Sunday, March 10, 2013

Bế tắc của kinh tế VN và lối thoát (1)

Xem trước:
- Chỉ có vàng trong công chúng mới cứu được BĐS 
- Phát hành Chứng chỉ thay thế vàng vật chất 
- Nợ xấu đe dọa ai
- Lợi ích của thuế tiền gửi
 
I. Tiền trong ngân hàng thì thừa mà BĐS thì không bán được
Sản lượng kinh tế Việt Nam vẫn đều đặn tăng trưởng. Tăng trưởng GDP năm qua tuy không cao nhưng còn hơn nhiều nền kinh tế khác trên thế giới.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế VN mấy năm gần đây ngày càng chậm lại. Lý do mấu chốt đã được các chuyên gia và các cấp có thẩm quyền xác nhận là do bế tắc đầu ra của BĐS. Khai thông được thị trường BĐS sẽ tạo thuận lợi cho các lĩnh vực mũi nhọn của kinh tế VN như chế tạo VLXD, vận tải biển, vận tải đường bộ.

Sự trì trệ các ngành kinh tế kể trên phá vỡ kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Nguồn huy động không giảm mà giảm đầu ra làm ứ đọng tiền mặt tại ngân hàng. Cộng với Cơ quan quản lý vốn nhà nước như SCIC cũng không biết làm gì với đồng vốn đang có ngoài việc ký thác cho ngân hàng lấy lãi.

Ngân hàng thừa vốn phải gửi NHNN hoặc gửi lẫn nhau lấy lãi hoặc dùng lượng tiền lớn chiếm ưu thế trên thị trường để tạo sóng vàng, sóng chứng khoán kiếm lãi. Cách này lại không có tính chất lâu dài.

Hậu quả là người lao động mất việc, gia nhập đội quân thất nghiệp($)

II. Các biện pháp được đề nghị

Các biện pháp hành chính như giảm thuế, giãn thuế đểu không giải quyết được vì không có người mua, chưa có doanh thu nên chưa phát sinh thuế.

Đề xuất thu thuế lãi tiền gửi nhằm hướng đồng vốn vào BĐS thay vì gửi ngân hàng. Ý tưởng này kỳ vọng giảm bớt áp lực tiền gửi cho ngân hàng, người gửi tiền sẽ đầu tư vào BĐS. Ngay từ đầu, đề xuất này đã vấp phải sự chống đối kịch liệt của mọi giới, kể cả những người không chịu tác động của đề xuất này - những người không có tiền gửi hoặc số tiền gửi không quá 500 triệu đồng.

Thị trường BĐS đóng băng trong khi ngân hàng không có người vay thì ứ đọng vốn đầu ra. Khai thông kinh tế bằng cách làm thế nào để đồng vốn đang dư thừa ở ngân hàng chuyển vào để tiêu thụ các sản phẩm của  thị trường BĐS.

Hạ giá BĐS để bán tháo, thu hồi vốn thì không ổn, bởi vì lâu nay tăng trưởng BĐS lâu nay đóng vai trò đầu tàu, tăng trưởng BĐS chiếm tỷ trong cao trong tăng trưởng kinh tế.

Đề nghị của ngành xây dựng là cho người lao động vay để mua nhà, thế chấp bằng chính căn nhà đó. Không khả thi vì vấp phải trở ngại ($), người lao động không đủ sống nên không có khả năng góp tiền mua nhà.

Giải pháp được các nhà chuyên môn đặt ra được xem là khả thi là, nhà nước phải can thiệp để cứu thị trường BĐS là điều kiện tiên quyết. Nhưng cứu như thế nào thì các chuyên gia chưa có đề án cụ thể.

Xin mời xem tiếp: III. Các giải pháp triệt để.

34 comments:

Nguyen Sang said...

Anh Lý vẫn tập trung vấn đề BĐS nhỉ? Điều này có mẫu thuẫn với tư tưởng của Trung Tướng không khi TT bảo hãy để BĐS vỡ.
Chẳng lẽ không có cách gì khác giải cứu kinh tế ngoài BĐS?

Nguyen Sang said...

Giá vàng 2 tuần vừa rồi có xu hướng hạ-ổn định, như vậy là đúng định hướng?
Tuy nhiên, điều quan trọng là dân tình có bán ra không?
Anh Lý cho vài đường cơ bản khai thông đi.
Nắm được tí vĩ mô cũng có lợi kha khá.

Ham học hỏi said...

K hạ giá BĐS vì BĐS của ai!

Lý Toét said...

Dear all,

Bế tắc nằm ở BĐS thì ai cũng rõ rồi.
Hạn chế của các biện pháp phá băng BĐS tớ đã phân tích ở trên.

Tớ không có mâu thuẫn với Chủ trương cứ để cho TT BĐS tự vỡ như Nguyen Sang đã đề cập ở trên. Cụ thể là tớ không đề nghị mọi người mua vào để giải đông BĐS.

Giải pháp của tớ không phải biện pháp kinh tế đơn thuần, vì điều này nhiều người làm tốt hơn tớ. Biện pháp mà tớ sắp trình bày phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN.

spirit said...

Dear thầy Lý,
Trích:
"Giải pháp được các nhà chuyên môn đặt ra được xem là khả thi là, nhà nước phải can thiệp để cứu thị trường BĐS là điều kiện tiên quyết".
Theo dẫn chứng ở đây:
http://vietstock.vn/2013/03/co-muon-cuu-bat-dong-san-cung-khong-duoc-763-261629.htm
thì Nhà nước không đủ khả năng giải cứu thị trường BĐS.
Thầy vẫn có cao kiến gì à?

Anonymous said...

Rất có thể với tình hình như thế này thì Đảng ta với tư cách là Đảng Cộng Sản, đại diện cho công nhân (những người vô sản, đương nhiên không có nhà, phải đi thuê) và nông dân (những người bị bọn địa chủ cường hào và tay sai đế quốc cướp đất) sẽ tiến hành cuộc cách mạng CCRĐ lần 2 và CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP lần 3 nhằm thực hiện lời hứa của Đảng ta khi chưa cướp được chính quyền là "Người cày có ruộng" và xây dựng 1 XH bình đẳng văn minh, vì Đảng ta không có mục tiêu gì khác là mục tiêu phục vụ nhân dân ta, khiến cho nhân dân ta "ai cũng được học hành, ai cũng có cơm ăn áo mặc", tất cả những điều trên là lời Đảng nói chứ không phải là lời bọn phản động nên rất đáng tin.

Liệu điều đó (CCRĐ+CTCTN) có xảy ra không nhỉ? "Ôi Đảng của tôi ơi, mãi mãi tôi tin người" (lời 1 bài hát)

Lý Toét said...

Chế độ ta theo hình thái XHCN, nhưng nghe bọn thầy dùi quản lý kinh tế bằng các biện pháp phi XHCN, thất bại không ít thì nhiều.

Tớ sẽ đề nghị giải cứu thị trường BĐS bằng cách kiên định lập trường XHCN. Bằng ly luận XHCN, đảng ta đã thất bại bao giờ.

Lý Toét said...

Ủa, hôm nay bị Thượng Hải Hắc Khách hack nick rồi hay sao mà mất lập trường thế. Đảng ta không bao giờ chống lại Nhân dân, không bao giờ đi ngược lại quyền lợi của Nhân dân, cho dù đi ngược lại lợi ích của đa số quần chúng.

Dương Thường Trực said...

Theo tin tớ nhận đc, thì Bầu Kiên đã ra tù. Xem ra kỳ này, các cụ đã thỏa hiệp ổn thỏa rồi. Buồn cho fận nhăn răng ghê

Lý Toét said...

Họ thanh trừng lẫn nhau hay thỏa hiệp đều không ảnh hưởng đến việc cai trị.

Tớ đã bảo rồi, quay trở lại hình thái kinh tế XHCN đi, tư bản nửa mùa sẽ bị kẹt khi đầu tư tư bản ra đi.

spirit said...

Ý thầy là:" Quay trở lại thời kỳ kinh tế bao cấp, chỉ huy, tập trung như trước năm 1986". Vậy là, chúng ta dạo chơi với kinh tế thị trường định hướng XHCN gần 30 năm rồi lại quay trở về vạch xuất phát.
Nếu như thế, thì tư bản nội địa cũng ồ ạt ra đi cùng tư bản ngoại quốc.Dân Việt quay về thời đại rừng rú với nền kinh tế tự cung tự cấp. Sướng ghê ha

Anonymous said...

Nói năng bậy bạ quá, chịu khó đọc báo Đảng đi

Hình thái kinh tế trước năm 1991 (hay 1986 ấy nhở) được chính Đảng ta bảo là đó không phải là con đường xây dựng CNXH (Chủ Nghĩa Xã Hội chứ không phải Cả Ngày Xếp Hàng nhen) mà đó chỉ là duy ý chí, hiểu sai chủ nghĩa Mã Khắc Tư-Lý Ninh (nhời báo Đảng đàng hoàng đó) .v.v. và .v.v. nên không thể có chuyện quay lại hình thái kinh tế đó - tất nhiên Đảng sẽ vẫn quay lại hình thái kinh tế đó nếu như quyền lực của Đảng bị ảnh hưởng, tất nhiên là như vậy vì Đảng chỉ có 2 nhiệm vụ duy nhất: cướp chính quyền và giữ chính quyền

Vậy hình thái kinh tế XHCN là như thế nào mà Đảng phải quay lại? Có 1 số con đường, để Toét nói (hoặc Toét không nói thì người viết còm mênh sẽ nói - chuyện sau này) nhưng mọi người có thể biết đó là con đường mà 1 số nước XHCN đã đi (lại cũng để Toét nói), vậy con đường mà Đảng ta đi là con đường nào?
Trích (đại ý)
Đó là con đường không bằng phẳng mà gập ghềnh, húc khuỷu, quanh co, đầy gian khó, đôi khi có những bước ngoặc, có chông gai, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, nhưng nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh nhất định sẽ đến đích .v.v.

Hết trích

Sẽ có người thắc mắc: ở sao mà "khôn" thế nhỉ? Sao không chọn đường lộ mà đi hay đường mà người ta vẫn hay đi (đường mòn) nhỉ? Câu giả nhời cực đơn giản:
Đó là con đường mà nhân dân ta đã và đang chọn lựa

Giả nhời thế thì chắc là biết tương lai quả quần chúng Giao Chỉ nhỉ?

Lý Toét said...

Tớ đang nghi ngờ bạn Cần Chỉnh bị ai đó hack nick nên phát biểu lủng củng dễ gây nghi ngờ cho bạn đọc. Tuy nhiên, có một điểm mà bạn Cần Chỉnh không sai đó là "Con đường XHCN là con đường mà đảng và nhân dân ta đã lựa chọn". Note: nhân dân ở đây bao gồm cả nhân dân ưu tú lẫn nhân dân bần nông.

Hiện nay, nền kinh tế hàng hóa xứ ta đang đứng giữa ngã ba đường. Tiếp tục kinh tế thị trường nửa mùa là những cố gắng của các cấp lãnh đạo từ 2007 đến giờ, kết quả là tăng trưởng mỗi năm mỗi giảm. Trừ xăng dầu và nhu yếu phẩm, Hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra không bán được do không có sức mua ở thị trường trong nước.

Biện pháp XHCN cần áp dụng đó là Quốc hữu hóa những hàng hóa sản phẩm như nhà cửa ế thừa trên thị trường để bán phân phối theo phương thức XHCN. Đây là vấn đề lý luận, tham khảo chính sách Trung thu lương thực thừa của chế độ soviet.

Khi hàng hóa do nhà nước nắm toàn bộ thì tự nhiên nó trở nên khan hiếm, tham khảo thực tiễn miền Nam sau 1975. Thí dụ chỉ mua lốp khi lốp xe bạn bị mòn, nhưng bạn sẽ cố gắng mánh lới để mua mặc dù chưa dùng đến nếu tổ chức bốc thăm 5-7 người mới được mua một chiếc.

Tại sao người ta phải học lịch sử, vì cuộc sống sẽ lặp lại y như lịch sử.

Unknown said...

thật ra tôi tin là đảng sẽ đi theo con đường của sin chó aka singapore, tức là một đảng nắm quyền chi phối, nhưng mở rộng vai trò của quốc hội, hehe. cứ lạc quan tý rồi chết do đâm wai tào, và ăn hoá chất, kinh buồi gì, hehe.

Unknown said...

ah, tôi quên, tôi đưa ra kết luận này dựa trên nhìn vào hệ thống chính trị của nước bố, nên đoán xứ lừa sẽ theo bố, do bố đã vào cam ranh rồi, nên bỏ mẹ aka tàu chó.

Kat Kat said...

Bác Lý, em vẫn chưa hiểu. Nhờ nới lỏng kinh tế mà chúng ta thoát khỏi thời thiên đàng, bây giờ quốc hữu hóa thì khác gì quay trở lại thời xưa? Không lẽ thiên đàng lại xuất hiện

Dương Thường Trực said...

@ Ka,

Nhờ yếu tố đổi mới ta mới tăng trưởng, giờ yếu tố đổi mới hết tác dụng......mà vẫn muốn đi lên thì phải tái cấu trúc.

Điều quan trọng là fải tái thế nào? Mụ Lý đang xui, bao cấp hóa 1 số mặt hàng như BDS....! Vầy thôi

Simacai said...

Bạn K: Chính bởi nới lỏng dài và lâu quá nên dây nhợ vướng mắc lung tung không điều khiển được. Muốn kiểm soát bài dễ nhất lại túm chặt nó lại như xửa.

Nguyen Sang said...

Điều anh Lý nói cũng có cơ sở. Chả có gì mà Đảng không làm được.
Liệu việc rùm beng sửa hiến pháp có liên quan đến quả quốc hữu hóa này không anh Lý?

Lý Toét said...

Đề xuất "Sửa hiến pháp" cho đến nay đã rõ dụng ý của B rồi. B chỉ muốn sửa HP trong giới hạn sửa Điều lệ đảng thôi.

Quốc hữu hóa là đề xuất của tớ. Chỉ có quốc hữu hóa mới có thể khai thông bế tắc hiện nay. Tớ sẽ trình bày phương án quốc hữ hóa vào phần 2 của bài này.

Lý Toét said...

Dear all,

Nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát và trì trệ kinh tế ai cũng hiểu là do đầu tư vào BĐS nhưng không bán được.

Lãi của nền kinh tế và là vật liệu tạo ra tăng trưởng là lợi tức ngân hàng chiếm đến 20% GDP. Con số 20% GDP cho thấy ngân hàng đã hưởng hết lợi nhuận của các ngành kinh tế khác.

Nên muốn kinh tế phát triển bình thường phải quốc hữu hóa lĩnh vực có lợi nhuận nhiều nhất.

Lý Toét said...

K nói sai rồi,
Mỗi khi đảng ta buông lỏng kiểm soát là kinh tế phát triển tự phát đạt tăng trưởng cao. Đó là thời kỳ từ 1986 đến 2006, lạm phát thấp, công ăn việc làm ổn định. Đây mới là kinh tế thị trường.

Tiếp sau đó, bằng chiến lược kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, tập trung vốn liếng vào các tập đoàn kinh tế mũi nhọn. Kết quả ra sao thì mọi người đã rõ.

Vậy nguyên nhân trì trệ đã rõ: kinh tế thị trường nửa vời, không thể tiếp tục được nữa. Muốn thoát khỏi tình trạng này:

hoặc buông lỏng cho dân tự làm
hoặc thiết lập kinh tế chỉ huy.

Lý Toét said...

Tam Hoàng võ đoán rồi nhé,

Con đường của Sing là con đường gì, nó cũng chỉ như Chợ Lớn được tự do phát triển.

Mặt khác Sing không phải độc đảng như mọi người hiểu, họ có trên 30 chính đảng khác.
Đừng nghĩ đảng nào cũng mạnh như đảng nào, xứ dân chủ như Úc cũng phải liên đảng Tự Do và Quốc Gia mới thắng được đảng Lao động.

Lý Toét said...

Gét, tất nhiên QHH tập trung cho BĐS như là một ngành công nghiệp mũi nhọn.

Thành said...

Dear bác Lý !
Nói thật là cháu vẫn chưa hiểu hết ý bác là gì khi đề xuất quốc hữu hóa ngân hàng ! Vì ngân hàng ở Việt Nam có bao giờ của tư nhân đâu mà quốc hữu hóa ?

Lý Toét said...

Đây là vấn đề thuộc về lý luận

Các ngân hàng đều có chủ cả đấy, không phải thuộc "nhà nước" đâu, kể cả những ngân hàng quốc doanh.

Cùng là hệ thống quốc doanh, tại sao các tập đoàn thì lỗ mà ngân hàng thì lãi. Ở đây có vấn đề sở hữu phi công hữu.

Trong hệ thống ngân hàng, những món được xếp vào "nợ xấu" lại do các NH quốc doanh nắm. Ú đọng tiền gửi mà không có đầu ra cũng nằm trong hệ thống NH quốc doanh.

Suy Thoái said...

cụ Lý cho em hỏi một câu ngoài lề chút, cụ có viết bài nào hướng dân phương pháp đọc báo chí cách mạng không?

Lý Toét said...

Tớ chưa có bài nào phân tích cụ thể. Về đại thể, báo chí cách mạng viết như một công thức, giống như một đơn thuốc của bác sĩ. Ta chỉ việc điền vào chỗ trống là tạo thành một bài viết.

Thí dụ: sản xuất trong nước là phải rẻ hơn nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ. Thực tế ra sao thì bạn biết rồi.

Hoặc cho rằng xăng dầu bán sang Kampuchea là "buôn lậu" mặc dù xăng dầu đó là bán lẻ tự do, đã nộp đầy đủ thuế và phí cho nhà nước.

Suy Thoái said...

merci cụ Lý
em thấy đề xuất của cụ Lý đúng, nhưng vấn đề B có dám manh động đối với khối tài sản của toàn dân mà được B quản lý và sử dụng không?

Lý Toét said...

Vì sự sống còn, kể cả bán tất cả B cũng làm để duy trì quyền lực và quyền phân phối của cải.

Unknown said...

vâng, em biết chứ thầy lý, không độc đảng nhưng chỉ có 1 đảng có cơ hội thắng thôi, hehe.

em võ đoán , em nhận, em nhận, hehe, em biết các bác đảng tính gì mà không đoán thầy ơi.

Unknown said...

CHẲNG CẦN SUY NGHĨ NHIỀU LÚC NÀY CỨ GÓI VÀNG CẤT CẨN THẬN

Unknown said...

MUÔN NĂM.... ĐỈNH CAO..... Trí TUỆ đảng tA!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!........!!!!!!!!!!!!

Cọp Già Gác Kiếm said...

Mụ Toét câu vìu quá, biên típ đi chớ...!