|
Tiện vỏ cây, cắt đường dẫn nhựa |
Phi thương bất phú, từ xa xưa ông cha ta đã quan niệm không nghề nào bằng nghề buôn bán.
Trước thời kỳ Đổi mới, Hà Nội đã có những phố kinh doanh sầm uất. Bán đồ chơi và đồ mã ở phố Hàng Mã; Bán phụ kiện kim khí xây dựng ở phố Thuốc Bắc; Đặc sản ăn uống ở Hàng Buồm, Tạ Hiện và Lương Ngọc Quyến; Bán thang tre ở phố Hàng Vải và nhiều mặt hàng ở nhiều phố khác mà người viết không nhớ được.
Thời kỳ Đổi mới, kinh doanh càng được tôn vinh. Nhà mặt phố lên ngôi. Những phố biến thành nghề lúc nào không hay. Từ chỗ lác đác vài cửa hiệu truyền thần, Khâm Thiên trở thành phố của các cửa hiệu may. Vài ba của hàng bán thuốc lào, Đầu phố Nam Đồng trở thành trung tâm bán xe máy và hàng gia dụng điện máy. Đại gia Kường Ngân nổi lên từ bấy cho đến nay.
Hà Nội được xem như đô thị có nhiều cây xanh nhất nước. Người Pháp xây dựng những khu phố từ những nơi cỏ hoang bên ngoài khu phố cổ. Đến nay những nơi này là nơi có nhiều cây xanh nhất. Đó là các khu phố dọc theo các trục đường
Gambetta (Trần Hưng Đạo),
Desborder (Tràng Thi), Carreau (Lý Thường Kiệt), Rialan (Phan Chu Trinh), Bobillot (Lê Thánh Tông) và nhiều con đường khác. Xứ ta có khí hậu nhiệt đới nên thời tiết mùa hè nóng bức, cần trồng cây xanh lấy bóng mát ở bất cứ nơi nào có thể.
|
Kỳ đài Hà Nội |
|
Đại lộ Puginier giao với Victor Hugo (một tu sĩ với một văn sĩ) |
Cây xanh được trồng ở các phố là nhà ở
|
Phố Gambetta, phía trước là ga Hàng Cỏ |
|
Phố Cathedral |
Những phố có giao dịch buôn bán không nhất thiết phải trồng cây xanh
|
Bưu điện Hà Nội |
|
Phố Paul Bert (phía trước là Nhà Hát Lớn) |
Quay trở lại với thời kỳ đổi mới, người người kinh doanh, nhà nhà kinh doanh. Những hộ kinh doanh mọc lên như nấm sau mưa. Những chủ nhà mặt tiền không có khả năng kinh doanh thì cho người khác thuê mặt bằng.
Kinh doanh ở ta theo lối cầu may, chủ tiệm rất mê tín. Họ cho rằng mua may bán đắt phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố phong thủy.
Theo quan niệm phong thủy kiêng cây to trước nhà với những lý do: có ma, cản trở vượng khí vào nhà. Nhà mặt tiền càng có giá bao nhiêu thì cây xanh trước nhà trở thành đáng ghét bấy nhiêu và chủ nhà mặt tiền nung nấu ý chí phải đốn bỏ. Nhưng đụng phải một trở ngại là vấn đề pháp luật.
Theo luật, cây xanh trước cửa nhà mặt tiền không thuộc sở hữu của căn nhà đó mà thuộc sở hữu công cộng. Chặt phá cây xanh là hành vi phá hoại của công, có thể dẫn đến án tù.
Một giải pháp, đó là giết chết cây một cách từ từ, cây mất nhựa rụng lá rồi chết khô. Phương pháp có thể là đốt gốc hoặc đổ bê tông bịt gốc hoặc tiện một vòng vỏ cây nơi gốc hoặc dùng hóa chất.
|
Đổ bê tông bịt gốc |
|
Đổ bê tông |
|
Lột vỏ cây nơi gốc |
|
Phun hóa chất |
|
Lột sạch vỏ |
|
Cận cảnh gốc cây bị lột vỏ |
|
Gốc bị khoét lõm |
Trong tình hình cần vực dậy nền Kinh tế suy thoái, kinh doanh là tất cả, yếu tố phong thuỷ càng được đề cao. Cây xanh cản trở kinh doanh, không đốn bỏ thì để làm gì.
Kết quả là cây héo rồi chết rồi khô và bị tố cáo là vật gây nguy hiểm
|
Đại lý bán xe hơi An Du phố Điện Biên Phủ |
|
Quán bia hơi phố Nguyễn Biểu |
|
Kiosque bệnh viện E |
|
Cửa hàng bánh ga tô Đoàn Thị Điểm |
|
Quán ốc 13 Hàng Lược |
|
Trước cửa hàng thiết bị VP 76 Nguyễn Du |
|
Án ngữ giữa mặt tiền 83 Hàng Lược |
Nguồn tham khảo:
Nhà có cây to trước cửa có tốt theo phong thủy?
Không nên trồng cây to trước nhà
Cây to trước nhà và cách hóa giải phong thủy
Đại kỵ cây to trước nhà
97 comments:
Chết thật, sao lại có thứ mê tín, phong thủy quái quỷ đến bực ấy. Ko cây xanh hẳn là 1 thảm họa.
Tớ đồ rằng, những vụ bật gốc cây lâu năm mỗi dịp "thủy triều lên" ở Nụi cũng là do tụi tín đồ môn phái này làm.
Tầm nhìn quy hoạch đô thị của Việt Nam hiện nay kém xa những gì người Pháp đã quy hoạch cho Hà Nội cách đây hàng trăm năm ! Càng nghĩ càng thấy chua xót !
Vừa rồi ở Hà Nội có một clip nói về một ông Tây tham gia điều phối giao thông ở ngã tư Trần Bình Trọng - Trần Nhân Tông. Trong đó có một người Việt Nam chua chát nói rằng " chẳng nhẽ tới tận bây giờ Việt Nam cũng phải cần người phương Tây khai dân trí hay sao ? "
Hãy hỏi các quan ấy
Chắc bác không phải là kts quy hoạch nên bác mới nói như vậy.
Hehe, Bác Toét mần ơn lôi cồng tớ ra nhé. Thanks.
Của e luôn nhé
Đây, nghe chúng nó liệt kê
Một số kiêng kỵ về các loại cây trồng trước của nhà để người chọn nhà có thể lựa chọn nhà cho hợp phong thủy:
- Đào hạnh trước cửa nhà, trai gái rượu chè bừa bãi.
- Cửa đối diện với cây thùy dương, có người chết treo xà nhà.
- Độc thụ (một cây) chặn cửa, mẹ góa con côi.
- Cửa đối diện với giữa rừng cây, họa to bệnh nặng.
- Hai cây song đôi trước cửa, súc vật ốm, người khỏe.
- Cây một, trơ trụi, mẹ chồng con dâu bất hòa.
- Cây to cổ quái, khí thống danh bại.
- Rễ cây sưng phồng, đui điếc hôn mê.
- Cây to góc tường, lắm chuyện kinh hoàng.
- Bên trái có cây, bên phải không cây, lành ít dữ nhiều.
- Cây bên phải ra hoa đỏ, nhan sắc làm tan cửa nát nhà.
- Cây cong như bướu lạc đà, định tài đều giảm.
- Cây khô trước cửa, cháy nhà chết người.
- Cành cây bị dây leo quấn chặt, thắt cổ, đắm đò.
- Cây khô nóc nhà, đàn bà chết chồng.
- Cây to áp sát cửa, không có con gái, ít con trai.
- Cây ăn quả chỉ tươi tốt nửa bên trái, ốm đủ thứ bệnh.
- Cây ló ra phía ngoài, ắt bị tội đồ.
- Ngọn cây nhúng nước, có người chết đuối.
- Hai cây kèm hai bên nhà, chết người thân thuộc.
- Cây như trâu nằm, dầm sương lắm bệnh.
- Cây tiêu thường xuyên ở trước cửa, góa phụ lênh đênh cơ khổ.
- Trước cửa có cây chết, mất hết đường tiến thân.
Có vẻ như dân Lụi áp dụng sai phong thủy zồi, làm như vậy có khác gì phạm vào điều cuối “Trước cửa có cây chết, mất hết đường tiến thân” . Phong thủy hiện đại đâu có xúi chặt cây trước cửa nhà mặt phố, trừ những cây chiếu thẳng giữa cửa chính. Cái sai này có thể do nhà bị phân lô lại hoặc mấy ảnh môi trường không hiểu tâm lý phong thủy, cứ đo 1, 2, 3… đào lỗ đặt cây. Các bác kiến trúc mà đi làm môi trường sẽ không để xảy ra tình trạng như vậy.
Chúa nhựt này là ngày sinh 105 của cụ Nguyễn Duy Cẩn. Bác nào từng đọc văn của cụ xin cho vài nhận xét.
Cái này là thành quả rực rỡ của bao nhiêu năm học tập và thực hành tinh thần "mình vì mọi người, mọi người vì mình" ở nước ta đây mà.
Cùng là giống Việt nhưng có vẻ như ở SG tình trạng này ít hơn nhiều.
Có thể là do văn hóa, cách nghĩ, độ manh động, mưu mẹo, lương tâm ... của người Bắc khác với người miền Nam.
Việc này không có gì đặc biệt cả khi nhìn từ lịch sử.
Riêng về quy hoạch, thì tôi có thể nói là từ khoảng năm 2005 trở về trước, cả nước ta chả có gì là quy hoạch cả. Các sở XD, kiến trúc đều không thể đảm nhận vai trò làm quy hoạch, chủ yếu vì không đủ lực. Từ 2005, VN đã có tư duy mới trong quy hoạch đô thị, đó là bắt buộc các đồ án quy hoạch tổng thể đều cần thuê tư vấn nước ngoài có uy tín, mặc dù giá tư vấn cao ngất ngưởng. Đây là điều tốt nhưng để giải quyết cái mớ bòng bong đã quá thối, bọn tư vấn nước ngoài cũng chưa làm được gì đáng kể, do các phương án cải tạo đều đòi hỏi mức đầu tư xây dựng, giải tỏa quá lớn.
Trong tương lai thì những khu đô thị mới có bàn tay tư vấn nước ngoài thực hiện, sẽ có bộ mặt rất khác các khu dân cư hiện hữu, với điều kiện là "nhà ta" phải tuân thủ đúng quy hoạch, ko làm ăn gian dối (chẳng hạn như làm đúng theo quy hoạch về độ rộng đường, hạ tầng kỹ thuật, cao độ san nền v.v...).
Quy hoạch không phải là điều gì quá khó để làm, vì đã có đầy đủ sách vở chỉ dạy, chỉ cần làm theo chứ chưa cần phải đạt đẳng cấp sáng tạo ra giá trị mới như tư bổn thì dân ta đã không khổ sở như bây giờ. Chỉ có vậy nhưng mà cũng ko được thực hiện. Nói ra để thấy ở VN ko thiếu người có thể làm "tương đối tốt" nhưng họ ko có quyền. Còn những người có quyền thì 1 là ko biết làm, 2 là làm những cái mà theo họ là tốt cho 1 số mặt nào đó (như mở đường chạy qua nhà mình chẳng hạn)...
Như các bác đã tỏ: nhà mặt tiền xứ lừa có giá trị như thế nào rồi, buôn bán, mở văn phòng cty, dịch vụ y tế... đủ các kiểu vô cùng phù hợp với cái văn hóa xe máy linh hoạt thuận tiện xẹt vô xẹt ra... Chính vì cái sự thuận tiện đó mà đã nãy sinh vô vàn vấn đề xã hội phức tạp... Do vậy cái cây to đùng án ngữ trước nhà là một trở ngại to tát, cần phải được dẹp đi bằng mọi giá... hehe...
Lại nữa, vấn đề phong thủy tâm linh quả là khó nói, theo kinh nghiệm của em thì cây to trước cửa nhà không tốt chút nào, nó là nơi cư ngụ của ma quỉ, buồn buồn bọn nó vào nhà nghịch ngợm phá phách thì thiệt là phiền phúc, tuy diên nếu cây đã tồn tại lâu tức là đã có nhiều "cư dân vô hình" trú ngụ, mà mình phá cho chết thì cũng phiền toái lắm, họ tức mình vì mất chổ ở sẽ quậy mình tới bến... hehe... lúc đó thì có mà ôm đầu máu... hehe... do đó lời khuyên của em: nếu thấy um tùm quá thì xì tiền để kêu bọn cây xanh đến tỉa gọn, dần dần sau nhiều năm thì tỉa cho tới sát gốc... hehe...
Vấn đề phong thủy: cây to trước cửa nhà cản trở minh đường và vượng khí, do vậy chả tốt chút nào cả cho việc làm ăn lẫn sự nghiệp, giải pháp như trên.
Còn ba cái vụ cây xanh tạo bóng mát, cải thiện môi trường không khí thì chả có ý nghĩa vì nó quá nhỏ nhoi, nếu bảo nó tạo nên vẻ đẹp và sự thơ mộng cho con đường hoặc khu phố thì nghe còn có lý... nhưng mà cái đẹp và thơ mộng thì dành cho mọi người chứ nó hổng có đem lại xèng cho chủ nhà… hehe…
Theo Mèo thì chẳng phong thủy gì sất, ở trên phố Hà Nội, mặt tiền hẹp có nơi chưa đến 3m mà lại có một cây xanh án ngữ vào thì che khuất tầm cửa hàng, biển hiệu, lại tốn chỗ để xe. Ở đường Nguyễn Trãi, có đoạn trước cửa nhà nào cũng có trồng cây, mà lại trồng xoan đào hoặc dâu da, là những cây chúa là cao và nhiều muỗi, có ai chặt đi đâu.
Bác Lý lấy ví dụ, sao không lấy ví dụ Vincom ở Bà Triệu. Hồi Vincom mọc lên, đã tàn sát không biết bao cây to trên phố Bà Triệu. Mèo căm ghét vô cùng, nghĩ mình sẽ tẩy chay bọn nay (nhưng cuối cùng cũng vẫn thỉnh thoảng đến đây, vì ở Hà Nội chẳng có mấy chỗ để mua sắm, vui chơi mà). Một cuộc chặt cây quy mô lớn, nhưng có quan bảo bọc, có sao đâu. Báo chí thì câm miệng. Bây giờ, cả đường Bà Triệu vẫn rợp cây, cuối đường trơ trơ một Vincom với lác đác vài cây cọ cảnh. Tất cả là do quan trí hết.
Tư duy một nhiêm kỳ đấy mà , cho nên " định hướng " chưa đến được với Công ty Công viên Cây xanh . Nếu đã đến rồi thì hẳn họ đã linh hoạt trồng cây vào vị trí phần đất lằn ranh giữa 2 nhà ,và sẽ rất hiếm xảy ra tình trạng cây chết khô thảm hại như trên .
Trích
Còn ba cái vụ cây xanh tạo bóng mát, cải thiện môi trường không khí thì chả có ý nghĩa vì nó quá nhỏ nhoi, nếu bảo nó tạo nên vẻ đẹp và sự thơ mộng cho con đường hoặc khu phố thì nghe còn có lý... nhưng mà cái đẹp và thơ mộng thì dành cho mọi người chứ nó hổng có đem lại xèng cho chủ nhà
Hết trích
Nói chơi hay nói thật vậy?
Dear all,
Các bạn bảo rằng chính quyền ta không biết quy hoạch là sai. Họ rất giỏi trong việc quy hoạch chính quyền - vững như bàn thạch, nhưng họ không muốn quy hoạch đô thị vì văn hóa mặt tiền và văn hóa xe máy phù hợp với lợi ích của họ, sẽ được trình bày ở dưới.
Các bạn cũng đã so sánh ảnh chụp từ thời Tây so sánh với ngày nay, ngay cả thời trước đổi mới, nhà mặt tiền không nhất thiết làm nơi buôn bán.
Thứ hai, ở Hà Nội những cơ sở cửa hàng của thương nghiệp quốc doanh là những ngôi nhà rộng chiều ngang nằm ngay mặt tiền. Đó là hệ thống các cửa hàng gạo, cửa hàng bách hóa etc. Chế độ bao cấp bị xóa bỏ và hệ thống nhà mặt tiền này được "hóa giá" cho các quan chức trong ngành.
Những ngôi nhà này, và những ngôi biệt thự khác được cải tạo làm nơi kinh doanh đủ các loại hình. Lúc này cây xanh trước cửa là một trở ngại.
Tiêu diệt cây là điều tất yếu.
Xin mời TD tranh luận với Rích, cái nào sai thì bác bỏ thẳng thừng. Tớ thích như vậy.
hehe... em nói vu vơ ấy mà, bác nghe được thì nghe, chổ nào nhảm thì đập, còn như không có giá trị gì thì lướt qua thôi... hehe...
hehe... cụ Lý làm em sợ...
Tớ mới đề nghị TD tìm chỗ nhảm để đập.
Nói vì tiền thì cũng đúng như đường nào cũng về Roma.
Bảo vệ môi trường là một chính sách được nhà nước làm tích cực, như là phân công bảo vệ trực đêm để giữ gốc Sưa.
Dear Bác LNVT !
Trong phạm vi cả nước thì em không dám chắc, nhưng trong phạm vi Hà Nội thì từ năm 1998 đã có một bản quy hoạch chi tiết Hà Nội, nhưng sau đó Hà Nội đã phát triển cho đến ngày hôm nay mà không theo đúng như bản quy hoạch đó.
Sau bản quy hoạch Hà Nội năm 1998, thì Hà Nội còn có hai bản quy hoach vào năm 2009 và được sửa lại hoàn chỉnh vào năm 2011. Tuy nhiên nó hiện nay vẫn đang nằm ở trong Trung tâm triển lãm quy hoạch của Hà Nội. Tương lai thì hai bản quy hoạch này thất bại như bản quy hoạch năm 1998 là rất cao và Hà Nội phải chờ thêm một bản quy hoạch tiếp theo.
Nguyên nhân thất bại có thể là như Bác Lý đã nói !
Bác Lý nhiều lần nhấn mạnh rằng, kẻ cầm đầu không hề ngu dốt, vì nếu ngu dốt họ đã không cầm đầu được. Vậy họ có bao giờ nghĩ, con cháu họ sẽ sinh sống ra sao trong một môi trường xộc xệch, xô bồ như hiện nay và tiếp theo nữa không nhỉ? Hay con cháu họ sẽ đi Tây ở hết, hoặc ra đảo ở cho trong lành.
Không phải ta không làm được mà là, như em Ngọc Trinh đã phát biểu: Làm đúng thì cạp đất mà ăn à. Nói vui, nhưng không trái với thực tế.
Các bác hãy xem bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quát về công tác quy hoạch một thành phố. Bài viết nói về việc quy hoạch Sài Gòn từ lúc SG có 2 trung tâm lớn, phía Bắc là Quy Thành và phía nam là Chợ Lớn, cho đến bộ mặt của SG ngày nay.
http://ashui.com/mag/index.php/chuyenmuc/quyhoachdothi/68-quyhoachdothi/5968-bai-hoc-kinh-nghiem-tu-cac-that-bai-trong-quy-hoach-phat-trien-sai-gon.html?tmpl=component&print=1&page=
Hoàng Nguyễn,
Họ có làm quy hoạch bao giờ đâu mà có thất bại. Tất cả chỉ là bán đất lấy tiền. Mà mục tiêu như vậy là đạt rồi còn gì.
Họ kiếm được nhiều tiền và tiêu cũng không ít. Hàng xa xỉ, xe sang chỉ là chuyện nhỏ. Hơn nữa con cái họ không mưu sinh được ở nước ngoài vì nó quá tù túng đối với họ.
Công ty cây xanh cũng lẳng lặng mà lãnh kinh phí chăm sóc cây chứ. Giống như liệt sĩ bao giờ cũng được báo tử muộn, thường không dưới 6 tháng.
Đặc trưng của Nhà Nước XHCN là thích xây,thích phá,thích mua sắm.
Không phải. Đặc trưng của XHCN là "Làm theo năng lực Hưởng thụ theo nhu cầu".
Năng lực thì kém (tùy suy nghĩ của mỗi người) nhưng "hưởng thụ" thì không ai theo kịp phải không bác Lý.
Bác Lý.
Ngôi nhà (2 hay 3 tầng) kề bên phải của đại lộ Puginier trong tấm hình trên của bác có phải nơi ở của ku Paul ko nhỉ?
Thằng phản động Paul đó mà còn mò ra mãi nơi xa tít tắp này để ở (chứ ko dựng nhà giữa Hồ Gươm) thì suy luận ra văn hóa của nó tầm bóc lột rồi.
Ông cụ cũng chọn nơi ở gần đấy hehe.
Cây xanh cũng vậy thôi.
Quê Hương,
He he, tớ không có suy diễn như vậy.
Nhiều người xem hình "Thời bao cấp" nhưng ít người được biết đến hình ảnh thứ 2 của "Thời bao cấp" - sự xa hoa.
Lằng Nhằng,
Ngôi nhà trong ảnh thì bình thường thôi, hiện nay là nhà của cụ Đại tướng (chưa chết). Phía đối diện với ngôi nhà này thuộc đường Lê Hồng Phong là khu hành chính quận Ba Đình hiện nay(?).
Còn ngôi nhà mà tên Paul (Đu me?) làm văn phòng và nơi ở thì ở phía cuối con đường Puginier là cái cổng của ngôi nhà đó, ngôi nhà bên ngoài tấm ảnh, phía góc trên bên phải.
Mà bọn thực dân cứ chọn những nơi hẻo lánh để xây nhà. Trước mặt văn phòng tên Paul là trường thực dân Albert Sarraux, nay là trụ sở Trung ương đảng và bộ Ngoại giao. Trước khi có nhà, nơi đây là những vũng trâu đầm.
Bác Lý,
"Đại lý bán xe hơi An Du phố Điện Biên Phủ"
Nghe tên là biết "hưởng thụ" rồi :)
Thanks Bác!
Lâu rồi, tôi đã nghe giai thoại về cây Thông (trên Đà Lạt).
Cây thông mọc trong sân nhà (sân riêng, ko phải vỉa hè đâu nha) cũng không thuộc sở hữu gia chủ.
Cây thông thì có sức sống mãnh liệt lắm, chắc ai cũng biết. Đất đá sỏi khô cằn mà cây thông vẫn tươi tốt.
Chắc lá thông rụng xuống làm "đắng" đất? nên bên dưới ít khi có lớp thực vật xanh tươi, mà chỉ lơ thơ dây leo cằn cỗi.
Dân cũng phán: cây thông mọc trong sân thì sinh hoạt bất tiện quá. Hoặc chả dụ muốn xây cất thêm gì đó thì cũng vướng cây thông.
Vì vậy, dân căm cây thông lắm (chỉ cây thông mọc trong sân thôi nha, cây thông mọc trên đồi hay chỗ khác thì vẫn yêu).
Dân truyền miệng nhau rằng: cây thông rất kỵ "đinh" (đinh sắt nha).
Họ bèn lấy đinh đóng vào thân cây thông trong sân nhà hehe.
Khi cây thông đã chết, họ báo cho công ty cây xanh TP hay gì đại loại thế.
Cây ngoài đường chẳng có lợi cho nhà mình thì cứ cho nó chết, tiếc làm gì.
Đi kiếm cây khác có lợi đem về trồng dấu trong vườn nhà, có phải hơn không.
Đi mua cây này này
Cây nào cần đốn thì đốn, cây nào cần trồng thì trồng, bỏ công vài mươi năm trồng cây vừa hãnh diện là học tập gương ông Cụ, vừa ích nước lợi nhà.
Lại bài toán tôm hùm, chó Nhật.
Tụi nó dụ mua tôm giá 2.8 triêu rồi bán con giống 120k 1 con bằng ngón tay út. Bây giờ có nơi bán tôm hùm 550k
Tớ chỉ thấy ở Đà Lạt chặt thông rừng làm nhà chứ có vấn đề gì về thông trong vườn đâu nhỉ. Nhà hoang Đà Lạt nhiều vô đối.
hehe... Nghe cụ Lý nhắc em mới sực nhớ đến mấy vụ nuôi cút trước 75 ở Sài gòn mà em từng được nghe kể lại: thời đó con cút giống trị giá cả cây vàng, và nó đã làm khuynh gia bại sản bao nhiêu là người chơi... và gần đây nhất là Chứng khoán... các quỉ đầu tư móc nối với các nhà cái thổi giá chứng lên mây để dụ nhà con vô bẫy.... hehe... khi cất vó xong thì chứng xẹp lép...
Ăn cơm mới nói chuyện củ, hồi trước bên blog của lão trung tướng, có lần tiểu thi thi vô hỏi vụ chứng, lão tướng tư vấn cho ẻm và cổ xúy cho chứng... em ngứa mồm nhảy vô phân tích chứng vịt là toàn đồ đểu, lão tướng điên tiết lên ban nick và xóa bài em... hehe... hổng biết sau đó thì em thi có dính chấu không... dân Lừa khờ khạo, hết bị bê dụ đến bị ma cô dụ... khổ thân.
Mặc dù VN Index là đồ đểu nhưng vẫn có thể đầu tư đường dài được. Trong số những doanh nghiệp trên sàn có những DN trụ được là bọn chế biến thực phẩm và săm lốp.
Vấn đề là ta phải chọn thời điểm để mua giá có lợi và xem như vốn nhàn rỗi trong nhiều năm.
P/S hình như em Rô với em Thi đều được sau những cú tư vấn đó.
Viết về chứng khoán, tớ có bài này.
Cụ Lý nhắc lại chứng làm em bùi ngùi gớm... thời 2008 em có tham gia cà phò, vì em biết nhiều bí ẩn ma thuật trong nghề cho nên ngày nào em cũng lên đó cảnh báo, cảnh báo liên tục... nhưng mà nỗ lực của em hình như chẳng có chút áp phê nào... vnindex từ 1100 tèo nhanh dần đều về 400... khiến cho bao nhiêu người ngậm đắng nuốt cay gia đình tan nát..., cho đến bây giờ nếu loại "tứ trụ" đểu ra thì vnindex cở 250 là cùng... haha... thôi thì mặc kệ họ vậy...
"Ngu thì chết chứ bịnh tật gì"
Đơn giản là thị trường bé, giới hạn biên độ nên giới Tay To dễ thao túng.
Bác Lý,
Nếu Tây không xây những tòa nhà & công trình giá trị tại Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt, v.v. thì không biết mình có được như thế hôm nay? Cứ coi những tòa nhà xây từ 1945 đến nay thì rõ. Mấy hôm nay báo chí nhắc nhiều đến công trình 1000 năm Thăng Long mà thấy xấu hổ.
Trong khi trứng đang bốc mùi thì chủ trương cổ phần hóa được đẩy mạnh có phải là chiêu chuyển đổi sở hữu một cách nhanh gọn không các bác.
Người ta không xây thì bác không biết tự mình xây hay sao.
Thưa cụ: tay to múa may thao túng lùa tay con, còn đám chủ lùa tay to lẫn tay con (hồi xưa thì đám chủ móc nối tay to để lùa tay con)... hehe... còn Bê thì lùa hết cả chủ, tay to lẫn tay con.... hehe... em dại mồm cụ thứ lỗi...
Dear Bác MrRich !
" Bê ăn bát cơm thì cũng để cho các tay to ăn bát cháo " thì mới phải đạo chứ Bác ? Nhờ có Bê mà trong giai đoạn kinh tế nước ta khó khăn như thế này thì Vnindex mới trụ được ở mức 400 ! Nên mới tạo điều kiện cho những tay to lừa, thao túng được tay con .
Quê Hương,
Cứ so sánh với những toà nhà ta tự xây thì biết, hình ảnh ngay ở trong bài này. Cái thò ra, cái thụt vào, trang trí rối rắm.
Ở những căn nhà biệt thự mới được xây gần đây thì thiếu thông gió tự nhiên và phụ thuộc vào điện.
B cũng là một tay to, chứ không phải tay to đối lập với B.
Các DN của B thì vừa được ưu đãi vốn, vừa được lợi thế chính sách - do chính họ tạo ra chính sách đó, nhưng họ không tạo ra nhiều công ăn việc làm và giành ăn với tư doanh.
Hoàng Nguyễn,
Bác Lý trả lời rồi đấy.
Vậy suốt đời bác đi nhờ người ta luôn nhé
Hoàng Nguyễn này trẻ hay sao ấy.Tây nó không xây đường xá thì nó không phải tăng thuế.Tăng thuế và lạm phát mới tạo ra CM.Vấn đề là nó kế thừa kiến thức từ mẫu quốc nên kiến trúc tồn tại lâu.
Hoàng Nguyễn,
Bạn không muốn tranh luận thì thôi, đừng spam.
Mấy nay bận quá không lên net bàn chuyện được, nay lên thì bác Lý có bài mới rồi thôi xin phép bàn tiếp chuyện Ngọc Trinh chút xíu ở đây
Ha ha. Cháu thích, cháu lại thích cái cách trả lời của bác Lý (trả lời bạn Mèo Lười về không biết Ngọc Trinh). Như thế thì sau nầy Ngọc Trinh lỡ có tình cờ gặp được bác Lý thì mới dám nói câu « Déjà vu ( Mình đã gặp nhau) »
Câu Déjà vu (tiếng Pháp) còn được dùng khá phổ biến đại loại để diễn tả cảm giác bí ẩn mà người ta như đã biết nhau từ kiếp trước dù hiện tại chưa hề gặp hay quen biết nhau
Phim Déjà vu (phim Mỹ đạo diễn: Tony Scott, diễn viên chính: Denzel Washington) là một phim khá hay về thể loại nầy
Quay trở lại đề tài dân ám sát cây ở HN. Trước hết cần nhắc lại chuyện ngày xưa, hồi mà lính ông cụ tiếp quản được Hòn Ngọc Viễn Đông. Các cây, hoa cảnh trồng ở bồn hoa công cộng ở trung tâm thành phố được nhổ bỏ thay thế bằng các loại rau cải ( cái nầy chắc « xanh » hơn mấy thứ bông đỏ, tím, vàng ?!) . Các nhà phố, biệt thự thậm chí cư xá mà lính ông cụ được cấp cùng gia đình ở thì được nuôi heo, gà, vịt … để cải thiện đời sống . Bởi vậy, tư duy quản lý chỉ đạo lính kiểu nầy thì làm sao có thể quản lý được dân, làm sao xử dân đốn cây sau nầy chứ. Dân làm thế chẳng qua chỉ là cải thiện đời sống thôi .
Có thể cháu đang kể chuyện theo kiểu « bới lông tìm vết » nhưng đây lại là sự thật. Nói gì thì nói, lĩnh vực quản lý quy hoạch đô thị ở ta có cùng nguyên nhân-kết quả với nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, đô thị giống như bộ mặt nên có vấn đề gì là nó bộc lộ ra ngay, không cần phải chờ đến khi « bốc mùi ».
Sao có thông tin cho rằng, những căn nhà Pháp xây chỉ là niềm tự hào nhỏ nhoi của dân Việt? Chính kiến trúc sư và nền kiến trúc Pháp không thừa nhận đó là sản phẩm đó có dáng dấp của văn hóa Pháp.
Nói thật là Mèo cũng từng thích những căn nhà đó. Nhưng để xây được thì diện tích ít nhất cũng phải 200m2 trở lên. Ở Đà Lạt may ra còn có, chứ ở HN lấy đâu ra? Vậy nên tung hô nhà ống muôn năm. Hôm nọ trên mạng có nói về thiết kế căn nhà ống ở Sài Gòn do kiến trúc sư du học ở Nhật về, các bác xem thử nhé:
http://afamily.vn/nha-dep/20120613034117615/Nha-vuon-xep-cua-Viet-Nam-vuon-ra-the-gioi.chn
Trần Thái,
Không phải yếu kém về quy hoạch hay gì đâu. Tớ kể cho nghe câu chuyện Liệt sĩ.
Trong "công cuộc kháng chiến chống Mỹ", thân nhân ở ngoài Bắc phải nghe lén đài Sài Gòn mục "Sinh Bắc tử Nam" liệt kê các tử sĩ bỏ xác lại miền Nam. Sau khi được điểm danh, gia đình phải chạy lên chính quyền ngóng tin con em của mình. Thông thường phải 6 tháng sau mới có giấy báo tử.
Không phải vì yếu kém mà vì nếu tuyên bố báo tử thì phải cắt tiêu chuẩn quân trang quân dụng cho chiến sĩ ấy. Thế là việc báo tử sẽ được làm chậm trễ.
Cái cây xanh cũng vậy. Nếu bị đốn rồi thì đâu có kinh phí cho cái cây ấy nữa.
P/S đừng bao giờ chê chính quyền này dở. Họ dở thì họ đã không ung dung cai trị như vậy.
Mèo Lười vui tính nhỉ,
Nhà phố ở đô thị VN không phải là nhà ống, nó có từ nhiều trăm năm nay, như thế này http://laddish.net/events/2005/1205.china/photos_web/guilin/2005_1210_16.33a.%20Old%20town%20guilin.jpg
Còn nhà ống là đây, tuổi thọ khoảng chục năm http://chaobuoisang.net/images/stores/2011/04/09/hang-loat-ngoi-nha-nghieng-o-sai-gon-chaobuoisang.net-3318094134_hang-loat-ngoi-nha-nghieng-o-sai-gon-0.jpg
hoặc như nhà này
http://i36.tinypic.com/104kmkz.jpg
Còn đây là nhà Nhật
http://www.busyboo.com/2009/05/25/japanese-house-kasumi/
Thế theo bác Lý thì bây giờ phải làm sao với HN & HCM khi tình trạng nhà ở xấu xí, xập xệ, xuống cấp.
Tất nhiên là nếu đường thông thoáng, giao thông tiện lợi, cơ sở hạ tầng tốt (điện đường trường trạm he he)thì Meo cũng sẵn sàng bán luôn cái nhà bé xíu, ra ngoại ô ở để thoáng đãng hơn. Nhưng Mèo chẳng muốn ở các khu đô thị ma mà cũng chẳng muốn ở lọt thỏm giữa cánh đồng như các khu mới hiện nay. Hơn nữa, giá nhà tại các khu đó cũng chát chúa lắm, mà xây dựng như bác Lý nói, bất tiện trăm bề.
Quẳng cáo cho Vn-Idol 2012 đây: http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2012/07/thi-sinh-mac-ao-tu-vua-no-da-bi-loai-khoi-vietnam-idol/
Thiện tai thiện tai, Lạy chúa A men!
Mèo Lười,
Theo tớ, đây là chủ trương lớn để thúc đẩy tăng trưởng GDP. Nhà ống tốn tiền xây dựng cho cùng một không gian sống, khó sửa chữa nên rút ngắn tuổi thọ.
Dear bác Lý,
Chuyện chính quyền giỏi dở thế nào chắc còn nhiều chuyện để bàn. Nhưng cháu thừa nhận với bác Lý là họ giỏi «cai trị» được như vậy một phần nhờ vào sự tự nguyện bị cai trị của dân. Cháu không quơ đũa cả nắm, không bới lông tìm vết, bởi vì có những người sống rất tâm huyết cho xã hội và đất nước nhưng đáng tiếc là không nhiều và không vượt qua được cơ chế của think tanks...
Bác Lý làm một bài về kiến trúc nhà cửa đi. Để nếu thay đổi không xây nhà ống nữa thì sẽ biết làm gì. Giả sử như bài toán cho căn nhà là 3.5m x 20m thì xây nhà gì?
Với diện tích này thì nhà ống thôi
Mèo Lười,
Đọc tạm 2 bài tớ viết từ năm ngoái
"Nhà" ở Hà Nội
và
"Nhà phố" hiện đại
Còn nguyên nhân từ lý do Tăng trưởng GDP bằng mọi giá.
Mấy bài này Mèo đã đọc rồi. Bác Lý mô tả đúng nhưng thường để cái kết lửng lơ, không có đưa ra kết luận. Theo mô tả của Mèo 3.5x20 (hoặc 3.5x17) thì xây nhà ống là đúng rồi, nhưng nên thuê kiến trúc sư tốt để đưa ra kết cấu hợp lý, thông khí, đẹp, gọn, hiện đại.
Còn để giải quyết tình trạng nhà ống thì, bàn ra nhiều vấn đề vô cùng, từ việc nâng cao dân trí và thẩm mỹ cho đến quy hoạch, thậm chí là đập lại toàn bộ Hà Nội 'mới' nham nhở và xộc xệch để xây lại từ đầu. Đối với cá nhân thì đi ra ngoại thành thật xa, mua đất xây nhà như Mỹ Linh, Thành Chương, mà cũng phải là dân cực giàu nhé. Ở Hà Nội không chỉ đất đắt mà vật liệu xây dựng đắt kinh khủng, xây cái nhà bình thường mà vài chục đến trăm nghìn đô chuyện nhỏ. Kinh khiếp.
Ở cạnh nhà Mèo có nhà bé xíu xiu, chắc chỉ tầm 30m mà xây có lẽ đến 7-8 tầng rồi, không biết còn xây nữa không? Không hiểu cả nhà đó chắc là định tập thể dục leo cầu thang hay sao nhỉ? Cầu thang dựng đứng vút lên trên trời mất.
Nghị định 181 năm 2004 quy định công ty địa ốc không được bán nền mà phải xây nhà để bán là biện pháp chống nhà ống. Rất tiếc, người ta áp dụng bằng cách "góp vốn" mà thực chất là phân lô bán nền, tức là xây nhà ống.
Không phải là chống nhà ống bác ơi. Nhà ống hay còn gọi là nhà liên kế. Khi một chủ đầu tư được giao đất để làm dự án thì chủ đầu tư phải làm quy hoạch và đưa cho sở phê duyệt, trong bản quy hoạch này sẽ có bản vẽ thiết kế chi tiết khu nào xây nhà liên kế, khu nào công viên, chung cự, biệt thự... Chủ đầu tư xẻ đất ra bán thì cũng phải theo quy hoạch này. Ban đầu thì chủ đầu tư được giao đất rồi thì chỉ phân ra bán mà không xây dựng gì hết, việc xây dựng để lại cho người dân tự lo liệu dẫn đến tình trạng nhà xây không đồng bộ mất mỹ quan, sau này 181 ra hạn chế vấn đề này.
Bạn Hoàng phải phân biệt nhà hẹp với nhà ống. Nhà ống nghĩa là từ mảnh đất hẹp mọc lên nhiều cái nhà độc lập với nhau như những cái ống. Còn nhà hẹp chỉ nhỏ về diện tích nhưng chiều cao không quá so với chiều ngang. Nhiều căn nhà ống có phòng rộng hơn căn phòng trong nhà hẹp.
Nhà phố ở đô thị VN không phải là nhà ống, nó có từ nhiều trăm năm nay, như thế này http://laddish.net/events/2005/1205.china/photos_web/guilin/2005_1210_16.33a.%20Old%20town%20guilin.jpg
Nhà hẹp nhưng không ống:
http://www.viewpictures.co.uk/ImageThumbs/AL2-12/3/AL2-12_OLD_FLATS_AMSTERDAM_NETHERLAND.jpg
http://www.miamicondolifestyle.com/mainimages/netherland-main.jpg
Còn nhà ống là đây, tuổi thọ khoảng chục năm http://chaobuoisang.net/images/stores/2011/04/09/hang-loat-ngoi-nha-nghieng-o-sai-gon-chaobuoisang.net-3318094134_hang-loat-ngoi-nha-nghieng-o-sai-gon-0.jpg
hoặc như nhà này
http://i36.tinypic.com/104kmkz.jpg
Cái hình thứ 2 của bác hình như giống chung cư hơn.
Ý bác Lý ống nghĩa là như ống khói, tức là hẹp và cao, phỏng ạ? E thì lại có 1 image khác, cứ hẹp và dài là ống, như cái ống cống ấy.
Mà hình như đa số Vịt hiểu theo cách của e.
Minh họa chút về quy định xây nhà riêng ở Tokyo (cho gia đình, ko phải chung cư), bác chỉ được xây nhà trong khoảng 60-80% diện tích mảnh đất, và chỉ được xây 2-3 tầng tùy khu vực. Nhà nhiều phòng thì thuế nhiều hơn, kể cả toilet cũng tính, 1 số thiết bị cũng bị tính thuế...cả rừng thuế luôn.Chắc nhờ thế nên ko bị lạm phát nhà ống khói, nhà mỏng dính như mình.
Metal,
Đúng, ống tức là ống khói.
Còn một dãy nhà một tầng dài và hẹp là nhà phố chợ như trong tranh Phố của Bùi Xuân Phái.
Nhà liền kề, cũng hẹp 4-5m dài 20-25m cao 2,3 tầng nhưng xây liền một khối cũng không phải nhà ống tuy hình thức giống nhà ống.
Nhà ống là như thế này
"Nhà" ở Hà Nội
và
"Nhà phố" hiện đại.
Vậy nếu nhà hẹp thì làm thế nào các bác? Giả sử nhà có 2 thế hệ sống, diện tích là 3.5x20, thì chiều cao sẽ được phép xây là bao nhiêu? Giả sử xây chừa lại 5m chiều dài để trước và sau, còn lại 3.5x15 = 52.5m. Sẽ phải tính diện tích cầu thang, toilet, bếp, phòng khách, phòng ngủ. Giả sử toàn bộ tầng 1 làm phòng khách + chỗ để xe máy. Tầng 2 làm bếp + phòng sinh hoạt chung. Tầng 3 làm 2 phòng ngủ + 1 toilet. Thì vẫn phải xây tầng 4 để thêm 1 phòng ngủ + 1 phòng chơi của trẻ con + 1 toilet nữa phải không ạ. Thêm trên mái là để phơi phóng, giặt giũ, bể nước, cây cối.
Một ví dụ cụ thể như vậy, các bác thử cho ý kiến xem?
Một lý do dể các nhà cứ cao cao mãi lên là do quá nhiều người ở trên cùng một diện tích chật hẹp mà nhu cầu riêng tư cũng lớn. Nếu cùng ví dụ trên mà chỉ có một thế hệ sống thì số phòng sử dụng sẽ khác.
Đúng mình hiểu ống theo bác Metal nói đó. Mấy cái nhà đó thì người ta gọi là nhà phố hay nhà liền kề
Ở SG thì có cái 135/2007/QĐ-UBND, trong đây có quy định cụ thể và mật độ XD. Ngoài ra tùy vào mỗi khu vực có quy định và chiều cao và số tầng tối đa khi xây dựng nhà.
Hoàng,
Vấn đề là xây nhà liền kề để bán thì không sao nhưng phân lô bán nền thì sẽ trở thành nhà ống.
Đô thị nào cũng quy định về kích thước và hình dáng ngôi nhà.
Mèo,
Bài toán của xã hội mà mỗi gia đình phải giải thì chỉ có từ chết tới bị thương thôi. Giải bài toán này, trên thế giới người ta gọi là tỵ nạn.
Meo Luoi:
Vấn đề ở đây là đã sai từ đầu. Chia lô đất quá nhỏ để xây nhà.
Chuyện này không phải ngày xưa và ngay cả bây giờ cũng thế.
Đồng ý với bác Lý là người dân sống ở XH này để giải các bài toán đánh đố của cuộc đời thì chỉ có từ bị thương nhẹ đến chết. Nếu mà dùng phương pháp tỵ nạn thì phải chăng trong 36 chước,chước chuồn là hơn? Nhưng không phải ai cũng sử dụng được phương thức này.
Mèo ví dụ cụ thể, vì Mèo hay hiểu vấn đề hạn hẹp. Mọi người có thể bàn luận các vấn đề vĩ mô, nhưng Mèo thì đầu óc ngắn hạn, chỉ muốn áp dụng vào hoàn cảnh thực tế. Vấn đề là sai ngay từ đầu, và sai do đâu thì ai cũng hiểu, do 'cơ chế'. Thế nên đành sống chung với lũ. Lỡ có chết hay bị thương thì đành bảo, giầy dép có số. Spam bài này của bác Lý tý.
Đồng ý với Que Huong.
Còn việc chia lô đất nhỏ không phải từ người dân, kể cả dân thành thị thì cũng gốc gác từ nông thôn, cũng biết thế nào là không gian sống. Nhưng khi bon chen nơi thị thành, bị giam hãm trong những cái chuồng thì không phải là lỗi của dân mà của quan. Vậy thì phải sống làm sao cho văn hóa nhất trong các cái chuồng đó đây.
Nhà mặt phố, ngõ to to đều là cái máy mần ra xèng cả. Có những quả nhà được chia ra làm 3 lô dưng mà bọn bỏn vẫn he he dồng cây xanh cây kiểng trên ban công.
Nói đến nhà mặt tiền thì chừng nào còn nền kinh tế xe máy, chừng đó nhà mặt tiền còn có giá trị. Cái gì có giá trị thì đương nhiên được đầu tư và kiếm lợi.
Các khu quy hoạch mới, các KTS quy hoạch cũng thích quy hoạch biệt thự với diện tích khuôn viên 7x20, 7x25 để tạo cảnh quan và thông khí, nhưng loại nhà này chỉ thích hợp để ở chứ khó kinh doanh buôn bán, do vậy loại BDS này khó bán hơn nhà liên kế và nhà phố.
Ở Singapore thì các con đường thương mại cũng có kiểu nhà liên kế, kinh doanh sầm uất như VN, cũng mặt tiền hẹp và chiều sâu dài. Tuy nhiên họ không có nhiều xe máy, hệ thống giao thông công cộng tốt nên người ta chủ yếu đi bộ trong các khu đó để mua sắm. Nếu là đi bộ thì chỉ có điên mới đuổi khách hàng bằng cách chặt cây làm mất bóng mát.
Hê hê, vậy thì lỗi là ở kinh tế xe máy bác ạ.
Ong,
Cái gì mà không mần ra xèng gián tiếp hay trực tiếp. Nếu không có cái cống thoát nước, liệu cửa hiệu có bán được hàng, đó là làm ra xèng gián tiếp. Tuy nhiên, như VT đã nói ở dưới, trong nền kinh tế xe máy, nhà mắt tiền hái ra xèng chứ không phải mần ra xèng.
VT,
Lợi ích của kinh tế xe máy hay nền văn minh xe máy thì tớ đã trình bày rồi, nhỉ.
Nói về vụ chặt cây thì các bác có thấy là trong những ảnh trên, toàn là ở phố mà vỉa hè bé tí teo. Vỉa hè bé tí, lại án ngữ một cây to đùng ngay sát nhà, kể cả Tây cũng chẳng để thế.
Ở các phố khác, vỉa hè to hơn thì người ta cũng chẳng chặt cây đâu. Nói đi nói lại, cũng là do quy hoạch đô thị cả.
Đang khởi động dự án đường sắt trên cao trong nội đô từ Hà Đông - Cát Linh Hà Nội. Bác Lý nghĩ sao?
Mèo Lười,
Tớ chưa có thông tin về dự án này, chỉ biết:
1. Tổng mức đầu tư 500 triệu đô
Theo ông Tiến sĩ gì đã phân tích, XDCB ở ta đắt hơn thế giới là điều tất nhiên. Vậy giá thực tế của công trình này chỉ 300-400 triệu đô.
So sánh với tuyến Sydney đi sân bay bằng 2/3 chiều dài, depot có sẵn, chôn ngầm giá 1 tỷ đô.
2. Công suất 2000 khách chuyến trên 6 toa xe, vậy bình quân mỗi toa xe chứa 330 khách. Đường sắt nhẹ mà chở khách quá sá, đáng nể thật. Công suất thiết kế của tuyến này là 1 triệu khách/ngày.
Theo đánh giá của tớ, những con số trên chỉ để mà mắt. Mục tiêu chính là Đầu tư để đầu tư.
Mặt tiền để kinh doanh thì đâu cần phải trồng cây.
Bài viết này nêu lên những vấn đề:
- Các chủ hộ mặt tiền xem cây là trở ngại nên ngầm triệt hạ cây
- Đến khi cây chết khô thì báo chí la làng là cây chết cản trở kinh doanh
- Công ty công viên cây xanh bỏ lơ những cây chết vì những cây này còn là "quân số" của họ.
Tổ chức chính quyền của ta chưa bao giờ vì mục tiêu sinh thái nên quy hoạch là một phần của tổ chức chính quyền cũng không thể làm khác. Cây chỉ là môi trường, sinh thái, không hơn, nó không là vấn đề được mọi người quan tâm.
Anh Thảo Chủ tịch Hà Nội nguyên là một kiến trúc sư. Sự phá hoại cây xanh ở Hà Nội cho thấy mối quan tâm của ảnh không phải là sinh thái hay môi trường.
Mèo có tìm thử trên Gúc Gồ thấy báo chí đưa ít thông tin về dự án này quá. Các hình minh họa toàn thấy tàu ở Nhật chăng, trông xịn ghê. Nhưng e rằng nhà thầu Trung Quốc thì chẳng hy vọng. Không biết có sử dụng được không hay lại vẫn phải đi xe máy đây.
Ngoài ra, tổng mức đầu tư này sẽ còn tăng lên nữa.
Có lãnh đạo nào ở VN quan tâm tới sinh thái hay môi trường trừ cái trang trại của riêng các bác?
Chắc các bác nghĩ chỉ cần nhà/trang trại/lâu đài của mình xanh, sạch, đẹp là được, còn bầu không khí chung có ô nhiễm cũng chẳng ảnh hưởng tới mình. Cùng lắm ung thư thì cũng đủ tiền để chữa. Lo gì.
Đây là trụ đang xây
http://upload.tienphong.vn/Uploads/Images/5/4aa/54aacac6797e6c517737fef0bd52103f.jpg
Làm xong rồi nó sẽ như thế này
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/an-toan-giao-thong/585100/Qu%CC%81y-2-2015-nguo%CC%80i-Ha%CC%80-No%CC%A3i-duo%CC%A3c-di-duo%CC%80ng-sa%CC%81t-tren-cao-tpol.html
Toa tàu có hình dạng như thế này
http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2012/7/176492.cand
Đoàn tàu này tương đương đoàn tàu trong Đầm Sen
Không thấy hồi nãy tớ có nhắc tới cái cống. Hà Nội bao nhiêu tăng trưởng nuôi cái cống hết rồi.
Bao nhiêu ngàn tỷ "đầu tư" vào thoát nước mà bây giờ lại tiếp tục "đầu tư".
Ngồi xe hơi tránh được khói bụi chứ đâu tránh được lụt, phải không.
Dear Meo Luoi !
Dự án tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh này được khởi công đến nay cũng đã gần được một năm rồi và nó cũng đã đi qua giai đoạn khởi động rồi mà không thấy tăng tốc gì cả ?
Dự án này được ấn định mức đầu tư là 500 triệu USD nhưng nhìn những gì xảy ra từ khi khời công cho đến nay thì có thể khẳng định là tổng vốn đầu tư sẽ không dừng ở con số 500 triệu USD mà có thể lên đến 800 triệu USD do dự án bị kéo dài, nguyên vật liệu bị đội giá như những công trình trọng điểm do nhà nước đầu tư khác !
Còn chuyện là các Bác ấy vẽ lên công suất thiết kế của tuyến là con số 1 triệu người một ngày thì đúng là đếm cua trong hang ? Ở Hà Nội cái văn hóa đi xe máy nó đi vào tiềm thức của nhân dân rồi nên rất khó thay đổi, hành khách của xe buýt đến 90 % là sinh viên mà khi dự án này làm xong thì liệu còn có sinh viên đi không khi Bộ giáo dục có dự án di chuyển các trường đại học ra khỏi nội thành ?
Chẳng hiểu con số 57,000 người/giờ - công suất tối đa tương đương 1 triệu lượt người/ngày lấy đâu ra nhỉ. Vì theo bài này
http://www.vnra.gov.vn/default.aspx?com=AuflaNews&page=article&aid=200&mtid=13
ở giai đoạn đầu khai thác ước tính là 9,000 người/giờ và đến năm 2030 thì trong giờ cao điểm hy vọng đạt được 19,200 người/giờ.
Còn về dự án di dười các đại học ra nội thành, theo Mèo đoán là phải sau 2020 may ra có thể.
Túm cái đũng quần lại là 1 câu kết: Làm cái gì mà không có chiến lược thì CẠP ĐẤT MÀ ĂN. Hê hê, phục em Ngọc Trinh quá chứ lị.
Không biết các quan học ở ẻm, hay ẻm học ở các quan cái tư duy tiên tiến vậy nhỉ.
Thành,
Ở ta, mục đích đầu tư là để tăng trưởng GDP cho nên không cần phải tiết kiệm. Một ông Tiến sĩ có cả một đề tài để chứng minh chi phí xây dựng ở ta đắt hơn ở nước ngoài.
Mèo Lười,
Bài toán thế này
1-2 phút mỗi chuyến 2000 khách
Một ngày chạy 18 giờ
VT,
Chịu em Ngọc Trinh rồi hả. Quan học ẻm mới đúng chứ.
Post a Comment