Sunday, May 29, 2011

Định hướng kinh tế đang được thay đổi

Mấy ngày gần đây, tin tức kinh tế trái chiều dồn dập.
Chứng khoán đổ dốc cả chục phiên mất gần trăm điểm, bỗng nhiên tăng 3-4% liên tiếp 2 phiên, trong khi khối ngoại bán ròng, ngày 26/5 là bước ngoặt.
Mới hôm trước còn nói nguy cơ giải chấp, nợ xấu các ngân hàng gia tăng hôm sau im bặt
Giám đốc, Chủ tịch ôm bạc trăm tỷ ... biến mất
"Tin đồn" ông chủ ngân hàng Phương Nam bỏ trốn
Lãi suất qua đêm giảm, lãi suất cho vay có dấu hiệu giảm
Giới tài chính nước ngoài dọn đường: VN sẽ phá giá tiền đồng nay mai
Vậy chuyện gì đang diễn ra sau lưng chúng ta vậy?

Trong điều kiện ngân hàng lãi to năm ngoái và lãi cũng không kém trong năm nay, nhưng luôn luôn thiếu tiền phải nâng lãi suất huy động. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất thiếu vốn, giảm sản lượng dẫn tới giá tăng hoặc phải được "bình ổn". Với thực trạng như thế ngân hàng có đồng nào phải lập tức cho vay ngay để kiếm lời nên không dự trữ nhiều tiền mặt. Cái mà ngân hàng sở hữu nhiều nhất lại là các "giấy tờ có giá", mà một trong những thứ đó là chứng khoán.

Chính sách siết chặt tiền tệ đã đi đến cuối con đường của nó. Một ngân hàng mất thanh khoản sẽ là hiệu ứng đô mi nô ảnh hưởng lên các ngân hàng khác làm mất tác dụng của chính sách chống lạm phát. Giả pháp khả thi là ngân hàng nhà nước lặng lẽ bơm vốn vào khâu yếu nhất tức là thị trường chứng khoán. Các tổ chức tài chính nước ngoài đánh hơi được điều này nên kín đáo cảnh báo NHNN sẽ phá giá tiền đồng lần nữa. Giá xăng tăng sẽ là dấu hiệu.

Kết luận: người ta đang biến Nghị quyết 11 với chủ trương Thắt chặt tiền tệ trở thành NỚI LỎNG TIỀN TỆ.

14 comments:

BS Hồ Hải said...

Hehehe, hổng nới lỏng tiền tệ thì làm sao chống lại tình trạng hệ thống NH đang bị con voi bất động sản nó nuốt hết tiền và nằm một đống ở đó? Thắt chặt tiền tệ chỉ là hô hào cho có và chủ yếu để xẻ thịt doanh nghiệp ngoài nhà nước thôi. Còn daonh nghiệp của nhà nước phải nuôi nó sống để còn định hướng xã hội chủ nghĩa chứ?

Anonymous said...

Có lẽ sẽ có nhiều gói kiểu QE, rất nhỏ, có địa chỉ cụ thể, thời gian cụ thể, được tung ra nhằm trợ hơi cho những mắt xích xung yếu. Vẫn chỉ là câu chuyện đối phó ngắn hay dài. Nếu thế sự bên ngoài thuận hơn thì rồi mọi chuyện cũng sẽ qua thôi.

Bửu Châu said...

Bộ "xẻ thịt" người ta dễ lắm hả bs Hồ!
Lấy cái gì, mà cũng còn cái gì nữa để mà nuôi nó đây?

Trần Lưu said...

Ngân hàng cứ đòi tiền của các dự án bất động sản xem sao nào. Nhà nước đừng có căn thiệp vào xem sao nào?
Tài sản cúa các doanh nghiệp là đất rất lớn, khi NH đòi tiền thì vội bán mau đất đẻ trả nợ.
Nhân dân không gửi tiết kiệm nữa NH có tiền cho vay không?
Nhân dân đang là động lực ổn định tiền tệ cho NH.vì tổng số dự trữ bắt buộc( vốn nhà nước cấp) đã vào hết bất động sản rồi.

Lý Toét said...

Một cách nói khác để buông NQ11, Xem xét nới thời hạn giảm tín dụng phi sản xuất

Lý Toét said...

@ Thanh Van,
Có khác là ở xứ ta các "gói QE" không được công bố nhưng liên tục, liên tục.
Chúng ta chuẩn bị đón nhận những tin sau:
- Phá giá đô
- Lạm phát 20% không phải là giới hạn cuối cùng
- Giá xăng sẽ tiếp tục tăng, giá điện không bàn vì nó có "lộ trình" trước.

Lý Toét said...

Có một bạn mang nick Thích Ăn Nhậu vô spam, tớ đã cho vô chuồng heo. Còm của bạn vô chuồng heo vì nó không có nội dung chứ không phải vì tục tĩu. Nếu có ý kiến phản biện, xin mời.

Buôn Cổ Phiếu said...

Đây chưa phải là đáy của TTCK.
Chỉ khi nào ra tin Phá giá VND + Xăng tăng giá thì TTCK mới tới đáy được.

Cái gì cũng có lộ trình của nó, TTCK là một phần của nền kinh tế nên cũng không ngoại lệ. TTCK thực ra được điều khiển chứ không hoạt động một cách tự nhiên. Những người điều khiển TTCK đều biết trước lộ trình của chính phủ nên họ có thể dẫn dắt từng bước nhảy của chỉ số VNINDEX.

Anonymous said...

@ Lý Toét,

1) Với thông tư 20, TT car nhập khẩu được thiết kế lại theo hướng có lợi cho NN. Các Salon mini phải chấp nhận bỏ cuộc hoặc bám chân các salon Tay to. Các Tay to sống sót sẽ còn to hơn nữa nhờ những Tay to mới nhập cuộc.

2) Không khó để nghĩ rằng cái điều tương tự ở (1) chắc chắn sẽ xẩy ra trên TT BDS, TT tài chính trong thời gian đủ gần, có thể bắt đầu ngay sau tháng 7.

Quá trình tạm gọi là "tái cấu trúc" này sẽ xẩy ra trên diện rộng, tại tất cả các mảng KT chính, với các thao tác cơ bản như "loại bỏ", "kết hợp", "thay tên", "đổi tướng" v.v.


Ngẫm một chút thì sẽ thấy mọi chuyện cũng dễ hiểu thôi. Các bác Tay to mà nghĩ được xa xa 10-15 năm thì dân mình cũng được nhờ cậy.

Lý Toét said...

Không hiểu ý Thanh Van viết.

Mục đích của TT20 nhằm kiểm soát chống thất thu thuế. Chính phủ đã thành công trong việc giới hạn số nhập khẩu xăng. Tại sao lại không làm điều đó với ô tô.

Đã không còn dấu giếm việc phá giá tiền đồng lần nữa.

Anonymous said...

Có gì đâu mà khó hiểu, bạn lý. DH 11 xong rồi. Bầu cử xong rồi. Tháng 7 này nước mình sẽ có một QH mới, chính phủ mới, với những khuôn mặt cũ và mới. Một quá trình "tái cấu trúc chính trị và công quyền" đang đến hồi hoàn thiện. Đan xen và kế tiếp là quá trình "tái cấu trúc kinh tế". Khu đô thị tây hồ tây 200 ha đang được khởi động; hơn 30 dự án sân golf đang được trình xét tiếp; các tổng CT, các bank lớn thay đổi chủ soái; các cảnh báo sớm về nới lỏng TT, thay đổi T/G, biên độ, sẵn sàng sát nhập hoặc phá sản NH yếu kém v.v và v.v.

TT20 là một ví dụ về chuyện các bác Tay To sẽ tái cấu trúc như thế nào.

Mô phật!

Quê Hương said...

Bác Lý:

Đồng ý với bác về vấn đề thu thuế, nhưng tiền thuế dùng để làm gì thì người dân không hề được biết.

Đó cũng là lý do những công ty VN không kế toán minh bạch nên TTCK mới ì ạch như hiện nay.

Lý Toét said...

@ QH,
Xã hội ta có rất nhiều vấn đề. Mỗi ngày những vấn đề mới phát sinh lại chồng chất lên những vấn đề cũ có nguyên do là chúng ta muốn giải quyết tất cả các vấn đề. Cho nên cần chọn những trọng điểm để giải quyết.

Thu nhập thực tế giảm là do lạm phát, lạm phát là do thâm hụt ngân sách, do thất thu thuế. Không phải vì ta không biết tiền thuế dùng vào việc gì mà ta quên nghĩa vụ đóng thuế.

Ở xứ ta 3 phạm trù TTCK - minh bạch - nền kinh tế dường như không có liên hệ với nhau. Dẫn chứng là cổ đông không quan tâm đến cổ tức. Chứng khoán mấy hôm trước lao dốc, dù công ty không có động thái gì mới, chứng khoán đổi chiều, tăng liên tiếp mấy phiên.

Lý Toét said...

Báo vneconomy ngày 11/6 xác nhận Chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang mở rộng.