Thursday, May 23, 2013

Đừng hạ thấp phát xít


Chủ nghĩa phát xít được biết đến hiện hữu ở 3 nước: Đức, Ý và Nhật. Tây Ban Nha chỉ được xem là một nước dự bị phát xít.

Những nước phát xít trước đây đều là những nước công nghiệp
hoặc có kỹ nghệ cao như nước Ý
hoặc có sản lượng cao như Nhật
hoặc có cả 2 như Đức

và sau này, họ đều là những nước giàu.

Nhà nước phát xít có đặc điểm là đảng phát xít đồng thời là chính quyền. Những nước phát xít dùng tài nguyên của nước khác để xây dựng đất nước mình.

Khi xe hơi còn là thứ xa xỉ, bình quân mỗi 50 gia đình Đức mới có một chiếc xe hơi. Một gia đình bình thường ở Đức chỉ có thể sắm được xe gắn máy.

Nhà độc tài Hitler đưa ra ý tưởng cần một chiếc xe đủ bền nhưng giá rẻ để mỗi gia đình Đức sắm được ít nhất một chiếc xe. Không doanh nghiệp tư nhân nào đủ sức để đầu tư chế tạo đáp ứng được yêu cầu đó. Và đảng phát xít đã tài trợ một nhà máy hoàn toàn mới để chế tạo chiếc xe bằng thiết kế của Porsche.

Chiếc xe Volkswagen ra đời, volkswagen trong tiếng Đức nghĩa là "Xe của Nhân dân".(1) Xe Volkswagen Con Bọ còn sử dụng đến ngày nay.

Xe Beetle được chế tạo từ thập niên 1940

Gần đây có một số người gán chính quyền XHCN (2) của ta có xu hướng phát xít. Xin đừng hạ nhục phát xít như thế.

Chú thích
(1) Nhân dân theo nghĩa đen là quần chúng. Ở Việt Nam, Nhân dân được dùng theo nghĩa bóng, là những người được hưởng dân chủ từng phần hay đầy đủ tuỳ theo phẩm trật trong bộ máy đảng. Hay nói cách khác từ "nhân dân" ở VN ám chỉ tầng lớp lãnh đạo, giai cấp được quy định trong Điều 4 Hiến pháp. Tờ báo phục vụ giai cấp "nhân dân" cũng có tên là Nhân Dân (nhật báo). Quần chúng ở VN thường hay hiểu nhầm mình là nhân dân, đây chính là bi kịch của họ.

(2)Hệ thống XHCN mạnh nhất là khối các nước Đông Âu đã tự động tan rã vào năm 1989-1991 để trở thành các nước dân chủ tham gia Cộng đồng châu Âu ngày nay.
Hai nước có tên XHCN trong quốc hiệu là Miến Điện và Lybia không phải là nước XHCN
Những được được xem là XHCN còn lại là Trung quốc, Cu ba, Triều Tiên và Việt Nam không mạnh dạn nhận là XHCN. Một số nước phấn đấu để được công nhận cái gọi là "kinh tế thị trường".

205 comments:

«Oldest   ‹Older   201 – 205 of 205
Lý Toét said...

Bạn cần phải có lý lẽ đàng hoàng, đừng có spam. Tớ cảnh cáo.

Unknown said...

Cám ơn bác Lý chỉ rõ cho bà con biết về chuyện xưa. Xin bác làm ơn nói rõ hơn bản quyền của ông 4 Sang.

Unknown said...

"đ/c X" là bản quyền của đ/c 4 Sang. Ba'c co' the^? gia?i thi'c ro~ ho+n kho^ng ?

Lý Toét said...

Chuyện này ai cũng biết mà. Tớ chỉ nói lại những gì thấy (nghe) được trên truyền hình.

Trong khi đ/c Tổng bí thơ gọi là "một đ/c UV BCT" thì ngài CT nước gọi là "đ/c X". Từ đó ai cũng gọi theo "đ/c X".

Mori Hy Anh said...

thực sự là chú có bao giờ nghĩ rằng việc lập ra hệ thống trung ương ở Việt Nam ở buồi ban đầu không thuận lợi nhưng khi đến thời điểm hiện tại thì ta lại nhận ra một lợi ích đáng kinh ngạc không? Chúng ta không thể mạo hiểm để đi theo con đường của các nước khác được, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lão tiền bối chẳng lẽ không có tầm nhìn này, nên nhớ Lãnh tụ đã đi vòng quanh Trái Đất này, cũng đã bị Quốc tế Cộng sản kỉ luật, làm ơn hãy suy xét thật kĩ và bạn sẽ càng nhận thấy đây chính là sự sắp đặt vô cùng vi diệu mà các tiền bối để lại.

«Oldest ‹Older   201 – 205 of 205   Newer› Newest»