Sunday, March 11, 2012

Cần nhân rộng sáng kiến tăng số trạm thu phí và tăng mức thu qua trạm của Tổng cục đường bộ

Hoặc tốn thêm tiền, hoặc Hồ Chí Minh, anh chọn ai

Để ép các xe tải, xe khách đi vào đường Cao tốc Trung Lương, Tổng cục đường bộ đã có 2 sáng kiến quan trọng:
1. Lập một trạm thu phí mới giữa 2 tỉnh Long An và Tiền Giang
2. Tăng mức phí qua trạm gấp 1.5 lần so với mức phí đã được bộ Tài chính ban hành

Trong khi đó, bài toán chưa giải được của chính Tổng cục Đường bộ là phân luồng xe cộ vào đường Hồ Chí Minh. Giải pháp hiện nay của Tổng cục này là dùng mệnh lệnh hành chính giao cho sở Giao thông các tỉnh thực hiện việc thay đổi lộ trình của các tuyến xe khách. Cách này có tính khả thi thấp bởi những lý do sau:

1. Các sở Giao thông là cơ quan cấp dưới theo ngành dọc trực thuộc bộ Giao thông. Việc tuân thủ mệnh lệnh hành chính sẽ không được chấp hành nghiêm chỉnh do không thể có chế tài đối với Sở trong trường hợp những xe vi phạm thuộc địa bàn do Sở quản lý.

2. Nếu giả sử thực hiện được điều 1. sẽ bỏ lọt tất cả số xe tải vì vận doanh của xe tải phụ thuộc vào thị trường và doanh thu không cố định, nên không thể bắt các xe tải cam kết phải chạy vào đường Hồ Chí Minh.

3. Việc tổ chức thực hiện lại hoàn toàn phụ thuộc vào lực lượng công an giao thông. Và đã thành lệ, tất cả các chính sách quản lý giao thông đường bộ như là quản lý tốc độ, như là quản lý quá tải đều không thực hiện được trên thực tế nhưng lại bị lực lượng này - cảnh sát giao thông - lạm dụng đòi mãi lộ làm tăng chi phí cho chủ phương tiện, làm tăng giá thành sản phẩm, làm khó khăn thêm cho người ăn lương.

Để giải bài toán nan giải về phân luồng xe cộ vào đường Hồ Chí Minh, Cần nhân rộng sáng kiến vừa nêu của Tổng cục Đường bộ, cụ thể là:

1. Lập thêm Trạm thu phí xen kẽ vào giữa các trạm hiện có. Quốc lộ 1 có tổng cộng 27 trạm, theo sáng kiến này ta sẽ có số lượng Trạm thu phí gấp đôi số hiện có trở thành 54 Trạm

2. Tăng Phí qua trạm gấp 1.5 lần Phí hiện hành

Kết quả là những xe từ chối đường Hồ Chí Minh sẽ phải trả phí gấp 3 lần mức phí phải trả hiện nay trên cùng một cung đường. Nếu các xe chấp nhận lưu thông trên đường HCM thì chính sách phân luồng đã đạt. Ngược lại, doanh thu trên Quốc lộ 1 sẽ tăng 3 lần. Cách nào thì Nhà nước cũng có lợi.


Không đi đường Hồ Chí Minh, sẽ gặp trắc trở như thế này


Đường Hồ Chí Minh vừa rộng lại vừa không mất phí


Chỉ có ít những chỗ tấp nập như thế này

Nguồn tham khảo

Lập trạm thu phí mới với mức thu gấp 1.5 lần
Cảnh sát giao thông đòi mãi lộ
Điệp khúc tăng giá
Công nhân xanh mặt với giá cả
Thực hiện phân luồng từ 1 tháng 2 năm 2012

22 comments:

VKND said...

Đường HCM thật ra là đường nào thế hở bác Lý? Tớ chỉ biết cái còn gọi là đường Trường Sơn tớ đã qua một lần. Dài, đẹp, vắng và sạt lở tứ tung. Cái HCM của bác hình như cái khác?

Lý Toét said...

Thưa cụ Việt Kiều Nhân Dân No You,

Đường Hồ Chí Minh phần xây dựng mới là tiếp tục của QL14 (trước kia là đường số 7) từ ngã 3 A Lưới ra Hà Nội. Còn QL14 từ A Lưới vào Chơn Thành đổi tên thành đường Hồ Chí Minh.

Xe cộ ngại đi đường này vì nó không có dịch vụ cần thiết.

Thành Lợi said...

Dear Chú Lý,
Xăng dầu đã tăng 2,100 Cụ/Lít, điện nước tăng 5%, nay thêm phí cầu đường tăng nữa thì giá cả tiêu dùng sẽ tăng cao. Mọi gánh nặng sẽ đè lên người làm công ăn lương.
Xem ra chủ trương kiềm chế lạm phát sắp phá sản rồi chú nhễ.

dao vien said...

giải pháp chú lý đưa ra sẽ có kết quả là: nhà nước sẽ thu được lượng phí tăng gấp 3 lần, và số tiền đó được đánh toàn bộ vào cước vận tải mà người dân, cụ thể là những người trực tiếp sd, và những người liên đới phải trả,.
đường Hcm sẽ hợp lý hơn với những loại xe chở hàng hóa cố định, contaner, những xe khách và ô tô đi du lịch, hành hương trên tuyến này,...còn lại những xe khách, và những xe tải với nhiều dịch vụ, từ nhu cầu của nhiều khách hàng dọc trên khắp các tỉnh thành trên cả nước thì họ k thể, hoặc tính toán lại thì lợi bất cập hại nên đâu vẫn lại vào đó thôi.
nếu các quan k có gì làm thì cho nghỉ bớt (cắt giảm nhân sự k cần thiết)để giảm chi phí công, chứ cứ đưa cái này cái kia mà k hiệu quả thì quá lãng phí, điều này sẽ đi ngược lại với chủ trương của đảng ta là chống lãng phí.
còn nếu muốn thu tiền từ dân thi k cần phải lắc nhắc lẽ tẻ, vừa lãng phí, do chi phí thu cao, mà cứ việc thống nhất thu thẳng vào thuế, với mức, nếu cần cho công cuộc ích nước lợi nhà, thì cần thiết có thể lên đến 50-60 phần trăm, thời chiến tranh, với quyết tâm bảo vệ tổ quốc, người dân miền bắc cũng sẵn sàng tập trung sức người sức của. trưng thu lương thực mà nào có ai từ nan đâu? miễn sao ích nước, lợi nhà là được à.

Củ Chuối Tây said...

Chú Lý có cho rằng con đường HCM được xây dựng cũng rất tốn kém nên việc lập các trạm thu phí hiện nay mới là bước một, rồi sau khi ép được các xe sang đường HCM sẽ tiến hành lập thêm các trạm thu phí ở đây không ạ?
Họ cũng lo sợ dân sẽ chất vấn về giá trị đường HCM lắm chứ ạ?

Củ Chuối Tây said...

Trong tư duy tiểu nông của nhà sản để tính toán các bước đối phó tình hình hiện tại hoặc dùng các chính sách với ngôn từ tốt đẹp (nhằm che dấu mục đích bên trong) theo cháu chưa ai vượt qua được họ. Dưng để có tầm nhìn lâu dài thì sẽ không có.

Thành Lợi said...

Dear Bạn Dao Viên,
Bạn nói là :
nếu các quan k có gì làm thì cho nghỉ bớt (cắt giảm nhân sự k cần thiết)để giảm chi phí công, chứ cứ đưa cái này cái kia mà k hiệu quả thì quá lãng phí, điều này sẽ đi ngược lại với chủ trương của đảng ta là chống lãng phí.
Ý kiến của bạn rất khả thi, nhưng với thập tứ nhân bang thì không khả thi, vì cho cái đám vô dụng này về đuổi gà thì nhà nước cũng phải tốn tiền hưu bỗng cho họ. Tính tới tính lui chỉ có biện pháp móc túi dân đen là khả thi nhất.

Lý Toét said...

Dear all,
Kinh tế học chỉ ra 2 nguồn gốc của lạm phát đó là:
1. lạm phát do Cầu kéo
2. lạm phát do Chi phí đẩy

Cầu kéo là các trường hợp:

hoặc bội chi ngân sách, phải phát hành tiền mà không có hàng hóa bảo chứng;

hoặc một tầng lớp dân cư kiếm được nhiều tiền hơn công sức họ bỏ ra nên ăn tiêu phung phí;

hoặc do thị trường kỳ vọng vào một hàng hóa sẽ tăng giá trong tương lai nên đầu cơ tiền bạc vào nó đẩy giá tăng trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều quá thì hàng lại ế phải bán rẻ hơn giá trị. Bù qua sớt lại, nguyên nhân đầu cơ lại không gây ra lạm phát.

Chi phí đẩy: điển hình là tài nguyên cạn kiệt, phải bỏ ra nhiều công hơn để khai thác cùng một lượng hàng hóa. Cho nên lạm phát do chi phí đẩy là nguyên nhân thứ yếu.

Phân tích như trên để thấy rằng: Chính phủ chưa bao giờ thực tâm kềm chế lạm phát.

Lý Toét said...

Về đường Hồ Chí Minh,

Đây là con đường được xây dựng từ vốn ngân sách nên không thu phí cho đến khi có một nhà đầu tư nào khác tham gia sửa chữa lớn.

Nói có thể ít người tin, mục đích xây dựng dường Hồ Chí Minh chỉ là cái tên.

Giá làm đường hay đơn giá xây dựng cơ bản đã được chuẩn hóa nên giá trị đường HCM không có gì là bí ẩn. Tuy nhiên, đã thành thông lệ chi phí "lại quả" 20 đến 30% thậm chí có lúc lên đến 50% nên chi phí xây lắp công trình chỉ còn 1/2 do đó mà chất lượng chỉ còn 1/4 hoặc 1/8 tức là đường chưa khai thác đã hỏng.

Lý Toét said...

Về các Trạm thu phí trên QL1,

Với tổng số 27 trạm như hiện nay, có thể nói định mức 70km mỗi trạm đã hết room. Chèn một trạm vào bất kỳ chỗ nào cũng đều phậm quy định 70km. Nên chăng giải pháp "đồng bộ" là chèn vào khoảng giữa mỗi 2 trạm hiện hữu một trạm mới để bảo đảm mật độ Trạm thu phí "đồng đều" trên toàn tuyến, dập tắt mọi chất vấn từ giới chủ xe đến giới "đại biểu quốc hội".

dao vien said...

thành lợi nói zậy cũng có lý...
nhưng với niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của đảng quang vinh, muôn năm...mình luôn tin rằng...DỄ TRĂM LẦN KHÔNG ĐẢNG CŨNG CHỊU - KHÓ VẠN LẦN ĐẢNG LIỆU CŨNG XONG.
và ở xứ ta, với sự gắn bó sâu sắc của đảng và dân, hai từ luôn luôn khắn khít và k thể tách rời... có thể hiểu là Đảng và dân...tuy hai mà một...tuy một mà hai.

dao vien said...

ngôn ngữ của chú lý bao giờ cũng sâu sắc và dễ hiểu như vậy...thật là chua, cay, măn, ngọt, bùi...cả đắng và chát... nữa chứ.k thiếu vị gì...cảm ơn sự chia sẽ của chú Lý.

Bửu Châu said...

Thưa Thầy Lý:

1./ Trời ơi! "Thậm chí" đến như vậy, thì còn gì nữa đất nước tôi! Cái "thậm chí" đó chỉ là cá biệt trong xây dựng công trình Giao thông hay cho tất cả công trình XDCB và kết cấu hạ tầng khác nữa vậy?

2./ Nhơn tiện, cũng thuộc về lãnh vực Giao thông Công chánh, quý thầy ghé mắt coi thử cái nầy và cái nầy

Lý Toét said...

Dear Bửu Châu,

Về tỷ lệ thất thoát trong XDCB, đã được đề cập nhiều lần trên diễn đàn Quốc hội, người ta công khai thừa nhận thất thoát 20-30% cá biệt 50%. Con số này đã được trừ bì, thực tế còn lớn hơn.

Công trình nhà máy hóa dầu Dung Quất chi phí đã lên 3.5 tỷ đô cho giá trị của nhà máy 1 tỷ đô.

Hay EVN kêu ca lỗ lã nhưng xây cao ốc hoành tráng nhất Hà Nội, "lỗ" ở đấy chứ đâu.

Quê Hương said...

Bác Bửu Châu:
Cám ơn bác cho coi tập phóng sự đó, thấy khổ cho dân chúng quá. Biết sai mà cứ làm thì không biết nói sao nữa, ý bác thế nào?
Tất cả mọi chuyện nếu được nghiên cứu kỹ càng thì hầu hết sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.

Quê Hương said...

Bác Lý:
Con số 54 bác đưa ra ở đây rất nhiều ý nghĩa :)

Bửu Châu said...

Sự thất thoát đó có lẽ được tính trong điều kiện "cọc tiêu làm bằng béton armé". Nếu tính đúng và đủ trong điều kiện thực tế "cọc tiêu bằng béton cốt tre" thì sẽ là bao nhiêu, thưa Thầy?

Bửu Châu said...

đ/c Que Huong ơi, những cái đó không thể nói do "điều kiện, hoàn cảnh khách quan, lịch sử,..." hay "hạn chế" gì hết nghen. đ/c thấy đấy, người nhơn viên gác ghi còn biết quy phạm kỹ thuật khi xây dựng lục lộ giao cắt với thiết lộ nữa là!

Bởi vậy cho nên, ý của tui là "hết biết"! Họa chăng chỉ còn nước "hỏi trời" vậy!

Cô Cấn said...

Vụ 1 tỉ đô chưa có đường dẫn.
Còn vụ bê tông cốt tre trên QL 18 là vụ đánh hôi.Người ta có 1 cái miệng sao cãi được 700 tờ báo.Sự thật là cọc tiêu tạm chờ một năm làm tiếp làn 2 và có tư vấn Mỹ giám sát.Kiểm toán Nhật sau đó kết luận đường rất rẻ và rất tốt.Người tiếp quản sau Bùi Tiến Dũng mới là kẻ vớ bở.

Lý Toét said...

Dear Đậu Tương,

Trước khi làm một dự án nhà máy lọc dầu người ta phải biết công suất của nó. Công suất nhân với đơn giá gia công ra lãi gộp. Trừ chi phí nhân công và khấu hao ra lãi ròng.

Giá gia công là giá hầu như không biến đổi trên thị trường thế giới, khoảng 30cents mỗi gal. hay khoảng $80 mỗi tấn dầu. Nhà máy công suất 6 triệu tấn năm có đáng bỏ ra 1 tỷ đô để đầu tư không.

Còn NMLD Dung Quất nộp ngân sách lớn là vì họ thu Thuế giùm nhà nước thông qua giá bán. Nếu chỉ vì khoản thu này ta không cần XD NMLD mà chỉ cần XD bồn bể rồi nhập khẩu còn lãi nhiều hơn thế.

Về XDCB, tất nhiên có nhiều điều người ngoài ngành không hiểu, đó là beton cốt tre làm những phụ kiện tạm để chống mất cắp. Nhưng tại sao dân ta đến mức phải đập beton để lấy cốt thép, hỏi đã là trả lời. Rồi chuyện cọc tiêu cốt tre, cái này không phải là "tạm" rồi.

Sản phảm mình thụ hưởng mà lại để người ngoài bình xét chất lượng thì thua trắng rồi. Giống như chiếc xe bạn đi bị mua hớ, bạn không ưng ý nhưng thằng dealer nó bảo xe này tốt lắm, vừa tốt lại vừa rẻ, bạn có tức không.

Cô Cấn said...

Vụ 1,5 tỉ đô đã thông.

Còn vụ cốt tre còn phải tranh luận:
1-Bác Tiến có nguy cơ vào TW có nghĩa là thêm 1 phiếu cho 1 bên.
2-Nếu rút ruột tất cả cọc tiêu thì A Dũng cũng không thêm được một xu vì tổng số rút ruột rất ít.
3-Anh Dũng đã bảo vệ 3 tổng công ty liên danh mới đủ năng lực tài chính để dự đấu thầu quốc tế.
4-Cầu Phả Lại do nhà thầu TQ thi công chỉ bằng 40% giá dự toán(Quốc hội đã chất vấn bộ trưởng Trần Xuân Giá)Chứng tỏ PMU18 và Bùi Tiến Dũng làm việc tốt.
5-Chất lượng QL18 và các dự án ODA đã có Tây lo vì nếu không hiệu quả thì con em sẽ từ chối trả nợ-Tây nó đã lo trước rồi.

Lý Toét said...

Tớ trả lời từng câu một

1. Không hiểu
2. A Dũng tính LUM SUM chứ không chi tiết
3. Không hiểu
4. Trường hợp nhà thầu bỏ giá thấp, có 2 câu hỏi đặt ra. Một là, năng lực nhà thầu kém nên đánh giá không đúng; hai là nhà tư vấn tính sai.
5. Sai. Vay thì phải trả theo khế ước. Người cho vay chỉ giám sát để khoản vay đúng mục đích. Còn tư vấn của họ chỉ là chuyện kiếm job mà thôi.

Tại sao không đặt câu hỏi công trình này đặt ở bên Nhật thì người Nhật có hài lòng không. Xin nhắc lại, Người hài lòng là người thụ hưởng chứ không phải người ngoài.