Gốc nhỏ cũng không tha
Kết quả trước mắt là tài sản quý của quốc gia bị mất, gây thiệt hại về người do hỗn chiến giữa những người khai thác gỗ, giữa những người khai thác gỗ với kiểm lâm. Cuộc sống của người dân Phong Nha bất an và bị đảo lộn. Ngoài ra, uy tín của lực lượng kiểm lâm bị tổn hại do những nghi ngờ rằng có sự mua chuộc kiểm lâm để mang gỗ sưa vừa được khai thác ra khỏi rừng.
Bảo vệ cây sưa bằng giáp sắt ở Hà Nội
Các biện pháp bảo vệ các gốc sưa khỏi bị đốn hạ cho đến nay vừa tốn kém lại không hiệu quả, vừa mất mỹ quan. Để tránh thất thoát tài sản nhà nước, để bảo vệ uy tín của lực lượng kiểm lâm, cần phải có những biện pháp thay thế phương thức tổ chức bảo vệ rừng như hiện nay và mang lại hiệu quả kinh tế.
Mắc võng canh gác cây sưa
Như đã biết, Trung ương từ lâu đã có chủ trương cho người nước ngoài thuê rừng tạo nguồn thu ngân sách. Điều này có cái lợi là thu được tiền mặt cho ngân sách, nhưng có cái bất lợi là ông chủ nước ngoài sẽ khai thác lãng phí và tận thu làm cạn kiệt tài nguyên.
Cho đến nay đã có ít nhất 8 doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép thuê đất rừng và đã vào đầu tư trên thực tế. Chỉ riêng doanh nghiệp Innov Green (Trung Quốc) đã thuê tới 274.848 ha (xin lấy tròn 275 ngàn héc ta đất rừng).
Theo báo cáo của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn giá thuê đất rừng là 180 ngàn đồng cho mỗi hecta rừng trong một năm, tổng số tiền nộp ngân sách Nhà nước của cả 8 dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài là 24,65 tỷ đồng (xin lấy tròn 25 tỷ đồng).
Bài toán bảo vệ rừng đã có lời giải đó là nhà nước sẽ giao cho một doanh nghiệp khai thác gỗ sưa ở rừng Phong Nha với luận chứng cụ thể như sau:
Doanh nghiệp này được phép đốn sạch cây rừng để tìm sưa trong hạn mức cho phép sẽ được trình bày dưới đây. Lấy tròn giá trị 3 cây sưa là 180 tỷ đồng đã tương đương với giá thuê 1 triệu ha đất rừng trong một năm hoặc cho thuê 10 ngàn ha rừng trong 100 năm. Tính bình quân mỗi 10 ngàn ha rừng cho 3 cây sưa thì chỉ cần đốn sạch mỗi năm 10 ngàn ha rừng đã thu về lợi tức ngang bằng cho thuê 1 triệu ha mà việc khai thác sẽ được tiến hành liên tục trong 100 năm.
Phân tích trên cho thấy giá trị kinh tế của việc khai thác gỗ rừng gấp 100 lần so với với việc cho thuê rừng đó là chưa kể sản phẩm phụ là những cây gỗ không phải là sưa. Về mặt xã hội, khai thác rừng Phong Nha thay vì canh giữ nó sẽ bảo đảm trật tự an ninh trên địa bàn, dân chúng ổn định làm ăn và nhất là giữ được lực lượng kiểm lâm trong sạch. Quân số kiểm lâm viên dôi dư sẽ được điều động sang làm công tác cưỡng chế giải phóng mặt bằng hỗ trợ thi công.
Nguồn tham khảo:
Doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng giá 180 ngàn đồng/ha (vneconomy)
8 doanh nghiệp nước ngoài đã được cấp phép thuê đất trồng rừng (vneconomy)
8 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng nộp ngân sách 24 tỷ 650 triệu đồng (vneconomy)
Vụ lâm tặc triệt hạ gỗ sưa tại Phong Nha - Kẻ Bàng: Chủ rừng không làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng (SGGP)
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: 3 cây gỗ sưa bị triệt hạ (SGGP)
Xôn xao việc lâm tặc câu kết kiểm lâm (Tuổi trẻ)
Chủ đề: 3 cây gỗ sưa ở rừng Phong Nha (Dân trí)
Cập nhật:
Gỗ sưa nghìn tỉ (Lao động)
33 comments:
cháu xin hỏi bác, cháu suy thế này có được không?
Theo cách suy của Bác (cháu hiểu thế)
Cái gì mà đang được bảo vệ thì nay mang ra khai phá cho hết đi vừa thu được tiền lại chống được tham nhũng, lại đỡ mất công bảo vệ cho mệt xác (đàng nào cũng không bảo vệ được)
Tớ có trình bày luận chứng: đốn sách rừng trong đó có Sưa sẽ đem lại lợi ích kinh tế gấp 100 lần cho nước ngoài thuê rừng.
Mục đích không phải chống tham nhũng (tớ không bỏ công ra để lo lắng cho lãnh tụ), mà là bảo đảm an ninh trật tự. Nó tương tự như việc bảo vệ các mỏ vàng bằng cách giao một công ty khai thác chuyên nghiệp, tránh đổ máu giữa những người đào vàng thổ phỉ và những mảnh đời nghiện hút của phu đào vàng.
Ôi đọc bài toán luận chứng này thấy chóng mặt mà vẫn có vẻ hợp lí, thế mới tài. 3 cây sưa có giá trị bằng 10k ha rừng và bằng tiền thuê 1tr ha.
2 link cùng trên trang VnEconomy cho 2 số liệu Innov Green được thuê khác nhau (264.848 ha và 274.848 ha), không biết con số nào đúng. Làm bài toán của bần lâm, mỗi năm Innov Green trả tiền thuê rừng là 49,5 tỉ (làm tròn) cho 275k ha.
Hiện nay Innov Green chỉ được cấp 8.123 ha, số tiền nộp ngân sách là 78K USD (làm tròn), có giá trị không bằng một khúc gỗ sưa, nhưng quan trọng là có đô la nộp hàng năm, là cái mà nhà nước rất cần.
Tiếp tục làm bài toán của bần lâm, tính trung bình, cây sưa trong 30 năm có thể khai thác tốt và có vẻ dễ trồng. Giả như Innov Green và các doanh nghiệp nước ngoài bỏ ra khoảng 100 ha trong số đó để trồng sưa hoặc trông sưa xen kẻ cây thuốc phiện như đồng bào dân tộc vẫn thường, thì lợi nhuận vô số kể.
Tính thử: tiền thuê đất cho tổng số 275K ha trong 30 năm là 1.485 tỉ.
100 ha gỗ sưa cho ra khoảng 30,000 cây (theo mật độ khoảng 3m/cây).
Như vậy tiền bán gỗ sưa khoảng 1.800.000 tỉ. Ôi nhiều con số không quá chóng mặt, chóng mặt.
Trừ đi chi phí công nhân, chi phí bảo vệ thì số tiền lợi nhuận vẫn rất khổng lồ.
Hehe, chú Toét thấy Qua trình bày luận chứng kinh tế của một bần lâm vậy ổn không. Nhào vô kiếm tiền thôi.
Dear KF,
Sai số giữa 264.848 ha và 274.848 ha mới có 3.6% không phải là lớn. Hơn nữa, theo kinh nghiệm sai số kiểu này thuộc loại sai số thô, lỗi đánh máy.
Dữ liệu tớ đưa vào luận chứng là 180 tỷ, nhưng theo nguồn tin báo Lao động họ tính toán tổng số gỗ sưa khai thác đợt vừa rồi có giá trị gấp 5 lần con số trên.
Tớ chưa hình dung ra quy mô trồng sưa công nghiệp với chu kỳ khai thác 30 năm. Nhưng theo quy luật thị trường, lượng cung lớn quá sẽ làm giá bán đột ngột giảm.
Bài toán của tớ tính theo đơn vị triệu ha rừng khai thác trong 100 năm theo nguyên tắc đốn trụi, không để sót một gốc cây nào. Rừng, trong đó có các gốc sưa sẽ hoàn nguyên sau đa dạng sinh học 30 năm và có đủ sưa cổ thụ để khai thác sau 100 năm.
Tuy nhiên, đất đai trong lãnh thổ VN kể cả đất rừng và đất biển thuộc "sở hữu toàn dân" mà thực chất là thuộc quyền định đoạt của Trung ương nên theo quan điểm của Trung ương thì cho nước ngoài "thuê" sẽ có lợi cho Trung ương hơn.
Bài toán của tớ thiên về an sinh xã hội hơn là kinh tế. Hiện nay nhân sự thuộc lực lượng vũ trang tham gia đông đảo vào dây chuyền vận chuyền gỗ sưa đến nơi tiêu thụ. Đưa công nghiệp khai thác gỗ sưa về một mối để bảo đảm an toàn và cuộc sống ổn định cho dân địa phương, để bảo vệ uy tín của lực lượng kiểm lâm và nhất là để duy trì quân số lực lượng cưỡng chế hỗ trợ thi công
Người tính cũng không bằng trời tính.
Hơn nữa trong cái thế giới mà mọi thứ liên hệ mật thiết và chi phối nhau như hiện nay thì lại càng khó tính toán hết được.
Cho nên người ta nên vì chính mình mà không gây hại cho đồng loại.
Ôi, lại lảm nhảm rồi.
Cái gì cũng có thể biến nó thành khả thi. Vấn đề là biết cách biến cái phức tạp thành nhiều cái đơn giản.
Để những cây gỗ sưa trên rừng gây bất ổn xã hội, làm tha hóa lực lượng vũ trang công vụ.
Trong 257k ha rừng cho thuê giá bèo mà bác Lý nêu, không biết có bao nhiêu cây sưa nhỉ??? Vụ này được ém nhẹm dữ lắm, không biết trong đó có những toan tính gì?!??
Ôi rừng vàng biển bạc được tính giá bèo bọt cho bọn ngoại bang!
Bác Lý viết bài thế lày thì khác gì nói tụi cho thuê rừng còn hơn tụi ăn cướp. haha..
Tớ chỉ trích dẫn thông tin từ báo đảng thôi, chưa có kết luận gì đâu.
Bây giờ nói ra hơi sớm, tớ đồ rằng phong trào gỗ sưa này cũng thổi bong bóng như phong trào nuôi chó Nhật khi xưa thôi.
Không thổi đâu Bác Toét bọn này mua về làm quan tài đó. he he
Bác xem có nước nào quanh đây giữ được rừng hơn ta và họ giữ bằng cách nào?
Dear Bác Lý !
Bác cho cháu hỏi là gõ sưa hiện nay dùng để làm gì mà giá trị kinh tế của nó cao như vậy ? Hay là ngoài giá trị về kinh tế thì nó còn có giá trị về mặt khác nào nữa không Bác ?
Qua bài viết này, cháu nghĩ vấn đề mà Bác nếu ra không phải là vấn đề một vài cây gỗ sưa mà vấn đề chính là những mặt tiêu cực trong việc nước ta cho nước ngoài thuế đất rừng nước ta với mục đích mà bên họ nói là "đầu tư kinh doanh phát triển trồng rừng ". Để hiểu hết những ý sâu xa trong bài của Bác thì cháu phải cố gắng nhiều !
Cheers !
cây sưa người ta chặt bán từ lâu rồi, chủ yếu dùng làm đồ thờ cúng, tâm linh đó mà. Bây giờ báo chí nêu um sùm chắc là do chặt muốn hết rồi nên mới nói, chứ trước kia cứ âm thầm mà xẻ. Bây giờ kiếm miếng ăn khó quá mà :)
Gỗ này làm quan tài tốt lắm lắm.
Một bài nói về Người Trung Quốc mua gỗ sưa của Việt Nam để làm gì?
Tớ cũng không rõ chức năng của gỗ sưa là gì mà giá cả nó mắc như vậy nên tớ ngờ rằng đây là hiện tượng bong bóng như phong trào nuôi chó Nhật hay vẹt Hongkong.
Tớ chỉ làm bài toán kinh tế cho thấy khai thác gỗ sưa có giá trị kinh tế gấp 100 lần so với cho thuê rừng.
Quang,
Thế là spam đấy nhé
Nếu để đóng đồ thì người ta không gom gỗ vụn và mùn cưa
Cảm ơn Củ Chuối,
Nhưng tớ vẫn ngờ tính bong bóng của gỗ sưa.
Đề nghị của tớ là: giữ rừng bằng cách đốn sạch để khai thác gỗ sưa, chu kỳ khai thác 100 năm. Hiệu quả bằng 100 lần cho thuê rừng.
Nói chung những xứ nào mà đất đai thuộc sở hữu tư nhân sẽ giữ được rừng.
Đây là một bài toán đơn giản, đến cô bán hàng xén cũng có thể nhẩm tính lỗ-lãi một cách nhanh chóng.
Ấy vậy mà các think tanks của nhà mình lại không nghĩ ra?. Làm tội có vị phó chủ tịch tỉnh nơi có dự án cho Innov Green thuê đất bị ném đá sau đó là về vườn vì phát biểu hớ. Chẳng lẽ họ lại thua con mẹ hàng xén?.
Đó là điều phi lý.
Từ đó dẫn đến có hai cách “nhìn” nhận vấn đề .
Cách nhìn thứ nhất, như một vị lãnh đạo tỉnh đã phát biểu “Nhìn thấy ở trong đó có những mô hình trồng cây có năng suất cao trên diện rộng, vừa tạo việc làm và để nhân dân và cán bộ ta học hỏi, nên khi có một doanh nghiệp nước ngoài vào, quan điểm của chúng tôi là rất đồng tình ủng hộ”, tức là cho bạn vào đầu tư để nhân dân và cán bộ học hỏi mô hình của họ, chứ không bàn đến chuyện Lỗ-Lãi trước mắt.
Cach nhìn thứ 2 :
Nhìn sự câu chuyện này theo nguyên lý " Tảng băng trôi". Gỗ sưa nếu có tác dụng như các bạn nói thì thật chẳng có gì trị gì nhiều, vậy tại sao họ lại thổi giá trị nó lên cao như vậy?
Liên tục những bài báo với những cái tít hấp dẫn kích thích nói về chủ đề gỗ sưa, đâu đâu cũng bàn tán chuyện gỗ sưa, gỗ sưa. Đến mọi người ở đây cũng say sưa nói chuyện gỗ sưa gắn câu chuyện thuê đất. Ôi!, phải chăng đây chỉ là cái mồi để dẫn hướng, nhằm kéo mọi người nhìn về hướng khác mà quên mất sau cánh gà thấp thoáng nhiều cuộc mặc cả khác, mà ai lời ai lỗ thì con mẹ hàng xóm không thể nào tính nổi.
Cuối cùng vẫn phải quay trở lại với "đất đai là sở hữu toán dân". Vậy dân nào được hưởng và dân nào không được hưởng.
"Dân được hưởng" thì bảo giá hời rồi, "dân không được hưởng" thì bảo sao bán rẻ thế.
daovien nghĩ, sp nào cũng theo quy luật cung cầu thôi, gỗ sưa đắt vậy thì chỉ có ở Trung Quốc với Việt Nam mới tiêu thụ nỗi thôi. vì một bộ phận công dân, làm ra tiền quá dễ quá nhiều, k sao sài kịp k khéo lại xuống mồ mà k thể đem theo... cho nên việc đẩy giá lên là đánh vào lượng khách hàng này, thích hàng cao giá, đây là bộ phận rất tiềm năng, tiền thì nhiều mà kiến thức thì chẳng bao nhiêu...
ps/ cho nên việc đưa ra giả thiết dùng làm quan tài cũng k phải là k có lý...
Tớ hiểu nghĩa bóng của Nguyễn Quang, nhưng khi chưa thành lãnh tụ, lặp lại nó trở thành mất linh.
Bác Hồ đã từng nói:
"Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn"
Như vậy thì việc sử dụng gỗ (mộc) chỉ cần 10 năm, dẫn chứng: trong thực tế thì chỉ cần 2 đ/c Đức và đ/c Loan cũng chỉ trong khoảng 10 năm đã biến hàng triệu héc ta đất rừng thành đất ruộng phục vụ sản xuất và kinh doanh (bằng 2 doanh nghiệp nối tiếng là HAGL và QGGL), Lý Toét tính 100 năm là vừa không có kinh nghiệm thực tế vừa không có lý thuyết đúng đắn, rất kém
Bác Hồ nào nói thế,
Bác không có khuyến khích giồng lúa nên không đề cập đến "thụ cốc". Câu "Nhứt niên ..." này do một tên quan phong kiến tên Quản Trọng nhà Tề thời Chiến Quốc thêm vào. Rõ chửa.
Gỗ thường để đóng bàn ghế cần 10 năm nhưng gỗ sưa làm dược liệu và cất trữ cần 100 năm.
Anh Đức chị Loan có công biến rừng thành rẫy, cần biểu dương thành tích
mèo đen mèo trắng, mèo nào cũng bắt chuột cả.
"mèo trắng, mèo đen" là lý của người nuôi mèo, nhưng lại là bất hạnh cho những con chuột.
dùng mèo bắt chuột vẫn hợp với quy luật tự nhiên và cân bằng sinh thái hơn là dùng bẫy hay dùng thuốc chuột cái này có khi chết cả mèo.
ps. mèo hoang bắt chuột rất giỏi mà lại k có cái lý của người nuôi.
Bác Lý:
Tại sao biết trồng sưa là sẽ bị chặt mà vẫn cứ trồng tại đường phố.
Điều này là tạo cơ hội cho người phạm tội.
Cảm tưởng như là không còn cây nào để trồng trên đường phố nữa.
Cản ơn bác chia sẻ.
Cây sưa được trồng ở Hà Nội từ rất lâu trước khi người ta phát hiện nó quý. Nó có đặc điểm lớn chậm và dẻo dai nên thích hợp làm cây đường phố. Gò Đống Đa trồng một thứ cây này. Hồi nhỏ tớ thường lấy trái khô để đốt tạo ra mùi thối đặc trưng.
Cây sưa ở Hà Nội đường kính nhỏ nên có giá thấp (khoảng 3 triệu đồng/kg), sưa lớn trong rừng già ở Quảng Bình có giá gấp 10 lần.
Hồi năm '90 người ta xuất khẩu gỗ sưa cả tàu thủy với tên gọi gỗ hoàng đàn. Ở trong nước dùng nó để đẽo tượng hoặc xay bột làm nhang. Khi trở nên hiếm, ở Lạng Sơn người ta khai thác đến mức trèo lên vách đá lấy xà beng nạy từng mẩu rễ.
Dông dài để cho thấy trước đây nó là rừng, nay tuyệt chủng nên mới đắt đỏ như vậy. Tớ nghi ngờ đây là vụ đầu cơ kiểu đầu cơ "củ tulip" ở Hà Lan.
Cán bộ góp công vào việc giữ gìn sưa quí đây,
http://7am.vn/xa-hoi/choang-voi-co-ngoi-kech-xu-va-thu-choi-cua-bi-thu-tinh-hai-duong-78686.html
Việc này tốt cần nhân rộng. Giao cho tư nhân giữ tốt hơn nhiều so với bảo vệ mắc võng canh cây ngoài trời.
Post a Comment