Nền kinh tế dù có mang màu sắc thị trường nhưng đậm đà phẩm chất XHCN, đó là tập trung mọi nguồn lực cho doanh nghiệp quốc doanh với mục đích làm cho các doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn về vốn, hòng biến hệ thống doanh nghiệp quốc doanh thành chủ đạo của nền kinh tế. Và DNNN là một cỗ máy được ưu tiên cấp vốn để tạo ra tăng trưởng GDP.
Kỳ trước:
Bức tranh Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam: Ý nghĩa của tăng trưởng GDP
Khu vực DNNN được ưu đãi so với khu vực tư nhân nhằm tích lũy tư bản
Tất cả những cơ sở vật chất của chế độ cũ bị quốc hữu hóa, bị tịch thu theo chính sách, được tư nhân “hiến” đều trở thành tài sản của DNNN. Trong số này người ta đã nhầm tưởng Tòa Đại sứ Mỹ là chiến lợi phẩm nên giao cho Tổng cục Dầu khí làm nhà tập thể.
DNNN được nắm ngành độc quyền như xăng dầu, xuất khẩu nông phẩm. Bán xăng giá đắt và thu mua nông phẩm giá rẻ đúng theo nghĩa vừa thu vừa mua.
DNNN được ưu tiên vay vốn với giá ưu đãi, được bổ sung vốn từ NSNN và được Chính phủ bảo lãnh vay như trường hợp Vinashin.
Để cung cấp nguồn lực cho các Quả đấm thép, Nhà nước phải khai thác nhân công với giá rẻ, đó là hình ảnh người công nhân lam lũ tương phản với nhà chọc trời hiện đại. Và nguồn vốn để tài trợ cho các DNNN là:
hoặc là nâng giá đất đai góp vốn trong liên doanh và phía đối tác liên doanh cũng nâng giá vật tư thiết bị nhập vào tương ứng, giá thành bị đội giá ngay từ đầu,
hoặc là vay tiền nước ngoài
hoặc đánh thuế cao rồi dùng ngân sách để tài trợ vốn. Tiền thu ngân sách tức thuế chiếm khoảng 30% GDP quá cao so với 15% ở Mỹ, 17% ở TQ
hoặc dùng nguồn lợi tài nguyên để tài trợ. Nguồn lợi thu được từ dầu hỏa không bao giờ được dùng để hỗ trợ cho người tiêu thụ xăng dầu
hoặc cấp đất cho DNNN
Ý chí là như vậy, còn thực tiễn thì sao
Đầu tư công của nhà nước để tạo doanh thu cho chính những DNNN, đó là những công trình chỉ định thầu, không chọn được nhà thầu có kỹ thuật tốt nhất với giá hợp lý.
Có tạo ra tăng trưởng GDP về lượng nhưng
Một là, giá thành cao, thúc đẩy lạm phát, thí dụ giá xây dựng đường cao tốc đắt gấp 1.5 đến 2 lần so với khu vực
Hai là, không có cạnh tranh nên không cần phải cải tiến. Công nghệ đóng tàu của Vinashin sử dụng cưa gỗ thủ công, một công cụ mà các nhà thầu xây dựng kiểu gia đình đã bỏ không sử dụng từ lâu.
Ba là, gây thất thoát trong xây dựng cơ bản, tỷ lệ được thừa nhận trên diễn đàn Quốc hôi từ 20% đến 50%
Kỹ thuật tiên tiến như nhà máy lọc dầu Dung Quất công suất 6 triệu tấn/năm vốn đầu tư 3 tỷ đô bán xăng giá căn cứ nhập khẩu vẫn lỗ. Nay tính nâng công suất lên 10 triệu tấn/năm tốn 2.1 đến 3 tỷ đô.
Giá xây dựng công trình công cộng cao dẫn đến:
hoặc thu hồi vốn lâu
hoặc tăng chi phí sử dụng tiện ích công cộng cho người tiêu dùng, giảm chi tiêu cho nhu cầu cá nhân.
Hậu quả
Nhà nước cung cấp vốn cho DNNN quá khả năng tiêu thụ của họ dẫn đến bội thực vốn, đầu tư ngoài ngành, hoặc đơn giản là gửi tiết kiệm
Vốn nhiều mà không có phương án đầu tư thích hợp, Các DNNN đã thổi lên bong bóng đầu cơ khi đầu tư vào Chứng khoán và địa ốc. 27 tổng công ty tập đoàn Nhà nước được kiểm toán đều đầu tư vào chứng khoán và ít hay nhiều đều lỗ (gafin).
Nạn thừa vốn dẫn đến nạn mua tài sản hư cũ hưởng hoa hồng, mua sắt vụn
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là trên 1 triệu tỷ đồng, bình quân bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu. Hiệu quả đầu tư từ nhóm DN này quá thấp, chỉ đóng góp vào GDP khoảng 38%. Bộ Tài chính đang xem xét phải dành hơn 50.000 tỷ đồng nhằm tái cấu trúc nợ, cấp thêm vốn điều lệ… cho các DNNN được tái cơ cấu. (trích dẫn từ vietstock.vn)
Theo báo Tiền phong, vào năm 2000, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng chỉ là 150.000 tỷ đồng (tương đương 20% GDP) thì đến nay đã lên xấp xỉ 3.000.000 tỷ đồng (tương đương 130% GDP)
Hậu quả "Vinalines nguy cơ không thu hồi được số nợ trên 23.000 tỷ đồng"
Kỳ tới:
Kinh tế Việt Nam: nhà nhà "đầu tư" thổi lên bong bóng chứng khoán và địa ốc
Nguồn tham khảo:
29 nghìn tỷ giải cứu doanh nghiệp
Bơm 300 ngàn tỷ
Hỗ trợ lãi suất 400 ngàn tỷ
"Ông Vũ Viết Ngoạn: Đề nghị bơm tiền cứu thanh khoản, hạ lãi suất"
46 comments:
Theo phân tích từ bài trước thì việc tăng trưởng gần như là ý chí chủ quan của Đảng và NN, hầu mị dân và giữ vững cơ chế ban phát công quyền bổng lộc cho một nhóm lợi ích trong hệ thống. Thế nên bất chấp việc thể chế của chúng ta theo mô hình đơn nguyên và không có lực lượng đối lập Đảng vẫn luôn tự cho mình là sáng suốt, và tự mình nói rằng đó là con đường mà nhân dân ta sáng suốt lựa chọn. Thiết nghĩ rằng các vấn đề kinh tế cũng liên quan chính trị.
Không phải,
Tăng trưởng một doanh nghiệp tức là sinh lời thì lại rất khó nhất là trong thời gian đầu.
Trái lại, phân tích ở bài trước cho thấy tăng trưởng GDP của một quốc gia không phải là khó, thậm chí ở VN và TQ giảm tăng trưởng còn khó hơn làm tăng nó. Vì Nhà nước có những phương tiện mà tư nhân không thể có: quyền được in tiền.
Bài này phân tích "lợi ích" của việc đầu tư vào các DNNN tạo ra tăng trưởng. Đó là: lợi ích của người làm chính sách, lợi ích của người đứng đầu DNNN.
Cơ chế kiểm soát sẽ không có ý nghĩa gì khi người làm chính sách, hay người đứng đầu DNNN không phải là người ngoài Đảng. Bởi định đề ban đầu đã ghi nhận rất rõ ràng: "Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự quản lí của NN mà đại điện là Đảng cộng sản" thưa chú Lý?
Bài này phân tích "lợi ích" của việc đầu tư vào các DNNN tạo ra tăng trưởng. Đó là: lợi ích của người làm chính sách, lợi ích của người đứng đầu DNNN."
Tất cả các vấn đề như tạo ra các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, sau khi thua lỗ thì tái cơ cấu, bơm tiền cứu thanh khoản ngân hàng...nó đều nằm trong cái lợi ích kia. Ý chú Lý là như vậy ạ?
Củ Chuối,
Đảng ta định nghĩa Dân khác với nghĩa mà quần chúng cần lao hiểu. Nếu chấp nhận sự khác biệt này thì câu khẩu hiệu "Nhà nước của dân, do dân, vì dân" không có gì sai.
Vì thế mà, cơ chế kiểm soát chỉ giám sát xem các hoạt động có phù hợp với lợi ích của đám Dân thiểu số này mà thôi.
Có đầu tư sẽ có tăng trưởng, còn tăng trưởng đó những ai được hưởng lợi lại là chuyện khác. Chắc chắn những người đứng đầu được hưởng lợi, cứ xem nhà cửa của họ thì biết.
Thí dụ: Vườn nhà ông Bí thư
Khà khà, cụ Toét biên loạt bài nài hai tôi khen. Nốt thể cụ nên biên loạt bài thứ ba là vài zải pháp cụ thử kiến nghị coi?
Hiện nai Lừa ko còn là thị trường nhân công, csht zá rẻ trong mắt nhà đầu tư nữa ồi. Trong khi trình độ nhân công lại còn thấp, nên nhẽ R&D hoặc SX CN cao còn chưa thể thai thế za công được. Ý cụ nên zải quyết nút thắt nài thế nào?
Cụ có thể lý zải sâu xa vì sao B ta lại chọn zải pháp tăng trưởng mọi zá như nài được ko?
Kính cụ
Loạt này tớ lai rai khoảng hơn chục bài. Riêng bài này viết ra đọc lại hơi lủng củng. Động lực của tăng trưởng GDP là:
- Chủ động tạo ra công ăn việc làm không thông qua cạnh tranh: chỉ định thầu
- Nạn thất thoát trong XDCB
- Nạn mua đồ phế thải bằng tiền thật, như ụ tàu
- Nạn mua đồ mới nhưng vô dụng, như tàu Hoa sen
- Nạn đầu tư kéo dài, NMLD Dung Quất xây hơn 10 năm, kinh phí từ 1 tỷ đô lên thành 3.4 tỷ đô.
Đối với nhà đầu tư, nhân công giá rẻ không phải là mục tiêu. Chẳng hạn bên Tàu, đầu tư chế tạo product of USA như iPhone chính là bọn Đài và bọn Hoa Lục chứ không phải bọn Mẽo.
Thí dụ đầu tư vào Ái Nhĩ Lan gấp 3 lần vào Tàu từ 2001 đến 2010
Collectively US companies have US$190b in foreign direct investment (FDI) in Ireland. This represents 9% of all US investment in the EU & 5% worldwide. This equates to more than the total invested in the much hyped BRIC economies (Brazil, Russia, India, China). During the decade to 2010, US investment in Ireland was three times that invested in China .
Nguồn: http://www.amcham.ie/article.aspx?id=461
"Đối với nhà đầu tư, nhân công giá rẻ không phải là mục tiêu"--> Cụ Toét gẩy ý nài thì đúng roài, dưng đúng với thế zớ nói chung chứ chưa đúng với Lừa. Thế theo cụ, ở Lừa bai zờ (thưc ra là ngài sưa) ngoài nhân công zá rẻ thì cái zì là yếu tố bỏn muốn nhải vào?
Mà thực ra một nền kinh tế chỉ zựa vào za công thì ko ăn thua. Cái zá của việc nới lỏng các chế tài (nhắm mắt làm ngơ như ở Tầu, Lừa?) để chạy đua thu hút bọn đế cuốc đưa nhà máy qua, nhẽ còn phải trả zài zài mới hết.
Mà như tôi cũng có hỏi qua cụ ở trên, ở Lừa ta bây giờ mà ko làm za công (biết là za công chả ăn thua) thì còn làm được cái zìa?
Kính cụ
Thực lòng Củ chuối rất khâm phục về cách nhìn nhận vấn đề nhân dân của chú Lý. Cảm ơn chú.
Đầu tư lâu dài thì phải chọn nơi có thu nhập cao, lợi ích dễ thấy nhất là giảm chi phí vận chuyển và thuế quan. Còn góc nhìn ngắn hạn, tớ không bàn ở đây vì nó phải nhìn qua gầm bàn.
Bọn đế quốc lại có tầm nhìn dài tới mức khó nhận ra. Thí dụ có ai khôn hơn bọn Deutch Bank, thế mà nó đầu tư vào Lừa chỗ nào thua chỗ đó. Nó là cục mật để gom vốn trong nước lại cho bọn cá mập châu Âu chốt lời. Và mấy năm nay không ai nhắc tới FDI nữa.
Kinh tế Lừa là kinh tế khai thác tài nguyên, trong đó có nhân công. Ngoài nguồn lợi dầu hỏa, Lừa ta còn có thứ tài nguyên mang bán được là nước ngọt. Cho nên không phải không có lý khi tớ cho rằng sản lượng xuất khẩu gạo phụ thuộc vào thủy điện Xaribury của Lào. Mà có khi sản lượng lúa giảm lại giúp nông dân giàu hơn?
Công nghiệp gia công? Airbus cũng gia công vậy. Bài học Dự án A380 cho thấy muốn tiến hành dự án phải tìm được nơi tiêu thụ. CN ô tô Lừa chỉ dừng ở lắp ráp vì giá cao mà doanh thu thấp. Lý do: Bê muốn như vậy.
Tớ không đi vào giải pháp vì Bê muốn vậy nó sẽ ra như vậy do quy luật bàn tay vô hình.
Dear Bác lý !
Bác nói ngôi nhà to thế mà của ông Bí thư tỉnh ủy thì tội cho ông ấy quá ! Những kết luận của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 chưa ráo mực thì ông này có đủ bản lĩnh để nhận không Bác ! Hay là mấy ngày sau một vài quan to ở Hai Dương lên báo đính chính là đây chỉ là một ngôi nhà của một chủ doanh nghiệp nào mà cả tỉnh chả ai biết tên và ông ta khẳng định đây có thể là một trong những chiêu bài chống diễn biến hòa bình ở Việt Nam của những thế lực thù địch .....
Tóm lại là các cụ nhà ta luôn đúng khi nói " miệng nhà quan có gang có thép "
Tớ lấy từ nguồn báo đảng, do một thành viên mách.
Các ảnh phá ở VN đã đành, các ảnh còn vươn vòi sang tận Nam Phi để tàn sát tê giác hoang dã ở bển.
Trong niềm vui hân hoan được gia nhập WTO, Tham vọng của quan chức cộng sản muốn biến nước Việt hóa hổ, hóa rồng nên đã nỗ lực đầu tư bằng mọi cách nhằm tăng trưởng GDP cao. Họ đã bơm một lượng tiền khổng lồ vào các lĩnh vực phi sản xuất như: Chứng khoán, Ngân hàng, Bất động sản và các tập đoàn kinh tế quốc doanh như: Vinashin, Vinalines, EVN, PVN... Những tập đoàn quốc doanh này làm thì ít mà tham nhũng thì nhiều. Còn các lĩnh vực như CK, NH, BDS thì là những cỗ máy ngốn tiền khổng lồ, đã thu hút hết nguồn lực của các ngành kinh tế khác.
Và hậu quả của việc đầu tư quá mức vào các thị trường phi sản xuất mà không hiệu quả này đã đẩy lạm phát tăng cao như hiện nay
Theo cháu thì bọn họ vẫn sẽ nỗ lực làm cho tăng trưởng bằng mọi giá bất chấp rằng có thể đẩy lạm phát tăng cao để bảo vệ sự sống còn của chế độ này. Vì rằng, họ đã không thể “hạ cánh mền” được nưã rồi.
P/S: Chú có nghĩ rằng: Bất động sản ( đất đai ) sẽ là tử huyệt của nền kinh tế này và là đối tượng kết thúc chế độ này
@ spirit: NN sẽ chỉ hy sinh lạm phát để cứu NH. Còn các BĐS không nằm trong tay tư bản thân tộc sẽ đơợc thanh lí hoặc sang tên đổi chủ hay gọi tắt là xén lông cừu.
Xem thêm:
Từ quý 3 - 2012: Nhà nước có thể mua lại bất động sản
Đại gia ngân hàng thôn tính bất động sản.
Trong cơ bĩ cực may ra chỉ khi một nhóm lợi ích mạnh hơn cả thâu tóm được quyền lực kinh tài và họ có ý tưởng đưa đất nước đi lên thì mới hy vọng.
Chuyện đó không xảy ra đâu, trong khủng hoảng người nghèo chết trước, bọn giàu đã cao chạy xa bay. Thực tiễn gần đây cho thấy bọn Hy lạp, Tây ban nha có nguy cơ bị loại khỏi Eurozone, lập tức dân giàu ùn ùn kéo tới ngân hàng rút tiền.
Tớ sẽ nói cụ thể sau.
@ Spirit,
Tớ không tin giấc mơ rồng cọp của các quan chức nhà mình. Nếu thế họ đã không để công nhân phải ăn thịt thiu thịt ôi, công nhân khốn khó thế này http://xahoi.com.vn/xa-hoi/van-hoa-xa-hoi/17-cong-nhan-doi-la-cho-luong-62357.html
Họ thúc đẩy tăng trưởng là vì họ thôi. Tăng trưởng nhờ sản lượng dầu khai thác mỗi năm, ai được hưởng, tiền lợi nhuận lại đầu tư vào các công trình khác để rút ruột.
Chính việc đầu tư một sản phẩm mà đắt gấp 1.5 đến 2 lần khu vực đã gây ra lạm phát vì 2 lý do:
+ Sản phẩm giá cao thì phải bán cao - lạm phát chi phí
+ Những kẻ hưởng lợi thì tiêu xài lãng phí - lạm phát cầu kéo
Ngân hàng là thửa ruộng riêng của các lãnh tụ - 14 vị - khai thác, nên mới có chuyện lãi phải trả ngân hàng chiếm 25% GDP, điều này đã bóp chết đầu tư sản xuất, lại gây ra lạm phát do cung không đủ cầu.
Không giống như BDS bên Mỹ hay Nam Âu là BĐS đầu cơ nên giá nhà sụt gây ra khủng hoảng, BĐS ở VN là của để dành mà không phải đóng thuế nên nó không bị sức ép phải xuống giá. Người giữ BĐS giống như cất vàng trong nhà, nó xuống giá chút đỉnh cũng không sao nếu không bán ra chốt lời.
Vâng, thưa chú. Vậy thì họ còn có thể kiếm ăn gì trên những cơ thể ốm yếu của doanh nghiệp và người dân:
http://dddn.com.vn/20120518110145713cat44/nhieu-nganh-dang-cho-chet-.htm
http://www.vnmedia.vn/VN/kinh-te/tin-tuc/26_292576/gan_30_doanh_nghiep_pha_san_do_thieu_von.html
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/04/doanh-nghiep-kiet-que-nguoi-lao-dong-khon-don/
http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2012/05/tuyet-vong-tim-viec-thoi-kinh-te-suy-thoai-1/
Và theo chú thì đâu là luận chứng của gói cứu trợ 29000 tỷ đồng đang được mổ xẻ
http://phapluatvn.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-noi/201205/Goi-29000-ti-dong-chua-phai-la-thuoc-cuu-dN-sap-chet-2066849/
Một ông nào đó đã nói hình tượng: tiền này là tiền phúng điếu chứ không phải tiền thuốc men
Riêng việc nhà vườn thì Mèo nghĩ khác.
Loại trừ việc tàn sát môi trường (Bằng việc bưng về các cây cảnh, gỗ quý, các khối đá khổng lồ, ngà voi,...), thì nếu bác bí thư tỉnh HD có đầu tư hàng trăm tỷ vào nhà vườn của bác thì phải khen bác í chứ. Còn hơn là bác đem ra ngoài VN (cất ở Thụy Sĩ, hay mua hoang đảo hoặc lâu đài có ma nào).
Tớ nói là phá hoại kinh tế, phá hoại an sinh xã hội. Còn các ảnh chăm lo cho vườn nhà ảnh thì tốt rồi, ít nhất cũng tạo ra 5 việc làm.
Cái Tài của mấy cụ là dân ta vẫn muốn vào biên chế để được lương hưu.
Cách đây 15 năm bọn em đã nghe mấy ảnh 5C nói đại ý là:Các cụ nhà tao còn chút giữ thể diện chứ bọn tao gặp cơ phải cướp không chúng nó cướp hết-Năm 1996 dự án nhà ở Linh Đàm bắt đầu triển khai.
Nhưng phải công nhận là những việc sắp tới "Dân Ta" ít nói mà toàn nói chuyện đã qua.
Đậu Tương nói vậy là không được,
Người ta nói chuyện tương lai: dẹp cái định hướng XHCN đí
Tương lai khác: biển Đông, điện hột nhưn, bô xýt. Sao lại phải bịt mồm.
Đợi bác biên loạt bài xong thì lâu quá, Mèo lại đành phải hỏi bác một câu này về giá vàng. Mặc dù bác bảo không đưa ra giải pháp gì, tùy mọi người si nghĩ. Nếu theo nhận định của bác Hải, vàng sẽ hạ xuống 1100-1200 đô vào tháng 11 này (bức tranh kinh tế của Mỹ sẽ đẹp lên trước bầu cử). Nếu để bảo toàn vốn thì bây giờ chuyển sang tiền đồng?
Cảm ơn bác
Bác Hải có lý, còn tớ không có khả năng trong ngắn hạn cỡ vài tháng như vậy được,
Obama vận động tái cử trong khi đang điều hành CP Mỹ. Đó là cơ sở cho nhận định tình hình kinh tế Mỹ sẽ "sáng sủa" trước bầu cử, dẫn đến giá đô tăng giá vàng giảm chút ít, khoảng 1400 tại đáy. Nhưng giá giảm đến 1000-1100 thì không có đâu.
Theo tớ, châu Âu, một thị trường chính của Mỹ sụt giảm sẽ kéo kinh tế Mỹ khó lên được. Mà vấn đề châu Âu trừ các nước Bắc Âu không phải kinh tế hay kỹ thuật mà là vấn đề xã hội. Đó là cơ sở cho giá vàng khó xuống thấp trong tương lai gần.
Dự đoán trong ngắn hạn là việc rất tào lao của giới Broker. Thí dụ cổ phiếu Facebook sụt giảm sau IPO liên quan đến việc một cổ đông cốt cán từ bỏ quốc tịch Mỹ, là điều hầu như không có ai dự đoán ra.
Quay lại với ML. Với một ít vốn khó có thể lướt sóng kiếm lời. Ngay cả ta thấy có lời theo giá quốc tế cũng không có lời theo giá trong nước.
Nếu có dự án đầu tư thì cứ mạnh dạn. Còn gửi nhà băng VN cũng là một phương án giữ vốn nhưng không biết chính sách của các ảnh thay đổi bất kỳ lúc nào. Còn chủ trương cất tiền thì mua vàng, mua lúc rẻ tốt hơn mua lúc đắt. Ấn độ hay TQ cũng mua vàng cất trữ.
Cần phải phân biệt đầu tư hay cất trữ hay lướt sóng.
A. Lý bị tụi phản động định hướng rồi. Cái vườn này của con của bác Bí Thơ. Chứ bác ý lương tháng nhiêu mà đủ tiền mua và xây nhà như vậy được.
http://laodong.com.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=65468
Một là, báo đảng trước đây nói đây là nhà của Bí thư. Không phải bọn phản động.
Hoặc là, nhờ con bác giàu nên bác mới được làm Bí thư.
Tương tự, với Thủ tướng hoặc với những ai "được nhờ con giàu" khác.
Câu "Một người làm quan cả họ được nhờ" nay nhẽ đã lạc hậu.
Cảm ơn thông tin của Quang
Xin thông tin thêm, con bí thư đang làm ở Sở Lao Động & Thương Binh XH Hải Dương.
Các con khác (gái và rể) cũng làm ở các sở ban ngành tại Hải Dương.
Con Bí thơ làm công tác tổ chức cán bộ. Con điều động bố làm Bí thư tỉnh và các anh chị em của mình làm nhân viên các ban ngành tỉnh Hải Dương.
Ý tớ nói là ông Bí thơ được nhờ con làm quan mà bố được bổ nhiệm làm Bí thư tỉnh.
Mèo không hiểu ý bác Lý đùa hay thật?
Chắc bác nói đùa???
Sở LĐ & TBXH là một sở điếu đóm mà.
Chỗ này chỉ là chỗ tạm trú cho quý tử, trước khi điều động đến một vị trí quan trọng khác (đủ tuổi và có cơ hội)
ML không theo dõi thread này nên không để ý,
Lúc đầu báo đảng đăng nhà ông Bí thư
Sau báo cải chính không phải nhà ông Bí thư mà là nhà con ổng
Tớ mới nói, đúng rồi nhờ con ổng giàu nên mới chạy được chức Bí thư. Và tương tự, người ta làm được Thủ tướng là nhờ có con giàu.
Logic này làm cho thành ngữ "Một người làm quan cả họ được nhờ" không còn đúng trong thời đại ngày nay.
Dear Meo Luoi !
ML đọc blog của Bác Lý cũng lâu rồi mà không hiểu phong văn của Bác ấy là thiếu xót đấy nhé ! Bác Hải đã từng nói" Chú Lý này rất thâm nho " nên khi đọc blog của Bác Lý cần phải suy nghĩ nhiều vào.
Mình đoán không nhầm thì trong chuyện này không có con ông Bí thư nhận cái nhà vườn đó thì ai dám nhận, chẳng lẽ là ông Bí thư bảo là cái nhà vườn đó đúng là của ông ấy à ? Nghị quyết của Hội nghị BCH TW5 về chống tham nhũng chưa ráo mực thì có " bố bảo " thì ông Bí thư Hải Dương cũng không dám nhận ! Ông mà nhận thì ông ấy về " vườn " sơm đấy !
Ý Mèo là, bác bí thư có thể né hạ sang cho con trai. Nhưng theo tinh thần phê và tự phê của đ/c Tổng thì con trai bác, đ/c Bùi THanh Tùng cần dũng cảm nhận khuyết điểm:
1. Đ/c Tùng là một cán bộ quèn, vậy cớ đâu đ/c có khối gia tài lớn thế?
2. Mèo đồ rằng đ/c Tùng đã là Đảng Viên, vậy thì đ/c có lập bản kê tài sản, các cấp ủy đảng của HD mà trực tiếp do bố đ/c lãnh đạo có biết không?
3. Nếu tài sản từ nguồn thu nhập minh bạch, thì đ/c đã đóng thuế TNCN chưa?
4. Nếu Mèo không lầm thì theo luật tổ chức cán bộ (hoặc điều lệ đảng,...) cán bộ không được thành lập công ty riêng? Vì Mèo có biết trường hợp người quen là cán bộ nhà nước lập công ty riêng để kinh doanh, bị cơ quan sa thải.
Tốt nhất là đ/c Tùng nên dũng cảm nhận khuyết điểm, rời khỏi cơ quan nhà nước, bảo vệ địa vị chính trị cho bố đồng chí.
Bạn CKCC đâu nhỉ? Dạo này thấy im tiếng vậy?
Rõ khổ,
Các bác ấy cứ việc cất vàng dưới đất, cất đô la ở nhà băng Thụy Sĩ, rồi mai mốt dưỡng già bên đó, có sao đâu. Nhưng mà thói đời "Một miếng giữa làng hơn sàng xó bếp", các bác không phô trương là không chịu được.
Đây chỉ là trò khéo léo moi móc của các lãnh tụ ta thôi.
Thưa chú Lý!
Ý kiến riêng của cháu: Chú có thể viết một bài về giai cấp công nhân Việt Nam, lực lượng lao động chủ lực trong nền kinh tế, đóng vai trò quyết định sự tăng trưởng kinh tế
Cám ơn chú
Spirit,
Theo nguồn: Bản tin Quốc hội, những thành quả mà lực lượng công nhân mang lại, trích:
Với số lượng chỉ chiếm 21% tổng số lao động xã hội, 11% dân số, nhưng giai cấp công nhân đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% ngân sách nhà nước, hết trích
Xem thêm bài Giai cấp công nhân không có người lãnh đạo tại đây.
Còn 2 yếu tố rất quan trọng là tăng trưởng dựa trên đất đai & ODA mà không thấy bác Lý đề cập ?
Tăng trưởng dựa vào BĐS tớ sẽ trình bày ở bài tới: tăng trưởng GDP từ dân chúng
Còn tăng trưởng nguồn gốc ODA không lớn và được trả dần bằng dầu hỏa, nó không tạo ra bong bóng, cho nên nó không phải mối nguy.
Tăng trưởng bằng tự đầu tư và tín dụng mới lớn, cứ nhìn mấy anh họ nhà Vina thì biết. Con đường Đại lộ Đông Tây làm hơn 10 năm có giá bằng 1/2 số làm thất thoát của Vinalines.
Bong bóng tín dụng BĐS đang là cục nợ của ngân hàng, bao nhiêu lãi ngân hàng chôn vào BĐS thế chấp hết.
Tăng trưởng bằng cách xây, hỏng, sửa, xây thì đúng thật là chỉ có ơ những "đỉnh coa trí tuệ" :)
Quoted//
Tăng trưởng bằng tự đầu tư và tín dụng mới lớn, cứ nhìn mấy anh họ nhà Vina thì biết. Con đường Đại lộ Đông Tây làm hơn 10 năm có giá bằng 1/2 số làm thất thoát của Vinalines
unquoted//
Hôm nào bác Lý làm 1 bài về chốt lời & cắt lỗ đi! Em thấy vấn đề này cũng được giá nhiều người quan tâm nhưng hầu hết dân đầu tư của VN mình lại ko nắm được !!
Lãnh đạo người ta uống sừng tê mật gấu đặng còn có sức chốt lỗ, ta muốn cắt là sao, là sao.
Tuy nhiên, dân ít tiền chỉ chơi chứng dài hạn giống như tích cóp để dành thì được. Còn trade aka lướt sóng là việc của đại gia không tới lượt chúng ta, tớ đã có nói sơ sơ Thị trường chứng khoán VN ở đây.
Người ta nói rằng: Trên thế giới, đầu tư dài hạnh là việc của các corp, doanh nghiệp, quỹ; còn ngắn hạn, lướt sóng là của cá nhân, nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tuy nhiên ở VN mình lại làm ngược lại.
Thứ đến, người ta cũng nói, bài học đầu tiên của 1 nhà đầu tư là phải biết cắt lỗ mà dận mình thì "quánh" theo hội đồng, cảm tính, bầy đàn mả chẳng có được các kiến thức cơ bản về tài chính
Bác Lý thấy thế nào ?
Em thì chưa đồng ý với bác Lý ở chổ "dân ít tiền chỉ chơi chứng dài hạn giống như tích cóp để dành thì được.". Thật ra là dân đầu tư mình tiếc tiền mà lịa ko có kiến thức nên dành buông trôi cho nó đến đâu thì đến. Cài này là bị ép chứ chả phải đầu tư dài hạn gì ráo!!
Xuân Thông, Về đầu tư chứng khoán,
Ngược lại thì có, những nhà đầu tư nhỏ mới mua để dành, còn đại gia mới mua đi bán lại. Tuy nhiên không phải họ lướt sóng mà là kỹ thuật kinh doanh.
Ngoài chức năng sòng bài aka đánh cược với sự lên xuống của CK, TTCK còn là nơi điều hòa vốn. Khi nào làm ăn khá, các công ty mua lại cổ phiếu của họ trên thị trường làm tăng giá cổ phiếu; ngược lại khi nào cần vốn họ bán cổ phiếu ra giống như đi vay mà không cần phải trả tiền lời.
Còn một loại nữa là mua cổ phiếu của các quỹ đầu tư, đây là ủy thác cho người khác đánh bạc, đánh cược với kinh tế Mỹ hoặc dùng kỹ thuật tài chính để gom tiền trên thế giới về cho Mỹ.
Tớ nói lại, trade không có cửa cho nhà đầu tư cò con. Chỉ riêng việc bạn muốn mua không mua được, muốn bán không bán được là thua người ta rồi. Còn những chiêu trò kia là đê dụ người ta bỏ tiền vào TTCK aka sòng bài mà thôi.
Nếu đã có chủ trương đầu tư thì mua sớm hay muộn chút cũng không sao, thắng (khi CK lên) không kiêu bại (khi CK xuống) không nản. Thông thường một công ty làm ăn đàng hoàng có lợi tức cao hơn gửi ngân hàng.
Post a Comment