Sau khi được thị phạm bởi các cộng sự của ông Khê, các nhà khoa học càng thêm phần nghi hoặc. GS Nguyễn Đăng Hưng, Tiến sĩ Đại học Nhẹ nhất thế giới (Liege) nước Bỉ, tuy dè dặt nói rằng đây không phải lãnh vực của ông, đã kết luận là Không có kết luận và ông chỉ chuyển lời phản biện của Tiến sĩ Giáp Văn Dương.
TS Giáp Văn Dương từ Singapore phản biện trên cơ sở hai ý: một là không thể có động cơ vĩnh cửu; hai là, không thể vi phạm nguyên lý 2 Nhiệt động học. Các vị khoa bảng ở Đại học Bách khoa TP HCM cũng cùng quan điểm với TS Dương.
GS Nguyễn Văn Tuấn từ Úc châu, người viết không thấy có bằng chứng là ông đã có mặt khi thí nghiệm Máy phát điện chạy bằng nước, cho rằng Công trình của ông Nguyễn Chánh Khê không đạt chuẩn văn hóa khoa học, cụ thể là không minh bạch và không lặp lại được.
Ý kiến của GS Nguyễn Văn Hiệu, chủ trì buổi thẩm định, lại bị coi là ba phải khi ông cho rằng Bí mật công nghệ cần phải được giữ kín và ông Ủng hộ việc tiếp tục cấp kinh phí để hoàn thiện công trình.
Xe hơi "chạy bằng nước" của Genepax
Trước hết, xin được phép phê bình các nhà khoa học Việt Nam đã không cập nhật kiến thức đã quá cũ. Tạo ra điện bằng nước là không phải là một phát minh mà là một sáng chế cũ rích nhưng chưa được sản xuất đại trà ở xứ Phù Tang. Cách nay 4 năm hãng Genepax của Nhật Bản đã trình làng chiếc xe hơi chạy bằng nước và nước này không đòi hỏi phẩm chất tinh khiết có nghĩa là nước gì cũng được.
Và khi đó cũng nổ ra những tranh cãi trên thế giới về nhiên liệu nước để cuối cùng người ta thống nhất: Không có động cơ nào sử dụng nhiên liệu duy nhất là nước. Thế là đã rõ: Các nhà khoa học Việt Nam không chịu đọc để đi vào vết xe đổ đó là Cố gắng để phát minh ra cái bánh xe.
Kỹ thuật xe hơi điện hiện nay gặp 2 trở ngại chính:
một là, giá thành pin nhiên liệu khá đắt nhưng có thể hạ nếu được chế tạo hàng loạt;
hai là, chế tạo bình chứa khí hydro sao cho vừa an toàn vừa đủ để chạy xa, sẽ cồng kềnh và tốn kém. Hãng Genepax và ông Nguyễn Chánh Khê đã giải quyết được bài toán này: chế tạo hydro từ nước bình thường. Vậy đề tài ông đang làm là sáng chế chứ không phải phát minh và ông có quyền giữ bí mật công nghệ.
Cũng giống như ông Cao Minh Quang, tuy có học vị Tiến sĩ nhưng ông lại làm công tác Thứ trưởng chứ không làm khoa học. Ông Nguyễn Chánh Khê ở đây có vai trò là một doanh nhân chứ không phải là nhà khoa học, nên việc bắt ông phải có chứng cứ khoa học là một việc làm lạc đề. Việc gắn học vị Tiến sĩ vào tên ông đã làm cho người ta hiểu lầm.
Cuối cùng, kết luận của GS Nguyễn Văn Hiệu là đúng với thực tiễn nhất, chứng tỏ ông không hổ danh là Đầu ngành của Khoa học Việt Nam.
Nguồn tham khảo
Xe hơi chạy bằng nước (SGGP)
Văn hoá khoa học qua vụ máy phát điện chạy bằng nước (Nguyễn Văn Tuấn).
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng: Công bố phát minh phải đúng với bản chất khoa học (SGTT)
Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, viện Khoa học và công nghệ Việt Nam: “Đây không phải là việc làm ra một máy phát điện chạy bằng nước” (SGTT).
55 comments:
"Bí mật công nghệ cần phải được giữ kín" và "Ủng hộ việc tiếp tục cấp kinh phí" là đặc trưng của khoa học Việt Nam. Cháu cảm ơn chú Lý về bài này.
Ở xứ Vệ khi mà trình độ dân trí còn thấp, việc trình bày phát minh hay sáng chế tạo ra bước đột phá gì gì đó và sử dụng phương tiện thông tin đại chúng nhằm quảng bá là điều hết sức cần thiết:
1. Hâm nóng tinh thần tự hào dân tộc, trí tuệ VN để dân chúng tạm quên đi những khó khăn thực tại. Trong khi đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển mình của kinh tế thế giới do tư bản khủng hoảng.(xin tham khảo trường hợp giải Fields)
2. Xây dựng, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức của nhà nước. Tạo điều kiện để thành lập, xúc tiến các dự án hay các đề tài có tầm vĩ mô mà việc sản xuất hàng loạt có bước ngoặt tầm thế giới.
Bác Lý:
"Ông Nguyễn Chánh Khê ở đây có vai trò là một doanh nhân chứ không phải là nhà khoa học".
Doanh nhân ở đây có nghĩa là tư lợi cho ông NCK hay cho ai?
Nếu cho tư nhân thì việc xin cung cấp kinh phí từ nhà nước có công bằng không?
Trong khi đó, ai cũng xin kinh phí thì sẽ xử sự ra sao?
"Ai" ở đây là những người "sáng chế" và "phát minh", hoặc trong giai đoạn sắp sửa nhưng cần tiền để tiếp tục.
Dear all,
Bài viết này tớ muốn chỉ cho mọi người rõ hai khía cạnh của các "nhà khoa học" VN cho dù họ ở trong hay ngoài nước:
một là, họ không chịu cập nhật kiến thức
hai là, họ thiếu tư duy độc lập và cũng bị báo chí dẫn dắt
Lịch sử xe hơi chạy bằng nước có trước khi xe hơi chạy bằng xăng, tớ sẽ đề cập trong một dịp khác. Nhưng gần đây nhất là xe hơi Genepax có cách nay 4 năm, thiên hạ thảo luận chán chê đi đến kết luận là: không phải nước là nhiên liệu duy nhất. Còn khi nói tủ lạnh chạy bằng freon ai cũng hiểu không có freon thì tủ lạnh không chạy được, nhưng để chạy được tủ lạnh ta phải trả tiền điện chứ không phải freon.
Các nhà khoa học VN đã bị báo chí dìu dắt (hay xỏ mũi) khi viết rằng Máy phát điện chạy bằng nước - cuộc cách mạng về năng lượng. Về mặt khoa học, họ phải hiểu được rằng nước (nhẹ, không phải nặng) có mức năng lượng thấp nhất tức là bền vững hóa học nhất. Lẽ ra họ phải nghĩ được rằng nước chỉ là tác nhân, còn tạo ra năng lượng là chất mà ông Khê giữ bí mật.
@ Quê Hương,
Ta không nên nói rằng nhà kinh doanh tư lợi. Họ kiếm được lợi nhuận phụ thuộc vào doanh số bán hàng của họ. Nếu thị trường không chấp nhận thì họ chỉ có nước dẹp tiệm, làm gì có tư lợi ở đây.
Tư lợi chỉ đúng nghĩa với chính trị gia, những người làm chính sách để làm lợi cho doanh nghiệp riêng của họ - tất nhiên đứng tên người khác trong gia đình - nhờ vào nội gián - tức là biết trước thông tin.
Việc "phát minh" tách nguyên tố Hydro khỏi H2O thật ra không có gì mới. Đúng như clip của LT dẫn, Nylon đã từng có mặt ở Osaka năm 2008 và xem một cuộc triển lãm xe hơi chạy bằng nước (nước thông thường), có điều xe hơi khi ấy có 3 bánh và khá nhẹ, máy thì trông khá to & cồng kềnh. Hiện giờ thì chưa biết họ đã cải tiến tới đâu, nhưng tớ tin người Nhật sẽ làm được & viễn cảnh gần xe hơi hoàn toàn chạy bằng nước là điều rất khả thi.
Còn về xe chạy điện thì ở Nhật cũng dần khá phổ biến, Mitsubishi đã phát minh ra cơ chế sạc nhanh, chỉ trong 3-5 phút là sạc đầy bình ắc-quy, hiện một số thành phố lớn tại Nhật đã lắp đặt trạm "sạc điện" mà trông rất giống trạm xăng.
Đề tài máy phát điện chạy nước cũng khá thú vị, đúng như LT nói là cái này chỉ là "sáng chế" chứ không phải "phát minh" gì to lớn. Hiện Nylon còn biết một công ty Nhật đang có dự định đưa vào VN máy phát điện mini đặt tại các con sông, suối. Cơ chế là dùng động năng & thế năng (tương tự như thủy điện) nhưng ở đây là chỉ với động năng & thế năng cực nhỏ của dòng chảy (sông, suối...) cũng đủ tạo ra điện đủ dùng cho 5-7 hộ gia đình.
Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của Nylon. Trong việc này, báo chí đã biến các nhà khoa học trở thành ngớ ngẩn.
Đúng như bác Toét nói thì đây chỉ là sáng chế của ô Khê, thực ra theo như tôi biết thì thông tin được đăng tải trên blog của TS Hưng trước, rồi sau đó các báo mới lấy để đăng lại sau vài ngày.
Thực ra thì người ta không quan tâm đến chất bí mật đó là gì - vì tác giả Khê muốn giữ bí mật - ở đây ô Hưng muốn nói là phải giải thích rõ hơn quy trình tạo ra H2 và cái chât bí mật đó là chất xúc tác hay ??
Một điều nữa là tính hiệu quả mà chất bí mật của ô Khê đem lại, - chẳng hạn muốn tạo ra 1000kw mất 1000$ thì cái chất bí mật đó giá trị sẽ là bao nhiêu (có < 1000$), và hiệu quả mà nó đem lại khi đưa ra thực tiễn - cho nên việc tạo ra H2 bằng nước không phải là điều gì mới cả để gọi là phát minh.
Ở xứ ta, cái gì cũng Bí hiểm và ai cũng tỏ ra Nguy hiểm.
Dear Chú,
Sáng nay cháu đọc báo tuổi trẻ làm cháu nhớ đến bài viết của chú vào ngày 31/12/2011 với tựa đề BIỆN PHÁP THU PHÍ LƯU HÀNH XE MÁY làm cháu giật cả mình. Biện pháp mà báo tuổi trẻ viết không khác gì so với dự đoán của chú cách nay mấy tháng.
Như thế là NN sẽ thêm gánh nặng ngân sách để trả lương cho 1 bộ phận nhân viên thu phí nữa.
Nhờ blog của Chú và những blog của những Cô, Chú khác mà cháu học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Cháu xin cám ơn chú đã dành thời gian quý báo của mình để gởi đến đọc giả gần xa những thông tin hữu ích.
"THÔNG TIN ĐỂ TIẾN BỘ ".
Chúc chú sức khoẻ.
dear thành lợi.
có gì đâu mà phải giật mình. theo quy luật chung của xã hội thì cái gì hay sẽ được học hỏi và phát huy thôi. vì biện pháp mà chú Lý nêu ra là quá hợp lý và có nhiều điều lợi ích nên việc nó khả thi là hết sức bình thường.
các lợi ích sau:
1. tăng nguồn thu cho ngân sách (điều này quá rõ ràng)
2. tạo ra nhiều công ăn việc làm (đồng nghĩa với giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp đang cao) của một bộ phận làm công ăn lương nhà nước.
3. tăng thu nhập cho một bộ phận không nhỏ những người trực tiếp thực hiện công tác trên và những bộ phận có liên quan đến việc thu phí...
dĩ nhiên các nguồn thu trên đều xuất phát từ 1 nguồn thu thôi, cho nên vấn đề là phân bố sao cho đạt một tỷ lệ hợp lý là được...(điều này thì có lẽ ta k cần lo chi cho tổn thọ)
bên cạnh khá nhiều lợi ích trên, thì chỉ có một khuyết điểm duy nhất đó là:
do việc thu phí trên hoàn toàn k góp phần tạo ra sản phẩm gì cho đất nước...cho nên việc đó đã làm giảm thu nhập có nghĩa là tăng chi phí (hay nói cách khác là tăng gánh nặng của đại bộ phận nhân dân) những người đã trực tiếp lao động, tạo ra sp đóng góp cho ngân sách của nhà nước, có nghĩa là chính họ đã trả lương cho những nv làm nhiệm vụ tăng gánh nặng cho họ... tuy nhiên việc này xét về mặt văn hóa á đông cũng rất hợp tình hợp lý... bởi ở ta, dân và đảng cũng như cha mẹ với con thơ...mà...
dân gian có câu "cha mẹ nuôi con, biển hồ lai láng
con nuôi cha mẹ, kể tháng kể ngày" đó là một thực tế vậy.
tuy nhiên tóm lại thì xét về mặt lợi ích và bất lợi sau khi bù trừ thì lợi vẫn nhiều hơn, nên việc làm trên là rất khả thi và cần được ủng hộ.
nói vậy để thành lợi yên tâm hơn và bớt giật mình...mà tổn hao đến sức khỏe.
chúc chú Lý và mọi người một buổi tối vui, hp.
Tớ chỉ muốn giúp Chính Phủ những biện pháp để Tiến nhanh, Tiến mạnh, Tiến vững chắc lên CNXH.
Dear Đào Viên,
Thông qua những sự kiện:
+ Nhiều DN nợ thuế
+ Hàng trăm ngàn DN đóng cửa
+ Vỡ nợ
+ Nhân viên Ngân hàng thụt két hàng trăm tỷ đồng
+ Đời sống người dân sa sút
Cho thấy, nguồn thu ngân sách giảm đáng kể. Cho nên tận thu, mà từ xe máy là nguồn thu tiềm năng lớn nhất.
Dear chú Lý and Đào viên,
Tiếng việt ta rất phong phú. Cho nên chính sách của đảng ta là ngu dân trị. và đã thành công bao thế hệ rồi. Riêng hai từ GIẬT MÌNH sẽ có 2 ý nghĩ khác nhau. Để tôi nói rõ ra để ban Dao Vien khoi e ngại. Tôi giật mình ở đây là chú Lý có tầm nhìn xa và chính xác. Tôi không sợ chú Lý, nhưng tôi kính nể chú lý. Cho nên điều tôi muốn nói ở đây là khi bạn đọc 1 bài viết của Chú Lý bạn phải hiểu ý tác giả muốn nói gì. Và ý tác giả muốn những cái đầu tôm, tép tiến hoá hơn nữa. Hôm nay tôi chỉ nói bấy nhiêu thôi. Ngày mai tôi sẽ nói nhiều hơn nữa. Chào bạn
Dear Dao Vien,
Lẽ ra tôi đã đi ngủ rồi, nhưng đọc kỹ ý thứ 3 của bạn làm tôi chợt tỉnh. Ý bạn là thế này :
3. tăng thu nhập cho một bộ phận không nhỏ những người trực tiếp thực hiện công tác trên và những bộ phận có liên quan đến việc thu phí...
dĩ nhiên các nguồn thu trên đều xuất phát từ 1 nguồn thu thôi, cho nên vấn đề là phân bố sao cho đạt một tỷ lệ hợp lý là được...(điều này thì có lẽ ta k cần lo chi cho tổn thọ.
Tôi không biết ngồn thu xuất phát từ đâu và từ bao nhiêu nguồn. Nhưng đối với dân đen chúng tôi rất lo. Tư bản đỏ họ không lo vì họ hưởng rất nhiều tài sản từ ông cha họ để lại. Còn dân đen chúng tôi 1 ngày làm 5 đồng mà phải đóng 1 đồng tiền thuế thì chúng tôi phải suy nghĩ lại. Dồn tới chân tường thì chúng tôi sẽ phản kháng lại thôi. nói rõ cho bạn biết lá phản kháng và phản động về nghĩa khác nhau xa lắm. Đừng ghép vô từ phản động tội nghiệp dân đen chúng tôi lắm.
Chính xác phải là: làm 5 đồng đống thuế 1 đồng rưỡi
Cần phải tăng thêm mức phí, trạm thu phí và loại phí giao thông đường bộ... nữa thì mới có tiền để sửa chữa chớ nếu không thì đường sá hư hỏng, không có tiền để sửa chữa thì lấy gì mà đi.
Mách có chứng, kính mời Thầy Lý và quý vị "mục sở thị" ở đây
Cái khổ là làm không đủ sống mà còn phải đóng thuế nữa thì càng khổ thêm.
Ôi quê hương yêu dấu.
Bác Lý có thể cho biết tiền thuế về giao thông chi tiêu như thề nào không?
Tôi thì thấy từ Bắc vào Nam chỗ nào cũng thu phí đường mà đường vẫn xấu.
Thu tiền trước khi và sau khi làm đường. Rất khó hiểu.
thiện tai...thiện tai...
thành lợi nói chí phải.đạo viên k có ý kiến gì.
@ Quê Hương,
Đơn cử mấy thí dụ:
+ Đại gia Thủy sản nợ 1500 tỷ
+ Quan đánh cờ bạc tỷ thua nợ 40 tỷ đồng
+ Nhân viên ngân hàng thụt két 73 tỷ
Cho thấy cung tiền quá nhiều, nhà nước cần thu hồi để chống lạm phát. Một trong những cách thu tiền về đó là đánh thuế xe cộ.
Thưa Quý Thầy,
Đã và đang:
- Tăng (vì đã quánh thuế từ khuya rồi) thuế xe cộ.
- Tăng giá xăng dầu.
Rồi sẽ:
- Tăng giá điện.
- ...
- Dẫn đến TĂNG nhiều thứ nữa.
Tất nhiên nhờ đó sẽ có nhiều cái được/bị GIẢM, nhưng chắc chắn trong những cái giảm đó không có GIẢM LẠM PHÁT.
Ý tớ nói là "thuế môn bài" xe cộ, chứ thuế liên quan đến xe cộ thì nhiều nhưng chỉ đánh một lần.
Lạm phát là do chính phủ tiêu quá số tiền họ thu được. Mà sao không bội chi khi mà lực lượng công an ngày càng đông đảo. Đông đến nỗi mà một viên công an đi xe vượt đèn đỏ bị tông mà không ai thèm để ý.
Đọc blog bác Lý đã lâu, không biết Bác có phải bựa viên hay không nhưng thấy bác phưn tích về kinh tài rất hay.
Theo bác thì phí lưu hành xe có được quốc hội thông qua hay không?
Nick này theo phong cách Thẩm Du, à quên Thẩm Dương,
Một câu hỏi nghiêm túc. Tớ xin trả lời:
Chính phủ đang phải lo liệu các khoản nợ đổ bể nên kỳ vọng năm nay nguồn thu ngân sách của những năm trước như phí chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, etc sẽ mất hẳn. Việc thu thuế xe cộ là việc phải làm để bù cho thiếu hụt ngân sách.
Về việc đưa ra thảo luận tại quốc hội. Tớ dự đoán là "quốc hội" và "dư luận" sẽ phản bác "kịch liệt" đại khái rằng: nào khó thu; nào chi phí cho việc thu và giám sát việc thu khó khăn. Và bài toán sẽ được giải bằng cách ... thu qua xăng.
CỤ LÝ XEM MẤY CÁI CLIP NÀY RỒI XEM CÓ Ý KIẾN NHÉ: http://nhatro139nhithanh.blogspot.com/2012/03/chum-bai-giang-buoi-toa-am-ve-chu-e.html
( Không liên quan bai này )
"Mà sao không bội chi khi mà lực lượng công an ngày càng đông đảo. Đông đến nỗi mà một viên công an đi xe vượt đèn đỏ bị tông mà không ai thèm để ý". bác Lý nói câu này ko đúng rồi. thèn CA nó vượt đèn đỏ và tông vào người ta đó chứ, bị tông hồi nào.
dear chú lý.
có phải khó thu, rồi chi phí và giám sát việc thu khó khăn... có nghĩa là đồng ý mặc nhiên chuyện tận thu, và chỉ thảo luận chuyện thu như thế nào thôi. còn thu là chắc chắn rồi... và phương pháp cuối cùng có thể là qua xăng hả chú??
cháu cũng thấy vậy là hợp lý chú à, chi bằng tăng giá xăng lên đến khoảng 35.000d/l. là nhanh và khỏe nhất. dĩ nhiên là sẽ theo lộ trình trong vòng 2 tháng chẳng hạn...như từ 22.900 sẽ giảm xuống khoảng 21.300 sau đó bất ngờ tăng vọt lên 35.000 luôn hoặc có thể phân ra làm vài giai đoạn cũng được. còn lý do thì vô vàn, nào là mỹ, châu âu, iran, seria...rồi trung quốc...
tăng giá xăng là rất yên tâm, vì nhu cầu dù có thế nào thì rồi người ta cũng chịu thôi.
dear chú lý.
cháu thấy chú rất có năng lực trong vấn đề đề suất những phương pháp hợp lý và hiệu quả, cháu đề nghị chú lý đề xuất thêm nhiều phương pháp, và cách thực hiện thu phí trong dân, với nhiều lĩnh vực cụ thể ... để làm sao nhà nước ta có thể tận thu được đến mức phí tối đa có thể. nhằm tránh việc bỏ xót và lãng phí các nguồn thu trong dân...
với biện pháp này, có thể người dân sẽ chịu cực khổ và bần cùng hơn rất nhiều...nhưng người ta nói, thà đau một lần thôi, rồi sẽ tốt hơn,... đó chính là ngày nhanh nhất tiến đến hạnh phúc...đến thiên đường zhxn sẽ k còn xa.
Dear Đào Viên,
Phương pháp luận của tớ cực kỳ đơn giản, ai cũng có thể áp dụng được. Đó là, thừa nhận một tiên đề.
Tiên đề được phát biểu như sau: NHỮNG GÌ CÓ LỢI CHO ĐẢNG CHẮC CHẮN SẼ CÓ HẠI CHO DÂN.
Cho nên biện pháp để những quyết sách của nhà nước là hướng tới mục tiêu HẠI DÂN.
Trong thời chiến thì nhà cháu không ủng hộ "tiền đề" của Thầy Lý.
Vậy phải làm gì để mọi người phải ủng hộ.
Phải làm chiến tranh ... giả
Bác ơi máy thủy điện nhỏ như bác nói thì đồng bào vùng caoVN và các dân tộc miền núi của khu vực đã sử dụng thành thạo mấy chục năm.Máy do TQ sản xuất rất rẻ.
Máy dùng thế năng của nước, đồng bào ta đã dùng cả ngàn năm nay rồi. Còn nói về TQ, cái gì họ chả làm được, từ điện thoại Iphone, đồng hồ Rolex đến ô tô Roll Royce và máy bay tàng hình cùng hàng không mẫu hạm.
Có điều phẩm chất của hàng TQ thì ai cũng biết, xài nó riết rồi hết muốn chế tạo, vì mất khả năng chế tạo.
Tiên đề của tớ được rút ra từ thực tiễn thời chiến đấy.
Bây giờ Đảng ta rất sợ chiến tranh. Cả trăm lính được trang bị đến tận răng mà không làm gì được mấy anh em ông Vươn hoa cải với tiếng nổ tạo ra do khí gaz.
Thế mà nhà cháu trước giờ cứ nghĩ trong thời chiến đảng và nhân dân cùng 1 mục tiêu. Huhuhu, lầm lối biết đến bao giờ???
Nhưng cũng phải cãi chày cối với Thầy Lý thêm tí nữa.
Đảng thì cũng có chi bộ tốt, đảng viên tốt (dù chiếm tỷ lệ nhỏ) và nếu có thể làm cho những cái tỷ lệ nhỏ này lớn dần lên, chiếm đa số thì cái chân lý của Thầy e là chỉ đúng đến thời điểm nào đó thôi.
Bao giờ dân nổi can qua ...
Cái mà GPC nói sẽ khó xảy ra vì giai tầng cai trị lúc nào cũng xung đột lợi ích với giai cấp bị trị. Vì sao Thời chiến dân va đảng cùng 1 mục tiêu vì họ đều là giai cấp bị trị cho nên nó đi cùng thuyền. Nước lên thì thuyền lên.
Còn bây giờ là thời bình thì lợi ích của 2 bộ phận này là 2 thể tách rời. Khi mà lợi ích không còn chung đôi thì lúc đó dân với quân không còn là như nước với cá mà lúc í sẽ là ta với địch, y nhử đại CA ở "tiên nản" nói zi đó.
Nice day!
Ý Gương muốn nói tới cuộc chiến nào?
1. Cuộc chiến dựa vào TQ để chống Pháp 1946-1954
Nguyên nhân cuộc chiến là việc không tuân thủ HD sơ bộ 4/6 và Tạm ước 14/9.
Mục đích của cuộc chiến là giành chính quyền về tay đảng CSVN
Thắng lợi của đảng: nắm toàn bộ đất đai - hiểu theo nghĩa kinh tế - toàn miền Bắc.
Hậu quả: CCRD tiêu diệt sức sản xuất; những người được chia ruộng có làm được gì hữu ích đối với mảnh ruộng được chia?
2. Cuộc chiến "chống Mỹ" 1954-1975:
Thực chất Mỹ vào năm 196X
Trong bối cảnh miền Nam thịnh vượng hơn hẳn miền Bắc
Mục đích cuộc chiến là: chiếm miền Nam
Tổn thất: 100 lính Bắc đổi 10 lính Nam và 1 lính Mỹ
Thắng lợi của đảng: sở hữu toàn bộ đất đai của cả nước. Ngày nay thuế chuyển quyền SD đất thực chất là mua đất từ tay đảng.
Hậu quả: vượt biên chết 2 còn 1, đói suốt 10 năm sau "giải phóng"
3. Cuộc chiếm đóng Cambode 1979-1989:
Đảng có oai một chút với danh hiệu Tiểu bá
Lính tổn thất: 1 lính Miên đổi 4-5 lính "Tình nguyện". Xin đọc Cuộc chiến tranh bị bắt buộc của đại tá 5 Hồng
4. Cuộc chiến 1979 và sau đó:
"Liệt sĩ" trong cuộc chiến này còn không được phép nhắc đến.
Hãy đánh giá Mục tiêu của Đảng với của Dân
P/s: câu chuyện đảng viên tốt tớ nói sau
Chú Lý bóc trần trụi mọi thứ nên thật buồn về sự thật.
Thầy Lý ơi, đảng ra đời từ 1930 mà Thầy chỉ kể từ 1946
ông Trần Văn Giàu ông cũng có tính từ 1946 trở đi trong cái hồi ký của ông ấy đâu Thầy.
Cho nên con rất muốn lắng nghe cái chân lý của Thầy Lý áp dụng cho đảng từ 1945 trở về cái lúc thành lập - giai đoạn tuổi teen của đảng ấy ạ.
Vài lời mạo muội, con tiếp tục mong được Thầy khai mở trí tuệ.
@ Gương,
Người bất lương khi còn bé không thể là đứa trẻ ngoan được, điều này không cần phải chứng minh.
Muốn biết những sự kiện từ năm '30 phải xem hồi ký của Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Đức Quỳ, Trần Huy Liệu hoặc Tô Hải. Muốn nghe mùi ngoại quốc thì tìm Oliver Todd, đặc biệt là Richard Nixon.
Làm sao so ông Giàu với tớ được. Ông ấy là một lãnh tụ đảng bị thất sủng, còn tớ nghiên cứu Lịch sử đảng.
Bác Lý nói các cuộc chiến trên như vậy có cơ sở gì không? Nếu quả đúng như vậy thì dân tộc này đúng là dân tộc bị nguyền rủa, haizz.
Không biết phải chịu đựng đến khi nào đây?
Tớ phải nói đi nói lại mãi cũng thành nhàm: XHCN là con đường mà Nhân dân ta đã lựa chọn.
Dân ta chỉ vì không muốn làm mà cũng có ăn nên theo đảng để làm xô viết Nghệ Tĩnh chiếm chính quyền địa phương; hay phong trào phá kho thóc; hay phong trào đấu tố thì được chia ruộng; hay phong trào đốt dãy Trường Sơn.
Khi nào có nhận thức phải làm mới có ăn thì mới thoát được.
Bác Lý:
"Khi nào có nhận thức phải làm mới có ăn thì mới thoát được."
Đồng ý :)
trước chỉ theo dõi comments của chú Lý Toét ở bs Hồ Hải bằng RSS reader, hôm nay không nhớ google gì ra blog của chú, thêm một blog theo dõi thường xuyên nữa, thanks chú
"Khi nào có nhận thức phải làm mới có ăn thì mới thoát được." – Chí lý, đơn giản như đan rổ. Bái phục cụ Lý. Mò từ quán bựa sang đây chơi, trồng si nhà cụ rồi đấy. Lót dép.
Hey, welcome Lê Gỗ Thông.
Nói như các quý vị hóa ra người dân TQ chả ai muốn làm chi cả , chỉ mong cho Giải phóng quân tiến oánh VN , quân tiến đến đâu là họ đem theo ngựa thồ ,xe trâu ,xe cút kít sau lưng tha hồ vơ vét , hôi của ?
Chào thầy Lý, nghe thầy kể về lịch sử cháu đã biết thêm chút. Mong thầy chỉ thêm nhiều lĩnh vực.
Chúc thầy luôn mạnh khỏe!
Welcome Ham học hỏi,
Nắm được lịch sử để rút ra bài học trong tương lai, vì thế mà lịch sử phải được trân trọng tính chân thực của nó.
Lịch sử mà ta được học hàng ngày sở dĩ nhàm chán là bởi vì nó đã được xuyên tạc.
Thầy Lý còn nợ bài viết về chuyến di cư 2000 năm của tộc Lừa nhá
Nó kìa,
Giống như hành trình Exodus của người Do Thái nhỉ.
Tương tự như thầy Lý. Lão Nguyễn Huy Thiệp có viết thế này:
"Dân chúng nhẹ dạ nông nổi cũng như thế đấy. Các nhà chính trị, các thiên tài là kẻ có khả năng xô dạt dân chúng về cả một phía. Dân chúng cầu lợi. Chỉ cần tí lợi là họ sẽ a dua nhau bu đến. Họ không biết rằng điều ấy chất chứa toàn bộ sự vô nghĩa trong đời sống của họ. Họ sinh ra, hoạt động, kiếm ăn, cứ dạt chỗ nọ rồi dạt chỗ kia mà chẳng tự định hướng cho mình gì cả. Chỉ đến khi nào dân chúng hiểu rằng không được cầu lợi, mà có cầu lợi thì cũng chẳng ai cho, người ta chỉ hứa hẹn suông để bịp bợm thôi, thảng hoặc có cho thì cho rất ít, lợi bất cập hại. Lợi phải do chính dân chúng tạo ra bằng sức lao động của mình. Họ cần hiểu rằng phải cầu một thứ cao hơn thế nữa, đấy là giá trị chân chính cho toàn bộ cuộc sống của mình, quyền được tự mình định đoạt cuộc sống, tóm lại là tự do."
Những bài học nông thôn
máy phát điện mà chạy được bằng nước thì sẽ ko phải phụ thuộc xăng dầu nữa,giá cả sẽ ko nhảy bậc như vầy, hi vọng sớm công bố...
Đây là một phát minh thế kỷ vì rất kỳ quặc. Nó tương tự như công nghệ chế tạo xe hơi điện, dùng bình ac quy cấp điện kéo động cơ xe. Khi xe chạy sẽ kéo đi na mô tạo điện sạc lại bình, và bình sẽ không bao giờ hết điện ???? !!!!!
Ta không nên hiểu nhầm rằng Định luật bảo toàn cơ năng thành Định luật bảo toàn năng lượng, vì có nhiều nguồn năng lượng mà ta chưa phát hiện ra.
Trước đây, người ta chế giễu Động cơ vĩnh cửu vì khi đó mới chỉ sử dụng cơ năng.
Bac Ly Toet chnh xac
http://www.mayphatdienviet.com/
Post a Comment