Tiền ở đây không phải tiền chung chung như vàng hay đô la, mà là tiền cụ thể - nội tệ. Lạm phát xứ ta, khỏi chứng minh ai cũng biết. Chỉ số CPI năm, tháng 4 vừa rồi là 17.5%. Nguyên nhân lạm phát là do nhà nước phải in tiền để bù phần bội chi, để trả nợ đậy cho những tập đoàn kinh tế nắm quyền chủ đạo.
Trong điều kiện tiền mất giá hàng tháng hàng ngày, không ai muốn giữ tiền mà náu thân vào những thứ tiền được bảo đảm giá trị khác như là vàng hay đô la. Tiền mặt là thứ có tính thanh khoản mạnh nhất nhưng ai cũng muốn tống khứ nó đi. Vậy nó đi đâu khi mà thị trường luôn luôn khan hiếm tiền mặt, ngân hàng phải nâng cao lãi suất huy động vượt trần. Ai là người giữ tiền? Câu trả lời là: chính chúng ta - những nạn nhân của nạn lạm phát.
Chuyện kể cách nay không lâu lắm, khoảng cuối thập niên '70 cho tới '80, thời ấy máy thu truyền hình gọi bằng ti vi (chữ là TV - television) là một tài sản có giá trị đến mức không phải gia đình nào cũng có. Có thể cả một khu phố mới có một chiếc tivi đen trắng mua từ Đông Âu về. Sau 75 nguồn tivi từ miền Nam dồi dào hơn nhưng khác hệ phải điều chỉnh linh kiện đôi chút.
Khi đó tivi là một gia tài, chỉ những gia đình khá giả, nhà rộng, làm nghề có thu nhập cao như buôn bán hoặc lái xe mới mua được. Nhà nào có tivi đến chương trình chiếu phim hay văn nghệ cả xóm già trẻ lớn bé kéo nhau sang xem đông vui như ở đình làng. Đi xem nhờ tivi nhà hàng xóm là một quyền đương nhiên được dư luận thừa nhận, ai cũng có thể đến lót dép ngồi mà không cần xin phép.
Tuy nhiên tivi là một máy điện tử có tuổi thọ nhất định và thường hay hỏng vặt. Sắm được cái tivi tốn một mớ bạc nên chủ nhân phải quan tâm đến tuổi thọ của nó. Có người đi học ở Đông Âu về đưa ra lập luận Nếu một người xem tivi bền tới 10 năm thì 10 người xem tivi chỉ thọ được một năm. Với trình độ nhận thức như hiện nay, ai cũng biết không phải như vậy, tất nhiên tuổi thọ tivi không phụ thuộc vào số người xem nó.
Việc sử dụng tiền trong xã hội cũng giống như xem tivi vậy. Tiền biến thành vốn tức là được ký thác ở ngân hàng, hiệu quả sử dụng của nó sẽ được tăng lên gấp bội, tức là cùng lúc được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Một quá trình đơn giản nhất từ nguyên vật liệu đến tiêu dùng trải qua các công đoạn cơ bản sau: Mua vật liệu - Chế tạo sản phẩm - Bán buôn - Bán lẻ - Người tiêu thụ cuối cùng, quá trình trên gồm 5 giao dịch. Nếu không có tín dụng, tức là phải dùng vốn tự có, cả 5 giao dịch trên mỗi giao dịch sẽ phải chuẩn bị một lượng tiền mặt tương đương giá trị sản phẩm, nghĩa là số tiền mặt cần thiết gấp 5 lần giá trị hàng hóa. Mặt khác nếu có tín dụng, ở đây có thể là vay bảo lãnh hoặc trả chậm, số tiền mặt cần thiết là số tiền mà người mua cuối cùng phải trả, chỉ bằng 20% so với giả thiết ban đầu. Trên thực tế, chuỗi vận động của hàng hoá cần phải có sự tham gia của nhiều hơn 5 chủ thể.
Do tác động của yếu tố lãi suất cao, các bạn hàng không cho nhau trả chậm, mà bắt buộc phải tiền trao cháo múc. Nói theo thuật ngữ của dân tài chính là Tiền không chịu biến thành Vốn, cho nên hiểu theo đúng nghĩa là Vốn thì thiếu nhưng Tiền thì quá nhiều (không hề thiếu tiền, mà chỉ là Tiền không thành Tư bản).
Mặt khác, do giá cả hàng hóa tăng, người tiêu thụ phải giữ trong tay một lượng tiền nhiều hơn trước, số lượng tiền cần thiết phải có trong tay nhiều hơn cả số giấy bạc mà nhà nước đã in ra vô tội vạ.
Ngày trước, đi xem nhờ tivi nhà hàng xóm, ai cũng cảm thấy như thế là đủ. Ngày nay, không nhà nào không có tivi nhưng hầu như ai cũng thấy thiếu, sao không đặt tivi ở nhà bếp, thiếu tivi ở nhà tắm.
24 comments:
Tối hôm qua xem truyền hình phần bình luận của các tay to. Anh thấy ông Tổng giám đốc ngân hàng Bảo Việt phát biểu những con số thực rất cụ thể và ông ta hỏi 1 câu cũng ar61t hóc búa như sau:
"Tính đến nay năm 2011, dư nợ tín dụng năm nay là 3 triệu tỷ. Tương đương với 1,2 lần tổng vốn huy động của ngân hàng. Dự tính năm 2012 dư nợ tín dụng NH sẽ tăng lên gấp 1,4 lần tổng vốn huy động NH, khoảng 3,5 triệu tỷ. Như vậy làm sao chống lạm phát?"
Vấn đề kinh tế VN bây giờ không còn là chuyện giật gấu vá vai bằng nghị quyết kềm lạm phát, mà là thay đổi cơ cấu và hình thái kinh tế chính trị cho phù hợp.
Trong bài, em mới nói đến khía cạnh thứ nhất - trong xã hội, tiền nhiều nhưng ít vốn. Khía cạnh thứ hai sẽ nói tới trong bài kế tiếp - Với từng cá nhân, vốn nhiều nhưng tiền ít.
Cho em góp một ý nhỏ.
Em làm thuê cho một DN Nhật còi chuyên đúc đồ nhựa cho HONDA,nghe xếp lớn chửi xếp bé:Chúng mày làm ăn giống TQ và Hàn Quốc toàn sai hẹn(nghe phiên dịch nói lại)
Bọn em đi làm toàn bị nợ quá hạn mà chủ nợ lại được PL bảo vệ.Cho nên bọn em đòi tiền chao cháo múc là tự nhiên thôi.
Cảm ơn bài viết của bác !
Bài viết giúp em hiểu thêm vấn đề lâu nay thắc mắc.
heheh, ở nước ngoài, người ta dùng từ Thay dổi cơ cấu" để chỉ đến việc tận dụng lợi thế so sánh của quốc gia mình rồi từ dó chuyên qua chuyên môn hóa. Còn Chúng ta thì đầu tư sai lầm tè le, nhưng không thừa nhận sai mà dùng từ cơ cấu lại" !!
BS Hồ Hải có đưa ra ý kiến là thay đổi hình thái kinh tế chánh trị cho phù hợp, em cho rằng chuyện này còn lâu lắm.Vì chưa... cùng thì.. chưa biết !!
Hồi sáng em có nghe FBNC đưa tin dzụ lãi suất USD sẽ có thể là 0%. Giờ thì đến VNEconomics -
http://vneconomy.vn/20110523034645752P0C6/kien-nghi-ha-lai-suat-tien-gui-usd-ve-0nam.htm
Phải chăng các Bác ở "trển" đã được được bài của bác Lý nên muốn tăng cung tiền chăng ?? :) hi hi
@ XT,
Dùng từ "Thay đổi cơ cấu" là đúng đấy. Nếu sai là sai ở phương pháp luận của chính chúng ta.
Các bạn có thói quen tư duy là, lãnh đạo ta vì công cuộc chung, vì CNXH nên năng nổ và mẫn cán. Và các bác ấy ít học nên mắc sai sót, từ sai này đến sai khác.
Sự thực là, các vị lãnh đạo làm mọi điều vì họ, vì gia đình họ, vì họ hàng của họ, và vì những đồng minh tạm thời của họ. Vì quyền lợi của thiểu số đương nhiên phải hại đến lợi ích của số đông. Tuy nhiên, trong kinh tế có một quy luật BÀN TAY VÔ HÌNH có sức mạnh vô biên, đạp đổ mọi rào cản việc thực hiện quy luật đó.
Cái gọi là Thay đổi Cơ cấu ở đây được hiểu là: những nơi nào tài nguyên cạn kiệt rồi thì phải cho nó phá sản. Trước là các tập đoàn, sau là thị trường chúng khoán, có vẻ như người ta không muốn cứu nó.
Vận hành kinh tế kiểu rất buồn cười, cứ tăng lãi suất là tiền tăng giá à? Còn khuya, tiền mạnh hay không do khả năng tạo ra vốn của nó, ở ta càng tăng lãi suất càng làm kẹt dòng vốn.
"Thắt chặt tiền tệ" không có nghĩa là tăng lãi suất vô tội vạ. Xem lại ICOR từng dự án, em nào 2-4 thì cho qua bơm vốn vào tiếp, rút ngay tín dụng mấy em >6. Khổ nỗi Bàn tay vô hình ở đây chứ ở đâu, tài sản của lãnh đạo lại nằm ở những nơi ICOR cao, còn nơi ICOR thấp thuộc về cá thể tự do.
Còn việc hạ lãi suất xuống zero của các tập đoàn là một cách nói khác của từ Kết Hối, có gì lạ đâu. Tuy nhiên hạ lãi suất huy động vốn cá nhân làm cho vốn bằng đô la chui vào tủ.
Ô. TGĐ Bảo Việt bank mà Lý toét nói trên đó chắc là Ô.PĐVũ, ông này khá lắm đấy.
Hạ lãi suất tiền gưi USD xuống đến 0% còn nhằm mục đích để người gửi USD thấy hoàn toàn không sinh lợi tức, sẽ có nhiều ngừoi bán USD để chuyển sang gửi tiền VNĐ, có lãi hơn dù có khả năng bị mất giá.
Khác với kết hối, là BẮT BUỘC doanh nghiệp phải bán nguồn ngoại tệ cho ngân hàng, theo một tỉ lệ nào đó từng thời kỳ.
Thân .
Boy mới chỉ nói những gì báo đã viết, chưa có tình tiết mới.
Hehehe, hạ lãi suất USD xuống 0% tức là làm cho dân rút hết USD ra để bỏ vào két sắt. Vì dân có USD là dân có cái đầu được trang bị kiến thức tốt, và họ tin rằng giữ USD sẽ tốt hơn là giữ một đồng tiền liên tục mất giá. Đó là bàn tay vô hình, nó sẽ phá nát các NH trong nay mai thôi.
Có một thực tế e ko hiểu?? NH cần đô la nhằm tăng ngoại tệ để thanh toán quôc tế... cái này cũng là chuyện yêu cầu doanh nghiệp phải bán nguồn ngoại tệ cho ngân hàng.. vậy tại sao lại hạ lãi xuất USD vè 0% để mất một nguồn ngoại tệ huy động trong dân nhỉ??? các bác chỉ giáo cho em nhé.
Điều này xuất phát từ tiên đề: Đô la nói riêng và ngoại tệ nói chung bị cấm lưu hành trên lãnh thổ VN XHCN. Tiên đề này cũng không trái với thực tế: mua bán 400 USD bị phạt 100 triệu đồng (tương đương gần 50 ngàn đô).
Nguồn kiều hối mỗi năm 10 tỷ đô đáp ứng vừa vặn lượng nhập siêu. Do đó cái mà NHNN cần là dân bán đô cho ngân hàng theo giá chỉ đạo chứ không phải gửi tiền đô lấy lãi.
Do nền kinh tế VN không sản xuất ra của cải vật chất trên thực tế, nên việc trả lãi cho tiền gửi bằng đô la là một gánh nặng và gánh nặng này phải trả giá bằng việc phá giá tiền đồng.
Chính sách này tuy lượng đô la đầu tư giảm nhưng lượng đô la ròng lại tăng lên (do người giữ tiền đô buộc phải bán cho ngân hàng theo giá chỉ đạo).
Câu hỏi đặt ra là: quy định hành chính đã đè bẹp được quy luật thị trường. Đúng một phần, tuy nhiên quy luật kinh tế lại có sức mạnh trường tồn của nó: đó là thị trường điều chỉnh tỷ giá đô la thông qua giá vàng - giá vàng trong nước luôn cao hơn giá thế giới do trao đổi vàng còn tương đối tự do.
Và ai được hưởng chênh lệch giá vàng này? Đó là các doanh nghiệp nhập vàng và quân đội. Thử hình dung hải quan làm lơ một lô vàng nhập vì một thư tay, hoặc quân đội "bảo đảm" cho một ghe chở vàng về TP HCM.
"Khía cạnh thứ hai sẽ nói tới trong bài kế tiếp - Với từng cá nhân, vốn nhiều nhưng tiền ít".Em đợi hoài, bác vẫn chưa ra lò bài thứ 2 này. Mong đợi ở bác đó
@ Quê Thanh Hóa,
Đó là mua vàng để chôn, nhiều đến nỗi khi bán nhà đã quên rằng mình có vàng.
Khi nào Ngân hàng Nhà nước "huy động vàng" trong dân chúng tớ sẽ viết.
khà khà khà, để tôi giải quyết vụ nài cho:
lãi suất đô cao thì đô sẽ ào vào như thác, rõ-ràng , nhưng đô của ai ? tiên nhân các anh đô của ai?
Của những người mà những người đó chắc chắn rằng: đưa vào lấy lãi, rút ra, và chuyển đi không gặp rắc rối gì, ví dụ như tiền của vợ thống đốc khà khà.
những đồng tiền đó ào về, và kéo theo vô số con cháu, và té mất hút cho tới đợt lướt sóng mới .
vậy lên lãi suất càng cao thì càng chóng chết khà khà
júst my 2 cent
Thứ nhất, vai trò Thống đốc giống như kế toán trong doanh nghiệp
Thứ hai, nếu đô của ai đó có nghĩa là ai đó tự cắt quyền lợi của mình à
Một dòng tiền đô theo các dự án casino đổ càng ngày càng rõ nét hơn thể hiện thông qua TTCK tăng trưởng liên tục trong 3 tuần lễ nay.
Dear bác Lý!
Cháu ngu muội chậm hiểu khi đọc bài của bác, cháu phải đọc đi đọc lại mấy lần mới hiểu đc đôi chút.
Có câu này cháu ko hiểu đc bác ạ: "Nếu một người xem tivi bền tới 10 năm thì 10 người xem tivi chỉ thọ được một năm"
Cái thời ấy người ta nghĩ thô sơ, xem cái TV là vật chất chứ không phải tinh thần. Lập luận giống như một em bé ăn lon sữa hết 10 ngày thì 10 em bé ăn lon sữa ấy 1 ngày là hết.
Thưa bác. Như vậy thì nó liên hệ thế nào với đồng tiền.
Cháu vẫn ko hiểu ý của cả cái đoạn đó.
Đọc hết đoạn sau đó thì sẽ hiểu liền. Tớ cắt nghĩa khá cặn kẽ. Đại khái tiền luân chuyển thì thành vốn, còn tiền ở trong tay mỗi người thì chỉ là tiền.
Hôm trước em có đọc 1 ý của bác Lý là: GDP VN tăng hàng năm khoảng 8% chẳng qua là do lượng kiều hối về hàng năm. Nhưng kiều hối hàng năm hầu như ở trong khoảng 8%, trong khi đó GDP mỗi năm đều tăng như vậy? Bác Lý đả thông giùm em.
Dear Maika,
Tớ có nói: Tăng trưởng của kinh tế VN tương đương với lượng kiều hối.
Xem các biểu đồ dưới đây để so sánh
[img]https://lh6.googleusercontent.com/-sVuMXeIQXL8/T7WkqTUrZ7I/AAAAAAAAAjA/lkYfB6KJjMk/s700/VN%2520GDP%2520chart.png[/img]
[img]https://lh6.googleusercontent.com/-0ENQdRFeBZM/UFkm-EastdI/AAAAAAAABRQ/Ul432m5cyoc/s505/kieu-hoi-2000-2011.png[/img]
[img]https://lh3.googleusercontent.com/-kVf2bMXrW0Y/UFkm_Kv51II/AAAAAAAABRg/BCOu3vbv_JA/s700/vietnam-government-debt-to-gdp-2003-2012.png[/img]
vay tiêu dùng , vay tín chấp, vay thế chấp cung cấp tài chính người tiêu dùng.
Post a Comment