Friday, April 3, 2015

Kinh tế bảo hiểm xã hội

Theo chế độ hiện hành, quỹ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thu được từ mỗi nhân công theo bảng sau:

1. Đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT, BHTN (bảng 1).
Năm
Người sử dụng lao động (%)
Người lao động (%)
Tổng cộng (%)
BHXH
BHYT
BHTN
BHXH
BHYT
BHTN
01/2007
15
2

5
1

23
01/2009
15
2
1
5
1
1
25
Từ 01/2010
đến 12/2011
16
3
1
6
1,5
1
28,5
Từ 01/2012
đến 12/2013
17
3
1
7
1,5
1
30,5
01/2014
trở đi
18
3
1
8
1,5
1
32,5

Trong phạm vi bài viết này, chỉ đề cập đến hoạt động kinh tế của quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH). Bảo hiển Y tế và Bảo hiểm thất nghiệp sẽ được đề cập vào một dịp khác. Lưu ý, các quỹ bảo hiểm trên là bắt buộc. Doanh nghiệp và người lao động chậm đóng sẽ bị phạt hành chính, nếu không đóng sẽ bị truy tố hình sự. Nên, các khoản thu bảo hiểm bắt buộc này là khoản thu thường xuyên, tính toán trước được.

Tính toán từ bảng trên, mỗi năm quỹ BHXH thu được số tiền:

Cao nhất là
(18% + 8%) * 12 tháng = 3.12 tháng lương

Thấp nhất là
(15% + 5%) *  12 tháng = 2.4 tháng lương

Tính bình quân, mỗi năm quỹ BHXH thu được từ một người đi làm một số tiền tương đương với 2.7 tháng lương của người đó. Số tiền đóng vào quỹ sau 5 năm, 10 năm, 15 năm và 20 năm lần lượt là

Theo chế độ lãnh BHXH 1 lần (văn tự ghi là "trợ cấp" BHXH, điều này không đúng. Vì đây là tiền của doanh nghiệp và người lao động đóng, chẳng ai có quyền "trợ cấp" cho ai ở đây cả) mỗi năm làm việc được lãnh 1.5 tháng lương. Số tiền được lãnh (dân gian gọi là 1 cục) theo số năm làm việc so với 2 phương án cất trong tủ và đầu tư tài chính cụ thể như sau:

Thời gian làm việc
Nếu cất trong tủ mỗi năm 2.7 tháng lương
Nếu mua Trái phiếu lãi suất 5%
BHXH chi trả 1 lần theo quy định 1.5 tháng lương cho mỗi năm công tác
5 năm
13.5 tháng lương
14.92 tháng lương
7.5 tháng lương
10 năm
27.0 tháng lương
33.96 tháng lương
15.0 tháng lương
15 năm
40.5 tháng lương
58.26 tháng lương
22.5 tháng lương
20 năm
54.0 tháng lương
89.28 tháng lương
30.0 tháng lương

Đây chính là bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Chú thích:

Xin nhắc lại, những lãnh đạo và cán bộ làm việc cho quỹ BHXH hưởng lương từ ngân sách chứ không từ quỹ BHXH, mà nguồn ngân sách được tạo bởi thuế Thu nhập cá nhân và các loại thuế khác thu từ người lao động.

Nếu dùng số tiền đóng BHXH mua trái phiếu chính phủ với mức lãi suất 5%
sau 5 năm sẽ thu được số tiền 14.92 tháng lương, tính theo phương pháp Giá trị tương lai của dòng tiền FV, cụ thể như sau
Period Cash Flow Future Value
1 2.70 3.28
2 2.70 3.13
3 2.70 2.98
4 2.70 2.84
5 2.70 2.70
Total: 14.92

sau 10 năm số tiền thu được là 33.96 tháng lương,

Period Cash Flow Future Value
1 2.70 4.19
2 2.70 3.99
3 2.70 3.80
4 2.70 3.62
5 2.70 3.45
6 2.70 3.28
7 2.70 3.13
8 2.70 2.98
9 2.70 2.84
10 2.70 2.70
Total: 33.96

Sau 15 năm là 58.26 tháng lương

Period Cash Flow Future Value
1 2.70 5.35
2 2.70 5.09
3 2.70 4.85
4 2.70 4.62
5 2.70 4.40
6 2.70 4.19
7 2.70 3.99
8 2.70 3.80
9 2.70 3.62
10 2.70 3.45
11 2.70 3.28
12 2.70 3.13
13 2.70 2.98
14 2.70 2.84
15 2.70 2.70
Total: 58.26

và sau 20 năm là 89.28 tháng lương

Period Cash Flow Future Value
1 2.70 6.82
2 2.70 6.50
3 2.70 6.19
4 2.70 5.89
5 2.70 5.61
6 2.70 5.35
7 2.70 5.09
8 2.70 4.85
9 2.70 4.62
10 2.70 4.40
11 2.70 4.19
12 2.70 3.99
13 2.70 3.80
14 2.70 3.62
15 2.70 3.45
16 2.70 3.28
17 2.70 3.13
18 2.70 2.98
19 2.70 2.84
20 2.70 2.70
Total: 89.28

83 comments:

saycheese1985 said...

Ý bọn quan chức là ko phải chỉ tiền hiện kim 1 cục, mà còn có những support dạng đào tạo nghề hay về già dc lãnh mối tháng dăm đồng. Chi phí của những cái hoa hòe đó thì tính sao bác Lý?

Lý Toét said...

Saycheese,

Đã lãnh 1 cục thì không có tiền hưu.

Còn đào tạo nghề thì thuộc phạm vi của Bảo hiểm thất nghiệp.

Unknown said...

Vấn đề là lương thường tăng dần, khi lĩnh 1 cục đâu có tính theo mức trung bình?

Lý Toét said...

Bạn Tiến võ đoán rồi,

Luật ghi: 3- Trợ cấp BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu (đóng BHXH từ 3 tháng đến < 20 năm): Mỗi năm đóng BHXH được hưởng 1,5 tháng lương bình quân đóng BHXH.

Nghĩa là, trong hồ sơ BHXH của bạn người ta có đủ dữ liệu về Tổng số tiền và thời gian đã đóng là bao nhiêu. Dễ dàng tính ra các số liệu cần thiết.

Củ Chuối Tây said...

Ý mụ Lý là, ở xứ ta, Quỹ BHXH đem tiền thu được từ NLĐ, mua công trái chính phủ, vẫn còn có lãi.

số trả cho NLĐ (nếu họ có được hưởng) thấp hơn nhiều lần. Trong khi, các ảnh vẫn tiếp tục kêu gọi là tăng thời gian đóng BHXH và tỉ lệ.

ưu việt của chế độ ta ở đây chứ đâu

Lý Toét said...

Chuối,

Khoan hãy nói tới lợi tức của tiền rỗi. Chỉ cần cất tủ đã được gần gấp đôi số tiền (nếu) được lãnh 1 cục. Chi tiết xem bảng so sánh ở trên.

Xoong Thủng said...

So sánh giữa bỏ tủ và 1 cục thì cữ mỗi 5 năm cần lao lại bị vặt thêm 6 tháng lương.

Bảo sao các anh mong cần lao, hăng hái lao động dài lâu

Thì Bựa Bựa said...

Thầy Lý lâu lâu mới viết 1 bài, kể cũng hơi suy thoái nhể :)

Trong cái bảng 1 của thầy Lý, cái cột người sử dụng lao động đóng nó khác với cột người lao động đóng nha.

Người lao động đóng bằng cách trừ trực tiếp vào tiền lương, tức là lấy trực tiếp từ ví tiền của người lao động bỏ vào ví tiền của nhà nước tạm giữ hộ.

Còn người sử dụng lao động lại được trừ vào chi phí hợp lý hợp lệ, tức là không có lấy từ ví tiền của người chủ. Như vậy nó cũng chỉ là lấy từ ví tiền bên trái của nhà nước bỏ vào ví tiền bên phải của nhà nước.

Thì Bựa Bựa said...

Trong bảng 1:

- số 18% có thể diễn giải là doanh nghiệp lấy từ cơ quan thuế để nộp cho cơ quan bảo hiểm. Đấy là doanh nghiệp ngoài đó. Còn cơ quan nhà nước thì là lấy từ ngân sách (chi thường xuyên) nộp cho cơ quan bảo hiểm.

- số 8% có thể diễn giải là người lao động lấy từ ví tiền của mình đưa cho cơ quan bảo hiểm tạm giữ. Sau này lấy về 1 cục hoặc hưởng lương hưu đều đều.

Thì Bựa Bựa said...

Câu này 2b nghe không khách quan lắm:

Trích: "Đây chính là bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa."

Bởi vì trong bài, thầy Lý chưa có thực hiện việc so sánh với số liệu ở các chế độ khác nên việc đưa ra kết luận sẽ được 2b đánh giá là còn chủ quan và cảm tính. :)

Lý Toét said...

Cảm ơn những thắc mắc của 2 Bựa,

Sao lại phân biệt chi phí "hợp lý" với chi khí "không hợp lý"; sao lại phân biệt giữa tiền của người lao động và người chủ. Vấn đề chung ở đây là số tiền mỗi năm 2.7 tháng lương đóng vào quỹ BHXH. Nên nhớ đây là quỹ chứ không phải thuế. Một người làm 20 năm chỉ được trả số tiền bằng 1/3 quỹ này tích lũy được.

Sao lại nhầm lẫn phần người sử dụng lao động đóng 18% là của cơ quan thuế nhỉ. Đây là quy định của việc trả lương.

Còn tính chất ưu việt ở ta là ở chỗ quỹ này do nhà nước (thực chất là đảng) nắm thay vì tư nhân như ở các xứ giãy chết. Nhưng dù công hay tư gì thì cũng phải bảo đảm nguyên tắc: Mức chi trả dựa trên phần đóng góp cộng với lợi nhuận đầu tư.

Statesman said...

Chắc mụ Lý nói chưa rõ?

BHXH bao gồm cả hưu trí (mọi người đang quan tâm cái này), tử tuất, thai sản, trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động /bệnh nghề nghiệp.

Quỹ BHXH vì vậy không chỉ chi cho hưu trí, nhưng cái này là phần quan trọng.

BHXH là 1 phần của hệ thống an sinh xã hội (social security) nên chính phủ phải quản lý, dù giẫy chết hay không.

Riêng phần hưu trí, phần cơ bản nhất chính phủ quản lý hoặc các tổ chức được ủy quyền (quỹ hưu trí của những người làm nghề tự do, tiểu thương, làm nông nghiệp ở Pháp chẳng hạn). Nếu muốn có thêm tiền hưu thì có thể tham gia thêm hoặc do cty bonus, cái này thì tham gia với các quỹ hưu trí tư hoặc các cty BHNT.

Cái cần là tính minh bạch trong việc quản lý quỹ. Portfolio đầu tư phải an toàn.

Bọn giãy chết, mặc dù trong cùng 1 cơ quan quyền lực nhưng có thể là người của nhiều đảng khác nhau nên chúng tự soi nhau.

Tài chính minh bạch cần 1 cơ quan kiểm toán độc lập, các quỹ từ thiện ở Lừa cũng phải cần có cái này.

Thì Bựa Bựa said...

2b dùng tí kế toán để trả lời thầy Lý nhé:

Hạch toán tiền bảo hiểm phải nộp:

- Nợ 154: 18%
- Nợ 334: 8%
- Có 338: 26%.

Là 2b đang nói mỗi BHXH theo tinh thần của bài.

Diễn nôm cho quần chúng hiểu:

- Trừ vào túi tiền của nhà nước: 18%
- Trừ vào túi tiền của người lao động: 8%
- Đưa cho nhà nước tạm giữ hộ: 26%

Rõ ràng chưa thầy nhỉ?

Lý Toét said...

Sao 2 Bựa cứ cố ý ghép BHXH vào thuế thế nhỉ. BHXH do luật Lao động điều chỉnh còn các sắc thuế do luật Thuế điều chỉnh.

BHXH là một quỹ dùng để bảo đảm cuộc sống cho người lao động sau khi nghỉ việc. Còn thuế nộp vào ngân sách dùng cho việc chi tiêu của đảng và chính phủ và chi trả cho các dịch vụ công như Giáo dục, Quốc phòng etc.

Ngân sách có thể hỗ trợ cho BHXH và quỹ BHXH không dùng vào việc gì khác việc cung cấp quyền lợi cho người lao động.

Lý Toét said...

Fort Minable,

Hưu trí của bọn Giãy chết gồm 3 thành phần: Trợ cấp từ ngân sách, Đóng góp bắt buộc và Đóng góp tự nguyện. Nguyên lý là Quỹ hưu bổng bao gồm phần đã đóng góp và lãi đầu tư. Quỹ hưu bổng không được chi trả vào việc khác.

Bài viết này tớ chỉ đề cập tới những trường hợp luật VN không áp dụng hưu trí. Còn những người được hưởng hưu trí có số năm làm việc cao hơn (từ 25-30 năm), nên đóng góp của họ còn nhiều hơn.

Còn trợ cấp thai sản, bình quân mỗi gia đình 2 con, nên xét tổng thể mỗi người được hưởng thai sản 3 tháng lương tương đương với 1 năm góp BHXH, rồi chấm hết. Tử tuất còn ít hơn nữa.

Trợ cấp tai nạn thì không phải phổ biến, chỉ chiếm khoảng 1% số người lao động và mỗi ca trợ cấp cũng chỉ tương đương với 1 lần đi đẻ.

DoNam said...

Thầy Lý thông não cho em phát, thành thầy.

Với công chức, viên chức, quân đội, công an thì 18% đóng quĩ BHXH lấy từ ngân sách nhà nước? Với doanh nghiệp SXKD (kể cả DNNN và DNTN) thì 18% đó có phải được lấy từ lợi nhuận của doanh nghiệp?

Lý Toét said...

menolos,

Đúng rồi. Người hưởng lương từ nguồn ngân sách cũng là đối tượng đóng BHXH. Quỹ BHXH độc lập với ngân sách.

Với doanh nghiệp, đóng BHXH cho người lao động được hạch toán vào chi phí nhân công. Tuyệt đối không trích từ lợi nhuận doanh nghiệp. Thực chất của chính sách này là bổ sung cho chính sách lương tối thiểu.

Thì Bựa Bựa said...

Nếu không trừ tiền bảo hiểm thì số chi phí bảo hiểm đó sẽ được tính là lợi nhuận chịu thuế. Tức là phải nộp 22% thuế thu nhập trên số này thay vì 18% nộp BHXH.

Còn cơ quan nhà nước thì số 18% này đương nhiên lấy tiền nhà nước ở túi bên trái (ngân sách) nộp cho túi bên phải (bảo hiểm).

TiTAN said...

Anh Haibựa (18)
nhầm rồi nhé,
Giả sử lương cơ bản của 1 nhân dân cần lao là 2 trẹo cụ/tháng, thì doanh nghiệp phải nộp quỹ BHXH là 18%*2trẹo = 360 nghìn cụ/tháng (a).

Nếu cần lao ko có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động < 3 tháng thì doanh nghiệp ko phải nộp khoản này (b), tức là chi phí nhân công ở trường hợp (a) giờ hạch toán thành thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, mức nộp (thuế-ngân sách) là 22% của 360 nghìn cụ, tức 79.2 nghìn cụ.

Lý Toét said...

2 Bựa,
Bạn chỉ biết nói mà không biết nghe. 18% lương công chức có nguồn gốc từ ngân sách thì thuế ở đâu? Bạn lót tay cho Hải quan và Bốc xếp có phải là thuế không.

Tấc đất tấc vàng,
Doanh nghiệp nào mà không có nổi hợp đồng lao động nghĩa là không có nhân công thường trực thì khó mà có lãi để mà được đóng thuế TNDN.

Thì Bựa Bựa said...

Chi phí của doanh nghiệp là do cơ quan thuế (Nhà nước) quản lý.

Nếu khoản chi phí ấy không hợp lý hợp lệ sẽ bị cơ quan thuế gạt ra và coi đó là thu nhập chịu thuế (lãi) và doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp + tiền phạt.

Giả sử lương 2 triệu đồng mà không đúng quy định và bị gạt ra thì số chi phí lương 2 triệu đồng này sẽ bị coi là lãi.

Nhân với mỗi thuế thu nhập doanh nghiệp thôi thì 2 triệu x 22% = 440 nghìn đồng.

Trong khi nếu nó là hợp lý thì đóng bảo hiểm 2 triệu x 18% = 360 nghìn đồng.

Cơ quan bảo hiểm và cơ quan thuế đều là Nhà nước. Tuỳ doanh nghiệp chọn đóng 440 nghìn hay đóng 360 nghìn.

Thì Bựa Bựa said...

Giả sử lương công chức nhà nước là 2 triệu đồng.

- Nhà Nước (ngân sách) chi ra:

+ 2.000.000 đồng tiền lương
+ 360.000 đồng tiền BHXH (18%)

- Trong 2 triệu đồng tiền lương thì:

+ 1.840.000 đồng tiền lương công chức được thực nhận qua thẻ ATM

+ 160.000 đồng tiền BHXH (8%).

Như vậy, tổng số tiền Nhà Nước đã chi ra: 2.360.000 đồng

Tổng số tiền Nhà Nước thu về qua cơ quan BHXH: 520.000 đồng (360k + 160k).

Tổng số Thực Chi của Nhà Nước là 1.840.000 đồng.

Thì Bựa Bựa said...

Giả sử Doanh thu của doanh nghiệp là 3 triệu đồng.

Chi phí của doanh nghiệp là 2 triệu đồng, và đây chỉ có chi phí lương.

Doanh nghiệp sẽ nộp BHXH như sau:

+ 360.000 đồng (18%)
+ 160.000 đồng (8%)

Tổng nộp cho BHXH là 520.000 đồng (26%).

Người lao động sẽ thực nhận số tiền qua thẻ ATM = 1.840.000 đồng (như công chức).

Tổng chi phí của doanh nghiệp sẽ là:

2.000.000 + 360.000 = 2.360.000 đồng

Lãi của doanh nghiệp là:

3.000.000 - 2.360.000 = 640.000 đồng

Doanh nghiệp nộp thuế TNDN là:

640.000 đ x 22% = 140.800 đồng

Giải sử doanh nghiệp không đóng BHXH cho số tiền lương theo luật là phải đóng thì doanh nghiệp sẽ bị loại không được công nhận khoản chi phí này và thuế TNDN lúc đó phải nộp là:

3.000.000 đ x 22% = 660.000 đồng

Thì Bựa Bựa said...

Thầy Lý phản bác trực tiếp vào số liệu 2b vừa nêu nhé, nói chung chung mãi mệt roài.

uyeen said...

Cán bộ lại ngụy biện rồi. nếu DN không đóng BHXH thì khoản chi phí cho tiền lương 2.000k vẫn được trừ chứ, Chỉ có điều là BHXH nã cái khoản 360k+160k=520k, trong khi thuế vẫn phải nộp 1.000k x22%= 220k. Tổng cộng phải chi là 360k+220k=580k, trong khi nếu đóng BHXH thì chỉ chi 360k+140.8k=500k. Nghĩa là phải đóng 22$ thuế số tiền 360k tiền bảo hiểm mà DN chưa /đóng.

Lý Toét said...

Bạn nói sai thì có gì cho tớ phản bác. Bạn cứ liệt lê ra rồi gán cho nó là thuế.

Tiền thuế là tiền đóng vào ngân sách, bạn không lấy lại được, có thể bạn có lợi ích gián tiếp từ thuế. Còn tiền BHXH đóng vào quỹ BHXH. Tiền BHXH là của bạn, bạn được sử dụng khi không có khả năng làm việc nữa. Tính chất an sinh XH của nó là ở chỗ nhà nước san sẻ một phần nhỏ của bạn cho người khác hoặc bạn nhận lại một phần từ người khác. Và dứt khoát, tiền BHXH không được bị đánh cắp.

Thì Bựa Bựa said...

Thế 2b hỏi thầy Lý:

Chi phí tiền lương của doanh nghiệp có phải do cơ quan thuế quản lý hay không?

Ví dụ thế này: Doanh nghiệp có thể kê khai khoản chi phí tiền lương này là 1 triệu, hay 2 triệu nhưng cơ quan thuế chỉ chấp nhận nó là 500k thôi, số còn thừa sẽ bị họ (cơ quan thuế) gạt ra và thành lãi của doanh nghiệp, rồi họ sẽ thu thuế TNDN trên số lãi đó.

Đới, 2b hỏi cụ thể điều đới người ơi

Lý Toét said...

CP tiền lương thể hiện trên bảng lương và những đóng góp theo lương, được xác nhận bởi chuyển khoản qua ngân hàng và chữ ký của người lãnh tiền.

Bạn lại nhầm lẫn với các chi phí vật tư vật liệu rồi. Những chi phí này đòi hỏi điều kiện cần là chứng từ và điều kiện đủ là chi phí hợp lý. Hợp lý ở đây là định mức tiêu hao và đơn giá.

Còn tiền lương thì trả càng cao càng tốt. Nhà nước còn phải can thiệp để DN không trả lương quá thấp thông qua lương tối thiểu và đóng an sinh xã hội.

Statesman said...

Hưu trí (pension) của bọn giãy chết là do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Chính phủ chỉ trợ cấp 1 số ít đối tượng đặc biệt.

Mụ Lý dựa trên mức chi trả của xứ thiên đường nên thấy các khoản chi khác của BHXH không thấm tháp gì.

Chi trả hưu trí, như 1 dạng niên kim nhân thọ, phụ thuộc vào tuổi thọ của người tham gia, được tính toán dựa trên bảng tỷ lệ tử vong.

Với khoản hưu trí, bọn bóc lột đóng thêm cho đối tượng được bóc lột. Chi phí các khoản giới chủ phải đóng cho người lao động khoảng 80% lương. Nếu lương 2k/tháng thì chủ phải trả tổng cộng khoảng 3,6k/tháng.

Vì vậy mặc dù không có giới hạn mức trần (như xứ thiên đường là 20 lần lương cơ bản), bỏn sẽ giới hạn mức lương nếu lương cao thông qua bonus hay cổ phiếu.

Lý Toét said...

Cảm ơn Fort Minable về thông tin,

80% lương lãnh mà giới chủ phải đóng có lẽ bao gồm cả tiền thuế. Với tuổi hưu 60 thì số năm làm việc phải nhiều hơn số năm hưu. Hơn 30 năm tích luỹ với lãi suất 3% nó đã trở thành 38.06 năm lương.

Với con số dư dả như thế này thì đã không cần đề xuất nâng tuổi hưu lên 62.

Statesman said...

Đóng 80% lương Net của NLĐ là nhìn từ góc độ giới chủ. Làm giới chủ bên này đau đầu nhiều chứ chứ không chỉ riêng chuyện business.

Các chi phí này được tính vào giá vốn hàngbán/dịchvụ. Thuế TNDN được tính ở khúc sau.

Riêng khoản hưu trí, NLĐ đóng 6,85% lương gộp (brut), vượt 3170€ thì thêm 0,30%; chủ đóng 8,5%, nếu vượt 3170€ thì thêm 1,8%. Tổng cộng khoản đóng cho hưu trí khoảng 15,35%-17,55% lương.

Giả sử đi làm từ năm 20 tuổi, đến 60 tuổi nghỉ hưu thì đã đóng khoảng 6,2 năm tiền lương. Về hưu sống thêm 10 năm là chắc có lời rồi. Lương hưu bình quân khoảng 70% lương trước đó.

Vấn đề của bọn giãy chết là tuổi thọ càng tăng, dân số già nên phải tăng tuổi hưu.

Mụ Lý tham khảo cái này nếu muốn:
https://www.apce.com/cid84580/cotisations-sociales-du-regime-general-des-salaries.html?cid=84580

Thì Bựa Bựa said...

Trích:

"Bạn lại nhầm lẫn với các chi phí vật tư vật liệu rồi. Những chi phí này đòi hỏi điều kiện cần là chứng từ và điều kiện đủ là chi phí hợp lý. Hợp lý ở đây là định mức tiêu hao và đơn giá."

Chi phí tiền tương cũng cần chứng từ nhá thầy Lý.

Chứng từ ở đây là hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng tính và phân bổ chi phí tiền lương.

Điều kiện đủ cũng là tính hợp lý aka chi phí tiền lương trên tổng chi phí chung là bao nhiêu - chớ không phải cứ ký bao nhiêu hợp đồng, cứ chấm công, cứ trả lương cao vút rồi kê hết vào chi phí lương là không được.

Lý Toét said...

2 Bựa có vấn đề đọc hiểu

King Filter said...

Doanh nghiệp Lừa thường tránh khoản nộp BHXH bằng cách chia ra Lương thực lãnh và Lương tối thiểu theo quy định.

Khoản lương thực lãnh được chia ra thành mức lương cơ bản để đóng bảo hiểm và các khoản phụ cấp khác.

Như vậy theo cách tính này thì doanh nghiệp và công nhân lợi hại như thế nào nhỉ? Nhờ các cô tính giúp.

King Filter said...

Vấn đề BHXH tại Lừa cũng phụ thuộc rất lớn vào mức đóng dựa theo lương cơ bản khác xa với lương thực lãnh.

Sau khi đợi đến 15-20 năm lãnh lương hưu thì mức lãnh này chẳng được bao nhiêu người ơi.

Nếu người lao động làm cho doanh nghiệp Tây Lông thì lãnh cũng còn khá khá vì bỏn đóng đúng số thực lãnh.

Lý Toét said...

King Filter,

Luật Lao động chừa một khe khá rông để cho các DN lách: căn cứ mức lương ghi trong hợp đồng lao động. Thu nhập của NLĐ có thể là bằng mức lương này cộng với một số phụ cấp (có thể cao hơn lương).

Vì vậy, mức đóng BHXH là do thỏa thuận giữa 2 bên. Thường DN nước ngoài đóng cao hơn là vì họ quản trị tốt hơn, năng suất cao hơn nên sẵn sàng chịu chi phí cho 1 đồng tiền lương cao hơn.

Thí dụ: cùng 1 công việc quốc doanh cần 3 người, ngoài quốc doanh cần 1.5 người thì DN NN cần 1 người. Họ trả 70 trong khi 2 đơn vị kia trả 20 và 40.

Statesman said...

Lâu rồi không cập nhật nhưng hình như ở Lừa vẫn quy định mức lương trần làm căn cứ đóng BHXH là 20 lần lương cơ bản. Các bạn làm nước ngoài lương tháng có thể trăm củ nhưng lương để đóng BHXH thì chỉ 20-30 củ maximum.

Quy định này bị các bạn FDI kêu từ cả chục năm, từ lúc a. Sang còn làm Phá.

Bọn giãy chết không quy định mức lương trần để làm căn cứ đóng các khoản, nhưng DN tự biết điều tiết thế nào cho lợi nhất, thông qua các khoản trợ cấp, bonus, etc...

Statesman said...

Theo quy định hiện tại ở Lừa, phần BHXH tổng cộng 26% lương, giả dụ 25% là cho hưu trí.

Giả dụ đi làm từ tuổi 22, về hưu lúc 60, sau 38 năm đóng hết 9,5 năm tiền lương.

Về hưu nhận được khoảng 70%, nên tối thiểu phải sống đến 74 tuổi thì mới huề vốn.

Tuy nhiên, phép tính trên vẫn chưa điều chỉnh bới lạm phát và chi phí cơ hội.

Xứ giãy chết được đảm bảo mức sống tối thiểu nên họ sợ có người lấy tiền hưu 1 lần xài cho đã rồi về già lại sống vào trợ cấp xã hội. (Hệ thống an sinh xã hội bao gồm BHXH, trợ cấp XH và các ưu đãi XH).

Đông Tư said...

Chào mụ Lý và các cô.

Ở Lừa tốt nhất là nên đóng BHXH và BHYT ở mức thấp nhất có thể.

Bất lợi như nào so với tiết kiệm hoặc cất tủ thì mụ Lý đã nói trong bài. Trong bài mụ Lý mới nói đến số tháng lương thôi đã bất lợi rồi trong khi tháng lương đó là lương bình quân cả quãng đời tối thiểu 20 niên đi làm của mình. Với cách tính bình quân như vậy, đến ngay cả những người làm cho Tây Bương cũng thấy thê thảm.

10 niên thuở 1995~2005, anh làm cho Tây Bương, lương loanh quanh 250~350 tơn, quy đổi cỡ xấp xỉ 4 trẹo cụ, gấp 10 lần lương cơ bản nhà nước quy định lúc đó. 10 niên tiếp theo anh nhảy việc, cũng Tây Bương với mức lương vượt trần BHXH là 20 tháng lương cơ bản. Anh nhớ ko nhầm thì từ 2005 đến 2010 20 lần lương cơ bản cỡ 9 trẹo cụ và 5 năm còn lại cho đến bi giờ là 20 trẹo cụ. Nếu hết năm nay anh anh dừng đóng và đợi lĩnh lương hưu thì mức lương bình quân của anh cũng chỉ là (4x10+5x9+5x20)/20=9.25 trẹo cụ. Với 20 niên đóng BHXH, anh được hưởng lương hưu băng 60% mức lương bình quân, tức 9.25x0.6=5.5 trẹo cụ.

5.5 trẹo cụ thì anh có độc lập về tài chính được cái cục cứt. Rồi cũng lại phải sợ thằng con đến chết khiếp mà thôi hehe.

Các cô thấy chưa, đỉnh cao Tây Bương khi hưu thì vẫn chưa thoát khỏi kiếp bần nông ở Lừa đâu.

Hạt Đỗ said...

Thầy Lý và các cô cho em hỏi ngu phát. DN em hạch toán chi phí bằng lương , HĐ < 3 month để lách thằng BHXH rưng ứ đăng ký lđ với Phòng LĐ quận, rứa mấy anh thuế có đạp ra không ạ. DN em chiên mảng tư vấn xd nên đầu vào chả có gì ngoài VPP và lương huhu. HĐ nầu CĐT nó cũng cạp phân nửa. Tks thầy & các cô.

Lý Toét said...

Fort Minable,

BHXH ở Lừa hiện tại là 36%, với lãi suất trái phiếu 5%, đi làm 38 năm tích luỹ được số BHXH là 38.78 năm lương.

Với 38.78 năm lương tích luỹ được thì lương hưu lãnh 100% trong 100 năm chưa hết.

Nếu hạ lãi suất xuống 3%, sau 38 năm làm việc tích luỹ được 24.90 năm lương. Lãnh tiền hưu 100% có sống thêm 46 năm nữa thì trong quỹ hưu vẫn còn tiền.

Nếu đóng BH 80% thì tại sao lại phải đòi tăng tuổi hưu lên 62?

Lý Toét said...

Đông Tư,

Muốn giảm tiền đóng BHXH (BHYT và cả BHTN, tất nhiên) và có thể giảm cả giảm cả thuế thu nhập, cần yêu cầu cty cấp xe (xăng và tài), cấp nhà, cấp du lịch, có thể thêm cả ăn trưa nữa. Tiền lương còn lại nộp cho vợ để cho bữa chiều, nuôi con đi học. đi đám cưới, đám ma.

Nếu quỹ BHXH mà được đầu tư đúng cách như tính toán của tớ ở trên kia, thì tiền hưu cũng không đến nỗi tệ đâu.

Lý Toét said...

Hach Co.,

Tại DN làm tư vấn, kỹ sư là tài sản của cty. Nếu mướn kỹ sư không quá 3 tháng thì không sao. Thông thường kỹ sư sẽ phải theo hết một giai đoạn công trình.

Thử lách bằng cách lập ra 2 công ty riêng biệt rồi tráo đổi nhân lực mỗi 3 tháng. Không biết BHXH nó có cho qua không.

Giảm lương bằng cách tài trợ chi phí đi lại, nhà ở (không thuê người địa phương).

Đông Tư said...

Lại còn bất công ở chỗ, các cô đóng BHXH với mức lương 20 lần lương cơ bản, nay đang là 20 trẹo cụ thì các cô cũng phải đóng mức BHYT 4.5%. Tính ra là 4.5%x20 trẹo cụ=900k cụ/tháng. Nhưng khi đi khám bệnh các cô vẫn phaỉ dùng dịch vụ y tế giống bần nông đóng BHYT mức lương 2.5 trẹo cụ, tức 110k/tháng. Trong khi đó nếu lấy được 900k kia ra, các cô dư sức mua được gói bảo hiểm cho cả gia đình 4 mạng chữa bệnh ở Viêt Pháp

Đông Tư said...

Mụ Lý,

Nếu chuyển số chi phí đó sang cho một hợp đồng BHNT và một hợp đồng BHSK cho nhân viên, như anh nói ở trên được ko?

Ở Lừa, tốt nhất nhẽ đưa chi phí BHXH và BHYT vào trong hợp đồng BHNT và BHSK là phù hợp nhất. Bởi với hợp đồng BHNT các cô vừa tiết kiệm được một cách có kỷ luật vừa lại được bảo hiểm khi có rủi ro nghiêm trọng xảy ra với mình.

Hạt Đỗ said...

Cảm ơn thầy Lý, các cô.
Các HĐ TV, thường em ký thực hiện dưới 3 tháng ( thậm chí có cái chỉ vài ngày ). Em cũng lăn tăn như thầy, chả biết mấy đạika BHXH có cho em qua phà không bởi em không đăng lý lao động với phòng LĐ mà " giang hồ kế toán" đồn rằng như em là nó xuất toán chi phí lđ ngay và luôn. Hăm hai % thuế TNDN sẽ hân hoan chào đón em. Mới nộp BKTC 2k14 xong mà đã nhận đt của cán bộ thanh tra quận hỏi thăm tình hình làm ăn của doanh nghiệp và mời DN rảnh thì làm vài ve cho vui roài...aha

Statesman said...

Mụ Lý tính lại giùm cái.

ở Lừa, giả dụ lương tháng cố định từ lúc mới đi làm đến lúc về hiu, sau 38 năm đi làm với lãi suất cơ bản 5%/năm, toàn bộ 28% lương tháng là lương hưu, thì lúc về hiu để dành được 28 năm lương.

Nếu mỗi tháng nhận lại với các giả định trên thì nhận trong vòng 18 năm.

Tuổi thọ trung bình của hiện giờ là 73 tuổi. Tính ra "góp hụi chết" 5 năm tiền lương, là yêu CNXH.

Statesman said...

Riêng về bọn giãy chết, các khoản đóng góp của NLĐ và NSDLĐ không chỉ dành cho lương hưu, BHYT mà còn nhiều khoản liên quan đến phúc lợi xã hội khác, mụ Lý xem lại link đã đưa ở trên.

Đóng thêm 82% lương bỏ túi của NLĐ là cách tính của NSDLĐ để tính giá vốn.

Lương ở giãy chết ví dụ 3k/tháng thì đó là lương chưa trừ các khoản, bỏ túi thực sự chỉ 72%. Sau đó thì tùy gia cảnh mà nộp tiếp thuế TNCN, thuế nhà etc...

Nhưng đóng góp vậy có nhiều không khi:
+ Trường học (trường công lập) miễn phí đến hết lớp 12, ngay cả ĐH
+ Bệnh viện, nhà thuốc miễn phí từ 70-100%. Chỉ cần quẹt thẻ là xong.
+ Công viên, thư viện, bảo tàng, nhà hát hầu như phường/thị trấn nào cũng có.
+ Người nghèo nhất cũng được xã hội đảm bảo mức sống tối thiểu, hỗ trợ chi phí thuê nhà, đi lại, du lịch etc...

Statesman said...

Tiếp ở giãy chết:

Khoản đóng góp hưu trí của NLĐ và NSDLĐ khoảng 15-17% lương tháng.

TPCP Pháp 10 năm hiện nay là 0.472%/năm; 30 năm là 1.132%/năm (Lừa 10 năm là 6,446%/năm).

Ở Pháp sau khi đóng hưu khoảng 40 năm thì nhận lại đủ khoảng 8 năm.

Lý Toét said...

Fort Minable,

Tớ tính lại đây
FV(5%,38,28%)=(30.16) năm lương

Nếu lãnh lương 100% thì sông đến 100 tuổi vẫn chưa hết. Tương đương với người trả góp cái nhà giá 30 triệu mỗi năm 1 triệu thì ngàn năm vẫn chưa hết nợ với lãi suất 5%.

Statesman said...

Mụ Lý,
Mức đóng tối đa cho BHXH là 26% lươngtháng, cứ cho toàn bộ dành cho lương hiu.
+ Nếu tính theo tháng, đầu kì:
FV(5%/12,38*12,0.26,0,0)~ 29,43 năm lương
+ Nếu tính theo năm, đầu kì:
FV(5%,38,26%*12,0,0) ~ 28 năm lương.

Ở tuổi 60 bắt đầu nhận hàng tháng, nếu nhận 100% lương trước đó:
nper(0.05/12,1,353.16) ~ 18 năm.

Mụ tính sao đến 100 tuổi nhận chưa hết?

Lý Toét said...

Fort Minable,

Bạn tính sai ở đâu đó rồi. Tớ có số tiền tương đương 28 năm tiền lương. Nếu chỉ để trong két, phải mất 28 năm tớ mới rút ra hết. Nếu gửi bank còn phải lâu hơn nữa, chứ?

pín said...

anh Lí toét lừng danh, trên FB có nich Lí toét này, có phải là anh không:


https://www.facebook.com/profile.php?id=100008379155652&fref=ufi&pnref=story

Lý Toét said...

He he, còn ai vào đây nữa

pín said...

nếu chính là anh, mời sang quán Bựa đôi co

Lý Toét said...

Tớ chỉ mất thời gian thảo luận với những ai chịu đọc.

Sói Đầu Đàn said...

Nghiên cứu PVG
Đọc qua báo cáo của PVG và bài Dung quất của chú Lý, con nghĩ:
Kết quả kinh doanh của PVG sụt giảm chủ yếu do gánh vác COGS(giá vốn) quá lớn.
Giá khí thế giới sụt giảm 50% trong 2015 và khi LPG quá phụ thộc vào Dung Quất.
+Đóng cửa Dung quất ngay và luôn sẽ tốt cho PVG
http://vtc.vn/lo-dong-cua-nha-may-loc-dau-dung-quat.1.549671.htm
+ Với Chi phí đầu vào LPG của PVG từ Dung quất là 50% sản lượng Dung quất, thêm vào đó là việc nghỉ bảo dưỡng thất thường của Dung Quất, thì quả thật DUng Quất đang là gánh nặng cho PVG.
+ CHuyển dần dịch score business sang khí CNG (dự kiến đi vào tháng 6.2015)- với tính toán mang lại lợi nhuận gộp (35%) cao gấp 3 lần lợi nhuận gộp từ LPG.

Lý Toét said...

Sói,

Ý bài viết là: Dung Quất có lãi nhờ hàng rào thuế nhập khẩu. Nay thuế nhập khẩu giảm thì DQ hết lãi.

Thực tế, chẳng có ai đầu tư như thế cả: vừa giá cao vừa thời gian dài. Số tiền đó gửi tiết kiệm, đã sinh lời biết bao nhiêu mà bất chấp thuế suất.

Lý Toét said...

Mục tiêu của sửa đổi luật BHXH kỳ này là:

Trích, Quy định lộ trình tăng dần thời gian đóng BHXH để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%, tiến tới người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam thì đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%. hết trích

Unknown said...

Chào bác Lý,
lâu lâu mới thấy bác viết bài.
1. Facebook của bác là ảnh thật hay giả đó? Nếu thật thì bác khá đẹp trai, he he.
2. BHXH: bên Mèo lại chấp hành đầy đủ, và đóng theo đúng lương thực tế, áp trần 23 triệu. Khổ nỗi là nếu đóng thấp hơn, thì chủ nó lại không chịu chia sẻ cái chênh lệch.
3. Dung Quất kêu ca, có nhẽ do dầu của DQ được coi là từ Nga?
Nhưng Bộ TC có nói từ đầu năm tới giờ chưa lô dầu nào được hưởng mức thuế 20% do vướng thủ tục C/O.
Mà thuế giờ đã hạ xuống tất tật 20% rùi.

Lý Toét said...

Em Mèo,

Chỉ có thể "chia sẻ" bằng chi phí chứ không bằng tiền công được. Chi phí đó có thể là "ăn, mặc, ở và đi lại".

Dung Quất ngưng hoạt động (điều này không tưởng) tớ còn mừng vì hạn chế được rủi ro đổ nhằm xăng kém phẩm chất.

tinh tinh said...

lý toét già hói rồi, mặt mập như heo, mắt cận,nụ cười hiền, muốn thì anh gửi ảnh cho. Nhưng em biết mà làm gì khi có gặp đâu :))) phụ nữ đôi khi thật phiền, đôi khi ko thể thiếu haha

Unknown said...

Bác Lý,
1. Chia sẻ ở đây có nhiều cái, ví dụ mua thêm một bảo hiểm y tế, nhân thọ nào đó, cũng như tăng các phúc lợi lên. Nhưng chủ nó cũng rắn, kiên quyết không có gì khác, nên thôi, luật thì cứ chấp hành, dù mình khá thiệt thòi.
2. Cái Mèo hơi khó hiểu là Dung Quất kêu ca vì thuế nhập khẩu từ Asean là 20% trong khi Dung Quất bị áp 35%??? Điều đó có nghĩa là dầu của Dung Quất lọc: là từ nguồn khai thác ở VN nhưng khong còn chủ quyền của ta nữa rùi, mà khai thác lên là của chủ khác nên phải áp thuế nhập ???
3. Sắp tới còn bắt đổ xăng E5, E10 do DQ phối trộn đó.
....................
Tinh tinh,
Vậy hả đồng chí? Công nhận cũng buồn cười ghê nhỉ, có bao giờ gặp đâu, mà gặp cũng chả để làm gì. Chỉ yêu mến bác Lý trên này là OK rồi. Tuy nhiên, Mèo vẫn tò mò ghê. Giống như hồi xôn xao vụ ảnh AHTT á.

tinh tinh said...

mấy thăng già như anh, thì đẹp nỗi gì hỡi em mèo, vừa già ăn măc thì quê mùa. thằng tướng hay thằng lý cũng vậy thôi, may thăng lý còn tóc haha

Lý Toét said...

Em Mèo,

Em bị thiệt không phải do luật (bởi vì em có tham gia soạn thảo luật đâu). Luật xứ ta chỉ tạo điều kiện cho chủ lách, người làm công không có cửa.

DQ là DN quốc doanh, nên ta không phải lo lắng cho họ. Có chăng là nguy cơ tai nạn trong nhà máy, mà tỷ lệ này thấp hơn tai nạn giao thông. Nên xét cho cùng, chẳng có gì đáng lo.

Lâu lâu bạn Tinh Tinh có ghé nhưng lại nói linh tinh.

Unknown said...

Bác Lý,
Mèo có lo lắng đâu, mà cũng chả thừa hơi. Chả qua là hơi khó hiểu với các tuyên bố mù mờ của cả PVN lẫn Bộ Tài Chính muốn hỏi cho ra nhẽ.
________________
Tinh tinh,
Yêu mến trên mạng ảo, thì cần gì biết ngoài đời còn tóc hay không, quần áo hiệu gì, già hay trẻ.
Đôi khi vài dòng trên mạng, như một thứ đô pinh cho một ngày dài với bao xì trét.
Mèo vào đọc blog bác Lý lâu đến nỗi, cái hình ảnh xấu trai avatar quen lắm í. May mà chủ nhân của tấm hình đó, ở tận đâu đẩu đâu, không phải ngoài Nụi, không nhỡ ở đây, lúc nào đụng mặt, thì buồn cười quá nhể. (Mèo cũng biết là hình đó không phải là bác Lý ngoài đời).
Thêm nữa, Tinh tinh và bác Lý nếu có già và xấu trai, mà tiền nhiều, thì thiếu gì Ngọc Trinh đâu.

Ngu Vat said...

Bác đúng là liệu việc như thần. Bữa nay nghe tin vịt đồn thì là mà rằng tăng thuế bảo vệ môi trường từ 1000vnđ lên 3000vnđ ngân sách nhà nước được gần 11000tỷ cụ, đồng thời giảm thuế nhập khẩu xăng dầu 2x% (x<9) ngân sách thất thu gần 13500tỷ bác thấy thế nào? không lẽ B coi thường người dân như vậy sao bác?

Trau Canh said...

@ Ngu Vat
Ngu Vat chỉ xem Bê có bao giờ coi trọng người dân chưa?

MBTrading said...

Chào các bạn, các bạn đang đổ một thứ xăng rất kém chất lượng...nếu đổ xăng A92 sẽ thấy khó nổ máy vào sáng sớm.

Lúc trước xe để một tuần thì khó nổ máy nhưng giờ chỉ cần hai ngày thì đã khó khởi động. Chứng tỏ xăng đã được pha ethanol-có đặc tính hút nước. Một số nơi bán xăng pha ethanol với trụ riêng nhưng tôi đoán chúng cũng pha với A92 để tăng lợi nhuận he he

Củ Chuối Tây said...

Mọi người còn vào được trang của cụ: Nguyễn Xuân Nghĩa này không?

Từ 28/04 là không vào được nữa.


Lý Toét said...

@Ngu Vat,
Tăng thuế môi trường để cân bằng với thuế nhập khẩu phải giảm theo lộ trình hội nhập. Nói cách khác, không vì giảm thuế nhập khẩu mà phải giảm giá xăng. Nguồn thuế từ việc tiêu thụ xăng dầu trong nội địa VN mỗi năm đem lại cho ngân sách khoảng 10 tỷ đô.

@MB,
Chưa tới mức như vậy đâu. Ăn gian bằng đo lường sẽ đơn giản hơn nhiều.

@Chuối,
dainamax tribune bị chặn từ lâu rồi. Tớ đã cập nhật đường link ở trên.

Ngu Vat said...

@ Trau Canh: Dạ coi thường không có nghĩa là trước kia đã coi trọng bác ạ, ý của tôi là dân trí bây giờ đã cao hơn rồi không thể cứ áp dụng cái bài sáng 1 chiều 2 đó mãi.
Bác Lý nói đương nhiên là đúng rồi. Cái Ngu Vat đang nói là B mang 2 con số 11v13nghìn tỷ cụ ra so sánh kìa, ý là thì mà rằng tôi tăng gấp 3 lần nhưng tôi vẫn thất thu tới tới hơn 20% đó. Có ai làm cái việc hại người hại mình thế không nhỉ???

Lý Toét said...

Dear all,

Ở xứ ta, cả 2 môi trường giá xăng và đóng bảo hiểm XH, người tiêu dùng (tức người trả tiền) không có sự lựa chọn. Xăng chỉ có 1 giá và BHXH chỉ duy nhất quỹ quốc doanh, mà quỹ này nó còn hay mất, người đóng BHXH không được phép biết.

Đông Tư said...

@Chuối: Trang của cụ NXN anh vẫn vào được bình thường từ thuê bao FPT hoặc 3G của Mobile. Ko biết các nhà mạng khác thế nào? Cô thử đổi setting địa chỉ IP của DNS Server trên card mạng (LAN hoặc Wireless, tùy loại nào cô dang dùng)sang 8.8.8.8 và 8.8.4.4 thử xem.

Lý Toét said...

Đông Tư,

Xác nhận,
Chỉ cần chỉnh DNS để vào bằng FPT
Vẫn phải vượt tường lửa để vào bằng Mobifone.

Củ Chuối Tây said...

@ Đông Tư: Vẫn không vào được thưa anh.

Đã đổi sang 8.8.8.8 và 8.8.4.4 hoặc 4.2.2.4 và 4.2.2.3 hay 208.67.222.222 và 208.67.220.220

Các blog khác vẫn được, riêng dainamaxtribune.blogspot.com thì không vào nổi.

Đông Tư said...

@Chuối: Nếu thế cô chỉ còn cách:

- Trước mắt, vượt tường lửa như mụ Lý đã cho. Thử thêm proxy vn1975.info của VOA xem, nếu cô ở vùng quê.

- Về lâu dài thì nên đổi sang thuê bao FPT hoặc Viettel. Bọn này dùng lợi thế support tạng này cho khách để cạnh tranh với nhau và giành khách với VNPT nên linh hoạt hơn VNPT nhiều. Nếu có khó khăn truy cập, cô có thể gọi bọn hỗ trợ kỹ thuật và cho chúng biết yêu cầu của cô, chúng sẽ support tối đa có thể cho cô.

TomTom0o0 said...

Cô Chuối bị chặn thì download Tor Browser xem sao.
Chúc may mắn

XâyxậpZì said...

Cậu cám ơn lãng hoa cuả cô Toét, tấm thịnh tình mà cô gởi cùng với những bông hoa, hehe

Unknown said...

Trần Lịch

Kat Kat said...

Xin hỏi thầy Lý về vụ ông Sự. Theo em biết thì con ông đang là bí thư thành đoàn, hơn nữa trong hàng ngũ lãnh đạo nhất định không có sự lệch lạc về tư tưởng, phải chăng ông bị bê đá?

Lý Toét said...

Kat,
Tớ không hiểu báo đảng phóng đại vụ này với mục đích gì. Về hưu, không tham chính là chuyện bình thường. UV BCT xứ đó như ông Chi, ông Diễn rời chính trường từ lâu tuy còn sống nhăn.

Lý Toét said...

Bài mới Sự kiện của người, cơ hội của ta