng từ đầy đủ cho cây xăng, vì cây xăng phải làm thủ tục với thuế và cơ quản quản lý.
Tuy nhiên, nếu nhập xăng từ nguồn khác không có hóa đơn gì thì sẽ có lời trên 1000 đồng 1 lít. Chắc đây là nguồn xăng "tạm nhập tái xuất" như bác nói.
Còn theo anh bạn bán xăng, thì đó là nguồn xăng lậu. Mà nhập lậu được cả xăng thì ghê thật.
Link tham khảo: http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/03/dai-gia-buon-lau-xang-dau-bi-bat/

Lý Toét said...

Tớ đã nói rồi trong bài Ngành kinh doanh hot năm 2013: xăng dầu và vàng.

Unknown said...

Bác cần chỉnh bị hack nick nữa rồi chú Lý ơi. kaka

Lý Toét said...

Dear all,

Xăng dầu được bán sang Kam trong bài này được minh họa bằng hình ảnh: Mua từng cal 30 lít, từ các cây xăng, sau đó vận chuyển qua biên giới tiêu thụ ở đất Kam.

Hình ảnh minh họa đó chứng minh rằng đó là những giọt xăng dầu đã đóng đủ 3 loại thuế và 2 loại phí cho nhà nước Việt Nam.

Thuế và phí trên xăng dầu bên Kam nói chung tương đương với VN trừ thuế suất nhập cảng của họ cao hơn VN - 15% so với 12% của VN. Vì lý do đó mà giá thành xăng bán lẻ ở VN thấp hơn, về nguyên tắc giá bán lẻ ở VN rẻ hơn. Nói về nguyên tắc là bởi vì có nhiều lúc giá bán lẻ bên Kam rẻ hơn chút đỉnh.

Lượng xăng dầu xuất tiểu ngạch bao nhiêu thì nhà nước VN thu được bấy nhiêu thuế và phí tương ứng. Về bản chất kinh tế thì đây là hình thức Kampuchea viện trợ kinh tế cho VN.

Tớ viết bài này để cảnh báo báo chí cứ im miệng để nhà nước thu thuế, đừng cứ bù lu bù loa để rồi nhà nước bị thất thu thuế sẽ đè cổ dân đen mà phát sinh các loại thuế mới.

Lý Toét said...

Mấy hôm nay bạn chuankhongcanchinh có trạng thái tâm lý không được bình thường, Cần phải được điều Chỉnh lại.

Cô Cấn said...

Bạn trên nói rằng trốn được thuế xăng dầu à? Ngoài tớ các cây lậu bị đập chết dần sau mỗi kì đại hội, B có tổng số hàng nhập và đơn giản sẽ tính ra tổng số thuế.

Anh NSH hồi làm bộ Tài đã mời các tư lệnh Hải Quan và hỏi có mưu mẹo trốn thuế nói ra hết và không truy cứu.

chandoi said...

Cụng cùng Lý Toét một ly
Dân giàu nước mạnh mắt chi hổng mần
Nhưng quan giờ lại đéo cần
Dân nghèo dể trị, càng đần càng hay

Lâu nay anh Tứ ( em anh Tam) vẫn cày
Từ dầu bù giá tới ngày nhân đôi
Xe bồn xuôi ngược như thoi
Xóm làng kiếm tí của hôi đáng gì
Nạt, xương cho tới lòng bì
Ngập tràn "dòng Tứ" mần chi zây trời
Lý ơ, ơi Lý , Lý ơi!
Thôi đừng khóc mướn của hời, của quan.


Lý Toét said...

Bạn tớ làm hải quan có nói đại ý, Hải quan trên đất liền, còn dưới biển thuộc về Hải quân.

Lý Toét said...

Bắt quả tang Chán đời không đọc mà dám bình nhé,

Cả 3 nhà: nhà nước, doanh nghiệp và người mua xăng cùng hưởng lợi trong việc bán sang Kam mà.

chandoi said...

Hị Hị. Phần Quan nhớn quá nhớn thì mụ Lý lo gì bọn báo kền kền hỉ. Đó là câu trả lời.

Lý Toét said...

Quan thì nói làm gì, Quan vẫn có phần khi mà không cần buôn sang Kam.
Để cho xe ôm, xe lôi họ sống với chứ.

Unknown said...

Buôn cái này mới hay này: http://doanhnhan.vneconomy.vn/20130314065833441P0C5/hoang-anh-gia-lai-bo-80-trieu-usd-xay-san-bay-tai-lao.htm.

Mang tiền từ Việt Nam sang Lào để biến chúng thành tư bản mang về giá trị thặng dư. Đây mới là chiêu hay mà bác Lý đã nói trước đó.

Quê Hương said...

Các cụ đã và đang mang tiền ra nước ngoài (Hoa Kỳ nhiều nhất) đầu tư, còn chuyện mang về thì chắc là không.
Phải hiểu rằng tại sao mang tiền ta nước ngoài, toàn là nơi đất lành cả.

Lý Toét said...

Cho nên, thấy được gì hay là tớ lại hiến kế cho các cụ.

Vấn đề nổi bật năm 2012
Xu hướng đầu tư năm con Rắn
Cần đánh thuế ngoại tệ chuyển ra nước ngoài
Đề phòng kẻ thù cướp sổ hưu
Lợi ích của thuế tiền gửi

tualua said...

NHNN tiếp tục bơm vốn vào BDS để cứu thị trường này theo bác Lý nghĩ sao về giải pháp như thế lày?

Lý Toét said...

Bơm vốn vào chỉ cứu ngân hàng thôi chứ giúp gì cho BĐS.

Kinh tế VN hiện nay rất thú vị. Ngân hàng không tìm được khách hàng để cho vay nên phải mua Trái phiếu. Chính phủ dùng tiền này cho Cá nhân vay với lãi suất 6% trong 10 năm để mua nhà.

Nghiệp vụ cho vay thì phải giao cho ngân hàng.

Thực trạng ở VN là: những người muốn mua nhà thì không có tiền, còn những người có tiền thì không muốn mua nhà. Nhìn chung, cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước, ai cũng có 5-7 căn nhà để cho thuê.

Quê Hương said...

Bác Lý,
6% trong 3 năm đầu sau đó thì thánh mà biết.
Nói chung thì thời hạn 10 năm thì hơn ngắn, ít nhất cũng là 15 năm với lãi xuất cố định (30 năm thì tốt hơn). Nếu có khả năng thì mỗi tháng trả thêm thì cũng rút ngắn thời gian nợ.
Mục đích cho vay dài hạn với lãi xuất cố định là để người mua nhà biết đường mà lo liệu.

"Theo dự thảo, các đối tượng được vay vốn ưu đãi gồm đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, mua nhà ở xã hội." (Nghị quyết 02/NQ-CP)

Đọc đoạn trên thấy không ổn:
-- "thu nhập thấp" thì làm sao co khả năng trả tiền vay.
-- "vay để thuê": ý tưởng này mới à nha, vay tiền để mướn nhà???.

CPVN hay nói đến "tầm nhìn đến 2030, 2050" nhưng thực ra cũng chỉ là đãi bôi không hơn không kém.
Cứ coi lại những "tầm nhìn" 10 hoặc 20 năm trước thì rõ.

Lý Toét said...

Luật lệ của ta mới ra đã được vô hiệu. Chẳng hạn thông tư "Chính chủ" và thông tư "phạt mũ bảo hiểm".

Người đọc không hiểu một văn bản do các cơ quan nhà nước soạn thảo cũng là chuyện bình thương.

Vay dài hạn là đặc quyền của các doanh nghiệp quốc doanh, các đối tượng khác chỉ là ngắn hạn.

Hồi siết chặt tiền tệ, nhiều người vay mua nhà trả góp bị ngân hàng gọi lên
hoặc chịu lãi suất tăng
hoặc bỏ khế ước, trả lại tiền cho ngân hàng

Vietnam Everywhere said...

Tội nghiệp bác Lý, mưu của bác cho Bê ủ lên men hết rồi mà bê vẫn chưa thực thi cái nào cả...con Bê này số phận của nó sẽ là Bê thui mà thôi he he he

Lý Toét said...

B nghe tớ nhiều chuyện chứ,

Về việc sơ tán tài sản ra nước ngoài bằng hình thức đầu tư

Không cần phải cứu nợ xấu

Cách thức thu phí xe cộ: Biện pháp thu phí lưu hành ô tô, xe máy

Vài ngày tới, tớ sẽ bày cách cứu BĐS. Nói phải thì B sẽ nghe.

Unknown said...

thật ra mí đầu tôi cũng không hiểu kinh tế định hướng chủ nghĩa xã hội là gì, hehe, nhờ ơn thầy lý và ăn ở nhơn đức nên tôi đã tốt nghiệp khoá kinh tế xã hội chủ nghĩa cho thầy lý dạy rồi, hehe, áp dụng cũng kiếm đước chút ít gọi là, ơn thầy, ơn đảng, hehe he.

VS365 said...

Lão Lý ơi, lão viết xăng dầu buôn qua Cam bốt là ích nước lợi nhà vì xứ Lừa vưỡn thu đầy đủ các loại thuế, phí thì đúng rồi. Nhưng như Chí tôi biết thì xăng dầu ở xứ Lừa không phải lúc nào cũng lời, có khi đã thu thuế, phí rồi nhưng vẫn phải dùng quỹ bình ổn giá để bù lỗ cho tụi nhập khẩu đấy thôi. Sử dụng xăng dầu càng nhiều, thì giá trị bù lỗ càng tăng, và giá trị bù lỗ này nhằm mục đích chăn dân lừa chứ không dùng để chăn bọn Cam bốt hoặc thằng nào khác. Vì thế xăng dầu tuồn qua biên giới lúc này sẽ gây thiệt hại, thiệt hại này do chính xứ Lừa phải gánh chiệu.
Bài viết của lão có lý khi giá dầu trong nước thấp hơn giá dầu thế giới, và thực sự là bọn nhập khẩu nó có lãi. Áp dụng đúng thời điểm cho phù hợp thì mới đáng nể, nhể.

BẦN NÔNG LỪA said...

Mụ Lý nói đúng roài, xuất xăng dầu sang Kam với giá chênh lệch như hiện nay thì xuất càng nhiều càng có lợi cho xứ Lừa, nhưng nếu xuất nhiều quá thì giá sẽ giảm do cầu không tăng mà cung tăng quá nhiều và "nhân dân" sẽ bị thất thu. Cần phải cấm, phải PR để bọn Kam thấy mua xăng của Lừa vẫn rẽ, để "nhân dân" còn tiếp tục bán xăng và thu lợi chứ.

Ở xứ Lừa thì không có quà cho xe ôm, xe lôi, đảng và nhà nước ta chỉ chăm lo đời sống cho "nhân dân" thôi nhé, "nhân dân" này là ai thì đọc còm của mụ CKCC sẽ rõ. Lá cải Lừa thì bẩu vệ "nhân dân" thì chuẩn con mé nó roài.

P/S SG Petrol và Petrolimex vẫn điều đặng cống nạp xăng dầu sang Kam bất kế giá chênh lệch thế nầu nhế.

caconsacnuoc said...

Bác Lý Toét ác quá bác ạ, hì hì! B đã đè đầu cưỡi cổ dân cả gần trăm năm rồi bác lại còn vẽ thêm đường cho hươu chạy. Bác có bà con ở nông thôn ko, bác hỏi xem họ phải đóng các thứ phí gì trong khi tài sản/tài nguyên/tư liệu sản xuất là 1 sào (360m2) ruộng/khẩu. Mới sinh từ sau khi chia ruộng, là ko có gì bác nhé.
Vụ xăng dầu này ăn thua gì, các con cháu B chén vãn. Chỉ cần phá giá thêm vài % là xèng của dân (giá trị vnd) sẽ chảy dần dần vào túi B hàng ngày, hàng giờ thôi!

Lý Toét said...

Cảm ơn các thành viên đã gióp ý xây dựng.

Vai trò của tớ là ủ mưu cho B, nên những nhận định của tớ đứng trên quan điểm, góc nhìn của B đối với kinh tế VN. Đừng ai trách tớ nói khác với cách chuyên gia kinh tế đang làm con hát của B.

Trên cơ sở đó mọi người dễ dàng thấy được việc điều hành kinh tế nhắm tới mục tiêu gì. Nói thẳng ra đó là mục tiêu lợi ích.

Chúng ta sống được dưới bầu trời này là vì chung mục tiêu lợi ích. Tham khảo lợi ích của B để giành lấy lợi ích cho mình.

Thông điệp của tớ chỉ có vậy thôi.

Lý Toét said...

Chúc mừng

Thanh So said...

Tks Bác lý đã dành thời gian khai sáng cho quần chúng cần lao.

Lý Toét said...

Comment của Chí Phèo đề cập đến ít nhất 3 vấn đề:
- Bán xăng qua Kam giống như VN ăn chặn thuế của Kam
- Quỹ bình ổn giá xăng ở VN
- Kinh doanh của nhà nhập khẩu xăng dầu VN

Trong bài này tớ chỉ phân tích lượng xăng dầu tiểu ngạch đóng vào cal 30 lít chở bằng ghe bán sang Kam.

Xăng này chắc chắn là được nhập qua cửa khẩu Hải quan, đã đóng thuế và phí. Thực tế không phải đóng thuế mới được thông quan mà được ghi nợ.

Kam mua xăng của ta chắc chắn là đã nộp phí bình ổn cho ta rồi
Nó là thuế nên không phụ thuộc vào giá dầu trong nước thấp hay cao hơn quốc tế. Cái này thuộc lãnh vực kinh doanh, mà những doanh nghiệp được phép kinh doanh xăng dầu lại thuộc về nhà nước.

Nên nhớ, ở VN không có xăng dầu tư nhân nhé.

Lý Toét said...

Luôn luôn có lý bất kể giá cả trên thị trường biến động ra sao, Chí Phèo. Tớ đã phân tích ở bên dưới.

Lý Toét said...

Comment này hay, tớ sẽ bàn sau nhé

Lý Toét said...

Họ biết được thì họ vẫn chén. Nhưng quấn chúng biết được thì sẽ không ngộ nhận, sẵn sàng làm dịch vụ cho B kiếm tiền. Đó mới là ý nghĩa của các bài viết của tớ.

chandoi said...

Trong xăngdầu có phí giao thông. Cam mua xài lại đóng phí giao thông cho Lừ. Hehe thế mới tài. Thực tế phí giao thông trong XD thì chánh phủ lấy mần gì thì có trời mà biết.

Hoang Anh Tuc said...

Thài Lý sai rồi nha. Ở lông thôn miền lúi tuyền cây xăng cục gạch là đại lý cấp 1 của cty nhà nước.
Các cây xăng MP của bộ đội nhân dân cũng nhiều mà.

Linda Chow said...

Bác Lý ơi...phần III các giải pháp triệt để có có chưa bác

Unknown said...

bài này tôi bốt bên quán bựa, hôm nay bốt lại bên blog thầy lý phục vụ độc giả nào.

tôi thấy rằng ở đây có 1 số anh,làm nông mà tôi biết sơ qua mạng,anh yamato,và anh gì đó tôi quên nick nên ,bàn về kinh tế nông nghiệp cũng là một lựa chọn hay .

thị trương nông sản là một số ít thị trường có đầy đủ yếu tố để thõa mãn qui luật cung cầu. tôi bàn về nó như là một thị trường thực phẩm chung, hơn là một thị trương riêng biệt như là thị trường cá của anh yamato, vì thị trường riêng biệt có xu hướng ảnh hưởng lên tất cả các thị trường thực phẩm khác cùng một thời điểm.

tiếp theo, dĩ nhiên, là tôi sẽ coi những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường nông sản.

cung của thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng bởi:
1. tiến bộ khoa học kĩ thuật trong dàihạn
2.thời tiết trong ngắnhạn

cùng một thời điểm, cầu của thực phẩm cũng ảnh hưởng bởi 2 yếu tố:
1. sựcogiãnrấtít của cầutheogiá(*)
2.sựcogiãnrấtít của cầutheothunhập

Unknown said...

Để thấy sao nông dân, như anh yamato, có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố trên , hãy xem sao chúng ảnh hưởng trong dài_hạn
Chúng ta có thể kết luận ngai-và_luôn rằng đường cung của nông sản sẽ tiến về bên phải theo thời gian, bởi thực tế cho thấy rằng ,trong hơn 50 năm qua, tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp phất triển như chémgió-vunvút vunvút trong mùa xuân. Điều này khiến lượng năngsuất thựcphẩm tăng nhanh hơn, tốt cho chúng ta, quá tệ cho nôngdân. Khi đường cung tiến về phải, điểm cân bằng giá đi xuống, nói cách khác giá thực ,phẩm giảm.
Để chống lại điều này, đường cầu phải di chuyển sang phải 1 đoạn, dĩ nhiên, bằng với đoạn mà đường cung di chuyển . hãy nhớ hai yếu tố ảnh hưởng đến cung mà tôi đã nêu ở trên. thuật ngữ kinh tế thứ 2 trên có nghĩa rằng (*) đoạn mà đường cầu di chuyển nhỏ hơn rất nhiều, do đó điểm cân bằng vẫn đi xuống. Nên trong dàihạn, giá thực phẩm sẽ đi xuống đáng kể.
(*)1 . sựcogiãnrấtít của cầutheogiá: Nghĩa là cầu thay đổi rất nhỏ khi giá thay đổi ( a very low price elasticity)
(*)2. sựcogiãnrấtít của cầutheothunhập: Nghĩa là cầu thay đổi rất nhỏ khi thu nhập thay đổi ( a very low income elasticity)

Note: chuyên nghành tiếng việt có thể là co giãn ít, co giãn nhiều gì đó tôi không biết nữa, tôi không viết phương trình ra do không có điều kiện để viết( không có kí tự trên bàn phím)

Unknown said...

Haiz haiz, bây giờ ngắnhạn sẽ là việc chúng ta bàn. Thu hoạch nông sản thì dựa rất lớn vào thời tiết, cái mà không ổn định lắm từ năm nài qua năm khác. Nếu thời tiết tốt, sản lượng sẽ cao cao là. Nếu thời tiết xấu sản lượng lèo tèo. Cacc sẽ thấy rằng thời tiết tốt thì giá thấp bởi đường cung dịch chuyển qua phải; thời tiết xấu thì giá cao vì đường cung dịch chuyển qua trái. Tóm lại, mưa thuận gió hòa thì điểm cân bằng sẽ thấp hơn, mưa to bão lớn thì điểm cân bằng sẽ cao hơn.

Vì điều kiện thứ 1 trong cầu mà tôi đã ghi chú ở trên, nên sựdichuyển- quatrái của cầu sẽ làm tăng giá thực phẩm . ôi ôi, thời tiết xấu, thực phẩm khan hiếm , quá tệ cho chúng ta, tốt cho nhưng nông dân như anh yamato.

Cacc có thể thấy rồi đấy, lợi nhuận của nông dân lại dựa trên cái quá bất ổn định là thời tiết.

Note: toàn bộ ý của bài này là của các nhà kinh tế học đi trước tôi nhiều đời , tôi chỉ học hỏi và viết lại. mong cacc làm nông nghiệp đọc kĩ để tính chuyện kinh doanh. Than chào cacc.

Anonymous said...

Cho phép các cược bóng đá rồi nè các bác

Lý Toét said...

Phân tích rắc rối, nhiều yếu tố bất định nhỉ

Tớ thì chỉ đơn giản là làm nông phải ký hợp đồng tiêu thụ trước, vì làm nống có những đặc điểm sau:

- Chi phí Đầu vào (bao gồm nhân lực, vật tư và địa tô) đã biết trước,
- Thu hoạch đúng thời vụ sẽ cho thành quả/đầu tư nhiều nhất

Thực tế so với tính toán, chi phí chỉ có tăng hơn dự tính, thành quả chỉ có ít hơn dự tính. Nếu không có hợp đồng đầu ra chắc chắn thì chỉ có từ lỗ ít đến lỗ nhiều.

Lý Toét said...

Phí giao thông đã là gì so với phí bình ổn, càng không là gì so với tôtng 3 loại thuế.

Lý Toét said...

Không thấy ai thảo luận, nhỉ.

Lý Toét said...

Tớ không hiểu sao, cái gì đảng ta cũng muốn thầu. Nhưng bây giờ dân hết tiền để cá độ rồi. Theo tớ, đảng ta nên thầu số đề thì có lý hơn.

Lý Toét said...

Tớ không hiểu bee định "phản biện" cái gì khi nói rằng đến cây xăng cục gạch cũng là đại lý của 1 công ty nhà nước.

Unknown said...

thế nó mí acadamic anh lý ạ, hehe. từ nai xin phép em gọi là anh lý nha, em tốt nghiệp rồi, mí cả gọi vậy cho nó người nhớn anh ạ. em mà phân tích kinh tế học thì cấm có sai 1 chữ, hệ hệ.

Unknown said...

em luôn ghi lòng việc anh khai sáng kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, hehe. không có sự chỉ bảo của anh trên blog thì em vẫn còn u mê lắm lắm. thành anh nhiều rất.

Lý Toét said...

He he, có nội dung phong phú nhưng lại không đề ra giải pháp nên thiếu tính thực tiễn trong thực tế.

Nguyen Sang said...

Chính ra lô đề là nguồn thu cực lớn mà nhà nước để xổng.
Để cạnh tranh với tư nhân, nhà nước có thế mạnh là lòng tin.
Thế yếu là giá thành. Tư nhân đánh đề 100, thu 85-90. Đánh lô thu 22-22.5
Nhà nước toàn thu đủ nên dân bỏ ra ngoài đánh hết.

Nguyen Sang said...

Một cái bảng nho nhỏ mà đứa hàng xóm nhà tôi ghi. Trung bình một ngày khách đánh khoảng 2000-3000 điểm lô. 10-20 triệu tiền đề.
Bảo sao Cam bắt suốt mà nó không bỏ. Thu nhập cao như chuyên gia nước ngoài.
Đấy còn chưa kể rủi ro khách bùng hoặc mất khả năng chi trả vô thời hạn.

Lý Toét said...

Tớ cũng đang chờ nhà nước mở dịch vụ số đề thì lúc đó tớ sẽ tham gia. Tại sao không.

Unknown said...

đúng là anh lý , rất đặc trưng, muốn có thực tế thì phải bỏ tiền ra chứ anh, còm nài em cũng cố gắng lắm rùi, hị hị.

em sáng đạp xích lô, chiều vá xe, cơm thì bữa đói bữa no, vợ con thì khổ sở, cơm đao ra mà dọn sẵn cho các bác lông nghiệp, hehe he.

dao vien said...

nông dân đưa ra quy trinh này
rơm khô làm nguyên liệu cho trồng nấm rơm (tìm ở báo thanh niên) nhưng làm thị trường trong nước chủ đạo.
bả rơm nguyên liệu (trộn thêm phân bò hoặc phân lợn...) đầu vào cho giun quế
giun quế cho tôm, cá, gà...
phân giun quế - đất trồng rau
hái rau, phần còn lại ủ, nguyên liệu cho giun quế

Lý Toét said...

Đào Viên,

Giun quế mà có đủ sản lượng thì không chỉ làm thức ăn gia súc đâu. Nó là nguyên liệu mỹ phẩm đấy.

Làm nông, vấn đề cốt tử là bán được hàng, chứ không phải cái gì khác. Nông dân Mỹ hay vận động chính phủ đánh thuế phá giá hàng nhập khẩu thực chất là bảo vệ hàng nội địa.

King Filter said...

Sao bây giờ không có hứng biên cái gì thế này? Kể cả làm việc cũng muốn vứt.

Nhẽ đang bị chứng trầm cảm hay hội chứng tiền mãn tinh?

caconsacnuoc said...

Bác có nhầm lẫn không đấy, có lâu rồi, 2 số, 3, 4 số cũng có, xiên cũng có luôn. Bác ra Hàng Bài đi, đông vui lắm (trước 6h00 chiều nha)

Em lạc đường roài, còn vụ giải pháp bác câu giờ lâu quá đấy! Mảng ngân hàng mà B quản lý được thì còn gì bằng, tuy nhiên, chỗ nào cũng có phần có miếng của nhiều người, nhiều nhóm khác nhau nên bác có cách gì bày cho B vay được xèng của nước ngoài hay bán đất nhỉ?

Lý Toét said...

Đúng rồi, tớ nhầm (?) nhỉ. Hèn chi công an bắt những người ghi đề cạnh tranh với nhà nước.

14 đối tượng đánh bạc, ghi lô đề bị bắt
http://www.tinmoi.vn/14-doi-tuong-danh-bac-ghi-lo-de-bi-bat-011168084.html

Hàng loạt “bóng hồng” ghi lô đề sa lưới
http://www.tinmoi.vn/hang-loat-bong-hong-ghi-lo-de-sa-luoi-011035931.html

Đường dây đánh đề tiền tỷ bị bắt
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/08/duong-day-danh-de-tien-ty-bi-bat-1/

Lý Toét said...

Thử nhờ chị Lói tham mưu xem sao.

dao vien said...

Nói khó tức là k dễ,nói dễ sẽ k có j khó
Kinh doanh ở xứ ta thời điểm hiện tại k hề thiếu thị trương và lĩnh vực. Đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp.
K nói đâu xa, chỉ ở lĩnh vực rau (ở đây chỉ mới nói đến rau Bình thường chứ chưa Cần bàn đến rau sạch)
Nếu xét riêng thị trường tp hcm với dân số khoảng 10 triệu dân.
Giả định trung bình mỗi người sử dụng 1000 cụ tiền rau/1 ngày thì nhu cầu rau/ngày của tp hcm là? 10 tỉ cụ/ngày
Với lợi nhuận khoảng 20-30% thì con số lợi nhuận Là?
Vậy bạn có thể chiếm được bao nhiêu % thị phần này. Và bằng cách nào để đạt được mục tiêu đó

Lý Toét said...

Nói chung, hiện nay người trồng rau chưa giàu được. Ở phía Bắc những lúc rau rộ lên thì giá bán không bù được chi phí vận chuyển. Đầu mùa hay cuối mùa, giá đắt lên là do người trồng không cung cấp đủ nhu cầu.

Lại phải quay trở lại ban đầu: Phải có hợp đồng cung cấp trước khi canh tác.

Quê Hương said...

Bác Lý và bác Đào Viên,

Nông dân làm ra sản phẩm nhưng phải qua các tay đại lý, nhưng ĐL cũng không hơn gì đám TQ qua VN.
Đại lỳ ở đây phải hiểu là "Nhân Dân" phải không bác Lý?

Đó là nỗi khổ muôn đời nhà nông.

Lý Toét said...

Quê Hương,

Đất là một tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp. Giá đất đắt đẩy giá thành nông phẩm lên cao.

Thời đại ngày nay, bằng cách này hay cách khác, nhà nông đều được chính phủ hỗ trợ để nông dân không phải bỏ nghề. Ở VN thì khác, nông dân không có cách nào sinh nhai tốt hơn là tiếp tục làm nông.

Với 60% dân số làm nông thì Cung sẽ vượt xa Cầu, không tránh khỏi bị ép giá.

Tớ đề xuất đánh thuế tài nguyên đối với nước tưới, nước ruộng lúa.

tam tam said...

con dào viên đếm cua trong lỗ ah, địt con mẹ mài, 20 phần trăm mí cả 30 phần trăm, chết con cụ mài đi con mặt lồn.

lí thuyết thối như cứt, cái đéo gì mà Nói khó tức là k dễ,nói dễ sẽ k có j khó, địt con cụ mài chứ, mài làm tao coi, con chó. nói thì cái cặc gì không dễ, he he he.

tam tam said...

con gà vườn aka tam hoàng viết kinh tế nông nghiệp hai, anh khen. nhưng cô tham quá , cái cặc gì cũng đòi tiền, tôi hóng cô biên về kinh tế.

Lý Toét said...

Hay ở chỗ nào, phân tích cho tớ nghe coi.
Note: tớ không có ý chê Tam Hoàng.

tam tam said...

phân tích thì tôi chịu , tôi thái tôi đọc dễ hiểu, mạch lạc là tôi ưng thui.

Lý Toét said...

Chịu thì để tớ nói dùm,

Phân tích đó mà được minh họa bằng hình ảnh và biểu đồ thì đề án sẽ có giá trị gấp bội.

tam tam said...

thế thì anh cũng đâu có phân tích là nó hai cái gì.

Lý Toét said...

Hay là do bạn nói ra ấy chứ.

tam tam said...

ah, tức là anh kêu là nó không hai. tôi dốt văn, anh cứ chơi chữ.

Lý Toét said...

Nói gọn lại: tớ chê bạn spam, thế thôi.

tam tam said...

tôi cứ tưởng ở đai bam được như quán bựa, anh lý phiền thì xoá hết cồng tôi, tôi xin lỗi , tôi không bam nữa.

tam tam said...

anh không xoá cồng tôi, thì nâu nâu, tôi nại vào bam, tôi bam cho nó vui chứ có phá anh đao. anh cứ để tôi bam coi như nuôi con chó coi nhà, anh lý nhẻ, hệ hệ

tam tam said...

tôi cũng già hói con mẹ nó rồi anh ạ, lâu lâu vào blog cho nó vui tuổi già thôi.

Lý Toét said...

Tớ chả thích xóa. Có điều thiếu gì thứ để bam.

Tuổi già thì chỉ có chuyện giai gái là hấp dẫn nhất, có phỏng.

tam tam said...

thế thì cám ơn anh. nâu nâu, tôi lại ghé bam cho vui thôi.

Cô Cấn said...

Già hói Tam Tam mà rủ thêm được Bựa chởi với vui, không rủ được bam với mỗi bác lý chán bỏ mẹ.

dao vien said...

1. việc trồng rau ở nước ta hiện nay chủ yếu là do bộc phát và mò mẫm thiêú khả năng liên hệ với thị trường. và hoàn toàn thiếu đảm bảo và tính chuyên nghiệp. cho nên nông dân việt nam thì chưa thể khá được bằng nghề rau nếu vẫn với cách làm như hiện nay.
2. nhu cầu thị trường phân tích ở trên 10 tỉ một ngày là con số có thật.
3. việc giá rau ở nước ta quá bấp bênh và khó đoán là do thiếu hay không có ngành thống kê hỗ trợ cho người trồng rau để có thể liên hệ với thị trường và nhu câu thật sự.
bạn có thể thống kê thủ công bằng cách: mỗi ngày liên hệ với chợ rau, chợ đầu mối là tốt nhất, dùng bút gi ;lại hằng ngày theo thứ tự ngày tháng, ứng với từng loaại rau, giá cả mỗi loại là bao nhiêu... và từ đó có một qui luật về rau trái mùa, được mùa, ... theo ngày tháng mà sản xuất để các loại rau để tránh giá rẻ.
RAU Ở ĐÂY BAO GỒM CẢ CÁC BÍ, CÀ...

dao vien said...

điều đang phân tích là nhu cầu của thị trường là có, vậy ta làm thế nào để tạo ra nguồn cung đáp ứng nó.

dao vien said...

hiện nay thị trường nội địa của việt nam giảm suốt. những ít ai để ý đến một thị trường rất lớn đang tiềm ẩn ở tất cả các lĩnh vực và ngành nghề mà nguồn cung đang rất thiếu.
thị trường này lâu nay vẫn rất tiềm năng và vẫn đang đem lại thu nhập thậm chí là thu nhập cao cho k ít người khai thác được nó. đó chính là những sản phẩm dịch vụ phục vụ cung cấp hằng ngày cho nhu cầu của khách hang một cách ổn định, gắn bó thân thiện và uy tín... nó vẫn hoạt động xuyên suốt dưới phần chìm của tảng băng. quan hệ giữa khách hàng và người bán chủ yếu là trực tiếp, tin tưởng qua lời nói, cách phục vu...và k khoa trương, k quảng cáo...dù rất ổn định và thu nhập k hề thấp.

dao vien said...

nếu một người nông dân cũng có thể chính là một người kd chuyên nghiệp thì người lợi sẽ chính là khách hàng và người nông dân. khâu trung gian mua bán chỉ góp phần giảm lợi nhuận sản xuất và tăng giá thành mà thôi.dĩ nhiên là ở mức độ tương đối, càng giảm các khau trên càng tốt
sản xuất sao cho giá thấp nhất, mà k cách cắt giảm đi chất lượng, hay giảm đi chất lượng phục vụ hay giảm mức thu nhập của người tham gia sản xuất... mà bằng cách làm việc một cách khoa học nhất, tối ưu nhất và chuyên nghiệp, tiêt kiệm nhất... sẽ luôn có sẵn thị trường cho bạn khai thác và kiếm lợi nhuận...

Cô Cấn said...

Không hiểu vấn đề là do không có người trồng rau tranh luận.

Tôi có biết vài đại gia trăm tỉ nghe tham mưu đầu tư sang nuôi tôm, rau ở HP và phải chạy vội lí do gần đúng như bác Lý phân tích.

dao vien said...

dear tam tam
có đôi khi nghe có vẽ thực tế, rõ ràng, dễ hiểu... nhưng nó lại là lý thuyết.
mà cũng có nhiều lúc nghe như rất lý thuyết và mơ hồ .... mà lại là rất thực tế.
có những mô hình lên mạng và tv rất hoành tráng nhưng lại là những mô hình tạp nham và phá sản
và những mô hình đang hoạt động rất khả thi và hiệu quả thì thường k thể tìm thấy trên mạng hay tv... đó là một thực tế có trãi nghiệm

Lý Toét said...

Hoan nghênh các bạn đã có những thảo luận tích cực.

Ngày nay, kỹ thuật thâm canh đã đạt ở trình độ có thể tính trước được sản lượng và thời điểm thu hoạch, tức là giống như sản xuất công nghiệp vậy. Vấn đề chỉ là thiếu nhà buôn chuyên nghiệp để phân phối.

Không phải không có nhà buôn nước vào vào thị trường mà là có quá nhiều rủi ro chính sách. Xây dựng được hệ thống rồi, bí quyết công nghệ lộ ra rồi sẽ có đại gia trong nước nhảy vào giành thị phần.

Một nguyên do khác là do người tiêu dùng không đủ tiền ăn rau sạch.

Unknown said...

anh dao vien, tôi thề mí anh là tôi chưa đọc hết cồng anh, anh viết lăng nhăng nhiều quá,thường thì tôi không còm mí cả anh do tôi ít time, nhưng có anh 33 hehe, tôi bam chút cho vui vại. anh 33 chửi anh đếm cua trong lỗ là ccmnr. muốn phân tích kinh doanh phải có doanh thu, chi phí, lợi nhuận, điểm hòa vốn. anh cứ mập mờ mập mờ, 1 nhà ăn 1000 vnd, rồi lãi 20 % ở đao ra, chi phí anh phân tích đao. số liệu dựa trên tính toán nào. chưa kể nông sản rất khó bảo quản chắc chắn làm tăng chi phí, rồi các thứ khác nữa về rau mà tôi không muoons nói đến do lười, hehe

lại còn 'có đôi khi nghe có vẽ thực tế, rõ ràng, dễ hiểu... nhưng nó lại là lý thuyết.
mà cũng có nhiều lúc nghe như rất lý thuyết và mơ hồ .... mà lại là rất thực tế.' câu kia anh 33 nói rồi tôi không nhắc lại. nó là lời gợi ý thôi anh. tôi bỏ tiền ra kinh doanh dựa trên lời gợi ý không có số liệu của một thằng bá vơ nào trên mạng để mà cắn cứt à anh.

muốn có số liệu về chi phí cũng thu thập và phân tích rất cực anh, muốn chính xác phải thuê chuyên gia rất tốn tiền, nhưng anh 33 kêu em tham là ccmnr .anh cứ khen em cật lực vào anh, dù đôi khi em vẵn viết như \./, ai khen em là em ưng, ai khen đểu em cũng ưng, ưng tuốt anh à,hẹ hẹ. anh viết chuyện địt nhau di anh 33, cứ có ăn mới địt là em ưng em ưng, hehe he

mà anh lý cũng thôi ngai cái chuyện bắt ai khen em phải phân tích đi, cho em có tý fan chớ anh, cả ngài em nghe chửi gòi. em theo anh để học bao năm, gòi đi đao cũng quảng cáo cho anh cho anh, mà giờ anh đối xử mí em như vại đó hả. đúng là:

đụ má tềnh iêu, đụ má đời
Nhạt zư lước ốc bạc zư vôi

lao lao tôi đá tý thơ mái cho nó nho nhe ông người cacc ạ, hehehe. một ngài tốt lành

Lý Toét said...

Không Dên La làm sao biết yêu hay không

Nguyen Sang said...

Tôi đã từng có thời gian làm chăn nuôi. Đơn vị tôi quy mô đất hơn 3ha, đàn lợn thịt thường trực 500 con, lợn nái 50 con, cá 3 ao, mỗi ao 1 mẫu, 2000 vịt siêu trứng.
Vấn đề quan trọng, cơ bản như anh Lý nói là đầu ra. Khi thuận lợi, lập tức bị ép giá.
Trong khi rủi ro dịch bệnh là rất lớn, nhất là nuôi lợn.
Nuôi cá thì đơn giản hơn.
Giờ thì tôi nghĩ rằng sẽ không bao giờ đầu tư trở lại làm nông nghiệp (ở khâu đầu tiên) nữa.

Nguyen Sang said...

Quãng thời gian gần 2 năm sống tại trại, ăn ngủ, lo lắng cùng lũ súc vật ấy, thật vất vả mà hiệu quả gần như zero.
À, thời ấy, tôi làm chủ yếu với cám CP, thi thoảng đá tí với Cargill.
Tổ sư bọn CP, chúng bán hàng cực tinh tướng. Không nợ, dù 1 xu. Tiền luôn chuyển trước, hàng đến sau 1-5 ngày.
Chúng cũng gạ bọn tôi làm trang trại gia công nhưng chúng tôi không đồng ý (là do thích làm tất ăn cả).

Nguyen Sang said...

Giờ CP đầu tư khá mạnh vào lĩnh vực chế biến thực phẩm.

dao vien said...

dear chú lý, rau sạch thì giá thành phải khác đó là điều chắc chắn. nhưng ở xứ ta nói đến rau sạch còn khá xa vời.
vấn đề đang nói chỉ là đang ở tầm rau bình thường, được sản xuất sạch. có nghĩa là trồng bình thường và đáp ứng đầy đủ về việc tưới tiêu, chăm sóc, k hoặc hạn chế hoặc sd thuốc trừ sâu một cách đúng và tuân thủ về liều lượng cũng như khoảng cách với ngày thu hoạch.

dao vien said...

về giá cả thì nên là giá rẻ, hợp lý với người tiêu dùng nếu chọn thị trường bình dân. vì thị trường này lượng rau tiêu thụ rất lớn, số lượng nhiều sẽ đem lại lợi nhuận cao.

dao vien said...

dear tam hoang
nông nghiệp vn là một bài toán khó và phức tạp, phải cần đến trình độ của học sinh khá giỏi lớp 5 vất vả lắm mới có thể tính toán và giải quyết được. vấn đề phân tích lợi nhuận và các khoản chi phí.
trong kd thì không có hoặc k nên có các chuyên gia.
các chuyên gia thường là những người có trình độ học vấn uyên bác, hay những người từng trãi qua quá nhiều thành công và thất bại. họ thường tư vấn cho bạn những điều k nên và k thể. thật sự k có lí do gì để có thể khẳng định rằng một việc gì đó là k thể làm được hay sẽ thất bại chỉ vì một hay nhiều chuyên gia hay đại gia nào đó đã từng thất bại.

dao vien said...

đối với việc thống kê thị trường, nếu đó là công việc chỉ cần một học sinh cấp 1 hay 1 bà bán rau ngoài chợ có thể làm được bằng cách mỗi ngày bỏ ra khoảng 1 ít thời gian và trung thực gi chép lại các số liệu ta cần... thời gian càng dài càng chính xác...nếu là số liệu được thông kê từ 3 năm trở lên thì càng có giá trị hơn cả bản phân tích của nhiều chuyên gia gộp lại.
giá trị ở đây là độ chính xác và tính hiệu qủa khi sd nó. đâu cần phải dùng đến các chuyên gia cho những công việc mà 1 học sinh c1 có thể làm

dao vien said...

câu đếm cua trong lỗ daovien thật k dám nhận. đâu phải bất kỳ lúc nào vừa nhìn thấy các con số thì ta lại cho đó là lý thuyết hay ước lượng. đó là con số thực đấy, dành cho những ai cần đến nó.

dao vien said...

hàng cp cũng tùy vào đại lý, có đại lý vẫn cho nợ gối đầu nếu bạn đủ uy tín.
hiện nay thì nuôi heo, gà là rất khó khăn bởi nguy cơ dịch bệnh và vấn đề bị ép giá do cơ chế.
nếu chọn heo gà thì nên chọn theo mô cách nuôi gia công cho bọn nước ngoài. dù lợi nhuận k trọn vẹn mà lại an toàn.
hiện nay mô hình khá thành công là mô hình nuôi gia công gà lạnh.
đầu tư một trại với mô hình kín và tự động, giá khoảng 1,5 tỉ. diện tích 1 trại là 1000m vuông.
số lượng gà thả khoảng 15-17 nghìn con/trại
thời gian thu hoạch một trại là 90 ngày, gà đạt được từ 2,7-3kg
giá gia công trên 1kg khoảng 8000vnd chưa bao gồm tiền nhân công. mỗi trại cần 2 người chăm sóc là đủ
số lượng gà hao hụt k đáng kể.
dịch bệnh hầu như k có, do mô hình kín và có lọc kk vào ra cùng điều khiển nhiệt độ
gia công có nghĩa là: các khâu về con giống, thức ăn, thuốc phòng... và đầu ra sản phẩm. sẽ do một công ti cung cấp và đảm bảo.

Unknown said...

tôi không hiểu anh nói gì cả , anh viên, thôi anh đúng hết, hị hị.

Unknown said...

tôi quên nói mất công anh lại hiểu lầm, tôi cũng không đọc anh ạ, thế mí tài, xin lỗi anh, hệ hệ.

kk said...

Đào Viên viết comment hơi dài làm người đọc khó hiểu ,tôi đọc nhiều comment Đào Viên cũng khá hay đấy Tam Hoang

Unknown said...

anh hui, viết mà người khác khó hiểu thì lỗi tại người viết chứ có phải lỗi của tôi đao, tôi thề mí cả anh điểm ai-eo tôi thi bất cứ khi nào của trên 8 hehe, đéo phét, nhưng thôi tôi không quan tâm lắm đến chuyện anh viên anh ạ. cám ơn anh quan tâm

Lý Toét said...

Dear all,

Trong điều kiện giá bán nông sản hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái lúc mùa vụ thì các làm nông khỏe nhất là làm giống phương thức HTX ngày trước. Tức là, chỉ làm tự cấp tự túc một sản lượng đủ ăn. Làm thêm một phần giống như ruộng % gọi là tăng gia sản xuất để có thêm thu nhập. Cái ruộng % này có sản lượng không cao lắm, rủi ro theo nó cũng ít.

Lý Toét said...

Không biết các bạn có để ý không. Nếu không làm mafia được thì phải vận dụng phương thức XHCN để sửa chữa những trục trặc do kinh tế thị trường nửa mùa gây ra.

Nguyen Sang said...

Ừa, cái này là anh Lý đang bắt đầu theo cung-cầu. Cung giảm thì cầu sốt dù chưa chắc đã thiếu. Thời thiên đàng thì đúng là thế thật.
Và anh Lý cũng đang lý giải vấn đề này cho BĐS? Quốc hữu hóa để tạo khan cung rồi cầu sẽ sốt?

Unknown said...

anh lý đề xuất cách này là chuẩn rồi, nhưng em tin là bct không dám làm do sợ rủi ro chính trị, nếu các bác mà làm thì em sẽ xung phong làm nông ngai, bỏ nghề đạp xích lô, hehe

Lý Toét said...

Dear all,

Cung - Cầu, chính xác là Cầu - Cung là quy luật cơ bản của Kinh tế thị trường.

Muốn cho quần chúng sướng hay khổ, lãnh tụ chỉ cần điều chỉnh Cầu của quần chúng.

Duy trì chế độ lương thấp là một biện pháp giảm Cầu nói chung

Không đánh thuế BĐS cũng là biện pháp kích Cầu BĐS.

Trong vài năm gần đây, Cầu giảm mạnh do hiệu quả của Lạm phát. Nên nông gia phải giảm Cung để bảo vệ quyền lợi của mình.

Hơn nữa, trong tương lai gần, vấn đề ngập mặn làm cho chi phí tăng cao nếu muốn duy trì sản lượng.

Unknown said...

anh lý cho em hỏi về vấn đề ngập mặn. tai sao là trong tương lai gần, và ngập mặn thường xảy ra ở đâu?

Hoang Anh Tuc said...

Tôi tập tẹ giảng tý về kinh tài lông nghiệp (LN) cho máo.
Kinh tế gia đình, lếu hiểu theo truyền thống là hình thức sản xuất nhỏ lẻ tự phát lấy công làm lãi.
Nếu cho lông dân là ông chủ, là thương nhân cũng đúng. Tự mình làm chủ, từ đầu vào đầu ra, từ sản xuất, tới sales, từ chiến lược trồng con gì nuôi cây gì, ý lộn, trồng cây gì nuôi con gì, tới cho con đi học tiếp hay ở nhà làm chủ lông trại, vân vân…
Ở trên, mọi người nói tới đầu tư làm LN. Vậy LN có dễ gia nhập không, rào cản có lớn không. Trả lời ngay là không dễ dàng chút nào, nếu quy mô lớn một chút. Khi muốn thoát vốn, thì có khó không? Nếu bạn bỏ cuộc thì khả năng thu hồi vớt vát vốn ban đầu dường như vô vọng, gần như cho không.
Hãy xem xét tới bài học 4M: Method, Money, Market, Management.
Method luôn đi kèm với money, muốn có Method tốt thì phải đầu tư học hỏi, còn không quay về với truyền thống, rút kinh nghiệm dần dần.
Market là vấn đề muôn thủa, khỏi cần bàn cãi. Giả sử bạn làm ăn được thì chẳng bao lâu sẽ có vô số người clone theo mô hình của bạn, tất nhiên quy mô tỉ lệ có thể hơn hoặc kém. Trong lúc đầu ra (cầu) chưa thay đổi thì cung đã bão hòa, bán hàng cho ai đây, hay nào cùng nhau lên xe buýt.
Bạn có thể là nhà sản xuất giỏi, nhưng sales lài chuyện khác. Thị trường, hay đầu ra luôn là vấn đề có hay không có quyết định đầu tư. Và đầu ra là cái siêu thị, cái chợ ngay nơi bạn sống chứ không phải là ở trên mây. Bạn có thể mơ xuất sản phẩm sang tây tầu, miền tây nam, tây bắc, nhưng tốt nhất hãy coi đó chỉ là giấc mơ, mơ là bạn có thể bê cả trang trại tới nơi đó chứ không nên mơ một ngày kia hàng của bạn sẽ theo những chuyến phi cơ tàu thủy tới miền đất hứa. Mơ thế chả khác nào ngồi uống chè đá vỉa hè nói chuyện Mĩ sắp đánh Iran, hay bạn có giống sâm cạnh tranh được với sâm Cao Ly. Lưu ý cạnh tranh được chứ không phải tốt hơn.
Xin thêm bổ xung thêm 1M nữa là May mắn. Lông nghiệp không thể thiếu tố này, bởi vì thời tiết, dịch bệnh luôn đồng hành với nhà nông. Vòng đời cho sản phẩm không phải một vài ngày, vài tuần mà là vài tháng, vài năm. Điều đó nói lên rằng, vòng quay của vốn không nhanh như buôn chuyến. Như vậy, trong thời gian đó, mọi dự báo đều có thể quay ngược 180 độ. Nếu bạn phải vay vốn thế chấp thì câu chuyện còn khác nữa.
Thương hiệu cũng là chuyện đáng nói. Bạn không thể dán tem vào con già mang xuất sứ từ nông trang của mình như dấu kiểm dịch lợn không nhiễm bệnh tai xanh.
Những luận cứ trên không chứng tỏ rằng đừng có đầu tư vào lông nghiệp. Bạn vẫn được ăn táo Mĩ nho Mĩ, trứng gà Tàu, thịt bò Úc đấy thôi. Cái này có lẽ vượt ngoài tầm của bạn. Lúc ý hãy hỏi những nhà phân phối, bán lẻ: Do I have a chance.
PS: Đcmnnc, các tham luận của tôi CACC còm cả ở trên rồi à, nhưng mà tôi sợ clgc.

Lý Toét said...

Tham luận được, tớ khen.
Nói cho gọn lại là Công nghiệp hóa Lông nghiệp, chứ gì.

Nếu chủ động tạo ra được sản phẩm đạt số lượng, phẩm chất và thời gian thì tại sao không đi tìm một Nhà phân phối để chia phần Sales-Marketing cho họ.

Tóm lại: có thể đầu tư vào NN nhưng phải có giới hạn một số thứ.

Lý Toét said...

Quá trình mặn hóa đồng bằng sông Cửu Long là nhỡn tiền,

Không tính đến biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra hiện tượng nước biển dâng, Mekong delta đang bị mặn hóa trở lại.

Những năm gần đây, lũ sông Mekong ngày càng thấp, thời gian có lũ ngày càng rút ngắn.

Những dự án thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong đang được triển khai mạnh mẽ, báo hiệu một tương lai nước ngọt ngày càng ít.

Quá trình mặn xâm nhập vào vùng châu thổ tăng trưởng với tốc độ nhanh.

Nói chính xác là quá trình ngọt quá bị thụt lùi.

Quê Hương said...

Nhà phân phối là vấn đề nhức nhối cho nhà nông VN

Quê Hương said...

Bác Lý và Tâm Hoàng,

"Vấn đề ngập mặn" được bác sĩ Ngô Thế Vinh bàn ở đây:
Người đi trước thời cuộc

Ông viết hai cuốn sách:
--Mekong dòng sông nghẽn mạch
--Cửu Long cạn dòng, biển Đông dậy sóng

cũng như viết rất nhiều về sông Cửu Long.

Nếu ai quan tâm thì nên đọc hai cuốn sác trên.

Google sẽ thấy các tài liệu của bác sĩ Ngô Thế Vinh.

Lý Toét said...

Bởi vậy cho nên tớ mới xem yếu tố Đầu ra của nông sản là điều kiện mấu chốt của dự án sản xuất nông nghiệp. Nếu chưa có thì không nên xuống vốn.

Nông dân ta lại kế hoạch canh tác theo tin đồn và theo định hướng của báo đảng. Nghe nói nông gia kia trúng mùa bạc tỷ là lẳng lặng đầu tư để có được thành quả giống như người ta.

Unknown said...

thanh cân chi ve ri mớt aka cám ơn quê hương rất nhiều nha, thân.

vanbinh said...

To 33 ( 2:59 ) + To 3H ( 6:22 ) :
33 có Dính gì không ?
Mà sao văng tục tứ tung vậy cà .
3H theo vết chân già ,
Cũng góp tí tục ... cho ra một tràng !
- 33 cùng với 3 Hoàng
Tục ngôn 2 gã ...làm loang cả Còm ...
( To VB : )
- Vì cuộc đời quá Lom dom
Cho nên chót tục ... mong Còm xá cho !
( 33 + 3H )

tam tam said...

đọc con viên thì nhức đào lao
lời gợi ý cỏn cứ ào ào
con nài viết văn cứ như dắm
thối inh cả quán ngửi đéo vào

con hoàng cộc tính chẳng đùa đao
chửi thì như hát, cứ rào rào
đọc con nài cười phụt mẹ cứt
muốn nhạo thì gọi cho anh nào

tôi cũng bắt chước con hoàng đá thơ mái bam cho nó vui , hề hề

dao vien said...

thấy mọi người bàn luận thật sôi nổi nên cũng lại muốn tham gia.
viết dài và khó hiểu là lỗi ở người viết, sẽ cố gắng khắc phục và tiến bộ hơn.
còn về những lời văng tục của vài còm viên, do có từng đọc văn bựa nên cũng k lấy làm khó chịu hay chấp trách, nhưng cũng k xin lỗi xin phải gì, vì dù có lỗi mà bị văng vậy cũng đã tự huề rồi.
nếu ai có quá khó chịu thì có thể đệ đơn lên chủ bloc đề nghị xóa com nhé. daovien chỉ com chia sẽ và k có ý j khác cả.
giờ xin phép chú lý cho daovien com tiếp về vấn đề nông nghiệp.

Lý Toét said...

Tốt lắm,
Cố gắng tách ý cho dễ đọc.

dao vien said...

xin lỗi đính chính lại thời gian thu hoạch mỗi trại là 90 ngày thành 45 ngày.

Lý Toét said...

45 ngày mà đạt 3kg gà lông cũng đáng nể đấy chứ.

Vẫn phải có hợp đồng
Cung cấp: giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh
Giao hàng: nhận đủ số lượng và thời gian
Dư thức ăn thì chủ trại gà hưởng, thiếu thức ăn thì tính vào lỗ.
Rủi ro: dịch bệnh và những nguyên nhân bất khả kháng khác.

dao vien said...

xin được bàn về chủ đề kte hộ gia đình với vài câu chuyện người thật việc thật để mọi người cùng suy ngẫm.
câu chuyện 1
về một gia đình bần nông chính hãng, tin đảng, tin chính phủ. tin vào được mất do số phận,giá cao giá thấp do hên xui và đều do ý trời.
2 vợ chồng có 2 con nhỏ. vợ buôn bán nhỏ ở chợ quê, chồng làm thợ mộc, có việc thì làm, k việc thì thôi, có kết hợp làm nông nghiệp trên một mãnh vườn đất cát khoảng 2 sào trung bộ.
trước đây trên mãnh vườn anh ta trồng theo mùa vụ như mọi người xung quanh,họ sao mình vậy, mùa j cây đó. kte gia đình khá vất vả để nuôi 2 con nhỏ.,
sau đó thì hơn 6 năm nay, anh ta chuyển sang trồng duy nhất 1 loại cây trên mãnh vườn, đó là cây rau húng(một loại rau thơm). quanh năm suốt tháng, 4 mùa thời tiết anh ta đều khắc phục và trồng được (k phải ai cũng trồng được như anh ta)
có lúc giá rất thấp,khoảng 2-3 trăm/hàng/lần cắt. sau đó lại được chăm sóc và bón phân khoảng tuần sau là có thể cắt bán tiếp được. cũng có lúc giá cao từ 1-2 triệu/1hang/lần cắt.
dần dần thành thói quen anh ta k quan tâm giá cả nữa.
rau anh ta dù đắt hay rẽ đều được con buôn ưu tiên vào tận vườn để lấy.
a ta vẫn di trì như vậy, kt hiện nay kha khá, nhà cửa khang trang, nuôi con mâp mạp, đầy đủ tiện nghi, đi xe honda nhật(not quay tàu). nhắc đến đồng tiền tâm trạng thoải mái chứ k căng thẳng nặng nề tựa vát đá trên lưng như những gia đình bần nông khác...

Unknown said...

nhạo chứ anh 33 , kinh buồi gì, em nói rồi cứ có ăn mí cả địt là em ưng em ưng, haha ha

dao vien said...

câu chuyện số 2
về mô hình vườn - chuồng (not ao) khá hiệu quả.
anh ta cũng là một gia đình bần nông chính hãng, tin đảng, tin chính phủ. tin vào được mất do số phận,giá cao giá thấp do hên xui và đều do ý trời.
gia đình gồm 2 vợ chồng và 1 người chị gái k chồng là 3 lao động chính. có 3 con gái nhỏ.
anh ta có mãnh vườn gắn với nhà tổng cộng khoảng 5 sào trung bộ, cũng đất cát. bao gồm cả nhà ở và một chuồng nuôi heo k quá 30 con, có kết hợp xây dựng mô hình bioga.
anh ta còn kết hợp nấu thêm rượu gạo, nấu ngon, giá rẽ k lời nhiều, chủ yếu là lấy bã rượu(còn gọi là hèm) để nuôi heo. heo được nuôi từ hèm rất được chuộng do có nhiều nạt và thịt rất ngon.
sau này nhờ rượu ngon và giá rẽ nên môt số quán nhậu chọn rượu anh để bán.
khu vườn anh ta đặt biệt chỉ trông đúng một loại cải bằng(loại nặng mùi bù tạc). thỉnh thoảng có trồng thêm ít sà lách vào dịp tết nhưng k chủ đạo.
quanh năm suốt tháng anh ta khắc phục và đều trồng cải mà thôi. anh chịu khó hằng ngày dùng sức bấn nông gánh những thùng nước chảy ra từ hầm bioga để tưới cải nên cải anh rất tốt.
có lúc giá rẽ như bèo., nhưng có lúc giá rất cao(lúc đó người khác bảo là anh hốt bạc), cũng quen dần anh k còn quan tâm giá.
heo cũng lúc xuống lúc lên, lúc lỡ mồm long móng, nhưng hình như a k bị ảnh hưỡng nhiều.
suốt 11-12 năm nay anh vẫn di trì mô hình này.
cách đây 2 năm, anh xây một ngôi nhà dạng biệt thự trên mãnh đát gần đó, và hiện nay đang có dự định sắm ô tô. ai cũng ngỡ ngàn tưởng anh trúng số. nhưng k phải. nếu nhẩm thu chi hăng năm của anh với liên hệ sự tằng tiện lấy công làm lời sẽ thấy bình thường và hợp lý

Unknown said...

con bee có tin anh tát một phát là găng rớt mẹ xuống ruột không, sao chưa chào anh hở ?

biết anh giờ là giang hồ cỏ ở đai không, hehe

dao vien said...

câu chuyện thứ 3
xin tóm gọn về cây bơ daklak
cũng có môt gia đình, anh ta là con buôn nhỏ, mua bơ cây rồi bán lại cho đại lý.
bơ bình thường, giá k cao cao
nhưng cũng có bơ trái vụ giá rất cao
anh ấy đã phát hiện ra quy luât ấy và lấy hạt của những cây bơ trái vụ về trồng.
nhà anh có cả bơ trái vụ và bơ trùng vụ. tròng khắp vườn. thu nhập chỉ từ bơ thôi cung có thể giúp anh ta khá giả.
vì anh ta cũng chính là con buôn nên luôn bán được gía tốt.
và hiện nay anh ta gặp người bạn quen nào cũng cứ khuyên họ trồng bơ, đối với anh ta nhìn đâu cũng tháy có tiền từ cây bơ...có người còn bảo anh bị bệnh nghề nghiêp.

đó là những vd về những bần nông có thể tồn tại được từ nghề nông. tuy đối với họ có thể nghĩ đó là may mắn do trời, nhưng dường như có một quy luật nào đó. viêt lên để mọi người suy ngẫm

dao vien said...

Còm dài rất mong thông cảm vì văn phong chưa thể thay đổi trong ngày 1 ngày 2.
Lần tới sẽ xin chia sẽ tiếp về vấn đề con buôn, người kd, kĩ sư và vấn đề trang trại.

dao vien said...

dạ, ban đầu mới nghe qua 45 ngày chaú cũng thấy mình. nhưng đó là số liệu chính xác
mô hình này cháu gặp từ năm 2008 và đến nay vẫn ổn.
ông bạn cháu mới đầu đầu tư 2 trại, đến nay số trại là 6 với mô hình quản lý nhân viên rất khoa học va nhân bản, tư vấn thêm cho vợ chồng người e gái 2 trai nữa là 8.
cho đến nay hàng năm cháu có gé thăm vài lần, vẫn ỗn.
từ một nông dân nghèo. đến nay a đã có mọi thứ. nhà đẹp, ô tô, con học rmit,...
để tránh sự dòm ngó của chính quyền, anh ta đã chủ động đảm nhận chức chủ tịch hội nông dân huyện, thành tích hội do anh ta quản lý luôn đứng đầu nhờ vào việc thường xuyên móc tiền túi bù vào để giúp hội lấy thành tích.
hăng năm đi họp hội nông dân joi ngoài bộ anh ta cũng tranh thủ chụp vài bưc ảnh bắt tay cung thủ tương rồi phóng to dán lên tường để thi uy những kẻ phá rối.

dao vien said...

chú lý nói như có vẽ đùa,nhưng nếu áp dụng thực tế dường như hợp lý thật sự.
trở lai phương thức htx thực sự lại phù hơp với hiện nay

vanbinh said...

Theo " Vườn Đào " rằng thì là mà , nhờ đi đúng đường lối định hướng mà Bần cố nông đã Lên Ngôi rồi nha , chả thế mà vừa rồi 72 Đại nhân sỹ trí thức mà còn thua một Nông dân nữa chứ !

Lý Toét said...

3 thí dụ của Đào Viên đã mô tả rõ ràng, và cũng thực tế.

3 thí dụ trên có đặc điểm chung:
- Làm với sản lượng thấp nhưng đều đặn
- Lấy lúc giá cao khi trái vụ bù cho lúc chính vụ

Mỗi người tự tìm cho mình một thứ để làm, là thông điệp của Đào Viên.

Trước đây, trồng lúa cũng có ăn lắm. Rồi ai thấy cũng nhào vô, đến một lúc nào đó Cung lại vượt Cầu.

Trong trường hợp người trồng rau thơm. Xung quanh người ta sẽ làm theo, sẽ thành cả vùng trồng rau thơm. Lúc này không còn ưu thế nữa.

Lý Toét said...

Đào Viên,

Hiện nay, Phương thức HTX là thực tế trong các Tập đoàn nhà nước. Đó là nguyên nhân khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Tớ không đùa.

Tớ muốn nói là sửa chữa những bất ổn của kinh tế thị trường nửa mùa là quay trở lại phương thức XHCN.

Hoang Anh Tuc said...

Dạ chào anh 3Hoang nha. Tôi là dê cụ đơi, nên cứ cỏ non là rất khoái.
Nhà tôi cũng sẵn lá chanh nữa anh ạ. Đúng là gà nhà lá vườn, thêm tý cay cay nữa là tạm ổn. Làm 1 ly đi cho mềnh màng, mời mời.

Hoang Anh Tuc said...

Anh/chị đào viên kể tiếp đi tôi hóng mới. Những trải nghiệm thực bao giờ cũng hay, đôi khi làm người ta cay cay mũi (xúc động chứ hổng phải là bị kích động).

Anonymous said...

Làm ăn nên bàn chuyện lớn, có tầm nhìn xa, rộng đại khái thế này:

Một là, "nước ta rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu, tài nguyên thiên nhiên khoáng sản nhiều .v.v." vì vậy chỉ cần bán những thứ đó là sống phẻ, không phải lo nghĩ gì

Hai là, tiếp tục xuất khẩu mặt hàng mà thế mạnh của nó đã mang tên tuổi vào từ điển tiếng Anh là Bi Bô Boát (thuyền cho mọi người - gọi tắt là thuyền nhân), đây là mặt hàng xuất khẩu mỗi năm mang lại cho nước ta hơn 1/10 GDP (khoảng hơn 1x tỷ đồng Mỹ kim/năm) đấy là còn chưa kể đến tiền (vào túi cá nhân) như mua bến bãi, tiền thu mua vé lên thuyền, tiền do bán những căn nhà mà người lên thuyển phải hiến cho nhà nước, lãi không sao kể xiết

Ba là, đẩy mạnh mặt hàng xuất khẩu "rau sạch", mà tên tuổi của Giao Chỉ đã vang lừng các vùng đất như Tân Ba Gia, Phi Luật Tân, Mã Lai, Thái Lai, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc .v.v. Có thể đến khu Ga Lan để thấy mặt hàng "rau sạch" của Giao Chỉ chúng ta có giá đến mức nào, mỗi chuyến bay sang Tân Ba Gia thì có đến 1/10 là rau sạch Giao Chỉ, mỗi năm từ Tân Ba Gia với mặt hàng rau sạch cũng đem lại cho Đảng và Nhà nước khoảng 400 triệu Mỹ Kim

Bốn là, tiếp tục phát huy thế mạnh của Giao Chỉ là có 70% là nông dân, có 25% hộ nghèo trên cả nước thì nước ta xuất khẩu nông dân đi làm phu phen ở các nước như đã từng làm (tất nhiên tên gọi có thể là xuất khẩu lao động hay công nhân thực tập hay gì gì đó cho nó đỡ mang tiếng), đây cũng là nguồn lợi không nhỏ, mỗi năm có thể đem về cho đất nước hàng tỷ Mỹ Kim, đó là còn chưa kể mỗi người đi phải nộp 1 khoản tiền thế chân, lãi suất khoản tiền này là đủ phẻ rồi

Đấy, mới kể sơ sơ là thấy vụ mua bán xăng dầu hay những ví dụ của Dao vien nó cò con và tủn mủn đến mức nào

Nhắc Lý Toét: góp ý với lãnh đạo là phải đưa phương án to to nhé, đưa phương án ăn nhỏ lẻ thì hóa ra là xúc phạm lãnh đạo đó, tội đó to à nhen

tinh tinh said...

con bee này seo biết cái nớ là trải nghiệm thực , lỡ con viên nó kể chuyện cổ tích cho con bee nghe thì sao? hihi, biết đéo đao.

em cũng chào anh tam hoang, làm với anh một ly cho nó mềnh màng cũng, mời mời, anh giang hồ cỏ aha

Lý Toét said...

Xin mời các bạn bình đề xuất của bạn Cần Chỉnh aka 2m,

Tớ thấy đề xuất của bạn ấy không mới, chỉ là "luộc lại" chiến lược của đảng ta lâu nay. Cần phải nâng lên một tầng cao mới.

Lý Toét said...

Welcome tinh tinh,

Dợt ở đây trước khi vô Quán Bựa hả

dao vien said...

dear tinh thinh
chuyện thật đấy, k phải cổ tích đâu

dao vien said...

đó là lúc mà rau thơm có gía rẽ như bèo.
nhưng việc trồng rau thơm k đơn giản vậy? người ta nói giống như mê tín, ai có số mới trồng được, nếu k trồng lần đầu, nếu trồng tiếp rau sẽ bị chêt. điều này là nghe nói thôi, hình như a ta có bí quyêt.
theo kinh nghiệm của daovien thì, để sản xuất một sản phẩm nông nghiệp là một điều k khó. nhưng để sản xuất ổn định và liên tục sản phẩm đó lại cực kỳ khó khăn mà k phải ai cũng có thể làm được.

dao vien said...

hihi, cảm ơn chú k cần chỉnh.
để đốt cháy 1 khu rừng thì cũng chỉ cần 1 ngọn lửa nhỏ thôi, rồi từ từ nó bắt lữa sẽ cháy dần chú à.

dao vien said...

a quên, nếu ai có ý định nuôi cá(cá lóc, trê...) mà ở khu vực quanh thành phố. thì daovien xin góp ý là lượng thức ăn cho cá. có thể sd từ nguồn nội tạng và đầu cá... sau khi đã được làm sạch, với giá rẽ như cho hoặc có nhiều chỗ cho k.
chỉ cần một chiếc máy xay là có thể làm nát và cho cá ăn.
hình như lượng thức ăn này chưa khai thác hết

Unknown said...

tôi ại trồi lên đây, hehe, cám ơn các bựa viên, tôi uống mới các anh chứ kinh buồi gì, hahaha, mời mời.

anh viên cứ lăng nhăng nhỉ, hehe. câu chuyện nó thật vì nó thật , chớ có phải vì anh nói rằng chuyện thật đấy, không phải cổ tích. chứng minh đao anh, hehehe, gợi ý mãi dcm gợi ý mãi.

Lý Toét said...

Cách này, thành viên Yamato đã áp dụng.

gialink said...

Du lịch là cách nhàn mà đỡ vất vả nhất. Nếu quy hoạch trồng thật nhiều cây ở mọi nhà, đường đi... Xanh hoá Việt Nam thì sẽ thu hút nhiều du khách tới tham quan và làm việc... Lợi thế của vn chính là cách tận dụng vào Tài sản mềm, nếu chúng ta chỉ tập trung vào đầu tư công nghiệp nặng, hoá chất thì mãi mãi chúng ta chỉ làm thuê và tàn phá môi sinh...
Là một nước đi sau nên tận dụng lợi thế và cơ hội này thì chúng ta sẽ

Cô Cấn said...

Ai thích nuôi cá thì cá trắm đen. Dễ nuôi chỉ hơi khó thức ăn, khu vực nào có nhiều ốc để mua lại của nông dân. Giá bán 200k/ kg lúc nào cũng khan hàng.

Lý Toét said...

Có thể trình bày sơ sơ dự án được không,
- Diện tích ao nuôi
- Lượng thức ăn
- Sản lượng và Thời gian thu hoạch

Tung Tung said...

Hehehe!
Con Mụ MM này hài không chịu nổi. Tiên sư bố mụ MM, HVB phản động.