Năm 2010 đầy khó khăn cho các doanh nghiệp. Riêng các ngân hàng lại lãi to, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng lần lượt là:
VietcomBank 5.5 ngàn tỉ đồng,
VietinBank 4.5 ngàn tỉ đồng,
Ngân hàng ACB 3.1 ngàn tỷ đồng,
Techcombank 3.0 ngàn tỷ đồng,
Sacombank 2.4 ngàn tỉ đồng,
Eximbank 2.4 ngàn tỉ đồng,
NH Quân đội 2.1 ngàn tỉ đồng,
Maritime Bank 1.7 tỉ đồng,
NH Liên Việt trên 800 tỉ đồng,
NH Đại Dương (OceanBank) 691 tỉ đồng,
NH An Bình 638 tỉ đồng,
HD Bank hơn 300 tỉ đồng,
SHB hơn 600 tỉ đồng,
NH Đại Tín 302 tỉ đồng
(Để độc giả dễ hình dung, tạm tính 100 tỷ đồng tương đương 5 triệu đô la Mỹ, 1 tỷ (*) đồng tương đương 50 triệu đô la Mỹ)
Theo các chuyên gia ngành ngân hàng, trong năm 2010 lợi thế của các NH quốc doanh là nắm nhiều giấy tờ có giá. Nhờ loại tài sản nhẹ mà có giá trị cao này ngân hàng thương mại dùng nó thế chấp để vay vốn của NH Nhà nước với giá rẻ, sau đó cho vay lại trên thị trường liên NH theo lãi suất qua đêm thỏa thuận. Một đầu ra trọng điểm trong năm 2010 là Đại lễ 1000 năm Thăng Long, các nhà thầu tự ứng vốn sau đại lễ sẽ được thanh toán từ ngân sách.
Trên đây là những nét phác họa bức tranh xán lạn của ngành ngân hàng VN vào năm ngoái, khi mà lãi suất còn ở mức thấp. Năm nay, với nguồn lực dồi dào được tích lũy từ năm ngoái cộng với lãi suất cao không thể tưởng tượng hiện nay, cùng với cơn khát vốn không dứt của BĐS và chứng khoán, hứa hẹn ngành ngân hàng thu được thành quả vượt bực, góp phần hoàn thành tốt chỉ tiêu tăng trưởng GDP mà chính phủ đề ra.
* Xin đọc lại là 1 ngàn tỷ đồng (lỗi do tớ đánh máy)
9 comments:
Ban Xuân Thông cho mấy còm đi.Mong dân chuyên ngành lắm!
Liệu có viễn cảnh nào cho ngành ngân hàng VN sụp không bác Lý?
trong phần mở ngoặc chú thích bác thiếu chữ nghìn: 1 nghìn tỷ đồng tương đương 50 triệu đô la Mỹ)
Nếu năm nay lãi suất cao thì lãi suất huy động cũng cao. Cộng với việc phải trích quỹ dự phòng nợ xấu cao và khả năng nhiều khách vay vỡ nợ thì chưa chắc ngân hàng đã lãi cao như năm ngoái.
Tớ dự đoán năm nay lãi NH lãi cao hơn năm ngoái. Tuy nhiên các món nợ mua đi bán lại được dấu khéo léo hơn. Các chuyên gia kỳ vọng bùng nổ lạm phát vào cuối năm, những lúc lạm phát là lúc ngân hàng phát tài.
Để ý mấy dòng tớ ghi đậm, vật thế chấp NH đang nắm là những giấy tờ có giá, chúng sẽ có giá cho đến khi nhà nước muốn chúng có giá.
Thêm nữa BDS là nguồn gốc tăng trưởng GDP như cái thùng không đáy với suất đầu tư ICOR cao nhất thế giới.
Em nhờ bác tư vấn giúp em một tẹo nhé.
Em có vay của NH Techcombank một khoản tín dụng, với lãi suất là 19.9%/năm và biên độ tăng lãi suất là 6%. Đùng cái NH bảo em chọn 1 trong 2: Hoặc làm phụ lục hợp đồng tăng lãi suất lên 23% trong 6 tháng tới hoặc điều chỉnh biên độ lên 7.5%.
Cơ sở là dựa theo 1 điều khoản trong hợp đồng như sau:
10.4.8: Khi có Sự kiện biến đổi bất lợi đáng kể, bên A có quyền áp dụng một, một số hoặc đồng thời các biện pháp sau:
i) Tạm dừng thực hiện/ tuyên bố hủy bỏ các văn bản chấp thuận, cam kết giải ngân theo hợp đồng tín dụng và hợp đồng hạn mức đã ký kết.
ii) Điều chỉnh lãi suất vay quy định tại điều 1 hợp đồng này và áp dụng cho toàn bộ dư nợ của hợp đồng trong thời gian kế tiếp kể từ ngày điều chỉnh.
iii) yêu cầu bên B thanh toán chi phí gia tăng bổ xung.
Việc áp dụng các biện pháp này sẽ được bên A thông báo bằng văn bản và thông báo có giá trị rằng buộc nghĩa vụ với bên B.
Ngân hàng này áp dụng cái đùng mà không thèm chứng minh cái "Sự kiện biến đổi bất lợi đáng kể" nó như thế nào.
Em rất tức, trong khi NH này toàn báo cáo lợi nhuận tăng, nhưng họ đổ toàn bộ rủi ro vào khách hàng.Em không biết phải như thế nào? Bác chỉ giáo thêm cho em nhé.
Cảm ơn bác rất nhiều.
P/s: NH còn báo trước là đ/khoản này có thể lặp lại nhiều lần. Cứ 1 tháng tăng 1 lần thì chết em..hu hu
@ hung,
Trong điều kiện một bên đơn phương đòi hỏi thay đổi điều khoản hợp đồng, bên đối diện nếu nắm đàng lưỡi thì có quyền tuyên hủy hợp đồng.
Cụ thể trong trường hợp này ta cân đối trong việc tiếp tục đầu tư lợi nhuận có đủ trả lãi vay hay không. Nếu không lo bảo toàn vốn hạn chế thiệt hại thấp nhất. Nền kinh tế co cụm đâu riêng mình ta. Thấy giá vàng leo thang là biết thiên hạ đầu tư vào đâu rồi.
Thân,
Cảm ơn anh,
Trong trường hợp của em hiện tại vẫn đủ trả lãi vay. Vấn đề không thể đoán định được tương lai để có kế hoạch cụ thể với một đk như vậy. Co cụm lại thì chết còn nhanh hơn.
Tiến thoái lưỡng nan.
@ hung,
Trong tình trạng lãi cao như hiện nay, các đối tượng còn liên hệ mật thiết với ngân hàng:
1. Duyên nợ BĐS,
2. Đảo nợ (cũng liên quan đến BĐS),
3. Nghề kinh doanh rủi ro cao, lợi nhuận cao.
Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới ... không mua vàng tích trữ thì làm gì?
Post a Comment